1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn phân tích chính sách thuế tác động của thuế nhập khẩu tại việt nam

24 2,3K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 218,5 KB

Nội dung

Hiện tại, với việc gia nhập vào WTO, tham gia vào hàng loạt các Hiệp định thươngmại tự do như Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản, Hiệp định về đốitác xuyên Thái Bình Dư

Trang 1

MÔN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ

Đề tài:

TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ NHẬP KHẨU TẠI

VIỆT NAM

GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng SVTH: Trương Nhân Nghĩa

MSSV: 7701240285A

TP Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2015

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 0

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ NHẬP KHẨU 2

2.1 Khái niệm, chức năng và vai trò của thuế nhập khẩu 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Chức năng và vai trò của thuế nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường 3

2.2 Tác động của thuế nhập khẩu đến nền kinh tế: 4

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 7

2.1 Những nội dung cơ bản của chính sách thuế nhập khẩu: 7

2.1.1 Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế: 7

2.1.2 Căn cứ tính thuế nhập khẩu: 7

2.1.3 Giá tính thuế: 8

2.1.4 Thuế suất của mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu 8

2.1.5 Thời điểm tính thuế: 9

2.1.6 Thời hạn nộp thuế nhập khẩu: 9

2.2 Đổi mới của thuế nhập khẩu trong giai đoạn hội nhập sâu rộng hiện nay 10

2.3 Những hạn chế của chính sách thuế nhập khẩu 15

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 17

KẾT LUẬN 21

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thế giới hiện đại, hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại đã trở thànhmột xu thế nổi bật, một quá trình phát triển tất yếu của xã hội loài người Do sự khácnhau về điều kiện tự nhiên của các quốc gia; do sự đa dạng hóa về nhu cầu; sự đa dạng vềgiá cả, sở thích và nguồn cung cấp đầu vào giữa các quốc gia nên các quốc gia tiến hànhtrao đổi hàng hóa và dịch vụ nhằm đem lại lợi ích cho các bên Tuy nhiên trên thực tế,không phải quốc gia nào cũng có lợi trong thương mại quốc tế (đặc biệt là các nước nhỏ)

Do đó, họ đặt ra những hạn chế lên dòng chảy hàng hóa trong thương mại giữa các nước,

và đó là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của thuế xuất nhập khẩu

Trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã và đang gặt hái được những thành tựu trongviệc tự do hoá thương mại và mở cửa thị trường Tuy nhiên, không phải Việt Nam luôn

có lợi trong quá trình hội nhập này Chính phủ Việt Nam luôn đứng trước những lựa chọnkhó khăn là vừa đảm bảo lộ trình cắt giảm thuế khi hội nhập, vừa có thể tối đa hóa nguồnthu ngân sách từ thuế; vừa bảo hộ được ngành sản xuất trong nước và tối đa hóa lợi íchquốc gia

Hiện tại, với việc gia nhập vào WTO, tham gia vào hàng loạt các Hiệp định thươngmại tự do như Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản, Hiệp định về đốitác xuyên Thái Bình Dương (TPP),… Chính phủ Việt Nam cần có những chính sách đểthực hiện thay đổi thuế theo lộ trình đã cam kết để đảm bảo tuân thủ vừa thúc đẩy đượcsản xuất trong nước

Do đó, tôi xin được thực hiện đề tài “Tác động của thuế nhập khẩu tại Việt Nam” đểlàm rõ những vấn đề trên Kết cấu của bài tiểu luận gồm 2 phần chính:

+ Phần 1: Cơ sở lý luận chung của của thuế nhập khẩu

+ Phần 2: Thực trạng chính sách thuế nhập khẩu của việt nam hiện nay

+ Phần 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiệnnay

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ NHẬP KHẨU 2.1 Khái niệm, chức năng và vai trò của thuế nhập khẩu

1.1.1 Khái niệm

Thuế nhập khẩu là một biện pháp tài chính mà các nước dùng để can thiệp vào hoạtđộng ngoại thương Thực chất đây là một loại thuế gián thu đánh vào hàng hoá đượcphép nhập khẩu qua biên giới

Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu và có thể được minh họa: Thuếnhập khẩu = Thuế tiêu dùng + Trợ cấp sản xuất nội địa Do đó, một sự thay đổi trongthuế nhập khẩu sẽ có những tác động lên người tiêu dùng, người sản xuất và nguồn thungân sách của chính phủ

1.1.2 Chức năng và vai trò của thuế nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường

Thuế nhập khẩu là công cụ rất quan trọng để nhà nước thực hiện chính sách kinh tếcủa mình, quản lý hoạt động nhập khẩu; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại; nâng caohiệu quả của hoạt động ngoại thương Căn cứ vào từng giai đoạn lịch sử và điều kiện kinh

tế – xã hội của mỗi nước mà thuế quan được sử dụng với nhiều mục tiêu khác nhau Tuynhiên, ở góc độ chung nhất có thể nhận thấy rằng tính chất của thuế nhập khẩu được thểhiện ở các khía cạnh sau:

 Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước.Mục tiêu chung của các quốc gia là sử dụng thuế nhập khẩu để tạo nguồn thu chongân sách nhà nước Ðồng thời thuế nhập khẩu là loại thuế dễ thu nhất, ít bị phảnứng từ phía trong nước, thậm chí có khi còn được sự ủng hộ của nhiều người

 Thuế nhập khẩu cấu thành trong giá cả hàng hoá, làm tăng giá hàng hoá, do đó cótác dụng điều tiết nhập khẩu và hướng dẫn tiêu dùng; bởi vì lượng hàng hoá nhậpkhẩu phụ thuộc vào sức tiêu thụ hàng hoá, yếu tố này lại phụ thuộc vào giá cả Giá

cả hàng hoá cao hay thấp sẽ quyết định việc giảm hoặc tăng sức cạnh tranh củahàng hoá đó trên thị trường Thông qua thuế nhập khẩu nhà nước điều tiết việc

Trang 6

 Hơn nữa, thuế nhập khẩu sẽ hạn chế việc tiêu dùng hàng hoá xa xỉ hoặc các loạihàng hoá không được khuyến khích sử dụng như thuốc lá, rượu, bia…

 Thuế nhập khẩu có tác dụng bảo hộ nền sản xuất trong nước Việc đánh thuế caovào hàng hoá nhập khẩu sẽ giúp các nhà sản xuất trong nước có thể cạnh tranhđược với hàng hoá nhập khẩu Ðặc biệt thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu giúp chocác doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các ngành còn non trẻ trong nước có thờigian trưởng thành và sinh lời để từ đó có thể cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu

 Thuế nhập khẩu có tác dụng giảm bớt nạn thất nghiệp vì việc đánh thuế nhập khẩucao thì hàng hoá nhập khẩu sẽ giảm; để bù vào lượng hàng hoá nhập khẩu đó nhànước ta phải mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất, tạo ra nhiều công ăn việc làm chongười lao động từ đó góp phần giải quyết nạn thất nghiệp trong nước

 Thuế nhập khẩu là công cụ để nhà nước thực hiện chính sách phân biệt đối xửtrong quan hệ thương mại đối với các nước Chẳng hạn Mỹ đòi EU phải giảm từ

30 – 50% trợ cấp cho nông nghiệp, nếu không Mỹ sẽ tăng mức thuế đánh vào hànghoá nông sản của EU nhập khẩu vào thị trườngMỹ

 Thuế nhập khẩu góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngọai giữa Việt Nam vớicác nước trong khu vực và trên thế giới Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu là công cụquan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý và nâng cao hiệu qủa hoạtđộng xuất nhập khẩu trong cả nước

của thuế nhập khẩu đến nền kinh tế:

Khi đánhthuế nhậpkhẩu,

Trang 7

người sản xuất hàng trong nước được lợi nhưng người tiêu dùng bị thiệt hại vì nó làmtăng giá của hàng nhập khẩu từ mức giá thế giới lên bằng với giá thế giới cộng với thuếnhập khẩu Đồ thị này chỉ ra tác động của thuế nhập khẩu:

Khi thực hiện thương mại tự do cân bằng thị trường như sau: người tiêu dùng muốnmua một số lượng Qd hàng hoá ở mức giá thế giới trong khi những nhà sản xuất trongnước chỉ sản xuất một số lượng Qs ở mức giá thế giới Bằng cách nhập khẩu phần thiếuhụt (chênh lệch giữa Qd và Qs) ở mức giá thế giới, người tiêu dùng có thể thoả mãn toàn

bộ nhu cầu ở mức giá này

Khi có thuế nhập khẩu cân bằng thị trường như sau: giá hàng hoá trong nước bị tănglên đến mức bằng giá thế giới công với thuế nhập khẩu kích thích những nhà sản xuấttrong nước sản suất thêm, đẩy sản lượng sản xuất trong nước từ Qs lên Qs' Tuy nhiên dogiá tăng nên cầu của người tiêu dùng bị kéo từ Qd xuống Qd' Rõ ràng việc giá bị đẩy lêncao đã làm cho người tiêu dùng phải trả thêm một khoản tiền bằng diện tích của hình chữnhật CEGH để mua số lượng hàng Qd' Khoản trả thêm này một phần (bằng diện tích

Trang 8

hình BCEF) được chuyển cho chính phủ dưới dạng thuế nhập khẩu thu được, một phần(bằng diện tích hình AFGH) được chuyển thành lợi nhuận của nhà sản xuất trong nước dovậy hai phần này không làm thiệt hại lợi ích tổng thể của quốc gia Tuy nhiên phần diệntích hình ABF đã bị mất trắng, đây chính là tổn thất của xã hội để chi phí cho sự yếu kémcủa những nhà sản xuất trong nước Diện tích hình ECD lại là một tổn thất nữa khi độthoả dụng của người tiêu dùng bị giảm sút: thay vì có thể tiêu thụ Qd hàng hoá, do cóthuế nhập khẩu họ chỉ có thể tiêu dùng Qd' mà thôi

Tóm lại, thuế nhập khẩu dẫn đến cả thu nhập chuyển giao từ người tiêu dùng sang chính phủ và nhà sản xuất trong nước đồng thời gây tổn thất lợi ích ròng của toàn xã hội

Do những tác động ấy, nó khuyến khích sản xuất phi hiệu quả trong nước, làm cho người tiêu dùng giảm sút độ thoả dụng do phải tiêu dùng ít đi nhưng nó tạo ra nguồn thu cho chính phủ

Trang 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ NHẬP KHẨU CỦA

VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Những nội dung cơ bản của chính sách thuế nhập khẩu:

2.1.1 Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế:

Tất cả hàng hoá được phép nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam đều là đốitượng chịu thuế nhập khẩu ngoại trừ các trường hợp sau:

1/ Hàng quá cảnh và mượn đường qua lãnh thổ Việt Nam

2/ Hàng kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu

3/ Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất,kho bảo thuế, kho ngoại quan; Hàng hóa từ khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảothuế, kho ngoại quan xuất khẩu ra nước ngoài; Hàng hóa đưa từ khu chế xuất, doanhnghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan này sang khu chế xuất, doanh nghiệp chếxuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan khác trong lãnh thổ Việt Nam; Hàng hoá xuất nhậpkhẩu ra vào các khu vực được phép miễn thuế theo quy định của Chính phủ

4/ Hàng viện trợ nhân đạo

2.1.2 Căn cứ tính thuế nhập khẩu:

Theo quy định tại điều 8 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày

14 tháng 06 năm 2005 của Quốc Hội khóa 11 thì Căn cứ tính thuế, phương pháp tínhthuế và đồng tiền nộp thuế được xác định như sau:

1/ Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là số lượng đơn vị từng mặt hàngthực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, giá tính thuế, thuế suất theo tỷ lệphần trăm (%); đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì căn cứ tính thuế là số lượngđơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan và mứcthuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa

2/ Phương pháp tính thuế được quy định như sau:

Trang 10

a) Số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặthàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhân với giá tính thuế vàthuế suất của từng mặt hàng ghi trong Biểu thuế tại thời điểm tính thuế;

b) Trong trường hợp mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì số thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghitrong tờ khai hải quan nhân với mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá tạithời điểm tính thuế

3/ Đồng tiền nộp thuế là đồng Việt Nam ; trong trường hợp được phép nộp thuếbằng ngoại tệ thì phải nộp bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi

2.1.3 Giá tính thuế:

1/ Đối với hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá:

Hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá thuộc đối tượng áp dụng củaThông tư số 118/2003/TT/BTC ngày 8/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định

số 60/2002/NĐ-CP ngày 6/6/2002 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá tínhthuế đối với hàng hoá nhập khẩu theo nguyên tắc của Hiệp định thực hiện Điều 7 Hiệpđịnh chung về thuế quan và thương mại thì giá tính thuế được xác định theo hướng dẫntại Thông tư số 118/2003/TT/BTC nêu trên

Giá tính thuế là giá thực tế phải thanh toán cho người bán

2/ Đối với hàng hoá nhập khẩu không theo hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợpđồng không phù hợp theo quy định tại Luật Thương mại thì giá tính thuế nhập khẩu doCục Hải quan địa phương qui định

2.1.4 Thuế suất của mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu.

Theo mức thuế suất đối với cùng một mặt hàng, có thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãiđặc biệt và thuế suất thông thường:

 Thuế suất ưu đãi: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhómnước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện quy chế tối huệ quốc (MFN) trong quan hệ

Trang 11

thương mại với quốc gia đó Thuế suất ưu đãi thông thường được quy định cụ thểcho từng mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do cơ quan chức năng banhành.

 Thuế suất ưu đãi đặc biệt: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từnước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩuvới quốc gia đó theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc

để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệtkhác

 Thuế suất thông thường: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước,nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện quy chế tối huệ quốc cũng nhưkhông thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với quốc gia đó Thuế suấtthông thường luôn luôn cao hơn so với thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặcbiệt của cùng mặt hàng đó Thuế suất thuế nhập khẩu được quy định cụ thể chotừng mặt hàng tại Biểu thuế thuế nhập khẩu

2.1.5 Thời điểm tính thuế:

Thời điểm tính thuế nhập khẩu là ngày đối tượng nộp thuế đăng ký Tờ khai hàng hóanhập khẩu với cơ quan Hải quan theo qui định của Luật Hải quan Trường hợp đối tượngnộp thuế khai báo điện tử thì thời điểm tính thuế là ngày cơ quan Hải quan cấp số Tờ khai

tự động từ hệ thống

Quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai nhưng chưa có hàng hoá thực nhập khẩu thì

Tờ khai đã đăng ký không có giá trị Khi có hàng hoá thực tế nhập khẩu phải làm lại thủtục kê khai và đăng ký Tờ khai hàng hoá nhập khẩu

2.1.6 Thời hạn nộp thuế nhập khẩu:

1/ Đối với hàng hoá là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hànghoá xuất khẩu là 9 tháng (được tính tròn là 275 ngày) kể từ ngày nhận được thông báothuế của cơ quan Hải quan về số thuế phải nộp

Trang 12

2/ Trường hợp hàng hoá kinh doanh theo phương thức tạm xuất - tái nhập hoặctạm nhập - tái xuất thì thời hạn nộp thuế là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn của cơ quan

có thẩm quyền cho phép tạm xuất - tái nhập hoặc tạm nhập - tái xuất (áp dụng cho cảtrường hợp được phép gia hạn) theo quy định của Bộ Thương mại

3/ Đối với hàng hoá tiêu dùng phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng hoá

4/ Đối với hàng hóa nhập khẩu phi mậu dịch; hàng hoá nhập khẩu của cư dân biêngiới thì đối tượng nộp thuế phải nộp xong thuế trước khi nhập khẩu hàng hoá vào ViệtNam

5/ Đối với hàng hóa không thuộc diện thực hiện nộp thuế theo qui định tại điểm1,2,3 và 4 nêu trên, thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhậnđược thông báo thuế của cơ quan Hải quan về số thuế phải nộp

6/ Hàng hóa có thời hạn nộp thuế khác nhau thì phải mở Tờ khai hàng hóa riêngtheo từng thời hạn nộp thuế

7/ Trường hợp hàng hoá còn trong sự giám sát của cơ quan Hải quan, nhưng bị cơquan Nhà nước có thẩm quyền tạm giữ để điều tra, chờ xử lý thì thời hạn nộp thuế đối vớitừng loại hàng hoá thực hiện theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vàtính từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có văn bản cho phép giải toả hàng hoá đãtạm giữ

2.2 Đổi mới của thuế nhập khẩu trong giai đoạn hội nhập sâu rộng hiện nay

Ở giai đoạn hiện nay, Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO (Tổ chức Thương mại Thếgiới) và ký kết được nhiều thỏa thuận về Hiệp định thương mại tự do với cả các đối tácphương Đông và phương Tây Song song với những lợi ích đạt được từ việc gia nhậpWTO và các hiệp định thương mại tự do mang lại, Chính phủ Việt Nam cũng phải camkết về một môi trường kinh tế tự do hơn, thuế suất ưu đãi hơn

Đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã tham gia và hoàn tất đàm phán 12 Hiệp địnhthương mại tự do song phương và đa phương Cùng thời điểm này, Việt Nam bắt đầu

Ngày đăng: 09/04/2016, 23:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w