Vấn đề đói nghèo và vấn đề tăng trưởng kinh tế ở VN

4 255 0
Vấn đề đói nghèo và vấn đề tăng trưởng kinh tế ở VN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

VẤN ĐỀ ĐÓI NGHÈO VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM I. VẤN ĐỀ ĐÓI NGHÈO 1. Định nghĩa về đói nghèo Định nghĩa chung về đói nghèo do Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993 nêu rõ: nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương. 2. Các chuẩn nghèo đã được áp dụng Các chuẩn nghèo khác nhau đã được TCTK( Tổng cục Thống kê) xác định, trên cơ sở áp dụng các quan điểm quốc tế về nghèo đói. - Đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm được xác định theo mức Kcal tối thiểu cần thiết cho mỗi thể trạng con người, là chuẩn về nhu cầu 2.100 Kcal/người/ngày. Những người có mức chi tiêu dưới mức chi cần thiết để đạt được lượng Kcal này gọi là nghèo về lương thực, thực phẩm. - Đường đói nghèo chung (bao gồm chi phí cho cả mặt hàng lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm). Năm 1993 đường đói nghèo chung có mức chi tiêu là 1,16 triệu đồng/năm/người (cao hơn đường đói nghèo lương thực thực phẩm là 55%); năm 1998 là 1,79 triệu đồng/năm/người (cao hơn đường đói nghèo lương thực thực phẩm là 39%). Dựa trên các ngưỡng nghèo này, tỉ lệ đói nghèo chung năm 1993 là 58% và 1998 là 37,4%; còn tỉ lệ đói nghèo lương thực tương ứng là 25% và 15%. Các chuẩn đói nghèo áp dụng trong Chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đưa ra: - Chuẩn nghèo quốc gia cũ được đưa ra năm 1997, áp dụng cho thời kì 1996-2000 như sau: + Hộ nghèo: Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15 kg gạo/ người/tháng (tương đương 55 ngàn đồng); vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20kg/người/tháng (tương đương 70 ngàn đồng); vùng thành thị: Dưới 25kg/người/tháng (tương đương 90 ngàn đồng). + Xã nghèo: là xã có tỉ lệ hộ nghèo đói từ 40% trở lên, thiếu cơ sở hạ tầng (đường giao thông, trường học, trạm y tế, điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, thuỷ lợi nhỏ và chợ). - Chuẩn nghèo mới (công bố năm 2001, áp dụng cho thời kì 2001-2005) bình quân thu nhập là: 80 nghìn đồng/người/tháng ở các vùng hải đảo và vùng núi nông thôn; 100 nghìn đồng/người/tháng ở các vùng đồng bằng nông thôn; 150 nghìn đồng/người/ tháng ở khu vực thành thị. II. THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO Ở NƯỚC TA Theo Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo của Chính phủ đưa ra năm 2002, thì tỉ lệ hộ đói nghèo của Việt Nam còn khá cao. Theo kết quả điều tra mức sống dân cư (theo chuẩn nghèo chung của quốc tế), tỉ lệ đói nghèo năm 1998 là trên 37% và ước tính năm 2000 tỉ lệ này vào khoảng 32% (giảm khoảng 1/2 tỉ lệ hộ nghèo so với năm 1990). Nếu tính theo chuẩn đói nghèo về lương thực, thực phẩm năm 1998 là 15% và ước tính năm 2000 là 13%. Theo chuẩn nghèo của Chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia mới, đầu năm 2000 có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo, chiếm 17,2% tổng số hộ trong cả nước. Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình 2002 đã cho thấy những tiến bộ mới trong việc xóa đói giảm nghèo chung của cả nước cũng như từng vùng lãnh thổ. Chênh lệch giàu nghèo của các vùng đều đang giảm đi nhanh chóng (tính theo phần trăm hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc tế). Những chuyển biến về đời sống của nhân dân qua các thời kì khá rõ rệt. Bảng 6. Tỉ lệ hộ nghèo lương thực và thực phẩm, 1999 và 2001 - 2002 1999 2001 - 2002 Việt Nam 13,33 9,94 Thành thị 4,61 3,86 Nông thôn 15,96 11,89 Vùng ĐB sông Hồng 7,55 6,54 Đông Bắc 17,07 14,08 Tây Bắc 28,05 Bắc Trung Bộ 19,29 17,31 DH Nam Trung Bộ 14,02 10,66 Tây Nguyên 21,27 16,99 Đông Nam Bộ 5,17 3,23 ĐB sông Cửu Long 10,22 7,59 Bảng 7. Tỉ lệ hộ nghèo tại các tỉnh năm 2002 Năm tỉnh, thành phố giàu nhất (%) Năm tỉnh nghèo nhất (%) TP. Hồ Chí Minh Đà Nẳng Hà Nội Bà Rịa – Vũng Tàu Bình Dương 1,8 3,5 5,0 6,9 8,4 Lai Châu Hà Giang Bắc Cạn Sơn La Lào Cai 76,6 70,5 68,8 63,9 59,4 Nhận xét chung là dù tính theo tiêu chuẩn nào thì những chuyển dịch cơ cấu vùng cũng là tích cực, sự phân hóa giàu nghèo đã được kiềm chế trong mức độ bảo đảm động lực phát triển, nhưng không doãng ra quá lớn giữa giàu và nghèo. Hiện nay 20% hộ nghèo đang thụ hưởng 8% thu nhập cả nước là mức khá so với tlnh hình chung ở nhiều nước. Tuy nhiên, những nhân tố chưa vững chắc trong sự chuyển biến, tình trạng tái nghèo ở nhiều hộ sau khi thoát nghèo cũng là vấn đề cần được xử lí nghiêm túc. Bảng 8. Tỉ lệ hộ nghèo của các vùng (%) 1993 1998 2002 Cả nước Thành thị Nông thôn Vùng núi phía Bắc ĐBSH Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐBSCL 58 25 66 81,5 62,7 74,5 47,2 70,0 37,0 47,1 37 9 45 64,2 29,3 48,1 34,5 52,4 12,2 36,9 29 6 35 43,9 22,4 43,9 25,2 51,8 10,6 23,4 Nguồn: Báo cáo tiến độ thực hiện các MDG 2003, tr 1-2, UNDP, 2003. Tuy nhiên, các nghiên cứu của các cơ quan chức năng cũng đã nhấn mạnh rằng: - Thu nhập của phần lớn dân cư vẫn nằm giáp ranh mức nghèo, do vậy chỉ cần những điều chỉnh nhỏ về chuẩn nghèo, cũng khiến họ rơi xuống ngưỡng nghèo và làm tăng tỉ lệ nghèo. Những thành tựu về xóa đói giảm nghèo chưa vững chắc, vẫn còn có nguy cơ tái nghèo. - Sự chênh lệch về thu nhập giữa 20% dân số nghèo nhất và 20% dân số có mức thu nhập cao nhất có xu hướng giãn rộng. - Nghèo đói tập trung ở các vùng có điều kiện sống khó khăn, đó là các vùng tài nguyên thiên nhiên rất nghèo nàn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa hoặc ở các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, những vùng yếu kém về hạ tầng cơ sở. Năm 2000, có 1.870 xã đặc biệt khó khăn. Đây là những vùng có tỉ lệ nghèo đói cao so với các vùng khác trong nước. - Vẫn còn 90% hộ nghèo tập trung ở vùng nông thôn. Những hạn chế về điều kiện địa lí, về cơ sở hạ tầng, về khả năng tiếp cận thông tin, tiếp cận thị trường, về vốn và công nghệ, về lao động làm cho việc đấu tranh giảm đói nghèo ở nông thôn gặp nhiều khó khăn, phức tạp. - Tỉ lệ hộ nghèo đói đặc biệt cao trong các nhóm dân tộc ít người. Mặc dù các dân tộc ít người chỉ chiếm khoảng 14% tổng dân số cả nước, song lại chiếm khoảng 29% trong tổng số người nghèo. Bảng 9. Ước tính quy mô và tỉ lệ nghèo đói theo chuẩn nghèo mới Số hộ nghèo, (nghìn hộ) So với tổng số hộ trong vùng (%) So với tổng số hộ nghèo cả nước (%) Tổng số 2.800 17,2 100 Tây Bắc 146 33,9 5,2 Đông Bắc 511 22,3 18,2 Đồng bằng sông Hồng 337 9,8 12,0 Bắc Trung Bộ 554 25,6 19,8 Duyên hải Nam Trung Bộ 389 22,4 13,9 Tây Nguyên 190 24,9 6,8 Đông Nam Bộ 183 8,9 6,6 Đồng bằng sông Cửu Long 490 14,4 17,5 Nguồn: Chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo III. XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO GẮN LIỀN VỚI ĐẨY MẠNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - Muốn nâng cao đời sống nhân dân, thì phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. - Tăng trưởng phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường nhằm tạo thêm việc làm, cải thiện sức khoẻ cộng đồng, xóa đói giảm nghèo và ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả các tệ nạn xã hội. - Tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra nguồn lực cho xóa đói giảm nghèo, đặc biệt tăng trưởng trong khu vực nông nghiệp và khu vực dịch vụ không chính thức có tác dụng xóa nghèo ở nông thôn và thành thị. - Việc cải cách cơ cấu nền kinh tế và việc mở cửa nền kinh tế phải đồng thời với việc tạo ra việc làm mới bù đắp cho những người lao động bị mất việc trong quá trình cạnh tranh. - Cải cách quản lí nhà nước, cải cách tư pháp, thực hiện quản lí tốt kinh tế - xã hội để đảm bảo lợi ích cho người nghèo. . VẤN ĐỀ ĐÓI NGHÈO VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM I. VẤN ĐỀ ĐÓI NGHÈO 1. Định nghĩa về đói nghèo Định nghĩa chung về đói nghèo do Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu. giảm nghèo và ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả các tệ nạn xã hội. - Tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra nguồn lực cho xóa đói giảm nghèo, đặc biệt tăng trưởng trong khu vực nông nghiệp và khu vực. trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo III. XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO GẮN LIỀN VỚI ĐẨY MẠNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - Muốn nâng cao đời sống nhân dân, thì phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo

Ngày đăng: 06/07/2014, 14:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan