Vì vậy, với mong muốn được thể hiện phần nào những đặc điểm của loại hình du lịch tâm linh, tình hình phát triển trên thế giới nói chung cũng như tại Việt Nam nóiriêng và đưa ra một số h
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
- -BÀI TẬP NHÓM THỐNG KÊ KINH TẾ
Đề tài:
GVHD: Phạm Quang Tín Nhóm1:
Trang 2M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 Chương 1 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH TÂM LINH 5
1.1 Một số khái niệm cơ bản: 5
1.1.1 Khái niệm du lịch: 5
1.1.2 Khái niệm du lịch tâm linh: 5
1.2 Các mô hình du lịch tâm linh trên Thế giới: 6
1.2.1 Mô hình du lịch tôn giáo (hay mô hình hành hương) 6
1.2.2 Mô hình du lịch tham quan, tham dự sự kiện tôn giáo 7
1.2.3 Mô hình thiền 7
1.2.4 Mô hình du lịch mua sắm các sản phẩm tâm linh 8
1.3 Sự phát triển của loại hình du lịch tâm linh trên thế giới 8
2 Chương 2 10
THỰC TRANG VỀ DU LỊCH TÂM LINH TAI VIỆT NAM 10
2.1 Đặc điểm và xu hướng phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam 10
2.1.1 Đặc điểm 10
2.1.2 Xu hướng phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam 10
2.2 Nơi du lịch tâm linh nổi tiếng của Việt Nam 11
2.2.1 Chùa Hương 13
2.2.2 Chùa Bái Đính Ninh Bình 13
2.3 Tình hình phát triển du lịch tâm linh 14
3 Chương 3: 17
GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH TẠI VIỆT NAM 17
3.1 Một số tồn tại và hạn chế trong vấn đề du lịch tâm linh ở nước ta 17
3.2 Giải pháp định hướng phát triển du lịch tâm linh tại Việt Nam 18KẾT LUẬN 20 PHỤ LỤC: 21
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Từ lâu nay, du lịch luôn được coi là sứ giả hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc Trên thế giới, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích
to lớn về mặt kinh tế- xã hội mà nó đem lại Ngày nay, cùng với xu hướng quốc tế hóa vàtoàn cầu hóa, du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng đã và đang trở thành một ngành dịch vụ quan trọng, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP của mỗi quốc gia.Trên thế giới, nếu xét về mặt mục đích chuyến đi, du lịch được chia thành nhiều loạihình như: du lịch tham quan, du lịch giải trí, du lịch chữa bệnh, du lịch nghiên cứu, Vàhiện nay, một loại hình du lịch đang được đánh giá là rất nổi bật, có tiềm năng phát triểncao, đặc biệt là tại các quốc gia Đông Nam Á, đó là du lịch tâm linh Nằm trong xu thế
đó, hoạt động kinh doanh du lịch Việt Nam nói chung và hoạt động du lịch tâm linh nóiriêng cũng đang ngày càng phát triển Việt Nam được đánh giá là một đất nước rất antoàn, ổn định về chính trị xứng đáng là “Điểm đến của thiên niên kỷ mới” Đồng thời,Việt Nam – một quốc gia với nhiều dân cư theo Phật giáo, nền tâm linh tín ngưỡng đadạng, phong phú là nền tảng vững chắc cho sự phát triển loại hình du lịch này
Tuy nhiên, bởi là một quốc gia mới phát triển bước đầu trong lĩnh vực này nên ViệtNam gặp phải không ít khó khăn, thách thức và cần tìm ra hướng đi thích hợp, lâu dài, cóhiệu quả Vì vậy, với mong muốn được thể hiện phần nào những đặc điểm của loại hình
du lịch tâm linh, tình hình phát triển trên thế giới nói chung cũng như tại Việt Nam nóiriêng và đưa ra một số hướng phát triển phù hợp cho ngành du lịch đất nước, nhóm xinđược lựa chọn đề tài “Phát triển loại hình du lịch tâm linh” để thực hiện bài báo cáo
2 Mục đích nghiên cứu:
Việc thực hiện đề tài của nhóm nhằm thực hiện những mục đích sau:
- Chỉ ra tình hình phát triển loại hình du lịch tâm linh tại một số quốc gia nói chung
và tại Việt Nam nói riêng Đồng thời, khái quát thực trạng mà Việt Nam đang phảiđối mặt trong vấn đề phát triển du lịch tâm linh, những vướng mắc, bất câp, khókhăn trong thực tế cần giải quyết
- Từ những thực trạng trong thực tế, tìm ra những giải pháp, phương hướng pháttriển lâu dài, hiệu quả nhằm giải quyết những khó khăn còn tồn tại cũng như pháttriển nền du lịch tâm linh một cách phù hợp
- Ứng dụng các giải pháp thực tiễn vào thực tế tại Việt Nam
- Về mặt kỹ năng bản thân, thông qua việc thực hiện bài báo cáo, thu thập thông tin
và dữ liệu, nhóm sẽ rèn luyện được những kỹ năng cần thiết trong nghiên cứu,nhằm hỗ trợ cho môn học trước mắt cũng như nhiều học phần có liên quan về sau
Trang 43 Đối tượng và phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
Về đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về sự phát triển của loại hình du lịch tâm linhtrên Thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng
Về phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp thống kê, mô tả
+ Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp
+ Các phương pháp nghiên cứu khác
4 Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài báo cáođược thực hiện bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận – Khái quát chung về du lịch tâm linh
Chương 2: Thực trạng về du lịch tâm linh tại Việt Nam
Chương 3: : Giải pháp và định hướng phát triển du lịch tâm linh tại Việt Nam
Trang 51 Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH TÂM LINH
1.1 Một số khái niệm cơ bản:
1.1.1 Khái niệm du lịch:
Theo tổ chức du lịch Thế giới, du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người
du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặctrong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mụcđích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môitrường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền
Ở Việt Nam, khái niệm du lịch được nêu trong Luật du lịch như sau:
“Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trúthường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡngtrong một khoảng thời gian nhất định” Du lịch được coi là “ngành công nghiệp khôngkhói” hay “ngòi nổ để phát triển kinh tế” trong vấn đề thu hút ngoại tệ, doanh thu từ dulịch cao, tạo nhiều công ăn việc làm,…
1.1.2 Khái niệm du lịch tâm linh:
Du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng có những quan niệmkhác nhau và đến nay vẫn chưa có một khái niệm chung nhất Tuy nhiên, xét về nội dung
và tính chất hoạt động, du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tốvăn hóa tâm linh vừa làm cơ sở vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh củacon người trong đời sống tinh thần Theo cách nhìn nhận đó, du lịch tâm linh khai thácnhững yếu tố văn hóa tâm linh trong quá trình diễn ra các hoạt động du lịch, dựa vàonhững giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của conngười về thế giới, những giá trị về đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh thầnđặc biệt khác Theo đó, du lịch tâm linh mang lại những cảm xúc và trải nghiệm thiêngliêng về tinh thần của con người trong khi đi du lịch
Trong quan niệm khái quát về du lịch tâm linh như đã nêu cần xác định rõ định nghĩa
về hai yếu tố du lịch văn hóa và yếu tố văn hóa tâm linh Đối với yếu tố du lịch văn hóa,khái niệm này được định nghĩa là loại hình du lịch mà khách muốn tìm hiểu và thẩmnhận về văn hóa, lịch sử dân tộc của nước sở tại thông qua di sản văn hóa, di tích lịch sửvăn hóa, lễ hội truyền thống, những phong tục tập quán, cách tổ chức cộng đồng, lối sốngcủa một dân tộc v.v Du lịch văn hóa sử dụng nguồn Tài nguyên du lịch văn hóa để làm
Trang 6nền tảng xây dựng sản phẩm của nó Bên cạnh đó, du lịch tâm linh về nền tảng còn lấy cơ
sở chủ đạo là văn hóa tâm linh Biểu hiện cụ thể của yếu tố này có thể kể đến là thờ cúngthần linh, thờ cúng tổ tiên,…
Với cách hiểu như vậy, có thể nhận diện những dòng người đi du lịch đến các điểmtâm linh gắn với không gian văn hóa, cảnh quan các khu, điểm du lịch nhằm đáp ứng nhucầu du lịch của mình, trong đó nhu cầu tâm linh được xem là cốt yếu Khách du lịch tâmlinh ở Việt Nam thường hội tụ về các điểm du lịch tâm linh như: đền, chùa, đình, đài,lăng tẩm, tòa thánh, khu thờ tự, tưởng niệm và những vùng đất linh thiêng gắn với phongcảnh đặc sắc gắn kết với văn hóa truyền thống, lối sống địa phương Ở đó du khách tiếnhành các hoạt động tham quan, tìm hiểu văn hóa lịch sử, triết giáo, cầu nguyện, cúng tế,chiêm bái, tri ân, báo hiếu, thiền, tham gia lễ hội Thông qua đó, hoạt động du lịch manglại những cảm nhận, giá trị trải nghiệm và giải thoát trong tâm hồn của con người, cânbằng và củng cố đức tin, hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ và góp phần nâng caochất lượng cuộc sống
Đáp ứng nhu cầu du lịch tâm linh, các hoạt động kinh doanh, tổ chức dịch vụ phục vụ
du lịch tâm linh trên các tuyến hành trình và tại các khu, điểm du lịch được thực hiện, qua
đó tạo việc làm, tăng thu nhập cho cư dân địa phương, bảo tồn và phát huy những giá trịvăn hóa truyền thống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội
1.2 Các mô hình du lịch tâm linh trên Thế giới:
1.2.1 Mô hình du lịch tôn giáo (hay mô hình hành hương)
Du lịch tôn giáo là du lịch tâm linh với điều kiện là khi đến các cơ sở tôn giáo đó, conngười được trải nghiệm, hướng đến tâm linh Bởi vì đặc điểm của du lịch tâm linh là phải
“mang tính cá nhân sâu sắc” nhằm tìm kiếm các giá trị tâm linh tốt đẹp và tìm kiếm chínhmình thông qua con đường nội tâm riêng của chính mình Khách du lịch tâm linh có mụcđích chính là vượtqua các khuôn phép tôn giáo một cách có ý thức để tìm kiếm các giá trị
về tâm linh và các cảm nhận tốt đẹp về con người
Đặc điểm của mô hình:
- Mô hình này khá phổ biến ở các quốc gia trên thế giới Bởi vì trước hết, nó gắn bóchặt chẽ với loại hình dulịch khác, nó khá tương tự như du lịch di sản ở chỗ là đến các cơ
sở tôn giáo (chùa chiền, nhà thờ) để tham quan Đó là hành trình tham quan các côngtrình kiến trúc, điêu khắc, hội họa, vườn cảnh, hay cảm thụ âm nhạc tại các địa điểm tínngưỡng tôn giáo Nó hơi thiêng về nhu cầu tìm hiểu văn hóa lịch sử, thưởng thức nghệthuật và cảm giác lĩnh hội tính thần bí tâm linh chỉ là một phần rất nhỏ
- Thời lượng dành cho một điểm tham quan thường không kéo dài để dàn trải chonhững điểm tham quan khác trong lịch trình
Trang 7- Với mô hình này, độ thẩm thấu về mặt tâm linh của du khách đối với địa điểm thamquan chủ yếu phụ thuộc sự hứng thú của họ với điểm đến, phụ thuộc vào niềm tin, sựquan sát, cũng như cảm nhận của từng du khách trong hành trình.
- Mô hình du lịch này đặt du khách vào trong một không gian thấm đẫm tính tâm linh
để mỗi cá nhân tự chiêm nghiệm, cảm nhận tính tâm linh huyền bí, tự tạo ra cho mình những cảm giác thú vị sau chuyến hành trình
1.2.2 Mô hình du lịch tham quan, tham dự sự kiện tôn giáo
Bên cạnh hành hương, đến tham quan các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng thì việc thamquan, tham dự các sự kiện tôn giáo cũng là một mô hình của du lịch tâm linh Bao gồmcác hoạt động du lịch liên quan đến phong tục tập quán dân gian, du lịch lễ hội tôn giáo,
du lịch lễ hội và tín ngưỡng dân gian Mô hình này đặc biệt chú ý đến hoạt động mangtính thế tục hóa tôn giáo Phong tục tín ngưỡng dân gian là một khía cạnh quan trọng củathế tục hóa tôn giáo nên các hoạt động du lịch liên quan mảng này được chú ý khai thác Một số đặc điểm của mô hình:
- Mô hình này cũng khá phổ biến ở các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam
Mô hình du lịch có mối gắn kết chặt chẽ với mô hình du lịch tôn giáo, bởi vì không ít các
sự kiện này có gắn với một cơ sở tôn giáo tín ngưỡng nhất định Tuy nhiên, nó khôngđồng nhất với mô hình đầu tiên bởi không khí và thời điểm linh thiêng của của một lễhội Đó là lúc con người dễ nhanh chóng đạt xúc cảm tâm linh
- Không gian động, có chút xáo trộn do đông đúc người tham gia Thời gian tùy vàochuyến đi của từng du khách
- Như vậy, du khách sẽ có cơ hội đạt độ thẩm thấu về tâm linh nếu hòa mình vào lễhội Tuy nhiên, số lượng này không lớn
1.2.3 Mô hình thiền
Bao gồm các loại hình du lịch nghỉ dưỡng tâm linh, du lịch sinh thái tâm linh và dulịch thể nghiệm tâm linh Mô hình này là sản phẩm của sự kết hợp cao độ giữa haiphương diện tín ngưỡng tôn giáo và du lịch
Đặc điểm của mô hình:
- Du lịch tâm linh theo mô hình này thường kết hợp với du lịch sinh thái, du lịchnghỉ dưỡng
- Địa điểm để thực hiện du lịch tâm linh theo mô hình này là không gian yên ả,thanh tịnh, giúp cho con người có được cảm giác thư giãn, thoải mái, có điều kiện để tìm
về con người của mình Chính vì vậy, du lịch tâm linh còn được xem là du lịch sinh tháitâm linh, là sản phẩm của quá trình kết hợp đầy đủ yếu tố du lịch tâm linh và yếu tố dulịch nghỉ dưỡng Thông qua việc tổ chức tham quan các điểm du lịch sinh thái liên quanđến các yếu tố tôn giáo, tâm linh nhằm hướng đến mục đích “trong cái không gian thuần
Trang 8khiết của thiên nhiên ấy gợi mở cho du khách hiểu hơn về tín ngưỡng, tâm linh, hiểu hơn
về vẻ đẹp các không gian sinh thái linh thiêng ấy”
- So với hai mô hình trên, mô hình thiền là mô hình du lịch tâm linh có khả nănggiúp du khách đạt được mức độ thẩm thấu về tâm linh, đạt được sự cảm nhận về bảnthân, sự an vui nhiều nhất
1.2.4 Mô hình du lịch mua sắm các sản phẩm tâm linh
Bên cạnh những mô hình du lịch trên, trên thế giới còn có một hình thức du lịch liênquan đến tâm linh nhưng hướng đến việc mua sắm các sản phẩm lưu niệm mang tính tâmlinh, tôn giáo, và các hoạt động vui chơi giải trí liên quan đến tâm linh, tôn giáo
1.3 Sự phát triển của loại hình du lịch tâm linh trên Thế giới
Trên thế giới, loại hình du lịch tâm linh đã xuất hiện từ lâu, phổ biến ở nhiều quốc giakhác nhau Trong đó, Thái Lan – xứ sở chùa vàng được xem là cái nôi, nơi mà loại hình
du lịch hành hương, du lịch gắn liền với chùa chiền đã trở nên rất phát triển, trở thànhmột trong những mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân Qua bảng thống kê sau, ta sẽ có thểthấy được một phần nào sự phát triển của loại hình du lịch này
Bảng 1: Các loại hình dịch vụ du lịch Thái Lan từ năm 2008 – 2011
Đơn vị tính: triệu lượt khách
(Nguồn: Theo thống kê của Tổng cục Du lịch)
Theo bảng thống kê, ta có thể thấy một số loại hình dịch vụ thuộc hình thức du lịchtâm linh như du lịch lễ hội; du lịch tôn giáo, chùa chiền phát triển mạnh, với lượt kháchtăng đều qua các năm với mức tăng 0,4 triệu lượt khách bình quân trong năm Đồng thời,
Trang 9số lượt khách tham gia trong các tour du lịch tâm linh cũng chiếm tỷ lệ cao trong tổng sốlượt khách đến Thái Lan trong giai đoạn năm 2008 – 2011
Bên cạnh đó, một quốc gia khác cũng phát triển không kém trong loại hình du lịchtâm linh, đó là Ấn Độ Hằng năm, lượt khách Việt Nam đến Ấn Độ đều đạt ở mức cao, cụthể như sau:
Bảng 2: Lượt khách du lịch Việt Nam đến Ấn Độ năm 2010-2015
Tổng lượt khách du lịch(lượt khách)
Tỷ lệ khách du lịch hành hương
(%)
(Nguồn: Theo thống kê của Tổng cục Du lịch )
Trong giai đoạn 2010 – 2015, khách Ấn Độ đi du lịch Việt Nam tăng gần 3,5 lần(344%), từ trên 16.000 lượt năm 2010 lên hơn 60.000 lượt năm 2015 Đồng thời, theonhư thống kê, loại hình du lịch hành hương, tâm linh, chăm sóc sức khỏe tại Ấn Độ ngàycàng thu hút các đoàn du khách từ TPHCM, số lượng khách Việt Nam đến Ấn Độ vớimục đích trên ngày càng phát triển
Trang 102 Chương 2
THỰC TRANG VỀ DU LỊCH TÂM LINH TAI VIỆT NAM
2.1 Đặc điểm và xu hướng phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam
- Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với tín ngưỡng thờ cúng, tri ân những vị anh hùngdân tộc, những vị tiền bối có công với nước, dân tộc (Thành Hoàng) trở thành du lịch vềcội nguồn dân tộc với đạo lý uống nước nhớ nguồn Mới đây, Tín ngưỡng thờ cúng HùngVương ở Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể đại diện nhân loại
- Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dòng tộc, tri ân báo hiếuđối với bậc sinh thành
- Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với những hoạt động thể thao tinh thần như thiền,yoga hướng tới sự cân bằng, thanh tao, siêu thoát trong đời sống tinh thần, đặc trưng vàtiêu biểu ở Việt Nam mà không nơi nào có đó là Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
- Ngoài ra du lịch tâm linh ở Việt Nam còn có những hoạt động gắn với yếu tố linhthiêng và những điều huyền bí
2.1.2 Xu hướng phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam
Việt Nam có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh thể hiện ở bềdày văn hóa gắn với truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng Sự đa dạng và phong phú của cácthắng tích tôn giáo và với số lượng lớn các tín ngưỡng, lễ hội dân gian được tổ chứcquanh năm trên phạm vi cả nước Nhu cầu du lịch tâm linh của người Việt Nam đang trởthành động lực thúc đẩy du lịch tâm linh phát triển Ngày nay du lịch tâm linh ở ViệtNam đang trở thành xu hướng phổ biến:
- Số lượng khách du lịch tâm linh ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách
du lịch, đặc biệt là khách nội địa Số khách du lịch đến các điểm tâm linh tăng cho thấy
du lịch tâm linh ngày càng giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội