Đề cập trực tiếp đến du lịch văn hóa tâm linh có đề tài luận văn cao học của Kiều Khánh Vũ trường Đại học Văn hóa Hà Nội “Du lịch tâm linh Nam Định” khảo sát trên địa bàn tỉnh Nam Định đ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN THỊ BÍCH HẠNH
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH Ở LẠNG SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Hà Nội, 2016
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3
PHỤ LỤC Trang MỞ ĐẦU 5
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TÂM LINH Ở LẠNG SƠN 10
1.1 Một số khái niệm liên quan 10
1.2 Địa văn hóa Lạng Sơn 12
1.3 Vai trò của văn hóa tâm linh trong đời sống xã hội ở Lạng Sơn 20
Tiểu kết chương 1 24
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TÂM LINH TỈNH LẠNG SƠN 25
2.1 Vài nét về du lịch tại Lạng Sơn 25
2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tâm 29
2.3 Thị trường và khác du lịch tâm linh tại Lạng Sơn 32
2.4 Phân kỳ du khách và nhu cầu lưu trú của khách du lịch 34
2.5 Đặc điểm và xu hướng của du khách 35
2.6 Chi tiêu của du khách 36
2.7 Tài nguyên du lịch tâm linh 36
2.8 Các dịch vụ và cơ sở vật chất kỹ thuật 42
2.9 Sản phẩm du lịch tâm linh tại Lạng Sơn 46
2.10 Một số tuyến, điểm du lịch tâm linh tiêu biểu tại Lạng Sơn 52
2.11 Nhân lực phục vụ du lịc tâm linh 59
2.12 Tuyên truyền quảng bá du lịc tâm linh 60
2.13 Tổ chức quản lý du lịch tâm linh 62
2.14 Bảo tồn văn hóa trong du lịch tâm linh 65
Tiểu kết chương 2 71
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH TỈNH LẠNG SƠN 72
Trang 43.1 Đánh giá hiện trạng du lịch tâm linh làm căn cứ đề xuất giải pháp 72
3.2 Những căn cứ đề xuất giải pháp 78
3.3 Những giải pháp góp phần phát triển du lịch tâm linh ở Lạng Sơn 81
3.3.1 Giải pháp ngắn hạn 81
3.3.2 Giải pháp dài hạn 88
Tiểu kết chương 3 94
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
Trang 5
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Lạng Sơn - miền đất địa đầu tổ quốc - đã trở thành dải đất vô cùng thiêng liêng trong tâm thức của mỗi người dân nước Việt Trải qua quá trình hình thành và phát triển, mảnh đất này có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa rất đáng
tự hào và trân trọng So với nhiều tỉnh trong cả nước Lạng Sơn được coi là một điểm du lịch quan trọng Với những thuận lợi về vị trí địa lý, truyền thống văn hóa, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Nhị Tam Thanh, Nàng Tô thị, Chùa tiên, Chùa Thành, đền Kỳ cùng là điều kiện để phát triển du lịch tại Lạng Sơn
Với những ưu thế về điều kiện tự nhiên và văn hóa, những năm gần đây du lịch Lạng Sơn đang trên đà phát triển, thu hút lượng khách du lịch trong và ngoài nước năm sau luôn cao hơn năm trước, lượng khách tăng bình quân qua các năm đạt 30%/năm, doanh thu du lịch xã hội tăng 35%/năm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa đất nước Trong thời gian gần đây Tổng cục Du lịch, Viện nghiên cứu và phát triển du lịch cùng các tổ chức phi chính phủ đã và đang nghiên cứu về phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam và bắt đầu triển khai ở một số Khu, điểm du lịch với nhiều hình thức khác nhau Thực tế ở Lạng Sơn có tín ngưỡng tâm linh, có du lịch văn hóa tâm linh hiện nay đang trên đà phát triển Tuy nhiên chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện, chưa chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như tiềm năng thế mạnh để phát huy Do
đó việc chọn đề tài “Phát triển du lịch tâm linh ở Lạng Sơn” là vô cùng cần thiết
1.2 Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện nay có gần 300 cơ sở thờ tự tín ngưỡng dân gian như: Đình, đền, chùa, nhà thờ, thánh thất Cùng với hệ thống di tích và
cơ sở thờ tự trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện có khoảng gần 200 lễ hội dân gian truyền thống Hiện nay hoạt động tại các cơ sở thờ tự, tín ngưỡng đã phần nào đáp
Trang 6ứng nhu cầu tham quan, hưởng thụ văn hóa tâm linh của nhân dân trong và ngoài địa bàn như: hành lễ, dâng hương, dâng hoa, cầu nguyện, tế nam, tế nữ, rước kiệu thả đèn hoa đăng, thắp hương ngày rằm… ngoài ra còn nhiều hoạt động tín ngưỡng
- tôn giáo thiết thực phù hợp với thuần phong mỹ tục và đảm bảo tự do tín ngưỡng trong nhân dân Tuy nhiên các hoạt động này mới chỉ dừng ở việc phục vụ cho đời sống tinh thần của nhân dân địa phương là chính, chưa được chủ trương khai thác xây dựng thành các sản phẩm du lịch tâm linh để không những đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh của nhân dân địa phương mà còn phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước
Du lịch là một trong những ngành thời gian gần đây đã lên ngôi một cách rực
rỡ Ở một số nước trên thế giới ngành du lịch hàng năm đã mang về cho ngân sách quốc gia những nguồn lợi nhuận khổng lồ Ngày nay khi điều kiện vật chất con người đầy đủ, thì nhân loại lại rơi vào những vấn nạn khác đó là: hụt hẫng, mất phương hướng sống, trầm cảm từ những áp lực, xung đột trong cuộc sống Từ đó con người lại tìm đến tôn giáo tín ngưỡng mong có sự thanh thản, mong có sự an bình ở hiện tại và tương lai Nhu cầu thưởng ngoạn và nương tựa tâm linh trở lên cần thiết đối với mọi người
2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu chính của luận văn:
+ Các di sản văn hóa, tài nguyên văn hóa tâm linh vật thể và phi vật thể (di tích lịch sử văn hóa: đền, chùa, thánh thất; công trình kiến trúc nghệ thuật; các lễ hội dân gian, tôn giáo tín ngưỡng; nghi lễ ) ;
+ Các sản phẩm, các hình thức hoạt động, các loại hình, các điểm, tuyến du lịch tâm linh và các vấn đề khác có liên quan đến du lịch tâm linh
- Phạm vi nghiên cứu:
Trang 7+ Về thời gian: Số liệu, tài liệu thu thập từ thời điểm năm 2010 đến nay, các định hướng để phát triển du lịch tâm linh của tỉnh và các giải pháp đưa ra trong thời gian tới
+ Về không gian: Nghiên cứu thực tế hoạt động khai thác sản phẩm du lịch tâm linh trên địa bàn các huyện, thành phố tỉnh Lạng Sơn
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu
Góp phần xây dựng những cơ sở dữ liệu khoa học nhằm phát triển du lịch tâm linh ở Lạng Sơn
Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về du lịch tâm linh
- Hệ thống hóa giá trị nguồn tài nguyên du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn
- Nghiên cứu, khảo sát thực tế hoạt động du lịch tâm linh của tỉnh Trên cơ
sở đó, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn
4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay nếu nói về vấn đề văn hóa tâm linh, đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu của các tác giả như: Nguyễn Đăng Duy với Văn hóa tâm linh (2001), Các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam (2001), Văn hóa tâm linh Nam Bộ (1997), Văn Quảng với văn hóa tâm linh Thăng Long - Hà Nội (2009); Nguyễn Duy Hinh với Tâm linh Việt Nam (2001); Hồ Văn Khánh với Tâm hồn - khởi nguồn cuộc sống văn hóa tâm linh (2001); Minh Chi với Phật giáo và tâm linh (2012); Hồ
Sỹ Vinh với Văn hóa tâm linh - lý luận và thực tiễn (2012)… các tác phẩm trên tuy
chưa nghiên cứu trực tiếp về vấn đề du lịch tâm linh, nhưng cũng là nguồn tài liệu rất bổ ích và là cơ sở, nền tảng để người viết có thể phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này
Trang 8Đề cập trực tiếp đến du lịch văn hóa tâm linh có đề tài luận văn cao học của Kiều Khánh Vũ trường Đại học Văn hóa Hà Nội “Du lịch tâm linh Nam Định” (khảo sát trên địa bàn tỉnh Nam Định) đã đưa ra một số khái niệm, quan điểm để bước đầu tìm hiểu về loại hình du lịch tâm linh; Khảo sát, đánh giá các tiềm năng cũng như thực trạng phát triển du lịch tâm linh ở Nam Định; Đề xuất một số giải pháp khả thi để khai thác có hiệu quả các tiềm năng văn hóa và thúc đẩy sự phát triển các hoạt động du lịch tại Nam Định
Các nghiên cứu về văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội tại Lạng Sơn là rất
nhiều, có thể kể đến một số tác phẩm sau: Hoàng Páo - Hoàng Giáp với Văn hóa Lạng Sơn (2012); Tín ngưỡng và phong tục của người Tày tỉnh Lạng Sơn (2014); Phạm Vĩnh với Lạng Sơn - vùng Văn hóa đặc sắc (2001); Nguyễn Cường - Hoàng Nghiệm với Xứ Lạng - Văn hóa và du lịch (2000)
Tất cả các tác phẩm, tài liệu trên đều nghiên cứu theo những vấn đề về tiềm năng thế mạnh để phát triển du lịch văn hóa tâm linh là các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh Ngoài ra một số tác phẩm cũng đề cập đến vấn đề văn hóa tâm linh tại Lạng Sơn, giới thiệu hệ thống các chùa, đền trên địa bàn tỉnh Tuy nhiên chưa có tác phẩm, tài liệu nào thực sự nghiên cứu sâu về du lịch tâm linh và phân tích sâu về thực trạng nhằm khai thác và phát huy các giá trị hóa tâm linh thành các sản phẩm du lịch, do đó chưa đưa ra được các giải pháp để phát triển loại hình du lịch tâm linh tại một số địa bàn của tỉnh Lạng Sơn Những tác phẩm trên đã phần nào đề cập đến vấn đề về các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu: đền, chùa, thánh thất; những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, phong tục tập quán, nghi lễ…trên địa bàn tỉnh là các tiềm năng để phát triển du lịch tâm linh Các tác giả viết theo nhãn quan chính trị, không phải với nhãn quan của một nhà nghiên cứu tôn giáo và văn hóa dân gian để có thể phục vụ cho nhu cầu tâm linh của khách du lịch Tuy nhiên đây cũng chính là tiền đề; là nguồn tư liệu phản ánh trực tiếp được phần
Trang 9nào thực trạng về nguồn tài nguyên văn hóa tâm linh của tỉnh Lạng Sơn có thể khai thác phát triển hoạt động du lịch tâm linh trong thời gian tới
Luận văn phát triển du lịch tâm linh tại một số địa bàn của tỉnh Lạng Sơn tập trung nghiên cứu và giải quyết những nội dung nêu trên và kết quả sẽ đưa ra các giải pháp để phát triển loại hình du lịch tâm linh trên địa bàn của tỉnh Lạng Sơn, đưa loại hình du lịch này trở thành loại hình du lịch bền vững của địa phương, góp phần vào sự nghiệp phát triển triển kinh tế - xã hội của tỉnh
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp sau để thực hiện nghiên cứu:
- Phương pháp khảo sát: Khảo sát là một phương pháp thu thập thông tin từ một số cá nhân (gọi là một mẫu) để tìm hiểu về sự phổ biến lớn hơn mà mẫu đó đưa
ra Giúp thu thập thông tin thực tế một cách đầy đủ và chính xác
- Phương pháp thống kê, phân loại, so sánh: Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định
- Phương pháp quan sát và điều tra: Quan sát là phương pháp ghi lại có kiểm soát các biến cố hoặc tác phong của con người Qua cảm nhận nơi mình đang sống hay hành động, con người có thể ghi nhận và lượng định các sự kiện bên ngoài Quan sát gồm hai hành động của con người: nghe nhìn để cảm nhận và lượng định Con người có thể quan sát trực tiếp bằng tai, mắt để nghe, nhìn hay bằng phương tiện cơ giới Đây là phương pháp thu thập dữ liệu đơn giản dễ thực hiện nhưng rất hữu ích
- Phương pháp bản đồ: Đây là phương pháp tốt nhất để chuyển tải thông tin,
là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo, mang lại chiều sâu và mầu sắc cho bài viết, giúp mọi người đánh giá cao những trải nghiệm và triển vọng
Trang 10Đề tài cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu thu thập tài liệu và chọn lọc nhiều nguồn tư liệu tham khảo khác nhau khi tìm kiếm các thông tin cần thiết như: các bài báo trên tạp chí, báo Internet, các bài luận văn và các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan…
6 Bố cục của luận văn
Luận văn gồm trang Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về du lịch tâm linh ở Lạng Sơn
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch tâm linh tại Lạng Sơn
Chương : Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn
Trang 11Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TÂM LINH Ở LẠNG SƠN 1.1 Một số khái niệm liên quan
1.1.1 Tâm linh: là một phần đời sống tinh thần của con người Là sự hội tụ
thế giới vật chất, đẩy lên một mức cao hơn, trở thành niềm tin mang yếu tố tinh thần chủ đạo để góp phần điều chỉnh suy nghĩ và hành động của con người Với góc nhìn Phật giáo về thuật ngữ "tâm linh", Đại đức Thích Quảng Truyền (Ủy viên Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn) cho rằng: tâm
là bản chất, bản tính của mỗi con người Nói như Đức Phật Thích Ca thì "tâm" là bản ngã, là cái tôi và tâm sẽ quyết định mọi sự thiện ác, tốt xấu Tâm sẽ dẫn dắt hành động, lời nói và "tâm" sẽ là chủ, quyết định cho nhân cách của mỗi chúng ta
"Linh" là cái biết, là sự phân biệt Từ "tâm" và "linh" thường dùng chung như là sự
bổ khuyết cho nhau Tâm linh là cái tâm hiểu biết, phân biệt, là cái ta, cái bản ngã
sơ khởi của mỗi con người
Nhà nghiên cứu Minh Chi, trong bài viết “Phật giáo và Tâm linh” cho rằng:
Từ “tâm linh” nói chung có thể được hiểu theo hai nghĩa Nghĩa thứ nhất: “tâm linh” ám chỉ những gì cao cả nhất, sâu sắc nhất trong tâm người Đó là hàm ý của
từ tâm linh, hay linh thiêng Nghĩa thứ hai: từ “tâm linh” là cách gọi khác của của
từ “linh hồn”, cái thường được hiểu là nguyên lý thống nhất của sự sống trong mỗi người chúng ta Tâm linh chính là một biểu hiện trong đời sống tinh thần của con người, với tất cả sự phong phú, phức tạp của nó Không nên đơn giản hóa tâm linh
là mê tín dị đoan, song cũng không nên “thần bí hóa”, “ghê gớm hóa” khái niệm
Trang 12tâm linh, gán cho nó những đặc tính cao siêu, phi thường, coi đó là cứu cánh của nhân loại, của khoa học
Dựa vào cách tiếp cận của những nhà nghiên cứu đi trước “Tâm linh là niềm tin và ước vọng của con người đối với các đối tượng siêu hình mà người ta hướng
tới” (Theo tác giả Dương Văn Sáu)
1.1.2 Văn hóa tâm linh: tất cả những biểu hiện về ứng xử liên quan đến đời
sống tâm linh của con người tạo nên văn hóa tâm linh Văn hóa tâm linh là một khái niệm đồng thời là một phạm trù huyền ảo, luôn không xác định được biên giới
cả về không gian và thời gian nhưng luôn được con người ta nể sợ và tin theo Từ nghiên cứu thực tế: “Văn hóa tâm linh là cách thức ứng xử của con người đối với các khía cạnh của đời sống tâm linh trong những không gian và thời gian xác định nhằm đáp ứng những nhu cầu nào đó của con người” Văn hóa tâm linh luôn thường trực trong mỗi con người Nó phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi, tôn giáo, nghề nghiệp, địa vị xã hội của các cá nhân Đồng thời văn hóa tâm linh cũng phụ thuộc vào không gian, thời gian môi trường xuất hiện và tồn tại
1.1.3 Du lịch: là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định (Theo Luật Du
lịch)
1.1.4 Du lịch văn hóa: là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc
với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống (Theo Luật Du lịch)
1.1.5 Du lịch tâm linh: Du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở Việt
Nam nói riêng có những quan niệm khác nhau và đến nay vẫn chưa có một khái niệm chung nhất Tuy nhiên xét về nội dung và tính chất hoạt động, du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh (đức tin, tôn
Trang 13trong đời sống tinh thần Theo cách nhìn nhận đó, du lịch tâm linh là du lịch khai thác giá trị văn hóa tâm linh tạo thành sản phẩm du lịch đặc thù phục vụ nhu cầu tìm hiểu, thưởng thức, khám phá, trải nghiệm của du khách đối với những điều mới
lạ của loại hình này
1.2 Địa văn hóa Lạng Sơn
1.2.1 Khái quát về Lạng Sơn
Nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của Tổ quốc , Lạng Sơn có vị thế quan trọng trong tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tô ̣c Vùng đất này ngoài nh ững danh thắng nổi tiếng như núi tượng Nàng Tô Thi ̣ , đô ̣ng Nhi ̣ - Tam Thanh, Chùa Tiên, khu du li ̣ch nghỉ mát Mẫu Sơn , hê ̣ thống hang đô ̣ng ở Bình Gia , Bắc Sơn và Chi Lăng còn có nhiều địa danh đã đi vào lịch sử dân tộc với nhữ ng chiến công lẫy lừng như ải Nam Quan, ải Chi Lăng , Bắc Sơn, Thất Khê, Đường 4 anh hùng Không những thế, Lạng Sơn còn là mảnh đất nổi tiếng có bề dày truyền thống văn hoá với những câu ca dao, điê ̣u then, câu sli - lượn làm say đắm lòng người; nơi hô ̣i
tụ nhiều lễ hội độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc , những chợ phiên đông đúc, vừa
là nơi buôn bán , vừa là nơi giao lưu văn hoá giữa miền xuôi và miền ngược , giữa các dân tộc trong và ngoài tỉnh Được các nhà khoa ho ̣c xác đi ̣nh là mô ̣t trong những nơi đi ̣nh cư của người Viê ̣t cổ, Lạng Sơn đã bắt đầu hình thành ngay từ thuở các vua Hùng dựng nước Huyê ̣n Bình Gia của La ̣ng Sơn ngày nay được xem là
mô ̣t trong những cái nôi c ủa loài người với di chỉ Thẩm Khuyên , Thẩm Hai nổi tiếng Trải qua hàng nghìn năm khai phá , với tinh thần lao đô ̣ng cần cù sáng ta ̣o , Lạng Sơn đã dần thay đổi và trở thành vị thế trọng yếu ở vùng biên cương phía Đông Bắc Tổ quốc Các triều đại phong kiến Việt Nam luôn quan tâm đến vị trí
"yết hầu" của Lạng Sơn trong việc bảo vệ giang sơn Dướ i triều Lý (1010 - 1225)
và triều Trần (1225 - 1400), Lạng Sơn được sử sách ghi nhận có vị trí đặc biệt quan trọng, ghi dấu những chiến công lớn trong cuô ̣c kháng chiến chống quân Tống và
Trang 14ba lần đa ̣i thắng giă ̣c Nguyên - Mông Trong kháng chiến chống giă ̣c Minh dưới triều Hâ ̣u Lê (thế kỷ XV), đô ̣i dân binh vùng Chi Lăng đã sát cánh cùng nghĩa quân Lam Sơn lâ ̣p chiến công vang dô ̣i ta ̣i ải Chi Lăng vào ngày 10-10-1427 Chiến thắng Chi Lăng mãi ngân vang ca khúc khải hoàn về truyền thống chống giă ̣c ngoa ̣i xâm của dân tô ̣c
Truyền thống đấu tranh giữ nước của nh ân dân các dân tô ̣c La ̣ng Sơn đã được phát huy cao đô ̣ kể từ khi Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam ra đời (năm 1930) và giương cao ngo ̣n cờ lãnh đa ̣o nhân dân thực hiê ̣n cuô ̣c đấu tranh giải phóng dân tô ̣c theo con đường cách ma ̣ng vô sản Khởi nghĩa Bắc Sơn 27/9/1940 với lớp lớp chiến công vang dội có ý nghĩa lịch sử đối với phong trào cách mạng nước ta và phong trào giải phóng của cả dân tộc Đông Dương trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, là tiếng súng báo hiệu thời kỳ đấu tranh mới của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, thời kỳ khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền Cuộc khởi nghĩa đã có một quá trình chuẩn bị lâu dài đầy gian khổ, trải qua nhiều thử thách thăng trầm do đó tinh thần khởi nghĩa Bắc Sơn đã thúc đẩy phong trào cứu nước toàn quốc, tiến tới đỉnh cao là cách mạng tháng Tám thành công , nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời Với ý chí , quyết tâm "không chi ̣u mất nước , không chi ̣u làm nô lệ", Đảng bô ̣, quân và dân các dân tô ̣c La ̣ng Sơn đã anh dũng đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược Bằng những chiến công hiển hách gắn liền với tên đất , tên làng như : Ba Sơn, Chi Lăng, Đèo Khách, Bó Củng, Lũng Vài, Lũng Phầy, Bản Nằm, quân và dân La ̣ng Sơn đã phối hợp nhi ̣p nhàng với các lực lượng , biến Đường số 4 anh hùng thành "con đường chết" đối với quân thù, làm nên chiến thắng biên giới (năm 1950), giải phóng Lạng Sơn, góp phần đánh bại hoàn toàn quân viễn chinh Pháp tạ i cứ điểm Điê ̣n Biên Phủ Trong cuô ̣c kháng chiến chống Mỹ cứu nước , Lạng Sơn đã trở thành "cảng nổi", tiếp nhâ ̣n vâ ̣t tư , hàng hoá của các nước xã hội chủ nghĩa và bạn bè quốc tế
Trang 15ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Viê ̣t Nam, góp phần cùng cả nước giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Lạng Sơn là quê hương của nhiều dân tộc ít người vùng núi Đông Bắc Việt Nam với đặc trưng văn hoá riêng thể hiện qua các lễ hội, làng nghề, các di tích lịch
sử, kiến trúc nghệ thuật, tôn giáo, các làn điệu dân ca, dân vũ, trò vui đặc sắc diễn ra trong các lễ hội, ngày vui như: hát then đàn tính; hát SLi, hát Cò Lẩu (dân tộc Nùng); hát Lượn, hát Quan Làng (dân tộc Tày); hát Xắng Cọ (dân tộc Sán Chỉ); múa sư tử, múa võ dân tộc, trò sĩ - nông - công - thương trong lễ hội Lồng Tồng, thi nấu món ăn dân tộc; nghề nhuộm chàm, thêu, dệt thổ cẩm và nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể khác tạo thành hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn có sức hấp dẫn khách
du lịch
Thực hiê ̣n đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đa ̣o , Đảng bô ̣, chính quyền và nhân dân các dân tộc Lạng Sơn đã có nhiều cố gắng và đạt được kết quả đáng khích lệ Diê ̣n ma ̣o thành phố La ̣ng Sơn, các khu kinh tế cửa khẩu, khu du lịch và các thị trấn ngày càng khang trang , sạch đẹp Do những lợi thế về điều kiê ̣n tự nhiên, nên tiềm năng, thế ma ̣nh chính của La ̣ng Sơn là phát triển thương ma ̣i , du lịch, dịch vụ và kinh tế cửa khẩu Đây là hướng quan tro ̣ng, mũi nhọn để tỉnh Lạng Sơn đẩy nhanh tăng trưởng và chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế Tuy là tỉnh miền núi , nhưng La ̣ng Sơn chỉ cách thủ đô Hà Nô ̣i 154 km, lại nằm cạnh tam giác kinh tế Hà
Nô ̣i - Hải Phòng - Quảng Ninh Hê ̣ thống giao thông La ̣ng Sơn rất thuâ ̣n lợi , là đầu mối tuyến quốc lô ̣ 1A, nơi bắt nguồn của con đường 4B ra Trà Cổ, vịnh Hạ Long - Quảng Ninh , đường 4A lên Pắc Bó - Cao Bằng , đường 1B sang Thái Nguyên , đường 3B sang Na Rì - Bắc Ca ̣n đồng thời có tuyến đường sắt liên vâ ̣n quốc tế Viê ̣t Nam - Trung Quốc vươn tớ i các nước Đông Âu Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 că ̣p chợ đường biên rất thuâ ̣n lợi cho viê ̣c đi la ̣i , giao lưu buôn bán, xuất nhâ ̣p khẩu hàng hoá và phát triển di ̣ch vu ̣ Lạng Sơn trở thành đầu mối quan tro ̣ng trong giao lưu kinh tế , văn hoá - xã hội, đối ngoa ̣i và hợp tác quốc
Trang 16tế Bên ca ̣nh đó, nhiều dự án quy hoa ̣ch phát triển c ác khu đô thị , vui chơi giải trí, như Phú Lô ̣c, Hoàng Đồng, Mai Pha, Đèo Giang đã và đang được triển khai xây dựng Tuy nhiên , tiềm năng và thế ma ̣nh về thương ma ̣i - dịch vụ - du lịch và những lĩnh vực khác chưa được khai thác và phát huy tối đa Vì thế, trong thời gian tới Lạng Sơn cần tập trung vào việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, nhằm khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh sẵn có
1.2.2 Tôn giáo, tín ngưỡng tại Lạng Sơn
1.2.2.1 Các tôn giáo chính tại Lạng Sơn
Phật giáo: Quá trình hình thành, phát triển phật giáo ở Lạng Sơn cũng theo
tình hình chung của phật giáo trong cả nước; tuy nhiên, Lạng Sơn là tỉnh miền núi,
đa số là đồng bào dân tộc thiểu số không theo phật giáo nên phật giáo ở Lạng Sơn không thể hiện sâu đậm Sự hình thành cơ sở thờ tự Phật giáo ở Lạng Sơn: vào thế
kỷ thứ I, tướng Hán là Mã Viện đem quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sáp nhập nước ta vào Đông Hán, đi đến đâu chúng xây thành đắp lũy tới đó Nơi tiếp giáp giữa Giao Chỉ và Trung Quốc (nay thuộc tỉnh Lạng Sơn), Mã Viện cho quân dựng cột đồng, khắc sáu chứ “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” (nếu cột đồng đổ thì người Giao Chỉ bị diệt) Tương truyền, bất cứ người dân đất Việt nào đi qua nơi ấy đều ném vào chân cột đồng một hòn đá Trải qua nhiều đời, đá trùm lên lấp kín trụ đồng Vào thời Lý Trần, tại nơi có cột đồng bị đống đá đè lên, triều đình
đã cho xây dựng nhà công quán là nơi nghỉ chân của sứ thần hai nước Việt - Trung Nhân dân xây dựng chùa cạnh nhà công quán, nơi cột đồng xưa, đặt tên là Diên Khánh Tự Ngôi cổ tự nằm cạnh Đoàn Thành phía bắc nên dân gian vẫn quen gọi là chùa Thành Hiện nay, Chùa Thành là cơ sở thờ tự duy nhất của Phật giáo của Lạng Sơn
Ngày 30/8/2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành Quyết định số 1553/QĐ-UBND; về việc chấp thuận thành lập Ban Đại diện Phật giáo tỉnh Lạng
Trang 17Sơn Ngày 23/10/2012, Giáo hội phật giáo Việt Nam ban hành Quyết định nâng cấp
Ban Đại diện phật giáo tỉnh Lạng Sơn thành Ban Trị sự phật giáo tỉnh Lạng Sơn
Công giáo: Quá trình hình thành, phát triển đạo Công giáo của Giáo phận
Lạng Sơn - Cao Bằng trải qua 2 thời kỳ: Chưa hình thành tổ chức và hình thành tổ chức (gồm Giáo phận Tông tòa và Giáo phận Chính tòa)
Khoảng năm 1858, thời vua Tự Đức, ông Trần Triêm, tức cụ sáu Trần Lục (một đại chủng sinh bị phát lưu lên Lạng Sơn) Đó là giáo dân đầu tiên tới Lạng Sơn Tháng 3 năm 1895, tòa giám mục Bắc Ninh đã cử một linh mục lên Lạng Sơn Ngài đến lập nhà nguyện tại khu Văn Miếu, Cửa Nam, thị xã Lạng Sơn Tại đây đã
có chừng 50 giáo dân miền xuôi lên lập nghiệp Năm 1908, Linh mục Dòng Đa Minh Pháp De Bellaing đã tới lập trụ sở đầu tiên tại Bản Quấn, dưới chân núi Mẫu Sơn Ngày 30/12/1913, Thánh Bộ Truyền Giáo chính thức ra sắc dụ trao cho Tỉnh Dòng Đa Minh Lyon coi sóc vùng Lạng Sơn - Cao Bằng
Vào thời điểm năm 1939, Phủ doãn Tông tòa Lạng Sơn có tất cả 18 nhà thờ hay nhà nguyện Trước năm 1954, có 26 giáo xứ và 26 nhà thờ Sau chỉ còn 11 giáo
xứ và 14 nhà thờ Năm 1959, Tòa Thánh cử Linh mục Phạm Văn Dụ giữ chức tổng quản giáo phận Lạng Sơn Ngày 24/11/1960, Lạng Sơn trở thành Giáo phận Chính tòa thuộc giáo tỉnh Hà Nội Ngày 01/5/1979, Linh mục Phạm Văn Dụ được tấn phong chức Giám mục Trong chiến tranh, các cơ sở dần bị tàn phá: nhà thờ chính tòa nằm kề ga Lạng Sơn đã bị bom san bằng ngày 15/8/1969, tòa giám mục và khu Văn Miếu bị hư hỏng nặng, nhà thờ Đồng Đăng nằm cạnh nhà ga cũng bị bom phá hủy chỉ còn lại bức tường mặt tiền Năm 1979, nhà nguyện khu Văn Miếu bị tiêu hủy trong chiến tranh biên giới
Năm 1990, Giám mục Phạm Văn Dụ về Lạng Sơn sau 31 năm ẩn dật tại Thất Khê Tòa giám mục được tạm thời đặt tại khu Văn Miếu, Cửa Nam Tháng 8/1991, Giám mục Phạm Văn Dụ được phép đi thăm Tòa thánh Rooma Ở Rooma về, Giáo
Trang 18mục bắt tay vào xây dựng cơ sở tôn giáo Năm 1993, khởi công xây tòa giám mục tại Lạng Sơn
Tin lành: Sự hình thành đạo Tin lành ở Bắc Sơn, Lạng Sơn bắt nguồn từ việc
người Dao đi tìm một cuộc sống mới trong bối cảnh đời sống kinh tế xã hội rất khó khăn Người Dao lúc này đi tìm một chỗ dựa tinh thần và cơ sở vật chất cho cuộc sống của họ Thời kỳ 1942-1950, Hội thánh Bắc Sơn phát triển vững mạnh Mọi tín
đồ đều vui vẻ tập trung nhóm họp tạ ơn Chúa vì đã được Chúa cứu khỏi những ngày khổ sở bấy lâu nay làm nô lệ cho sự thờ cúng
Thời kỳ năm 1950-1968: xảy ra bệnh dich đậu mùa, nhiều người đã chết Có nhiều người chết nên một số người đã quay trở lại thờ cúng tổ tiên, một số còn lại niềm tin vào Chúa bị giảm sút Những người trong Ban Chấp sự khi đi cầu nguyện cho ai thì vừa cầu Chúa vừa cầu tổ tiên mang lại sự yên ổn cho con cháu và có cả mâm lễ vật Thời kỳ này, Tin lành Bắc Sơn suy giảm, một số tín đồ bỏ đạo, người hướng dẫn việc đạo không thực hiện theo giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo
Thời kỳ từ năm 1969-1991: Trong năm 1970, bầu được Ban Chấp sự Tháng 5/1973, Tổng hội tổ chức Đại Hội đồng thường niên lần thứ 17, Hội thánh Bắc Sơn được cử 06 đại biểu tham dự Đây là lần đầu tiên Hội thánh Bắc Sơn được dự Đại hội đồng do Tổng hội tổ chức Đưa đoàn đi và về có đại diện Mặt trận Tổ quốc tỉnh
và huyện Từ năm 1993, các Hội thánh nhánh được thành lập (có 12 Hội thánh nhánh, hiện nay gọi là điểm nhóm)
1.2.3 Những tín ngưỡng tiêu biểu trong văn hóa tâm linh Xứ Lạng
1.2.3.1 Tín ngưỡng thờ Mẫu
Tín ngưỡng thờ Mẫu là sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng những vị nữ thần gắn với các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ được dân gian cho rằng có chức năng sáng tạo, bảo trợ và che chở cho sự sống của con người (như: trời, đất, sông nước, rừng núi…); thờ những thái hậu, hoàng hậu, công chúa là những người khi sống tài giỏi, có công với dân, với nước, khi mất hiển linh giúp đỡ, phù trợ cho
Trang 19dân, cho đất nước Gắn bó với tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống các truyền thuyết, huyền thoại, thần tích, các truyện thơ nôm, bài văn chầu, câu đối… Và nói đến tín ngưỡng thờ Mẫu còn phải nói đến các hình thái diễn xướng như âm nhạc, hát chầu văn, múa bóng, hát bóng, hầu bóng, lên đồng Những nhà nghiên cứu văn hóa đã chỉ ra các hình thức của tín ngưỡng thờ Mẫu như: hệ thống Tam phủ, Tứ phủ; hệ thống Tứ Pháp, hệ thống thờ các nữ anh hùng, các bà chúa…
Tại Lạng Sơn, hệ thống các làng, bản liên quan đến thực hành nghi lễ và các hình thức sinh hoạt tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu tập trung chủ yếu tại đền Bắc Lệ, đền Mẫu, đền Mẫu Thoải… Trong tục thờ Mẫu cấp kế tiếp được thờ là Ngũ vị Tôn ông (Quan lớn) Trong đó quan lớn Tuần Chanh được thờ riêng tại chính Điện đền Kỳ Cùng Cấp tiếp theo được thờ là Thập nhị Chầu bà, Thập vị ông Hoàng rồi tiếp đến là cô, cậu Tại Lạng Sơn có thêm ba nơi thờ chính điện Chầu Bà
đó là: Chầu 10: Thờ ở Mỏ 3 - Chi Lăng; Chầu ngũ: Thờ ở Suối Lân - Chi Lăng; Chầu Bắc Lệ ở đền Bắc Lệ - Hữu Lũng
Rất đặc biệt là ít có tỉnh nào mang dấu ấn thờ Mẫu đậm nét như Tỉnh Lạng Sơn Như vậy trong phát triển du lịch văn hoá tâm linh sẽ khai thác vấn đề thờ Mẫu
để tạo ra một nét độc đáo, khác biệt với tỉnh thành khác (Đền Khánh Sơn - Thị trấn Lộc Bình - bài trí tượng thờ đầy đủ nhất theo nghi thức thờ Mẫu) Tín ngưỡng thờ mẫu tại Lạng Sơn chỉ tập trung vào cuộc sống hiện tại, hướng tâm linh vào thực tiễn cuộc sống mà người ta mong muốn Đó là: cầu sức khoẻ; cầu công danh; cầu tài lộc Tục thờ Mẫu mang đậm nét văn hoá dân gian người Việt, mặc dù không có giáo lý, giáo luật như một tôn giáo nhưng có đầy đủ các yếu tố tâm linh rất sâu trong con người Việt: có lễ (nghi thức thờ cúng); có nhạc; có ca (hát văn, chầu văn); có vũ (lên đồng)
Tín ngưỡng thờ Mẫu tại Lạng Sơn thực hành theo hai cấp độ/mức độ và phạm vi khác nhau:
Trang 20Cấp độ/ mức độ mang tính phổ biến, hình thức chủ yếu ở việc dâng lễ (đồ lễ, sớ) và lời nói thiêng (cầu khấn, bài cúng) trong không gian thiêng vào thời điểm của lễ tiết trong năm hoặc bất kỳ Trang phục người thực hành bình thường như trong cuộc sống, đảm bảo kín đáo, sạch sẽ, nghiêm trang
Cấp độ/ mức độ và phạm vi thực hành với các hình thức biểu hiện cao nhất được gắn với sinh hoạt nghi lễ có hát văn - hầu đồng, trong một không gian đặc biệt của các di tích được lựa chọn Người tham gia gồm nhiều thành phần: nhóm thực hành trực tiếp là các thanh đồng/cô đồng và hát văn - nhạc cụ; nhóm thực hành gián tiếp là các hầu dâng, phụ trợ trang phục và các phương tiện phục vụ hầu đồng; nhóm tham dự là các cá nhân hoặc nhóm/bản hội và du khách thập phương Theo truyền thống, ở hầu hết các đền, phủ - những nơi có ban Mẫu, đều có các hình thức hát hầu đồng và hát thờ vào các dịp lễ hội, ngày xuân, đầu tháng, ngày rằm… Có thể nói sinh hoạt văn hóa - hát hầu đồng là biểu hiện kết tinh văn hóa tâm linh ở mức độ cao nhất, có giá trị đặc sắc nhất và mang bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ
1.2.3.2 Tín ngưỡng thờ thiên nhiên
Là cư dân nông nghiệp, săn bắn, phải sống dựa vào thiên nhiên nên trong tâm thức của các dân tộc Xứ Lạng rất coi trọng tự nhiên, nên mỗi “đơn vị thiên nhiên” đều có hồn, có thần: thần đất, núi, sông, nước, sấm sét, mưa gió, đến cây cỏ…đều tiềm ẩn sự thiêng liêng có thể giúp đỡ và trừng phạt con người Tựu trung, đấy là tâm lý khâm phục khi chưa khám phá và làm chủ được thiên nhiên của con người thời nguyên thủy
1.2.3 3 Tín ngưỡng thờ nhân thần
Đối với những người lúc sống có nhiều công đức, có ích cho dân, cho nước sau khi chết đi cũng hóa Thần, thành Thánh, nghĩa là sẽ rất “thiêng” Những Thánh nhân ấy tiếp tục cuộc sống trong thế giới vô hình, thực chất là trong tâm linh dân tộc và tiếp tục tác động vào thế giới con người ở trần gian Thần thánh hóa vạn vật
Trang 21trong vũ trụ là một đặc điểm tâm lý của nền văn hóa nông nghiệp nguyên thủy và biểu hiện rõ nhất trong tín ngưỡng dân gian Biểu hiện này cũng thấy rất nhiều trong kho tàng văn học dân gian Khi con người còn phải đối mặt với nhiều thế lực thiên tai, địch họa, trong tương quan yếu ớt, tất con người phải cầu viện đến tín ngưỡng, liên minh với thánh thần, dựa vào Thánh Thần để có thêm niềm tin và sức mạnh dù chỉ là an ủi và ảo vọng
1.2.3.4 Tín ngưỡng thờ Thành hoàng
Thành hoàng là vị thần cai quản, bảo trợ họa phúc cho cộng đồng, ở Lạng Sơn thường là một bản làng hoặc một số bản làng gần nhau Thành hoàng thường là nhân thần có nhiều công đức với dân bản địa phương, cũng có thể là danh nhân lịch
sử đã được thánh hóa Ở một số bản làng Lạng Sơn Thành hoàng có thể là thiên thần, thành hoàng thường có nguồn gốc địa phương, do nhân dân địa phương suy tôn
1.3 Vai trò của văn hóa tâm linh trong đời sống xã hội và sự phát triển bền vững
1.3.1 Vai trò của văn hóa tâm linh trong đời sống xã hội: Dựa trên những
đặc điểm cơ bản hình thành nên văn hóa tâm linh của con người và cũng chính những đặc điểm đó sẽ góp phần tạo nên vai trò của văn hóa tâm linh trong đời sống
xã hội của con người Những đặc điểm của văn hóa tâm linh, bao gồm:
Tâm linh chính là tính Thiêng: một trong những đặc điểm lớn nhất của tâm
linh là tính thiêng Nhà tâm lý học Phạm Minh Hạc trong một công trình nghiên cứu con người, có mấy chỗ nói đến tâm linh, một vấn đề học thuật và hiện tượng xã hội phức tạp, tế nhị cũng tìm ra được cách cắt nghĩa: “Có thể coi tâm linh là một khái niệm tâm lý nói lên sự gắn kết ba phạm trù thời gian: quá khứ, hiện tại, tương lai Chỉ ở con người mới có các phạm trù thời gian và sự gắn kết chúng lại với nhau Đây là đề tài đòi hỏi sự nghiên cứu công phu của nhiều ngành khoa học Có điều, việc hướng về cội nguồn, biết ơn người đã khuất, tri ân công trạng của các
Trang 22bậc tiên hiền, tôn vinh những danh nhân có công với nước, với dân là một phong tục đẹp ở nước ta
Vớ i các công trình d i tích thuô ̣c loa ̣i hình kiến trúc nghê ̣ thuâ ̣t phu ̣c vu ̣ tôn giáo tín ngưỡng của người dân thì ở đó chứa đựng giá trị tâm linh tinh thần rất lớn Sự tồn ta ̣i của nó gắn liền với sự tồn ta ̣i của "tính thiêng" - mô ̣t thuô ̣c tính vốn có, không thể thiếu được trong hoa ̣t đô ̣ng tôn giáo , tín ngưỡng, thờ cúng, tôn vinh của con người Nó thỏa mãn nhu cầu tôn giáo tín ngưỡng của một bộ phận lớn các tầng lớp nhân dân , củng cố niềm tin tưởng hy vọng ở t ương lai tốt đe ̣p , đồng thời góp phần khơi dâ ̣y và củng cố "tính thiện" trong mỗi con người Đặc điểm của các nghi thức, nghi lễ thờ cúng diễn ra ở các di tích bao giờ cũng mang yếu tố "thiêng", gồm các yếu tố : không gian thiêng - thời gian thiêng - lễ vật thiêng - con người thiêng (trang phục thiêng, cử chỉ động tác thiêng, ngôn ngữ văn tự thiêng)
Tâm linh, tinh thần luôn củng cố và phát huy tính Thiện: vốn trong người ai
cũng có tính “thiện” Cha ông ta thường nói: “Nhân chi sơ tính bản thiện”: con người ta khi mới sinh ra đều vốn có tính “thiện” là gốc Tính “thiện” đó được sinh
ra từ vốn nhân văn mà trời đất đã ban tặng cho con người Nhưng theo dòng thời gian của sự phát triển, tính “thiện” dần dần thay đổi theo nhiều quy mô và cấp độ khác nhau Trong môi trường xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng góp phần ổn định xã hội, tạo nên tính “thiện” cho con người ta Sự giáo dục về nhân quả, luân hồi, về bác ái -
từ bi sẽ góp phần quan trọng tạo nên tính “thiện” trong mỗi con người Tính “thiện”
sẽ góp phần làm bình ổn xã hội; giúp xã hội bớt tội ác hơn trở nên nhân văn hơn
Tính hoà giải cố kết cộng đồng: giáo lý của các tôn giáo lớn ở nước ta có một
đặc điểm chung là tính hoà giải Ba tôn giáo là Phật giáo, Thiên chúa giáo, Đạo giáo được du nhập từ nước ngoài, nhưng khi vào nước ta đều được bản địa hoá, dân gian hoá, phong tục hoá để dễ bề truyền bá Giáo lý của ba tôn giáo cũng có nhiều điểm rất khác nhau, có những tri thức rất cao siêu, suy lý tư biện, thậm chí huyền
bí, nhưng ở cả ba đều mang tính nhân văn, lấy con người làm trung tâm: yêu con
Trang 23người, cầu mong xã hội thái bình, quốc thái dân an, mở rộng lòng bác ái công bằng,
từ bi, hỷ xả, triết lý sống có trách nhiệm, gắn bó với thiên nhiên v.v… Thông qua niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng, con người ta dựa vào nhau, gạt bỏ những hiềm khích thù hận để cùng hòa chung vào niềm tin thánh thiện, sự ban phát, trợ giúp từ đấng siêu nhiên
Tính liên minh, liên kết phối hợp hành động: tôn giáo tín ngưỡng tạo ra tâm
linh Tâm linh tạo ra sức mạnh liên kết giữa người với người Sức mạnh liên kết tâm linh, sức mạnh của tôn giáo - tín ngưỡng đôi khi rất lớn Nó liên kết nhiều người có chung một niềm tin lại với nhau thành một khối thống thất cùng chung lý tưởng, cùng chung mục đích và hành động Trong tín ngưỡng dân gian ở nước ta, lễ hội là hình thái tín ngưỡng có từ thời cổ đại, khi con người bất lực trước sức mạnh của thiên nhiên Lễ là niềm tin, là tín ngưỡng; hội là vui chơi, ứng diễn nghệ thuật Tín ngưỡng thường nhuốm màu tinh bí, còn vui chơi, ca hát là chuyện thế tục Vậy
mà hai hình thái văn hoá mang hiện tượng đối nghịch: thiêng và tục, đạo và đời, duy lý và duy cảm, trí tuệ và tâm linh lại hoà quyện vào nhau tạo nên luồng giao hoà tâm linh giữa người với người, giữa người với Thần - Thánh, với vũ trụ Lễ hội
là hiện tượng tâm linh hướng tới cái cao cả, cái “thiện”, cái “mỹ” Chính hạt nhân hợp lý này đã làm cho hai nghịch lưu hoà nhập vào một, làm cho đời sống văn hoá đương đại thêm phong phú, hữu ích
Tính cảnh báo, răn đe: tâm linh, tinh thần là niềm tin của con người vào đấng
siêu nhiên Chính niềm tin vào đấng siêu nhiên cầu mong sự may mắn, những điều tốt đẹp đến với đấng siêu nhiên sẽ góp phần răn đe tội ác Những thuyết lý về luân hồi - quả báo, về nghiệp chướng góp phần răn đe và loại trừ những ý nghĩ xấu xa, những hành vi tội ác trong một số người
Tâm linh có vai trò động viên tinh thần con người ta trước những tai ương bất
trắc, hiểm nguy của cuộc sống có thể đến với con người bất cứ lúc nào Người ta đứng trước Thánh Thần đề bày tỏ thái độ và sự cầu xin của mình được thánh thần
Trang 24che chở, bảo vệ, giúp đỡ Từ đó họ có niềm tin vào cuộc sống với sự tự tin vào mình luôn có sức mạnh tinh thần luôn theo dõi và trợ giúp họ ở bất cứ nơi nào, chỗ nào mà họ không vượt qua được
Tuy nhiên, mặt trái của văn hoá tâm linh chính là mê tín - dị đoan Mê tín là lòng tin đến mê muội, cuồng si, thái quá; dị đoan là điều quái lạ, huyền hoặc do tin
mà có Do vậy, để xây dựng một đời sống văn hoá, văn minh ở cơ sở mang tính nhân văn, các cơ quan tổ chức quản lý nhà nước ở địa phương, những người chủ trì
lễ hội cần có nhiều biện pháp giáo dục, tuyên truyền, tổ chức khoa học, thậm chí ban hành những quy ước, “thẳng tay” đối với những hiện tượng phản văn hoá đang làm vẩn đục lối sống lành mạnh của nhân dân
Nhìn chung, tâm linh tinh thần là thuộc tính vốn có của con người, nó tồn tại
và kết thúc cùng sự tồn tại và kết thúc của xã hội loài người Tâm linh có vai trò ổn định đời sống tinh thần của mỗi cá nhân khác nhau vốn rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương trước những biến cố trong xã hội
Tóm lại, hạt nhân của văn hóa tâm linh là tôn giáo, tín ngưỡng, là sản phẩm của chủ nghĩa hữu thần, duy tâm; văn hóa tâm linh là một bộ phận trong đời sống văn hóa ngày hôm nay, mặc dù đó là sản phẩm của quá khứ nhưng vẫn tồn tại đến ngày hôm nay, đó là những sản phẩm tốt đẹp được bảo lưu để phục vụ cho xã hội hiện đại, xã hội cộng sản vô thần
1.3.2 Du lịch tâm linh đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững: người
dân địa phương được chủ động tham gia vào các hoạt động phục vụ khách tại các điểm du lịch tâm linh: bán hàng lưu niệm, hướng dẫn, chèo đò, tacxi, xe ôm, tiêu thụ sản vật địa phương, phục vụ ăn uống (Ví dụ ở Tràng An: 1 vụ đò bằng 3 vụ lúa) Du lịch tâm linh tạo việc làm và thu nhập trực tiếp cho người dân địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ nông nghiệp sang kết hợp dịch
vụ Có thể nói, cuộc sống của người dân đã thực sự đổi thay nhờ du lịch tâm linh
Trang 25Du lịch tâm linh mang lại những giá trị trải nghiệm thanh tao cho du khách, nhận thức và tận hưởng những giá trị về tinh thần giúp cho con người đạt tới sự cân bằng, cực lạc trong tâm hồn theo triết lý từ - bi- hỷ- xả của đạo Phật những giá trị
ấy có được nhờ du lịch tâm linh và đóng góp quan trọng vào sự an lạc, hạnh phúc
và chất lượng cuộc sống cho dân sinh
Du lịch tâm linh đạt tới sự phát triển cân bằng về các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường và đóng góp tích cực vào phát triển bền vững của một địa phương cũng như của cả nước
Tiểu kết chương 1
Du lịch tâm linh được quan tâm khai thác và phát triển trong thời gian gần đây gắn với sự khôi phục của các yếu tố tôn giáo tín ngưỡng, tâm linh và sự phát triển trở lại của các loại hình lễ hội dân gian và xu thế phát triển của đời sống tâm linh trong cộng đồng xã hội Loại hình du lịch tâm linh được phát triển vừa thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch về sinh hoạt tín ngưỡng, vừa thỏa mãn nhu cầu trải nghiệm du lịch nâng cao nhận thức theo yêu cầu của hoạt động du lịch thuần túy Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình này, đặc biệt là nhiều tài nguyên nhân văn có liên quan đến phát triển các loại hình du lịch tâm linh như chùa, đền, đình, nhà thờ … Bên cạnh đó, đời sống sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo ngày càng trở lên phong phú đa dạng, nhu cầu thỏa mãn về sinh hoạt tôn giáo ngày càng lớn, do đó loại hình du lịch tâm linh đã có cơ sở để phát triển
Trang 26Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TÂM LINH TỈNH LẠNG SƠN
2.1 Vài nét về du lịch tại Lạng Sơn
So với nhiều tỉnh trong cả nước Lạng Sơn được coi là một vùng lãnh thổ du lịch quan trọng Lạng Sơn nằm trong không gian du lịch miền núi Đông Bắc, phía Đông là trung tâm du lịch biển quan trọng của cả nước: khu Hạ Long, Cát Bà, phía Nam là thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến và các vùng phụ cận, phía Tây là tiểu vùng du lịch Tây Bắc, phía Bắc là một thị trường du lịch rộng lớn Trung Quốc Do
đó Lạng Sơn trở thành một vị trí quan trọng trong hệ thống các tuyến điểm du lịch của cả nước, ở ngay cửa ngõ của tổ quốc Lạng Sơn có các đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt rất quan trọng Vừa là điểm khởi đầu của quốc lộ 1A, đường sắt xuyên việt và các trục đường 4A, 4B Chính vì yếu tố như vậy đã khiến Lạng Sơn trở thành một trung tâm giao lưu buôn bán thương mại quan trong của khu vực phía Bắc đồng thời đã tạo cho Lạng Sơn là một trung tâm du lịch sôi động, tấp nập của cả nước không chỉ thu hút khách du lịch trong nước, Trung Quốc mà còn thu hút ngày càng đông khách du lịch các nước Đông Âu đến Lạng Sơn, ngoài việc thưởng thức cảnh đẹp họ còn nghiên cứu lịch sử phát triển, văn hoá, con người Lạng Sơn
Trang 27Ý thức được điều đó trong những năm vừa qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của tỉnh du lịch Lạng Sơn đã có những bước phát triển nhanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân Tuy nhiên du lịch của tỉnh trong những năm vừa qua phát triển chưa thực
sự bền vững và còn nhiều mặt hạn chế Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu vào đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch, việc thu hút đầu tư vào các khu, điểm du lịch còn chậm, tính xã hội hoá về du lịch chưa cao, khách du lịch đến Lạng Sơn chủ yếu theo hình thức tự phát, đi tham quan kết hợp mua sắm, giải quyết nhu cầu tâm linh và chỉ đi trong ngày, công tác xúc tiến đầu tư du lịch còn chậm, chất lượng nguồn nhân lực du lịch và tính xã hội hoá về du lịch còn nhiều hạn chế, cụ thể các hoạt động như sau:
Cơ sở vật chất ngành du lịch: Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch là một
yếu tố quan trọng trong cấu thành của sản phẩm du lịch Trong những năm vừa qua tỉnh Lạng Sơn đã quan tâm và chỉ đạo nên bước đầu đã hình thành các khu, điểm
du lịch với hệ thống cơ sở vật chất đủ điều kiện phục vụ du lịch Tuy nhiên các khu, điểm du lịch được đầu tư vào còn mang tính tự phát, do chưa có quy hoạch cụ thể, quy mô nhỏ nên đã hạn chế chất lượng trong việc phục vụ khách du lịch
Hoạt động lữ hành: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 05 đơn vị kinh
doanh lữ hành quốc tế Nhìn chung trong những năm vừa qua các doanh nghiệp du lịch kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành hoạt động có hiệu quả và đã đem lại nguồn thu nhập và việc làm ổn định cho người lao động trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Qua thực tế hoạt động kinh doanh, bằng những kinh nghiệm của mình, với những lợi thế của địa phương và đặc biệt trong bối cảnh hội nhập phát triển giữa các vùng, khu vực cũng như hội nhập quốc tế, để hoạt động kinh doanh có hiệu quả chiếm lĩnh
mở rộng được thị trường, mỗi đơn vị đều có chủ trương định hướng chiến lược để duy trì và phát triển không ngừng lớn mạnh
Trang 28Cơ sở lưu trú và dịch vụ nhà hàng: Thời gian qua trên địa bàn tỉnh có nhiều
thành phần kinh tế và nhiều doanh nghiệp các tỉnh bạn đến Lạng Sơn đầu tư kinh doanh du lịch dịch vụ, cụ thể Lạng Sơn hiện có gần 200 cơ sở lưu trú; các cơ sở phục vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh phát triển tương đối phong phú, đa dạng, hiện trên địa bàn tỉnh có hàng trăm nhà hàng thuộc các thành phần tư nhân và các nhà hàng nằm trong hệ thống khách sạn với đầy đủ các dịch vụ và các món ẩm thực truyền thống và đặc sắc mang đậm nét văn hoá dân tộc của vùng đát Xứ Lạng đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch
Các cơ sở thể thao và dịch vụ vui chơi giải trí: Hệ thống các cơ sở phục vụ
hoạt động thể thao và vui chơi giải trí đã được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng chưa đáp ứng đựơc nhu cầu hiện nay của khách du lịch Hiện nay hoạt động tiêu khiển của khách chủ yếu dự vào cảnh quan thiên nhiên, tham quan hiểu biết về văn hoá dân tộc
Các cơ sở thương mại và dịch vụ: Do có vị trí giáp với nước bạn Trung
Quốc nên lượng hàng hoá trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn rất phong phú và đa dạng do
đó khách du lịch đến với Lạng Sơn chủ yếu là mua sắm hàng hoá, đặc sản địa phương và đồ lưu niệm Hệ thống các chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh trong những năm qua được quan tâm đầu tư và đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân cũng như nhu cầu mua sắm của khách du lịch Tuy nhiên hệ thống chợ và các cửa hàng chất lượng còn thấp, quy mô và kiểu dáng chưa hoà nhập với cảnh quan kiến trúc, chưa đảm bảo an toàn, các sản phẩm,
đồ lưu niệm mang nét đặc trưng của địa phương còn thiếu chưa đa dạng chủ yếu là hàng hoá của Trung Quốc Nên định hướng trong tương lai cần thiết quy hoạch và xây dựng khu trung tâm thương mại để trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm truyền thống của địa phương, đặc biệt cần xây dựng khu chợ chỉ chuyên dành cho
ẩm thực đặc sắc của địa phương để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khách du lịch trong và ngoài nước
Trang 29Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch du lịch: Việc xây dựng, điều
chỉnh quy hoạch phát triển du lịch đã góp phần tích cực vào việc quản lý, bảo vệ khai thác tài nguyên du lịch được đúng hướng và chủ động hơn Tuy nhiên hiện nay
so với thực tế phát triển của du lịch Lạng Sơn và phương thức lập quy hoạch du lịch của khu vực chưa đáp ứng được yêu cầu, các chiến lược, định hướng đưa ra đúng nhưng quá tổng quát nên khi triển khai không thực hiện được, do đó trong quá trình lập quy hoạch và quản lý quy hoạch cần phải thực hiện gắn liền với thực tế của địa phương để lập quy hoạch đảm bảo được sự đồng bộ trong quá trình phát triển
Các cơ chế chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư: Trong những năm
vừa qua tỉnh Lạng Sơn đã tạo điều kiện và khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước thực hiện các dự án đầu tư vào Lạng Sơn được hưởng các mức ưu đãi theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoặc đầu tư theo Luật đầu tu khuyến khích trong nước, đảm bảo thực hiện đầy đủ, nhanh chóng, ổn định lâu dài và nhất quán những chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư áp dụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Cụ thể khi đầu tư tại các khu du lịch sẽ được ưu đãi: Giá thuê đất tính bằng 50% giá thuê đất hiện hành; miễn tiền thuê đất, tiền sử du ̣ng đất trong 15 năm
và giảm 50% tiền thuê đất trong 15 năm tiếp theo Riêng đầu tư vào Khu du li ̣ch Mẫu Sơn được miễn tiền thuê đất, tiền sử du ̣ng đất trong suốt thời gian thực hiê ̣n dự án Được ngân sách tỉnh hỗ trợ lại 100% thuế thu nhâ ̣p doanh nghiê ̣p trong 2 năm và 50% trong 2 năm tiếp theo , tính từ khi hết thời hạn miễn giảm thuế thu nhâ ̣p doan h nghiê ̣p theo quy đi ̣nh ta ̣i Quyết đi ̣nh số 20/2003/QĐ-UB ngày 27-8-
2003 Hỗ trợ đền bù giải phóng mă ̣t bằng : Tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí đền bù , giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư vào Khu du lịch Mẫu Sơn ; Các khu du lịch khác được hỗ trợ kinh tế đền bù, giải toả mặt bằng như quy định
(Nguồn Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lạng Sơn)
Công tác quản lý các hoạt động du lịch và dịch vụ khác
Trang 30Công tác quản lý trong lĩnh vực lữ hành: Việc quản lý các đơn vị kinh doanh
lữ hành trên địa bàn tỉnh được cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương trực tiếp là
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn quản lý chặt chẽ việc thực hiện đúng các cơ chế chính sách pháp luật của nhà nước Trong những năm vừa qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn thường xuyên triển khai cụ thể hệ thống các văn bản, Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Tổng cục Du lịch đến các đơn vị kinh doanh lữ hành, nhìn chung các đơn vị hoạt động có hiệu quả, đem lại thu nhập cho người lao động, góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch địa phương phát triển
Công tác quản lý trong lĩnh vực lưu trú du lịch: Hiện nay việc quản lý các cơ
sở lưu trú trên địa bàn tỉnh thông qua việc phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch Việc xếp hạng khách sạn và sắp xếp cơ sở lưu trú du lịch nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch
Do đặc thù về loại hình cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chủ yếu là các khách sạn, nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn tối thiểu, trình động của đội ngũ nhân viên chưa đồng đều, các cơ chế chính sách về phát triển cơ sở lưu trú du lịch còn thiếu, chưa đồng bộ, việc phối hợp giữa các ngành chức năng còn chậm, chưa có sự phối hợp chặt chẽ
Công tác tuyên truyền quảng bá: Trong những năm vừa qua công tác tuyên
truyền quảng bá đã được quan tâm đúng mức, hiện nay nhằm phát triển du lịch Lạng Sơn công tác này đã được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài, thông qua các lễ hội, hội chợ du lịch, các cuộc hội thảo, họp báo đã tạo ra sự chuyển biến lớn về nhận thức, xác định đúng vai trò và vị trí của du lịch Lạng Sơn, đồng thời công tác này đã và đang được các cấp, các ngành, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài quan tâm
2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tâm linh tại Lạng Sơn
Trang 31Qua điều tra khảo sát, hiện nay khách du lịch đến với Lạng Sơn chủ yếu tham gia vào loại hình du lịch tâm linh là chính Do từ lâu, tín ngưỡng thờ Mẫu đã
ăn sâu vào tâm trí người dân Việt Nam song song với tín ngưỡng Đạo Phật Tại Lạng Sơn, đền Công đồng Bắc Lệ và các đền, phủ trực hệ tín ngưỡng Tứ Phủ như đền Quan Giám, Chầu Lục, chầu Mười, Mẫu Đồng Đăng, đền Kỳ Cùng vv… như
là một sự tuần tự bắt buộc của tín ngưỡng thờ Mẫu Với quan niệm cầu tài lộc, may mắn và đặc biệt là nghi thức Hầu đồng, thì các đền chùa ở Lạng Sơn luôn thu hút
du khách với số lượng lớn mỗi năm Năm 2012 tổng lượng khách đạt 2.179.000 lượng, doanh thu xã hội đạt 793,5 tỷ đồng; năm 2014 tổng lượng khách đạt 2,2 triệu lượt, doanh thu đạt 800 tỷ đồng; dự kiến năm 2015 sẽ là 2.710.000, tăng 50%, đến năm 2015 ước đạt 890 tỷ đồng, tăng 28% (Nguồn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn)
Với tiềm năng du lịch của tỉnh, đó là động cơ thúc đẩy hoạt động du lịch tại các di tích, các công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng phát triển mạnh
Bên cạnh những kết quả đó, tại các điểm cơ sở thờ tự khác lượng khách tương đối thấp, do hạn chế nhiều mặt: những sản phẩm đó đa số là những sản phẩm còn thô, chưa được gọt dũa và chưa đạt được đến cái gọi là "sản phẩm du lịch tâm linh" thứ thiệt Lạng Sơn đã có sẵn những sản phẩm được thiên nhiên và tổ tiên ban tặng nhưng chưa có giải pháp khai thác và phát huy hiệu quả những giá trị vô giá đó, từ
đó làm cho sản phẩm du lịch tâm linh cứ nhàn nhạt, thậm chí là sẽ dần bão hòa khiến cho khách du lịch không mấy ấn tượng, ít quay trở lại hoặc đến rồi đi rất nhanh mà chưa níu chân khách ở lâu, nhớ mãi Cụ thể ở đây là: khách đến lễ ở một đền, chùa nào đó… lễ để cầu mong tốt lành, lễ là thực hành nghi thức tín ngưỡng
Lễ xong, không có gì để thăm quan, lễ như là một sự đương nhiên Mặc dù các đền chùa ở Lạng Sơn đã nổi tiếng về linh thiêng và được coi như là sự phải đi đến đó trong ý niệm và quan niệm của nghi thức thờ Mẫu, tuy nhiên khách du lịch đến lễ rồi về, thậm chí đa số khách du lịch còn chưa có sự hiểu biết rõ ràng về lịch sử, giá
Trang 32trị văn hóa của ngôi đền, ngôi chùa mà họ vừa vào hành lễ Các đền chùa đa số là chật hẹp, không có ngoại cảnh để khách thăm quan, không có thuyết minh viên, thậm chí về những dịp lễ hội lại rất nhếch nhác, vẫn tồn tại hiện tượng ăn mày ăn xin, thiếu sự quản lý và điều hành khoa học (ví dụ: không gian chật hẹp tại đền Tả Phủ; tình trạng lộn xộn tại các dịp cao điểm tại đền mẫu Đồng Đăng; ăn mày, ăn xin tại Chùa Thành, chùa Tiên…) Một điểm cần lưu ý là những điểm du lịch là công trình kiến trúc mang giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh đang được đưa vào khai thác trên địa bàn tỉnh còn rất ít so với những gì ta có Riêng khu vực Thành phố theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2014 có gần 20 ngôi đền, chùa nhưng những chùa được đưa vào khai thác du lịch chỉ khoảng 03 đền chùa: chùa Thành, đền Kỳ Cùng… Đây là một sự lãng phí lớn đối với ngành du lịch và trong thời gian tới cần được các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và các công ty kinh doanh du lịch quan tâm tìm hiểu, đưa vào thử nghiệm trong các chương trình mới tại các điểm đền, chùa tuy quy mô nhỏ nhưng ý nghĩa lịch sử, giá trị văn hóa tâm linh là vô cùng to lớn: đền Quỷ Môn (Chi Lăng), chùa Tiên (Thành phố)… Chính quyền, các công ty du lịch và người dân địa phương không có sự phối hợp đồng bộ để khai thác được tối đa lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh du lịch
Đó là những vấn đề cấp thiết đặt ra cho các cơ quan chức năng và cả các nhà nghiên cứu phải luôn quản lý, giám sát, tìm hiểu thực trạng để có những hướng giải quyết kịp thời Với hiện trạng như vậy hoạt động du lịch tại các điểm du lịch tôn giáo, tín ngưỡng chưa thực sự mang lại hiệu quả cao trên hai phương diện: đối với
di tích và đối với các nhà kinh doanh du lịch
Đối với di tích khi tiếp đón du khách nội địa là những du khách đến đây theo thói quen Đa phần trong số họ chưa nhận thức và đánh giá được đầy đủ giá trị của
di tích Trong khi đó bản thân họ gây lên những ồn ào, rác rưởi, những sự vô ý thức như, bẻ cành, hái hoa,…Sự xuống cấp nhanh chóng của những di tích là điều không tránh khỏi
Trang 33Đối với các nhà kinh doanh du lịch, khi khách du lịch đến các đền, chùa đều
tự phát thì việc thu lợi nhuận từ việc tổ chức các tour trọn gói là gần như không có
mà chỉ có thể thu được từ việc kinh doanh dịch vụ vận chuyển Thêm vào đó, tại các điểm này chỉ nở rộ các dịch vụ bình dân, chất lượng thấp do dân địa phương gây dựng một cách manh mún, đơn lẻ nên “mạnh ai người ấy thắng” chứ không có một sự quy hoạch tổng thể Vì dịch vụ chất lượng không cao nên cũng không thu hút được du khách với khả năng chi trả cao Điều này dẫn tới việc không thu được nguồn lợi thực sự cho việc tổ chức kinh doanh du lịch văn hóa tâm linh tại địa phương trong khi vẫn phải chi trả cho việc bảo vệ di tích trước sự xuống cấp do du khách gây ra Đây là một sự lãng phí nguồn tài nguyên nghiêm trọng
2 3 Thị trường khách du lịch tâm linh tại Lạng Sơn
Du lịch tâm linh ngày càng được xã hội tiếp cận và nhìn nhận tích cực cả về khía cạnh kinh tế và xã hội Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đối với phát triển
du lịch tâm linh và coi đó là một trong những giải pháp đáp ứng đời sống tinh thần cho nhân dân Đồng thời thông qua hoạt động du lịch tâm linh góp phần vào việc bảo tồn, tôn vinh những giá trị truyền thống, suy tôn những giá trị nhân văn cao cả (Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Việt Nam phát biểu tại Hội nghị Quốc tế du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững tại Ninh Bình tháng 11/2013)
2.3.2 Lượng khách du lịch tâm linh
Thị trường khách du lịch nội địa
Trang 34Trong thời gian từ tháng 12 năm 2013 đến hết tháng 3 năm 2014, qua việc tổ chức khảo sát, thu thập thông tin qua phiếu dành cho khách du lịch đến với Lạng Sơn Địa bàn chủ yếu gồm: Khu di tích danh thắng Nhị - Tam Thanh, Chùa Thành, đền Kỳ Cùng, chùa Tiên, đền Mẫu Đồng Đăng và tại một số khách sạn lớn trên địa bàn thành phố Lạng Sơn Kết quả cho thấy :
Khách du lịch đến với Lạng Sơn thường kết hợp tham quan, du xuân, chiêm bái tại các đền chùa và mua sắm tại các chợ, vùng cửa khẩu Về thành phần dân tộc, chủ yếu là dân tộc Kinh Về cơ cấu độ tuổi rất đa dạng, nhiều nhất vẫn là trong độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi, trong đó lượng khách du lịch tâm linh thuần túy (nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo tại các đền, chùa) có độ tuổi trên 50 chiếm số lượng đáng kể Nhiều người trong số đó đã đến Lạng Sơn lần thứ 2 hoặc nhiều lần, chủ yếu qua sự giới thiệu của bạn bè và người thân Đa số khách du lịch đến với Lạng Sơn tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và Thành phố Hà Nội Một số đến từ các địa phương khác như Thành phố Hồ Chí Minh, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Phú Thọ…, trong đó có số ít người kết hợp đi lễ đền, chùa tại Lạng Sơn kết hợp với các tỉnh khác, hoặc quá cảnh sang Trung Quốc du lịch đầu xuân
Hình thức đi du lịch Lạng Sơn chủ yếu là khách tự tổ chức đoàn đi, hoặc đi theo nhóm riêng lẻ như đối với một số sinh viên, một số khách đi thăm người thân Việc tổ chức đi theo công ty du lịch, các hãng lữ hành…ít được lựa chọn Thời điểm đi du lịch Lạng Sơn của khách du lịch không cố định, đa số có mục đích đi tham quan mua sắm, sau mới đến kết hợp du lịch văn hóa tâm linh Có đến 76,5%
số người được hỏi tham gia lễ đền, chùa cầu sức khỏe, 61,8% thỉnh thoảng ủng hộ công đức tại các điểm di tích tín ngưỡng, tôn giáo Có 166 người cho rằng du lịch văn hóa tâm linh tại Lạng Sơn hấp dẫn vì thuận tiện giao thông, và 103 người cho rằng đó là gần các khu mua sắm, 66% khách du lịch trả lời hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại Lạng Sơn đã đáp ứng được nhu cầu của họ, 46,2 % cho rằng cần
Trang 35ưu tiên phát triển nguồn nhân lực du lịch, 28,7% lại cho rằng cần quan tâm đầu tư, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch văn hóa tâm linh
Nhìn chung, khách du lịch đến với Lạng Sơn chủ yếu kết hợp tham quan mua sắm và tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo Một số ít trong đó theo đạo Phật và thường xuyên tham gia hoạt động tôn giáo tại chùa Thành Yếu tố thu hút khách du lịch văn hóa tâm linh ở Lạng Sơn là thuận tiện về giao thông, gần các khu mua sắm Đa số đã được đáp ứng nhu cầu khi tham gia các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo tại Lạng Sơn
- Thị trường khách du lịch quốc tế
Đối tượng: khách du lịch quốc tế đến Lạng Sơn thông qua đường bộ là cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị chủ yếu là khách du lịch Trung Quốc Đây là thị trường khách quốc tế lớn nhất và phù hợp với các sản phẩm du lịch tâm linh của Lạng Sơn Theo thống kê từ 2010 trở lại đây thị trường khách quốc tế (Trung Quốc) luôn chiếm tỷ trọng hơn 96% trong tổng số khách quốc tế đến Lạng Sơn Khách Trung Quốc ngoài việc đi du lịch ở Lạng Sơn đều muốn nối tour đi tham quan những địa danh nổi tiếng của Việt Nam như: Hà Nội - Hải Phòng và đặc biệt là Vịnh Hạ Long - kỳ quan thiên nhiên của thế giới Đây chính là cơ hội tốt cho du lịch tâm linh Lạng Sơn trong bối cảnh hợp tác phát triển theo hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh
Mục đích chuyến đi: theo một điều tra mới đây của Viện nghiên cứu phát triển
du lịch về thị trường tại các tỉnh, thành phố trong cả nước để phục vụ xây dựng Chiến lược phát triển du lịch đến 2020 và tầm nhìn đến 2030, thống kê mục đích của du khách quốc tế nói chung và thị trường khách trọng điểm Trung Quốc tham gia vào loại hình du lịch tâm linh mục đích chủ yếu tham gia các lễ hội dân gian truyền thống tại Lạng Sơn (ví dụ: lễ hội đền Mẫu Đồng Đăng) tại Lạng Sơn
2.4 Phân kỳ du khách và nhu cầu lưu trú của du khách
Trang 36Phân kỳ: khách du lịch tâm linh đến Lạng Sơn chủ yếu tập trung đông vào các
dịp đầu năm và cuối năm âm lịch Đầu năm do có các lễ hội trải dài trên địa bàn, không khí du xuân vẫn còn, lượng khách du lịch tập trung có thời điểm công xuất buồng phòng các khách sạn đạt 100%, trong đó riêng khách du lịch tâm linh chiếm 40% Thời điểm tháng 01, 02 (âm lịch) năm 2014 tổng lượng khách du lịch tâm linh ước tính khoảng 30% trong tổng số hơn 2 triệu lượt khách cả năm 2014
Nhu cầu lưu trú: thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch ngắn, có thể
chỉ vài giờ trong ngày, nhưng cũng có thể kéo dài nhiều ngày Thông thường khách
du lịch tâm linh đến Lạng Sơn đi trong ngày và ít nghỉ lại qua đêm Thời gian lưu trú lâu dài nhất là 1.5 ngày như ở đền Mẫu Đồng Đăng gắn với các mục đích khác như mua sắm, sinh thái
Nhu cầu ăn uống: khách du lịch tâm linh đến Lạng Sơn cũng rất muốn kết
hợp tìm hiểu ẩm thực Xứ Lạng Hệ thống khách sạn, nhà hàng trên địa bàn Thành Phố đã phần nào đáp ứng đủ nhu cầu ăn uống cho du khách, đặc biệt là những món
ăn mang đạm bản sắc dân tộc tryền thống được khách ưa thích và quan tâm khám phá tìm hiểu Tuy nhiên một số dịch vụ ăn uống phục vụ cho khách du lịch tâm linh
có nhu cầu ăn chay hiện chưa đc đáp ứng, trên địa bàn Lạng Sơn chưa có nhà hàng nào chế biến đồ ăn chay Bên cạnh đó phần đa khách tại các tỉnh như: Nam Định, Thái Bình, Hải Dương…họ không sử dụng dịch vụ ăn uống khi tham gia vào các hoạt động du lịch tâm linh tại Lạng Sơn mà chủ yếu tự phục vụ Do đó nhu cầu ăn uống của khách du lịch tâm linh tại Lạng Sơn là không cao
2.5 Đặc điểm và xu hướng của du khách
Sự đặc thù khác biệt của du lịch tâm linh Lạng Sơn so với các nơi khác trong
cả nước quyết định đến xu hướng của du khách khi tham gia loại hình du lịch tâm linh tại Lạng Sơn theo ba xu hướng chủ yếu như sau:
Trang 37Du lịch tâm linh gắn với hoạt động thăm quan, viễn cảnh tại các ngôi chùa, đền hay công trình văn hóa tôn giáo gắn với các di tích là đối tượng mục tiêu hướng tới của du lịch tâm linh Lạng Sơn
Du lịch tâm linh gắn với thờ cúng, tri ân những vị anh hùng dân tộc, những
vị tiền bối có công với nước, dân tộc (Thành hoàng) trở thành du lịch về cội nguồn dân tộc với đạo lý uống nước nhớ nguồn
Du lịch tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dòng tộc, tri ân, báo hiếu đối với các bậc sinh thành
Du lịch tâm linh gắn với các hoạt động lễ hội hướng tới sự cân bằng, thanh tao, siêu thoát trong đời sống tinh thần
Ngoài ra xu hướng của du khách còn có những hoạt động gắn với những yếu
tố linh thiêng và những điều huyền bí
2.6 Chi tiêu của khách
Chi tiêu của phần lớn khách du lịch tại các điểm tâm linh thường là thấp, chủ yếu chi cho các hoạt động phục vụ tế lễ, cầu nguyện, chiêm bái mà ít phát sinh chi phí Một số điểm tâm linh thu phí tham quan, còn lại hầu hết các điểm tâm linh gắn với tín ngưỡng không thu phí nhưng đều có các hòm công đức để khách tự nguyện đóng góp Số tiền đóng góp tự nguyện đó khá lớn và là nguồn thu chính cho việc trùng tu, quản lý vận hành các điểm du lịch tâm linh Các chi tiêu cơ bản cho các hoạt động di chuyển (xe ô tô taxi, xe ôm ) chiếm một tỷ trọng tương đối Chi cho ăn uống và giải khát, chi cho lưu trú qua đêm, lưu niệm, sản vật địa phương chiếm một tỷ trọng đáng kể nhưng không lớn do khách hầu hết viếng thăm trong thời gian ngắn, ít nghỉ lại qua đêm Theo thống kê, doanh thu từ các địa điểm du lịch tâm linh còn rất khiêm tốn Tuy nhiên, hiệu ứng lan tỏa của chi tiêu tại điểm du lịch tâm linh đến cộng đồng dân cư là rất lớn, có tác động rõ rệt thông qua tạo việc làm, bán hàng lưu niệm, sản vật địa phương
2.7 Tài nguyên du lịch tâm linh
Trang 38Tài nguyên du lịch tâm linh là một trong những yếu tố cơ bản, điều kiện tiên quyết để hình thành và phát triển du lịch tâm linh ở Lạng Sơn Số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng của chúng và mức độ kết hợp các loại tài nguyên tâm linh trên địa bàn Lạng Sơn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển du lịch tâm linh tại Lạng Sơn Vì vậy, sức hấp dẫn du lịch tâm linh của Lạng Sơn phụ thuộc rất nhiều vào
nguồn tài nguyên du lịch tâm linh của tỉnh
2.7.1 Tài nguyên du lịch tâm linh vật thể: bao gồm các di tích lịch sử như:
các cơ sở thờ tự là đền, chùa, thánh thất, các di sản văn hoá vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch tâm linh
So với các tỉnh miền núi phía Bắc của nước ta, Lạng Sơn có một hệ thống di tích khá phong phú và đa dạng, có giá trị rất lớn về văn hoá, dân tộc, tôn giáo, quân sự…từ thời tiền sơ sử đến cận hiện đại Một trong 04 loại hình di tích hiện đang tồn tại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là hệ thống di tích Kiến trúc - Nghệ thuật, bao gồm: Đình, đền, chùa, thánh thất… (gọi chung là đền, chùa) Theo kết quả kiểm kê, phân loại di tích, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 250 di tích là đền, chùa Trong số đó đã có
11 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 35 di tích được xếp hạng cấp tỉnh
Các di tích kiến trúc đền, chùa là những công trình văn hoá tâm linh, văn hoá tinh thần, là nơi diễn ra các lễ hội truyền thống đặc sắc Đối với người Tày, Nùng bản địa, Phật giáo của họ mang tính chất dân gian, việc thờ cúng Phật chỉ dừng ở mức độ thờ tranh Phật Thích Ca, Quan Âm Bồ Tát, do vậy kiến trúc chùa ở Lạng Sơn phần lớn tập trung ở nơi đô thị, nơi tập trung nhiều đồng bào Việt cư trú với các di tích nổi tiếng như: Chùa Thành, chùa Tiên, chùa Tam Thanh, chùa Tam Giáo (thành phố Lạng Sơn), chùa Bắc Nga (Cao Lộc, chùa Thanh Hương (Văn Lãng)… Bên cạnh đó, hệ thống di tích đình, đền, miếu thờ tín ngưỡng dân gian như Thánh Mẫu, Thánh Trần, Thuỷ Thần, Thổ Công, Thành Hoàng… cũng tồn tại ở Lạng Sơn với mật độ khá dày đặc Đặc biệt là các đền phủ thờ Thánh Mẫu, Thánh Trần là
Trang 39những di tích tín ngưỡng truyền thống của người Việt được hình thành theo bước chân định cư của cư dân Việt ở nơi đây Tín ngưỡng này đã được đồng bào địa phương tiếp nhận và cùng sinh hoạt, thờ cúng Có thể coi tín ngưỡng này là yếu tố gắn kết cộng đồng, thể hiện văn hoá truyền thống và bản sắc của dân tộc Những di tích tiêu biểu của loại hình này có giá trị lịch sử, văn hoá nghệ thuật còn tồn tại và phát triển đến ngày nay có thể kể đến: Đền Kỳ Cùng, đền Cửa Đông, đền Cửa Tây (thành phố Lạng Sơn), đền Mẫu Đồng Đăng (huyện Cao Lộc), đền Bắc Lệ (huyện Hữu Lũng)… Ngoài ra còn phải kể đến các di tích thờ các vị anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hoá đã có công khai phá, giữ yên bờ cõi đất nước, ổn định và phát triển kinh tế xã hội ở Lạng Sơn từ xa xưa như: Đền Tả Phủ, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn (thờ Tả Đô đốc, Hán Quận công Thân Công Tài – Thế kỷ XVII), đền thờ Đức Thánh Trần Triều (Trần Quốc Tuấn) ở thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định…
Những tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh vật thể này mang đặc điểm chung
có thể trở thành sản phẩm du lịch tâm linh, bởi nó đáp ứng được 3 yếu tố: phục vụ
du lịch tham quan các cơ sở tín ngưỡng; là nơi thực hành các nghi thức tín ngưỡng, dân gian; là nơi diễn ra các lễ hội tôn giáo tín ngưỡng Có thể kết nối thành các tour, tuyến du lịch tâm linh do vị trí địa lý đều nằm trải dài trên quốc lộ 1A, từ huyện Hữu Lũng, Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn và huyện Cao Lộc
Các tài nguyên này mang những yếu tố đặc sắc riêng có ở Lạng Sơn hấp dẫn khách du lịch như: do Lạng Sơn là vùng đất phên dậu của đất nước, đồng thời cũng
là vùng đất biên mậu, người buôn bán kinh doanh đi lễ nhiều…đã xây dựng hình tượng các vị Mãi thần, Mại thần… tiêu biểu là tại đền Tả Phủ (ngôi đền thờ Tả Đô đốc Hán quận công Thân Công Tài - người đã có công khai mở phố chợ Kỳ Lừa) Hay hầu hết các tài nguyên du lịch này vừa là các di tích lịch sử tôn giáo, tín ngưỡng lại vừa là những danh lam thắng với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, hoặc gắn liền với các trung tâm mua sắm nổi tiếng của Lạng Sơn, du khách có thể trải
Trang 40nghiệm nhiều loại hình du lịch khác nhau: du lịch tâm linh kết hợp tham quan danh lam thắng cảnh, kết hợp mua sắm… (ví dụ: động Nhị - Tam Thanh, nàng Tô thị, Thành nhà Mạc; hay đền Mẫu Đồng Đăng - chợ Đồng Đăng; đền Tả Phủ - chợ Kỳ Lừa…)
2.7.2 Tài nguyên du lịch tâm linh phi vật thể bao gồm các lễ hội tôn giáo,
tín ngưỡng, các nghi lễ, các yếu tố văn hoá mang tính tâm linh: văn nghệ dân gian,
vũ đệu, ẩm thực (ăn chay), các di sản văn hoá phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch tâm linh Một số tài nguyên du lịch tâm linh (phi vật thể)
ở Lạng Sơn:
- Lễ hội
Đây là loại hình du lịch rất phát triển tại Lạng Sơn, với một lịch lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng dày đặc vào tháng giêng âm lịch hàng năm sẽ là một trong những điều kiện tốt nhất để thu hút khách đến tham quan du lịch tìm hiểu về các lễ hội diễn ra trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Lễ hội Lạng Sơn nhiều về số lượng, phong phú
về nội dung, loại hình Đặc biệt lễ hội Lạng Sơn vừa mang những đặc trưng của lễ hội cổ truyền Việt Nam và vùng Việt Bắc vừa mang sắc thái riêng của vùng văn hóa Xứ Lạng Các lễ hội đều mang nội dung xây dựng và bảo vệ cuộc sống ấm no, hạnh phúc Ngoài các giá trị về tinh thần, văn hóa, lịch sử, các lễ hội Lạng Sơn còn chứa đựng giá trị văn hóa - du lịch sâu sắc
Một số loại hình lễ hội tiêu biểu như sau:
- Lễ hội dân gian truyền thống;
- Hội có nghi lễ mô phỏng một cuộc tế lễ (các lễ hội liên quan tới tôn giáo):
lễ Phật đản, giáng sinh;
Đặc điểm lễ hội tại Lạng Sơn:
Thời gian: lễ hội dân gian truyền thống tập trung trong hai mùa: xuân, thu