1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn phân tích chính sách thuế chính sách thuế và vấn đề tăng trưởng kinh tế bền vững

16 1,5K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 59,72 KB

Nội dung

Trên góc độ phân phối thu nhập: “ Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành các quý tiền tệ tập trung của nhà nước để đáp ứng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

LỚP CAO HỌC K24 – GĐ A314

ĐỀ TÀI:

CHÍNH SÁCH THUẾ VÀ VẤN ĐỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BỀN VỮNG

GVHD: PGS.TS NGUYỄN NGỌC HÙNG

Học viên: Nguyễn Thị Diễm Chi

MSSV: 7701240780A

12-2015

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong lịch sử hình thành Nhà nước đi kèm với nó là phải có vật chất đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động theo chức năng của mình Điều này chỉ có thể thực hiện được nhờ vào ngân sách Nhà nước Đồng thời, Nhà nước dùng quyền lực chính trị để ban hành những qui định pháp luật cần thiết làm công cụ phân phối lại một phần của cải của xã hội dưới hình thức giá trị sáng tạo và hình thành quỹ tiền

tệ nhờ vào thuế

Thuế không chỉ là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách Nhà nước, thuế còn là công cụ điều tiết vĩ mô thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Bởi vậy, thuế có một vai trò cực kỳ to lớn đối với mỗi quốc gia Đặc biệt là “ Để duy trì quyền lực công cộng cần phải có sự đóng góp của những người công dân cho Nhà nước, đó là thuế má” - F.Anghen Thuế bao giờ cũng là hình thức động viên, mang tính bắt buộc gắn liền với quyền lực chính trị của Nhà nước, được thể hiện bằng các sắc Luật thuế do Nhà nước qui định

Chính nhờ vai trò quan trọng của thuế, chính sách thuế cũng góp phần ảnh hưởng đến vấn đề tăng trưởng kinh tế bền vững của một quốc gia Để hiểu rõ hơn

về đề tài “Chính sách thuế và vấn đề tăng trưởng kinh tế bền vững”, tôi tập trung nghiên cứu vào các khía cạnh: thuế và vai trò của chính sách thuế; thế nào là tăng trưởng kinh tế bền vững?; các yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế bền vững; tác động của chính sách thuế đối với tăng trưởng kinh tế bền vững …

Trang 3

CHÍNH SÁCH THUẾ VÀ VẤN ĐỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BỀN VỮNG

I Thuế và vai trò của chính sách thuế đối với nền kinh tế

1 Khái niệm về thuế - chính sách thuế

1.1 Khái niệm thuế

Cho đến nay trong các sách báo kinh tế trên thế giới vẫn chưa có thông nhất tuyệt đối về khái niệm thuế Đứng trên các góc độ khác nhau theo các quan điểm của các nhà kinh tế khác nhau thì có định nghĩa về thuế khác nhau

Theo nhà kinh tế học Gaston Jeze trong cuốn “Tài chính công” đưa ra một định nghĩa tương đối cổ điển về thuế: “ Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà Nước.” Trên góc độ phân phối thu nhập: “ Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành các quý tiền tệ tập trung của nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.”

Trên góc độ người nộp thuế: “ Thuế là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước theo luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng , nhiệm vụ của nhà nước.”

Trên góc độ kinh tế học :” Thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó, nhà nước

sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội của nhà nước.”

Theo từ điển tiếng việt :” Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân hoặc các tổ chức kinh doanh, tuỳ theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp… buộc phải nộp cho nhà nước theo mức quy định.”

Từ các định nghĩa trên ta có thể rút ra được một số đặc trưng chung của thuế là:

 Thứ nhất, nội dung kinh tế của thuế được đặc trưng bởi các mỗi quan hệ tiền

tệ phát sinh dưới nhà nước và các pháp nhân, các thể nhân trong xã hội

Trang 4

 Thứ hai, những mỗi quan hệ dưới dạng tiền tệ này được nảy sinh một cách khách quan và có ý nghĩa xã hội đặc biệt- việc chuyển giao thu nhập có tính chất bắt buộc theo mệnh lệnh của nhà nước

 Thứ ba, xét theo khía cạnh pháp luật, thuế là một khoản nộp cho nhà nước được pháp luật quy định theo mức thu và thời hạn nhất định

Từ các đặc trưng trên của thuế , ta có thể nêu lên khái niệm tổng quát về thuế là: “ Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng.”

1.2 Đặc điểm của thuế

Thuế có những thuộc tính tương đối ổn định qua từng giai đoạn phát triển và biểu hiện thành những đặc trưng riêng có của nó, qua đó giúp ta phân biệt thuế với các công cụ khác Những đặc trưng đó là:

*Đặc điểm thứ nhất : Thuế là một biện pháp tài chính của Nhà nước mang

tính quyền lực, tính cưỡng chế, tính pháp lý cao nhưng sự bắt buộc này là phi hình sự

Quá trình động viên nguồn thu từ thuế của Nhà nước là quá trình chuyển đổi quyền sở hữu một bộ phận thu nhập của các pháp nhân và thể nhân thành quyền sở hữu của Nhà nước Do đó Nhà nước phải dùng quyền lực để thực hiện quyền chuyển đổi Tính quyền lực tạo nên sự bắt buộc là một tất yếu khách quan, nhưng

vì các hoạt động thu nhập của thể nhân và pháp nhân không gây cản trở cho xã hội nên tính bắt buộc này là phi hình sự Vì vậy có thể nói việc đánh thuế không mang tính hình phạt

Đặc điểm này được thể chế hoá trong hiến pháp của mọi quốc gia, việc đóng góp thuế cho nhà nước được coi là một trong những nghĩa vụ bắt buộc đối với công dân Mọi công dân làm nghiã vụ đóng thuế theo những luật thuế được cơ quan quyền lực tối cao quy định và nếu không thi hành sẽ bị cưỡng chế theo những hình thức nhất định

* Đặc điểm thứ hai: Thuế tuy là biện pháp tài chính của Nhà nước mang tính

bắt buộc, song sự bắt buộc đó luôn luôn được xác lập trên nền tảng kinh tế-xã hội của người làm nhiệm vụ đóng thuế, do đó thuế bao giờ cũng chứa đựng các yếu tố kinh tế xã hội

Trang 5

+ Yếu tố kinh tế thể hiện : Hệ thống thuế trước hết phải kể đến thu nhập bình quân đầu người của một Quốc gia, cơ cấu kinh tế, thực tiễn vận động của cơ cấu kinh tế đó, cũng như chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước Cùng với yếu tố đó còn phải kể đến phạm vi, mức độ chi tiêu của Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng kinh tế của mình

+ Yếu tố xã hội thể hiện : Hệ thống thuế phải dựa trên phong tục, tập quán của quốc gia, kết cấu giai cấp cũng như đời sống thực tế của các thành viên trong từng giai đoạn lịch sử Mặt khác thuế còn thực hiện phân phối lại thu nhập xã hội đảm bảo công bằng xã hội

Như vậy mức động viên qua thuế trong GDP của một quốc gia phụ thuộc vào nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và các vấn đề kinh tế, xã hội của quốc gia đó

* Đặc điểm thứ ba: Thuế là một khoản đóng góp không mang tính chất hoàn

trả trực tiếp Nghiã là khoản đóng góp của công dân bằng hình thức thuế không đòi hỏi phải hoàn trả đúng bằng số lượng và khoản thu mà nhà nước thu từ công dân

đó như là một khoản vay mượn Nó sẽ được hoàn trả lại cho người nộp thuế thông qua cơ chế đầu tư của Ngân sách nhà nước cho việc sản xuất và cung cấp hàng hoá công cộng

Đặc điểm này làm nổi rõ sự khác nhau giữa thuế và lệ phí Lệ phí được coi là một khoản đối giá giữa Nhà nước với công dân, khi công dân thừa hưởng những dịch vụ công cộng do nhà nước cung cấp phải trả một phần thu nhập của mình cho nhà nước Tuy nhiên việc trao đổi này thường không tuân thủ theo hình thức trao đổi ngang giá dựa trên quy luật của thị trường

Tóm lại, Thuế là một biện pháp kinh tế của mọi Nhà nước, nó được thực thi khi hoạt động kinh tế tạo ra thu nhập hoặc sử dụng nguồn thu nhập tạo ra Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường vai trò của Nhà nước ngày càng trở nên quan trọng thì vai trò của thuế cũng chiếm vị trí không thể thiếu được trong công tác quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.Hệ thống thuế ở Việt Nam

1.3 Hệ thống thuế tại Việt Nam

Hệ thống thuế là tổng hợp các hình thức thuế khác nhau mà giữa chúng có mỗi quan hệ mật thiết với nhau để thực hiện các nhiệm vụ nhất định của nhà nước trong từng thời kỳ

Trang 6

2 Chức năng – vai trò của thuế đối với nền kinh tế

Chức năng của thuế là sự thể hiện công dụng vốn có của thuế, và nó có tính

ổn định tương đối Trong suốt thời gian tồn tại và phát triển thuế luôn luôn thực hiện hai chức năng cơ bản sau:

2.1 Chức năng huy động nguồn lực tài chính cho nhà nước

Ngay từ lúc phát sinh, thuế luôn luôn có công dụng là phương tiện đông viên nguồn tài chính cho nhà nước, là chức năng cơ bản của thuế Nhờ chức năng huy động nguồn lực tài chính mà quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước được hình thành, qua đó đảm bảo cơ sở vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của nhà nước Chức năng này đã tạo ra những tiền đề để nhà nước tiến hành phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm của xã hội và thu nhập quốc dân trong xã hội Thuế là một nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất cho ngân sách nhà nước

2.2 Chức năng điều tiết kinh tế

Chức năng điều tiết kinh tế của thuế được thực hiện thông qua việc quy định các hình thức thu thuế khác nhau, xác định đúng đắn đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế, xây dựng chính xác các mức thuế phải nộp có tính đến khả năng của người nộp thuế, sử dụng linh họat các ưu đãi và miễn giảm thuế Trên cơ sở

Trang 7

đó, nhà nước kích thích các hoạt động kinh tế đi vào quỹ đạo chung, phù hợp lợi ích của xã hội Như vậy, bằng cách điều tiết và kích thích, chức năng điều tiết kinh

tế của thuế đã được thực hiện

Giữa chức năng huy động nguồn lực tài chính và chức năng điều tiết kinh tế

có mỗi quan hệ gắn bó mật thiết với nhau Chức năng huy động nguồn lực tài chính quy định sự tác động và sự phát triển của chức năng điều tiết Ngược lại, nhờ

sự vận dụng đúng đắn chức năng điều tiết kinh tế đã làm cho chức năng huy động nguồn lực tài chính của thuế có điều kiện phát triển Chức năng huy động nguồn lực tài chính càng tăng lên nhằm đảm bảo nguồn thu nhập cho nhà nước đã tạo ra những điều kiện để nhà nước tác động một cách sâu rộng đến các quá trình kinh tế

và xã hội Điều này tạo ra tiền đề tăng thêm thu nhập cho các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư, do đó mở rộng cơ sở thực hiện chức năng huy động nguồn lực tài chính

Cùng với sự thống nhất đó, thì giữa hai chức năng này của thuế cũng không loại trừ những mặt mâu thuẫn Sự tăng cường chức năng huy động tập trung tài chính làm cho mức thu nhập của nhà nước tăng lên Điều đó đồng nghĩa với việc

mở rộng khả năng của nhà nước trong việc thực hiện các chương trình kinh tế- xã hội Mặt khác, việc tăng cường chức năng huy động một cách quá mức sẽ làm tăng gánh nặng thuế và hậu quả của nó là giảm động lực phát triển kinh tế và làm xói mòn vai trò điều tiết kinh tế

Do vậy, trong quá trình quản lý thuế, hoạch định các chính sách thuế ở mỗi giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau cần phải chú ý đến mỗi quan hệ giữa chức năng điều tiết kinh tế và chức năng huy động nguồn tài chính của thuế

II Tăng trưởng kinh tế bền vững và các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế.

1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế bền vững

1.1 Tăng trưởng kinh tế là gì?

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định

1.2 Tăng trưởng kinh tế bền vững?

Trang 8

Tăng trưởng kinh tế bền vững là khái niệm hiện đại để xác định mục tiêu và các nhân tố tốt cho một nền kinh tế nhờ tăng trưởng bền vững Theo đó, tăng trưởng không chỉ hiểu đơn thuần là tăng thu nhập bình quân đầu người, mà phải gắn với phát triển bền vững, chú trọng tới cả ba nhân tố: kinh tế, xã hội và môi trường Để duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn, tăng thu nhập cần phải gắn với tăng chất lượng cuộc sống hay tăng phúc lợi và xóa đói nghèo Tăng trưởng không nhất thiết phải đạt tốc độ quá cao, mà chỉ cần cao ở mức hợp lý nhưng bền vững

Trên bình diện toàn thế giới hay tại mỗi khu vực và ở mỗi quốc gia xuất hiện biết bao vấn đề bức xúc lại mang tính phổ biến Kinh tế càng tăng trưởng thì tình trạng khan hiếm các loại nguyên liệu, năng lượng do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên không tái tạo được ngày càng tăng thêm, môi trường thiên nhiên càng bị hủy hoại, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, dẫn tới sự trả thù của thiên nhiên gây ra những thiên tai vô cùng thảm khốc Đó là sự tăng trưởng kinh tế không cùng nhịp với tiến bộ và phát triển xã hội, đôi khi ngược chiều với phát triển xã hội Cụ thể

là, có tăng trưởng kinh tế nhưng không có tiến bộ và công bằng xã hội; tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa, dẫn tới làm méo mó nông thôn; tăng trưởng kinh tế nhưng thu nhập của người lao động không tăng; tăng trưởng kinh tế nhưng văn hóa, đạo đức bị suy đồi; tăng trưởng kinh tế lại làm dãn cách hơn sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, dẫn tới sự bất ổn trong xã hội và điều này đã trở thành một trong những vấn đề nóng bỏng ở nhiều quốc gia Vậy nên, quá trình phát triển có sự điều tiết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm bình ổn xã hội và bảo vệ môi trường đang trở thành yêu cầu bức thiết đối với toàn thế giới

2 Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế bền vững

Dựa vào khái niệm trên ta nhận thấy, tăng trưởng kinh tế bền vững là mục tiêu chung của tất cả các nước trên thế giới Nếu như các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế bao gồm các nhân tố làm tăng chỉ số cơ học cụ thể sau khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển, những nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát triển kinh tế phải được đi cùng trên bốn bánh xe, hay bốn nhân tố của tăng trưởng kinh tế là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ Bốn nhân tố này khác nhau ở

Trang 9

mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưa đến kết quả tương ứng Các nhân tố tác đông đến tăng trưởng kinh tế bền vững mang ý nghĩa nội

hàm của các quốc gia nhiếu hơn như bảo vệ môi trường, dựa vào sức mạnh nội

tại, bình đẳng trong thu nhập, xác lập một thị trường lao động thống nhất xây dựng một hệ thống an sinh xã hội lành mạnh.

Thuế với các đặc điểm của mình và chức năng chính là công cụ của nhà nước

để thực thi các mục tiêu và chính sách góp phần không nhỏ cho mục tiêu lớn là tăng trưởng kinh tế bền vững

Trong hai mươi năm thực hiện đổi mới, hệ thống thuế đã có nhiều cải cách lớn, đã được đổi mới khá căn bản và trở nên ngày càng hoàn thiện hơn trên tất cả các mặt chính sách thuế, tổ chức bộ máy thu thuế

và công tác quản lý hành chính thuế

Hiện nay, hệ thống thuế đã chuyển hẳn từ một hệ thống thu ngân sách trong kinh tế kế hoạch hóa tập trung, không dựa trên nền tảng thuế, sang thu ngân sách dựa vào các luật thuế; đã xây dựng được một

hệ thống thuế thống nhất, bao gồm khá đầy đủ các sắc thuế cần thiết để điều tiết các hoạt động kinh tế cần điều tiết qua thuế Hiện nay hệ thống thuế đã hình thành tương đối đầy đủ các sắc thuế cần thiết của một hệ thống thuế hiện đại từng bước phù hợp với kinh tế thị trường Trong đó các sắc thuế gián thu, đánh vào tiêu dùng đã được chú trọng hoàn chỉnh hơn các sắc thuế trực thu cho phép khai thác được ưu điểm dễ thu của thuế gián thu, góp phần thu ngân sách nhà nước

Trong điều tiết vĩ mô, câc cuộc cải cách đã đưa thuế trở thành một trong những công cụ điều tiết vĩ mô sắc bén đối với nền kinh tế- xã hội, được Bộ Tài chính và Nhà nước tích cực sử dụng nhằm góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy xuất khẩu, bảo

hộ sản xuất trong nước, thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế, tăng nguồn thu giải quyết các vấn đề về xã hội, quốc phòng và an ninh

Dưới góc độ hội nhập quốc tế, cải cách thuế đã có bước tiến hòa nhập với môi trường thuế quốc tế, ký kết các hiệp định tránh đánh thuế

Trang 10

hai lần; xây dựng và thực hiện lộ trình hội nhập quốc tế về thuế khi tham gia AFTA, WTO

1 Thuế và bảo vệ môi trường

Thuế môi trường là khoản thu của ngân sách nhà nước, nhằm điều tiết các hoạt động có ảnh hưởng tới môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường Mục tiêu của thuế môi trường Mục tiêu của thuế môi trường là tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước lấy từ người gây ô nhiễm và gây thiệt hại cho môi trường để bù đắp cho các chi phí xã hội Thuế môi trường có thể chia thành 2 loại:

- Thuế gián thu: Đánh vào giá trị hàng hóa gây ô nhiễm môi trường

- Thuế trực thu: Đánh vào lượng chất thải độc hại với môi trường do cơ sở sản xuất gây ra

Tại Việt Nam, Luật Thuế Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2010 Theo Luật Thuế Bảo vệ môi trường, đối tượng chịu thuế gồm 8 nhóm: Xăng, dầu, mỡ, nhờn; Than đá; Dung dịch HCFC; Túi ni lông; Thuốc diệt

cỏ (loại hạn chế sử dụng); thuốc trừ mối (hạn chế sử dụng); Thuốc bảo quản lâm sản (hạn chế sử dụng); Thuốc khử trùng kho (hạn chế sử dụng) Ngày 8/8/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường Nghị định này quy định về đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế, khai thuế, tính thuế, nộp thuế và hoàn thuế bảo vệ môi trường Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012

2 Thuế và sức mạnh nội tại của một quốc gia

Sức mạnh tổng hợp quốc gia hay còn gọi là Thực lực quốc gia là một khái niệm trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, dùng để chỉ toàn bộ thực lực đảm bảo cho sự

tồn tại và phát triển của một quốc gia bao gồm các nhân tố vật chất (phần cứng); tinh thần (phần mềm); ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế Một yếu tố góp phần quan

trọng tạo nên sức mạnh nội tại quốc gia là ngân sách của quốc gia Thu ngân sách nhà nước là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước

Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ nội

bộ nền kinh tế quốc dân.Tất cả các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước đều được đáp ứng qua các nguồn thu từ thuế, phí và các hình thức thu khác như: vay mượn, viện

Ngày đăng: 09/04/2016, 23:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w