Năm 2011 đã đi qua hai phần ba chặng đường. Đây là thời gian kinh tế nước ta trải qua không ít khó khăn. Giá cả hàng hóa chủ yếu trên thị trường thế giới biến động theo chiều hướng tăng. Ở trong nước lạm phát tăng cao. Để kiềm chế lạm phát chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách kiểm soát chặt chẽ như hạn chế tăng trưởng tín dụng, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc với USD... Chính những yếu tố tác động này là nguyên nhân dẫn đến giảm nguồn thu của ngân hàng. Trước những khó khăn đó, các ngân hàng đều phải xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh để cạnh tranh, tìm kiếm lợi nhuận và đứng vững trên thị trường. Trong các chiến lược cạnh tranh đó quản lý chi phí được đánh giá là chiến lược hữu hiệu nhất hiện nay mà các ngân hàng sử dụng để tạo ra các ưu thế cạnh tranh trên thị trường.Ngân hàng Liên Việt Thăng Long là một đơn vị trực thuộc hệ thống Ngân hàng Liên Việt. Ngay từ khi ra đời, đã vấp phải cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ năm 2008 và kéo dài sang năm 2009 đã làm cho hoạt động kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng, cũng như các doanh nghiệp Việt nam gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng nợ nần, phá sản. Trong bối cảnh đó, LienVietBank đã tìm được cơ hội trong khủng hoảng, kinh doanh được rủi ro nên ngay trong năm đầu tiên thành lập đã tạo ra được lợi nhuận đáng kể. Sau 1000 ngày phát triển, Ngân hàng Liên Việt Thăng Long đã có bước phát triển đáng ghi nhận: Tổng nguồn vốn huy động đến 31122010 là 2.000 tỷ đồng, dư nợ đạt 919 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 24,6 tỷ. Bên cạnh mục tiêu trở thành chi nhánh đứng đầu trong hệ thống Ngân hàng Liên Việt, Ban lãnh đạo Ngân hàng Liên Việt Thăng Long còn mong muốn phát triển thành ngân hàng với chất lượng và hiệu quả hàng đầu trên thị trường. Để tăng cường hiệu quả kinh doanh, ngoài việc tăng thu nhập, ngân hàng cần tiết kiệm chi phí. Xuất phát từ yêu cầu khách quan và thực tế quản lý chi phí của Ngân hàng Liên Việt Thăng Long nói riêng và Ngân hàng Liên Việt nói chung còn bộc lộ nhiều hạn chế (về cơ chế quản lý, cách thức xây dựng kế hoạch, định mức,…). Do đó đòi hỏi ngân hàng Liên Việt Thăng Long là một thành viên trong hệ thống Ngân hàng Liên Việt không ngừng chú trọng và nghiên cứu để hoàn thiện hơn công tác quản lý tài chính nói chung, công tác quản lý chi phí nói riêng. Trước thực trạng đó, đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý chi phí tại Ngân hàng TMCP Liên Việt – Chi nhánh Thăng Long” được chọn để nghiên cứu.
Trang 1Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các dữ liệu đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Liên
Trang 2Luận văn cao học thạc sỹ đề tài "Hoàn thiện công tác quản lý chi phí
tại Ngân hàng TMCP Liên Việt – Chi nhánh Thăng Long" đã được hoàn
thành theo yêu cầu hướng dẫn của Viện đào tạo Sau đại học - Trường đại học Kinh tế quốc dân.
Bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân trong quá trình học tập cũng như thực hiện bản luận văn này, em đã được các Thầy, Cô khoa Tài chính Ngân hàng, Viện đào tạo Sau đại học - Trường đại học Kinh tế quốc dân và các đồng nghiệp công tác tại Ngân hàng TMCP Liên Việt – Chi nhánh Thăng Long giúp đỡ tận tình.
Nhân dịp này, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các Thầy, Cô khoa Viện đào tạo Sau đại học - Trường đại học Kinh tế quốc dân, trực tiếp là TS Cao Thị Ý Nhi, giảng viên khoa Tài chính Ngân hàng và các đồng nghiệp công tác tại Ngân hàng TMCP Liên Việt – Chi nhánh Thăng Long đã giúp đỡ tôi hoàn thành bản khoá luận này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2011
Hoàng Thị Liên
Trang 3DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại 4
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 4
1.1.2 Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 5
1.2 Chi phí trong ngân hàng thương mại 7
1.2.1 Khái niệm 7
1.2.2 Phân loại chi phí trong ngân hàng thương mại 7
1.2.3 Nội dung chi phí trong ngân hàng thương mại 8
1.3 Quản lý chi phí trong ngân hàng thương mại 10
1.3.1 Khái niệm 10
1.3.2 Sự cần thiết phải quản lý chi phí 10
1.3.3 Nội dung công tác quản lý chi phí trong ngân hàng thương mại 13
1.3.4 Chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thiện công tác quản lý chi phí 21
1.3.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí trong ngân hàng thương mại……… 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI NGÂN HÀNG TMCP LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH THĂNG LONG 27
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Liên Việt – Chi nhánh Thăng Long 27
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Liên Việt – Chi nhánh Thăng Long 27
2.1.2 Bộ máy tổ chức của LienVietBank Thăng Long 28
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Liên Việt Thăng Long 29
2.2 Thực trạng công tác quản lý chi phí tại LienVietBank Thăng Long 34
Trang 42.2.1 Tình hình chi phí tại LienVietBank Thăng Long 34
2.2.2 Quản lý chi phí tại Ngân hàng Liên Việt Thăng Long 42
2.3 Đánh giá công tác quản lý chi phí tại Ngân hàng Liên Việt Thăng Long 57
2.3.1 Những kết quả đạt được 58
2.3.2 Những hạn chế 59
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế……… 62
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI NGÂN HÀNG LIÊN VIỆT CHI NHÁNH THĂNG LONG 64
3.1 Định hướng phát triển LVB trong giai đoạn 2012-2015 64
3.2 Định hướng hoạt động của LVB Thăng Long trong giai đoạn 2012-2015 67
3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí tại LVB Thăng Long 68
3.3.1 Thực hiện phân giao chỉ tiêu thu chi tới từng Phòng ban Chi nhánh và các Phòng giao dịch 68
3.3.2 Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho cán bộ về lĩnh vực tài chính kế toán 70
3.3.3 Xây dựng ý thức tiết kiệm chi phí cho nhân viên 71
3.4 Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Liên Việt 73
3.4.1 Hoàn thiện cơ chế quản lý chi phí 73
3.4.2 Chỉnh sửa định mức chi phí 75
3.4.3 Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát 76
3.4.4 Tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý 77
3.4.5 Cải tiến hệ thống thông tin quản lý ngân hàng 78
3.5 Một số kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước .79 KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
Trang 5Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
LVB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt
VPSC Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện
CAR Hệ số an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequency Ration)
NHNNVN Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Trang 6Bảng 2-1: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Liên Việt Thăng Long từ 2009-tháng8/2011 29 Bảng 2-2: Tình hình dư nợ vay tại Ngân hàng Liên Việt Thăng Long từ 2009- tháng8/2011 31 Bảng 2-3: Lợi nhuận của Ngân hàng Liên Việt Thăng Long từ 2009- tháng8/2011 32 Bảng 2-4: Một số chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh chính đã đạt được trong 8 tháng đầu năm
2011……… 34 Bảng 2-5: Chi phí toàn hệ thống LVB 2009 – tháng 8/2011 34 Bảng 2-6: Cơ cấu chi phí LVB Thăng Long qua các năm 2009 – tháng 8/201135 Bảng 2-7: Chi phí nhân viên của LVB Thăng Long qua các năm 2009 – 2011.36 Bảng 2-8: Chi phí về tài sản của LienVietBank Thăng Long các năm 2009 – tháng 8/2011 37
Bảng 2-9: Chi tiết chi phí quản lý công vụ……… 39
Bảng 2-10: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí tại LVB Thăng Long qua các năm 2009-tháng 8/2011… 41 Bảng 2-11: Tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập ròng của một số NHTM Việt Nam
42
Bảng 2-12: Các Khối, Ban/Phòng tham gia vào bộ máy quản lý chi phí tại Chi nhánh Ngân hàng Liên Việt Thăng Long 44 Bảng 2-13: Phụ cấp định mức chi hoạt động quản lý và công
Trang 7Sơ đồ 1-1 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 6
Sơ đồ 1-2: Quá trình lập kế hoạch chi phí 16
Sơ đồ 2-1: Mô hình tổ chức Ngân hàng Liên Việt Thăng Long 28
Sơ đồ 2-2: Mô hình tổ chức Phòng Giao dịch Ngân hàng Liên Việt Thăng Long
28
Sơ đồ 2-3: Quy trình lập kế hoạch chi phí 52
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2011 đã đi qua hai phần ba chặng đường Đây là thời gian kinh tế nước tatrải qua không ít khó khăn Giá cả hàng hóa chủ yếu trên thị trường thế giới biếnđộng theo chiều hướng tăng Ở trong nước lạm phát tăng cao Để kiềm chế lạm phátchính phủ đã thực hiện nhiều chính sách kiểm soát chặt chẽ như hạn chế tăngtrưởng tín dụng, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc với USD Chính những yếu tố tác độngnày là nguyên nhân dẫn đến giảm nguồn thu của ngân hàng Trước những khó khăn
đó, các ngân hàng đều phải xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh đểcạnh tranh, tìm kiếm lợi nhuận và đứng vững trên thị trường Trong các chiến lượccạnh tranh đó quản lý chi phí được đánh giá là chiến lược hữu hiệu nhất hiện nay
mà các ngân hàng sử dụng để tạo ra các ưu thế cạnh tranh trên thị trường
Ngân hàng Liên Việt Thăng Long là một đơn vị trực thuộc hệ thống Ngân hàngLiên Việt Ngay từ khi ra đời, đã vấp phải cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu Cuộckhủng hoảng bắt đầu từ năm 2008 và kéo dài sang năm 2009 đã làm cho hoạt độngkinh doanh tiền tệ của các ngân hàng, cũng như các doanh nghiệp Việt nam gặpnhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng nợ nần, phá sản Trong bốicảnh đó, LienVietBank đã tìm được cơ hội trong khủng hoảng, kinh doanh được rủi
ro nên ngay trong năm đầu tiên thành lập đã tạo ra được lợi nhuận đáng kể Sau
1000 ngày phát triển, Ngân hàng Liên Việt Thăng Long đã có bước phát triển đángghi nhận: Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2010 là 2.000 tỷ đồng, dư nợ đạt
919 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 24,6 tỷ Bên cạnh mục tiêu trở thành chi nhánhđứng đầu trong hệ thống Ngân hàng Liên Việt, Ban lãnh đạo Ngân hàng Liên ViệtThăng Long còn mong muốn phát triển thành ngân hàng với chất lượng và hiệu quảhàng đầu trên thị trường Để tăng cường hiệu quả kinh doanh, ngoài việc tăng thunhập, ngân hàng cần tiết kiệm chi phí
Xuất phát từ yêu cầu khách quan và thực tế quản lý chi phí của Ngân hàng LiênViệt Thăng Long nói riêng và Ngân hàng Liên Việt nói chung còn bộc lộ nhiều hạnchế (về cơ chế quản lý, cách thức xây dựng kế hoạch, định mức,…) Do đó đòi hỏi
Trang 9ngân hàng Liên Việt Thăng Long là một thành viên trong hệ thống Ngân hàng LiênViệt không ngừng chú trọng và nghiên cứu để hoàn thiện hơn công tác quản lý tàichính nói chung, công tác quản lý chi phí nói riêng.
Trước thực trạng đó, đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý chi phí tại Ngân hàng TMCP Liên Việt – Chi nhánh Thăng Long” được chọn để nghiên cứu.
2 Mục đích nghiên cứu
+ Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi phí trong hoạtđộng ngân hàng thương mại; phân tích các chính sách của Nhà nước về quản lý chiphí trong ngân hàng thương mại
+ Phân tích thực trạng công tác quản lý chi phí của Ngân hàng TMCP LiênViệt – Chi nhánh Thăng Long trong giai đoạn 2009 – 2010 và 8 tháng đầu năm
2011, từ đó phân tích rõ những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế này
+ Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lýchi phí của LienVietBank
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu của luận văn: nghiên cứu công tác quản lý chi phívới tư cách là một bộ phận của công tác quản lý tài chính trong ngân hàng thươngmại Trong giới hạn luận văn này, công tác quản lý chi phí được nghiên cứu là quản
lý chi phí quản lý kinh doanh (chi phí hoạt động) của ngân hàng thương mại.
Trong đó, tập trung vào các yếu tố nội tại ngân hàng ảnh hưởng đến công tác quản
lý chi phí
+ Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lýchi phí của LienVietBank Thăng Long, đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiệncông tác quản lý chi phí của LienVietBank
+ Về mặt thời gian: luận văn giới hạn trong những năm gần nhất 2009 -2010
và 8 tháng đầu năm 2011
Trang 104 Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kếthợp sử dụng các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, logíc và lịch sử, tổngkết thực tiễn
5 Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm bachương sau:
Chương 1 Những vấn đề cơ bản về quản lý chi phí và hoàn thiện công tác quản lý
chi phí trong ngân hàng thương mại
Chương 2 Thực trạng công tác quản lý chi phí tại Ngân hàng TMCP Liên Việt –
Chi nhánh Thăng Long
Chương 3 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí tại Ngân hàng
TMCP Liên Việt – Chi nhánh Thăng Long
Trang 11CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ
VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ TRONG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại (NHTM) ra đời từ nhu cầu đổi tiền, làm dịch vụ bảoquản và cho vay bằng vàng, bạc Cùng với sự phát triển của kinh tế và công nghiệp,hoạt động của ngân hàng đã có những bước phát triển: từ việc chỉ thực hiện nghiệp
vụ đơn giản phục vụ nhu cầu xã hội là giữ hộ của cải và thanh toán hộ, đến nay,hoạt động của NHTM đã được hình thành và phát triển mạnh trên nhiều lĩnh vựckinh doanh, dịch vụ Ngân hàng thương mại đã trở thành trung gian tài chính khôngthể thiếu của nền kinh tế, là cầu nối giữa những người có tiền dư thừa hoặc tiền tạmthời nhàn rỗi và người cần tiền để đầu tư kiếm lời
Trong nền kinh tế, ngoài NHTM còn có các trung gian tài chính khác như:công ty tài chính, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm…cũng được thực hiệnmột số các hoạt động ngân hàng Nhưng điểm khác biệt giữa NHTM với các trunggian tài chính đó là sự chuyên môn hoá của các tổ chức này trong từng lĩnh vực
Theo Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) của Việt Nam thì: Ngân hàng làloại hình TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinhdoanh khách có liên quan Trong đó, TCTD được định nghĩa là loại hình doanhnghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và theo các quy định khác củaPháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhậntiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán
Tóm lại, NHTM là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vựctiền tệ - tín dụng, với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, cho vay và cung cấpcác dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế quốc dân
Trang 121.1.2 Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại là hoạt động huy động vốn,hoạt động tín dụng, đầu tư và cung cấp dịch vụ cho khách hàng
- Huy động vốn: là một trong những hoạt động quan trọng của ngân hàngthương mại, giúp ngân hàng có nguồn vốn để hoạt động ngoài nguồn vốn chủ sởhữu Khác với các doanh nghiệp, để huy động vốn, ngân hàng thương mại có thểthu hút từ nhiều nguồn khác nhau, bằng các hình thức khác nhau như: nhận tiền gửi,phát hành có công cụ nợ hoặc có thể huy động từ các tổ chức tín dụng khác trên thịtrường liên ngân hàng
- Tín dụng: là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại.Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, là hoạt động đem lại thu nhập lãi lớnnhất, cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất Việc cấp tín dụng của các ngânhàng thương mại được thực hiện dưới nhiều hình thức như: chiết khấu, thấu chi, chothuê, bảo lãnh và nhiều hình thức khác…
- Hoạt động đầu tư: với sự phát triển của thị trường chứng khoán, cùng với
sự hoàn thiện của thị trường tiền tệ, nghiệp vụ đầu tư của ngân hàng đang dần làhoạt động đem lại nguồn thu đáng kể cho các ngân hàng thương mại Đầu tư củacác ngân hàng thương mại được thực hiện qua việc mua bán các loại chứng khoán,đầu tư theo hình thức góp vốn, liên doanh, liên kết với các công ty, các doanhnghiệp trong các lĩnh vực khác nhau
- Hoạt động dịch vụ: đây là hoạt động có bước phát triển mạnh của các ngânhàng thương mại Các loại hình dịch vụ do ngân hàng thương mại cung cấp ngàycàng đa dạng và phát triển, được hoàn thiện do yêu cầu của đời sống xã hội
Các dịch vụ do ngân hàng thương mại cung cấp gồm: dịch vụ thanh toán vàngân quỹ, dịch vụ uỷ thác và đại lý và các dịch vụ khác
Với sự phát triển của công nghệ hiện đại và nhu cầu thực tế của khách hàng,ngày nay, nhiều loại hình dịch vụ mới được các NHTM triển khai như: Phone –Banking, Home - Banking, Internet – Banking hoặc mở rộng cung các dịch vụ như
tư vấn, môi giới đầu tư chứng khoán, bảo hiểm, bao thanh toán…Qua đó, NHTM cố
Trang 13gắng ngày càng đáp ứng một cách tối đa nhu cầu và tạo thật nhiều thuận tiện chokhách hàng.
Sơ đồ 1-1 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
Như vậy, các hoạt động kinh doanh chính của NHTM là các dịch vụ tàichính trung gian, quản lý công cụ thanh toán và cung cấp các dịch vụ khác CácNHTM chỉ thực hiện tốt nghiệp vụ tín dụng nếu huy động được nguồn vốn với chiphí thấp, muốn vậy, NHTM phải có khả năng về tài chính, có uy tín, hoạt động lànhmạnh và khả năng quản trị tốt Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ, NHTM nếucung cấp các dịch vụ có chất lượng, giá hợp lý thì uy tín ngày càng được nâng cao,
mở rộng thị phần Tuy nhiên, cho dù hoạt động có phong phú, đa dạng thì mục đíchcuối cùng của các NHTM cũng là lợi nhuận Do vậy, công tác quản lý tài chính,quản lý chi phí như thế nào để đưa đến lợi nhuận cao nhất là vấn đề các NHTM đềuquan tâm
Trang 141.2 Chi phí trong ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm
Chi phí theo định nghĩa chung được hiểu là các khoản hao phí mà doanhnghiệp phải chi ra nhằm đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động sản xuấtkinh doanh
Chi phí quản lý là những chi phí phát sinh liên quan đến việc tổ chức, quản
lý hành chính và các chi phí liên quan đến các hoạt động văn phòng làm việc củadoanh nghiệp Tương tự trong doanh nghiệp, tại các NHTM, chi phí quản lý gồmcác chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác cóliên quan đến hoạt động của toàn ngân hàng
1.2.2 Phân loại chi phí trong ngân hàng thương mại
Có nhiều cách phân loại chi phí trong NHTM, việc phân loại chi phí đượctiến hành dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau Các cách phân loại chi phí sẽ cungcấp cho nhà quản lý ngân hàng thông tin về chi phí trên những khía cạnh khác nhau,trên cơ sở đó họ có thể xem xét vấn đề trên nhiều giác độ và có được những quyếtđịnh hợp lý cho hoạt động của ngân hàng
Nếu căn cứ vào tính chất chi phí, chi phí trong NHTM bao gồm: chi phí trảlãi và chi phí phi lãi Chi phí quản lý là chi phí phi lãi Trong đó:
* Nếu căn cứ vào nội dung kinh tế, chi phí quản lý được phân loại thành:
Chi phí nhân viên, chi phí quản lý công vụ, chi phí về tài sản, chi phí quản lý khác
Phân loại trên là để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dungkinh tế ban đầu, không tính tới công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh,
Nội dung cụ thể các chi phí được trình bày tại mục sau
* Nếu phân loại theo mối quan hệ với hoạt động kinh doanh, chi phí được
phân thành:
- Chi phí trực tiếp: là chi phí cấu thành sản phẩm, gắn liền với một sản phẩm,dịch vụ nhất định
Trang 15- Chi phí gián tiếp: là chi phí liên quan đến nhiều sản phẩm, dịch vụ khácnhau mà không làm gia tăng giá trị sản phẩm, dịch vụ (ví dụ: chi phí khuyến mại,
lễ tân, khánh tiết, chi phí nhân viên quản lý….)
Cách phân loại này được sử dụng trong tính toán giá thành sản phẩm dịch vụ
là phân tích khả năng sinh lời
Trong quản lý, để ra các quyết định kinh doanh thành công, các NHTMthường phải sử dụng thông tin thích hợp cho từng tình huống như định giá dịch vụ,quyết định đầu tư, mua sắm tài sản…Do vậy, các NHTM thường sử dụng tất cả cáccách phân loại chi phí trên
1.2.3 Nội dung chi phí trong ngân hàng thương mại
Là các khoản chi cho các hoạt động của bộ máy NHTM, nội dung chi phítrong ngân hàng rất đa dạng và phong phú
CHƯƠNG 1 Chi phí cho nhân viên:
Chi phí cho nhân viên là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phíquản lý Trong đó, tiền lương nhân viên là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong chiphí cho nhân viên, mức lương của mỗi nhân viên phụ thuộc vào trình độ học vấn,kinh nghiệm chuyên môn, tính chất công việc cùng các tiêu chí khác tạo nên giá trịcông việc và hiệu quả công việc mà CBNV đóng góp vào Ngân hàng
- Đối với các Ngân hàng thương mại Nhà nước: tiền lương được thực hiệnchế độ tiền lương theo quy định áp dụng đối với các doanh nghiệp Nhà nước
- Đối với các Ngân hàng thương mại khác: mức lương trả cho người laođộng do Hội đồng quản trị tự quyết định trên cơ sở thỏa thuận với người lao động,đảm bảo tuân theo quy định về mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định
Ngoài tiền lương, chi phí cho nhân viên còn gồm các khoản chi về phụ cấp,chi bảo hiểm xã hội và các khoản chi khác cho nhân viên ngân hàng Các khoản chinày phụ thuộc nhiều vào quy mô hoạt động của Ngân hàng
Trang 16 Chi phí quản lý công vụ
Chi phí quản lý công vụ là các khoản chi phí hành chính, đối ngoại phục vụcho hoạt động của ngân hàng Bao gồm:
- Chi vật liệu, giấy tờ in: gồm chi văn phòng phẩm, ấn chỉ, giấy tờ in, chi vậtmang tin, chi xăng dầu và chi vật liệu khác;
- Chi công tác phí: gồm các chi phí phát sinh trong chuyến công tác của cán bộbao gồm: chi phương tiện đi lại (tiền mua vé cước tàu xe, vé máy bay, cước quacầu, phà, đò, lệ phí sân bay (nếu có), cước hành lý phục vụ chuyến đi công tác chobản thân cán bộ), chi thanh toán tiền thuê chỗ ở, tiền lệ phí hội nghị, hội thảo…
- Chi điện thoại, cước phí bưu điện phục vụ giao dịch kinh doanh: là cáckhoản chi về trang bị điện thoại, cước phí bưu điện, điện báo, fax… trả theo hoáđơn của bưu điện
- Chi công tác đào tạo, tập huấn: bao gồm các khoản chi phục vụ công tác đàotạo, tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ
- Chi lễ tân, khánh tiết, hội nghị, quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị, giao dịch đốingoại, và các chi phí khác
- Chi phí thuê tài sản: bao gồm chi phí thuê hoạt động các tài sản cố định phục
vụ cho hoạt động kinh doanh của đơn vị, chi phí thuê tài chính tài sản cố định phátsinh trong quá trình thuê, chi giá chọn mua tài sản thuê tài chính
- Chi phí sửa chữa tài sản cố định
- Chi mua bảo hiểm tài sản, chi sửa chữa tài sản thuê hoạt động…
Trang 17Một số khoản chi phí khác: Là các khoản chi phí quản lý khác ngoài các
khoản chi trên như:
- Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí bao gồm Chi về thuế giá trị gia tăngkhông được khấu trừ, chi nộp thuế môn bài, chi nộp thuế giá trị gia tăng từ kinhdoanh ngoại tệ v.v…
- Chi phí dự phòng: Chi dự phòng trợ cấp mất việc làm (theo quy định của NhàNước trong từng thời kỳ)
- Chi phí khác bao gồm: Chi các khoản thu nhập đã hạch toán vào thu nhập các
năm trước nhưng không thu được v.v…
Như vậy, với sự phong phú, đa dạng của các loại chi phí trong ngân hàngthương mại, cần thiết phải quản lý tốt các khoản chi phí này đúng với kế hoạch,định mức, có như vậy mới đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh ngân hàng
1.3 Quản lý chi phí trong ngân hàng thương mại
1.3.1 Khái niệm
Quản lý chi phí là việc tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về việc sửdụng các chi phí, lập kế hoạch chi phí, theo dõi việc ghi nhận và thực hiện chi phínày, từ đó đưa ra các quyết định nhằm đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch chi phí đãđặt ra
1.3.2 Sự cần thiết phải quản lý chi phí
Ngân hàng thương mại là đơn vị kinh doanh tiền tệ, đây là một loại hàng hóađặc biệt, với chức năng kinh doanh tiền tệ song cũng đồng thời phải thực hiện một
số chức năng của Nhà nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia do vậyhoạt động của ngân hàng thương mại có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Việccần thiết phải quản lý chi phí của ngân hàng thương mại được đánh giá dưới cả haigóc độ đó là với bản thân ngân hàng thương mại và đối với nền kinh tế
1.3.2.1 Đối với bản thân ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là đơn vị kinh doanh do vậy mục tiêu cao nhất là lợinhuận Lợi nhuận của ngân hàng thương mại được xác định như sau:
Trang 18Lợi nhuận sau thuế = Thu nhập lãi thuần + Thu ròng từ dịch vụ + lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối + lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh + lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư + lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác + Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần - Chi phí hoạt động – Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng – Chi phí thuế TNDN
Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng hiện nay
Trong đó Chi hoạt động bao gồm :
+ Chi nộp thuế và các khoản lệ phí (831,832)
+ Chi phí cho nhân viên (85)
+ Chi phí cho hoạt động quản lý và công vụ (86)
+ Chi về tài sản (87)
+ Chi dự phòng giảm giá không thuộc hoạt động tín dụng (8821, 8824, 8825,
8826, 8827, 8829)
+ Chi phí hoạt động khác (89 trừ 890000003: chi hoàn dự thu lãi)
Về mặt lý thuyết, để tăng lợi nhuận ngân hàng có thể tăng thu nhập ròng từcác hoạt động, giảm chi phí quản lý kinh doanh hoặc điều hành sao cho tốc độ tăngthu nhập ròng lớn hơn tốc độ tăng chi phí quản lý Việc tăng thu nhập ròng là vấn
đề khó khăn bởi ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài như sức cạnh tranh của chấtlượng dịch vụ ngân hàng, lãi suất bình quân trên thị trường… Trong khi đó, việcđảm bảo một mức chi phí phù hợp với thu nhập ròng lại là vấn đề mà các ngân hàngthương mại có thể chủ động thực hiện Do vậy, các ngân hàng thương mại ngày nayđều có xu hướng quản lý chi phí thích hợp để đạt mức lợi nhuận tối đa
Chi phí quản lý của ngân hàng thương mại luôn có những biến động nhấtđịnh trong từng thời kỳ Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lýchi phí là xem xét, lựa chọn cơ cấu chi phí sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất Với đặcthù hoạt động kinh doanh, chi phí trả lãi thường là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhấttrong tổng chi phí của ngân hàng Tuy nhiên, xu hướng tăng dần tỷ trọng của các
Trang 19chi phí quản lý đã khiến các ngân hàng thương mại ngày càng quan tâm đến côngtác quản lý chi phí này.
Mặt khác, với các ngân hàng thương mại, quản lý chi phí tốt là bước quantrọng để có thể thực hiện định giá sản phẩm Trong ngân hàng thương mại, có rấtnhiều sản phẩm khác nhau, để định giá sản phẩm, ngoài các chi phí trực tiếp phátsinh liên quan đến sản phẩm còn có các chi phí chung, việc tính toán xác định cácmức chi phí hợp lý cho từng sản phẩm cũng là một phần của quá trình quản lý chiphí Căn cứ vào mức chi phí thực tế mà từng sản phẩm dịch vụ phải chịu, ngân hàngthương mại sẽ xác định định mức chi phí chung để làm căn cứ xây dựng giá củadịch vụ cung cấp ra
Bên cạnh đó, công tác quản lý chi phí tốt còn là cơ sở để NHTM cung cấpđầy đủ, chính xác, kịp thời số liệu về tình hình tài chính cho các cơ quan quản lý vàcác đối tác bên ngoài
1.3.2.2 Đối với nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các đơn
vị kinh tế là điều tất yếu Các ngân hàng thương mại cũng đang phải cạnh tranhquyết liệt với nhau giữa các ngân hàng thương mại quốc doanh với các ngân hàngngoài quốc doanh và với các tổ chức tài chính tín dụng khác Do đó việc tăng chiphí để khuyếch trương xây dựng sản phẩm, xây dựng hệ thống mạng lưới là điềukhó tránh khỏi Việc mở và thành lập các chi nhánh để cạnh tranh là điều cần thiếtsong phải có chế tài quản lý phù hợp nếu không sẽ dẫn đến việc cạnh tranh khônglành mạnh làm ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị khác Trong đó mỗi ngân hàngthương mại đều có liên quan và ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, đồngthời liên quan đến lợi ích đông đảo của nhiều cá nhân và tổ chức xã hội Do vậyviệc quản lý giám sát các hoạt động ngân hàng là cần thiết đối với xã hội, phân tíchkhả năng tài chính của ngân hàng đòi hỏi phải mang tính bắt buộc Quản ký tốt chiphí giúp cho các ngân hàng thương mại kinh doanh có lãi sẽ tăng khả năng thanhtoán, khả năng chi trả cho nền kinh tế, từ đó có tác động tốt đến quá trình lưu thôngtiền tệ tạo điều kiện để tái sản xuất phát triển kinh tế xã hội
Trang 20Trong vai trò chức năng của ngân hàng thương mại là công cụ để Nhà nướcđiều tiết nền kinh tế thông qua các chính sách tiền tệ, khi các ngân hàng hoạt động ởtrạng thái tốt, hiệu quả thì sẽ thực hiện tốt các yêu cầu của chính sách tiền tệ ở mọithời điểm, sẽ giúp cho Chính phủ điều hành nền kinh tế hiệu quả hơn Do vậy việcquản lý tài chính của Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại cũng sẽ tạo thuậnlợi tốt cho Nhà nước khi sử dụng các phương tiện, công cụ để điều tiết nền kinh tế.Đồng thời trên cơ sở đó ngân hàng thương mại cũng phải lựa chọn các phương ánkinh doanh có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của mình để nâng cao hiệuquả hoạt động và chấp hành hạch toán đầy đủ, chấp hành thu nộp đầy đủ nghĩa vụđối với ngân sách Nhà nước.
Tóm lại, công tác quản lý chi phí là thật sự cần thiết đối với các NHTM, giúpcho NHTM kiểm soát được vấn đề tài chính của mình Đồng thời, giúp cho các cơquan quản lý nhà nước có thể kiểm soát được hoạt động của các NHTM Do vậy,các NHTM phải xây dựng cơ chế, phương thức quản lý chi phí đảm bảo hoạt độngkinh doanh của ngân hàng bền vững và phù hợp với mục tiêu tài chính đã đặt ra
1.3.3 Nội dung công tác quản lý chi phí trong ngân hàng thương mại
Quản lý chi phí là một nội dung cụ thể của khoa học quản lý nói chung Quản
lý chi phí là việc tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về việc sử dụng các chiphí, lập kế hoạch chi phí, theo dõi việc ghi nhận và thực hiện chi phí này, từ đó đưa
ra những quyết định nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí Nội dung cơ bản củacông tác quản lý chi phí trong NHTM bao gồm:
1.3.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý chi phí
Để thực hiện công tác quản lý chi phí, các NHTM cần xây dựng một bộ máyquản lý chi phí có hiệu quả Tuỳ thuộc vào quy mô, mô hình tổ chức hành chính màcác ngân hàng thương mại có thể tạo lập bộ máy quản lý phù hợp, đảm bảo hiệuquả Thông thường, tham gia vào công tác quản lý chi phí trong ngân hàng thươngmại bao gồm:
Tại Hội sở chính: Chủ tịch Hội đồng quản trị, các Uỷ viên Hội đồng quản
trị, Tổng giám đốc (Phó tổng giám đốc phụ trách), các đơn vị giúp việc…
Trang 21Bộ máy này có trách nhiệm xây dựng văn bản chế độ, hướng dẫn thực hiệncác cơ chế, quy định của Nhà nước và của Ngành liên quan đến lĩnh vực quản lý tàichính như quy chế, quy định chu chi tài chính, phân phối tiền lương…
Hàng năm, Hội sở chính xây dựng kế hoạch tổng thể về kế hoạch tài chínhtrong đó có kế hoạch về thu nhập của từng hoạt động trong toàn hệ thống; kiểm tra,giám sát việc thực hiện các quy định đó
Tại chi nhánh, đơn vị thành viên: Giám đốc, phòng Tài chính kế toán,
phòng Tổ chức hành chính và một số phòng khác
Bộ máy này có nhiệm vụ lập kế hoạch, xây dựng định mức chi tiết về chỉtiêu doanh thu, chi phí, thu nhập, lợi nhuận thực hiện các kế hoạch, chỉ tiêu đượcgiao; đánh giá kết quả đạt được; đề xuất các biện pháp cải tiến lên Hội sở chính
Một số ngân hàng tách bạch giữa bộ phận tài chính và kế toán, trong đó,chức năng lập kế hoạch, theo dõi và quản lý chi phí được thực hiện tại bộ phậntài chính
1.3.3.2 Xây dựng cơ chế quản lý chi phí
Bao gồm xây dựng hệ thống các văn bản, chế độ bao gồm các quy chế, quyđịnh nội dung các khoản chi, quy trình thanh, quyết toán các khoản chi phí trongngân hàng dựa trên các quy định của các cơ quan quản lý Nhà nước, phù hợp vớithực tế hoạt động và đặc thù trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Cơ chế xácđịnh rõ đơn vị đầu mối thực hiện quản lý chi phí, các đơn vị phối hợp trong việcthực hiện quản lý chi phí bao gồm các khâu từ ghi nhận, lập kế hoạch, thực hiện đếnquyết toàn các khoản chi phí
Ngân hàng xây dựng các nguyên tắc trong việc chi hoạt động, việc hạch toáncác khoản chi phí cũng được quy định một cách chặt chẽ bằng văn bản Từng khoảnmục chi phí cần được theo dõi và hạch toán trên các tài khoản riêng Việc ghi nhậnchỉ được thực hiện khi có đầy đủ chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định
Cơ chế quản lý chi phí được xây dựng và áp dụng đồng bộ trên phạm vi toàn
hệ thống, cho tất cả các chi nhánh ngân hàng Điều này rất quan trọng, đảm bảo chocông tác giám sát chi phí được thực hiện chặt chẽ, bài bản
Trang 221.3.3.3 Xây dựng định mức chi tiết cho từng khoản chi phí
Định mức chi phí là khoản chi được định trước bằng cách lập ra những tiêuchuẩn gắn với từng trường hợp hay từng điều kiện làm việc cụ thể Định mức chiphí không những chỉ ra được các khoản chi dự kiến mà còn xác định nên chi trongtrường hợp nào Tuy nhiên, trong thực tế chi phí luôn thay đổi vì vậy các định mứccần phải được xem xét lại thường xuyên để đảm bảo tính hợp lý của chúng và thiếtlập định mức là công việc khó khăn nhất trong quá trình xây dựng một hệ thốngquản lý chi phí Các nhà quản lý thường sử dụng hai phương pháp chủ yếu sau đây
để xây dựng định mức chi phí: Phương pháp thống kê kinh nghiệm và phương phápphân tích công việc
- Phương pháp thống kê kinh nghiệm (Historical Data Analysis): phương phápnày thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có qui trình sản xuất ổn định Để xâydựng các định mức chi phí, người ta dựa vào số liệu trong quá khứ, tiến hành phântích và từ đó xây dựng định mức về lượng (lượng nguyên liệu tiêu hao, thời gianlàm việc, v.v…) Đồng thời, căn cứ vào tình hình thị trường, các quyết định tồn kho
để xây dựng định mức về giá
- Phương pháp phân tích kinh tế kỹ thuật: để thực hiện phương pháp này, các
kế toán viên phải phối hợp với các nhân viên kỹ thuật để phân tích công suất thiết
kế của máy móc thiết bị, phân tích qui trình công nghệ, phân tích hành vi sản xuất,v.v…để xây dựng các định mức chi phí
Trong thực tiễn, các nhà quản lý thường sử dụng phối hợp hai phương phápnày để xây dựng các định mức chi phí Phương pháp thống kê kinh nghiệm được sửdụng ở những phần/giai đoạn của qui trình sản xuất ổn định (không có sự thay đổi),
và phương pháp phân tích công việc được sử dụng trong những phần/giai đoạn củaqui trình sản xuất có sự thay đổi về công nghệ hoặc phương pháp sản xuất
Đối với các ngân hàng thương mại, căn cứ để xây dựng các định mức chi phítheo quy định chung của pháp luật phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, ngànhnghề kinh doanh, phù hợp với mô hình tổ chức và trình độ trang bị của ngân hàngthương mại
Trang 23Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với kết quả hoạt động kinhdoanh của mình, các ngân hàng thương mại chủ động xây dựng các định mức chitiêu nội bộ
Các định mức cần được phổ biến tới người thực hiện, công bố công khai chonhân viên biết để thực hiện và giám sát, kiểm tra Trường hợp không thực hiện đượccần phân tích rõ nguyên nhân, trách nhiệm để xử lý theo quy định của pháp luật.Nếu do nguyên nhân chủ quan cần phải bồi thường thiệt hại
Tóm lại, việc xây dựng các định mức cụ thể đối với từng loại chi phí giúpcho các ngân hàng thương mại quản lý chặt chẽ hơn quá trình thu chi tài chính nội
bộ Đây cũng là căn cứ để các ngân hàng thương mại định giá sản phẩm, dịch vụ
1.3.3.4 Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi phí
Việc quản lý bắt đầu bằng lập kế hoạch, để quản lý tốt cần có một kế hoạchtốt Kế hoạch chi phí là một bộ phận không thể thiếu khi xây dựng kế hoạch tàichính của ngân hàng thương mại Căn cứ định hướng mục tiêu trong năm trên cácmặt quy mô, cơ cấu, tăng trưởng, hiệu quả, ngân hàng thương mại thực hiện xâydựng kế hoạch chi phí cho năm tài chính Kế hoạch chi phí phải được xây dựng phùhợp với kế hoạch kinh doanh của ngân hàng thương mại
Quá trình lập kế hoạch nói chung được thực hiện theo chu trình tổng quát sau:
Sơ đồ 1-2 Quá trình lập kế hoạch chi phí
a) Lập kế hoạch chi phí nhân viên:
Đối với chi phí về nhân viên: việc lập kế hoạch được thực hiện dựa trên kếhoạch về lợi nhuận thực hiện trong năm, định biên nhân sự và quy chế lương củangân hàng
Trang 24Hiện nay, Các ngân hàng thương mại đều thực hiện quỹ lương nhân viêntheo chính sách khoán Kế hoạch tổng chi về tiền lương nhân viên của các ngânhàng thương mại được lập căn cứ tổng quỹ tiền lương kế hoạch.
- Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương = (Tổng thu nhập – Tổng chi
phí chưa gồm lương) * Đơn giá tiền lương
+ Tổng thu nhập là tổng các khoản thu theo chế độ tài chính hiện hành
+ Tổng chi phí chưa gồm lương: tổng các khoản chi phí của ngân hàngthương mại, không gồm các khoản tiền lương và các khoản có tính chất lương
Tổng chi phí
chưa có
lương
= Tổng chi phí trên TK loại 8
- Chi phí tiền lương xác lập theo đơn giá
i)Tổng chi phí trên tài khoản loại 8 bao gồm toàn bộ chi phí thực chi, dự chi ii) Chi phí tiền lương xác lập theo đơn giá là tiền lương đơn vị được chi theokết quả kinh doanh đã hạch toán vào chi phí, không bao gồm : Tiền lương ngoàigiờ, tiền lương bổ sung theo chế độ (nếu có), chi phí ăn ca
+ Đơn giá tiền lương: Là số tiền Đơn vị kinh doanh được chi lương trên1.000 (một nghìn) đồng chênh lệch thu nhập chi phí chưa có lương Hội sở tiếnhành giao đơn giá tiền lương cho các Đơn vị nhận khoán Các ngân hàng thươngmại thường xây dựng đơn giá tiền lương căn cứ vào các yếu tố sau:
i) Số lượng lao động định biên của năm
ii) Mức lương tối thiểu của ngân hàng
iii) Tổng doanh thu, chi phí chưa bao gồm lương kế hoạch
iv) Các ngạch, bậc, hệ số phụ cấp…
Trang 25Nguyên tắc giao đơn giá tiền lương:
i) Đơn giá tiền lương giao cho các đơn vị nhận khoán theo nhiều mức khácnhau tùy theo điều kiện kinh doanh, địa bàn và đặc điểm của từng vùng kinh tế (cóxem xét điều kiện đặc thù của Đơn vị kinh doanh)
ii) Tập trung xử lý các vấn đề tài chính khác (giảm lãi, chỉ định…) khi thựchiện hạch toán nội bảng thông qua đơn giá tiền lương
iii) Mặt bằng đơn giá tiền lương bảo đảm tính công bằng, kích thích phát triển,không bao cấp
- Quỹ tiền lương kế hoạch theo chế độ (không tính trong đơn giá tiền lương)
= Các khoản phụ cấp lương và chế độ khác + Tiền lương của những ngày nghỉ đượchưởng theo quy định của Bộ luật Lao động
Như vậy quỹ tiền lương ngoài việc chịu ảnh hưởng của đơn giá thì liên quantrực tiếp đến hai yếu tố doanh thu và chi phí Nếu doanh thu càng cao, chi phí càngthấp thì quỹ tiền lương càng cao Tuy nhiên để có doanh thu càng cao thì chi phí đikèm cũng tăng lên, cho nên bài toán đưa ra là làm thế nào để doanh thu tiến dần vềMax và chi phí giảm hợp lý tiến dần về Min để có được lợi nhuận lớn nhất Trên cơ
sở chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận mà ngân hàng thương mại lên kế hoạchchi tiết cho các khoản thu ở nguồn nào và đầu tư chi phí như thế nào là hợp lý đểđảm bảo tỷ lệ rủi ro ở mức thấp nhất, lĩnh vực nào có lợi thế cạnh tranh trước mắt,lĩnh vực nào mang tính chiến lược lâu dài
Bên cạnh việc sử dụng chế độ khoán tiền lương thì ngân hàng thương mại còn
áp dụng hình thức khuyến khích bằng vật chất đó là việc thưởng phạt đối với cácđơn vị trực thuộc trên cơ sở kết quả hoàn thành hoặc áp dụng chế độ thưởng lươngnăng suất đới với các đơn vị vượt chỉ tiêu kế hoạch cao Phương pháp này liên quantrực tiếp đến thu nhập của người lao động do vậy có tác dụng rất lớn trong quá trìnhđiều hành và quản trị doanh nghiệp Các bộ phận, các đơn vị trực thuộc ngoài việcthực hiện kế hoạch luôn tìm cách khơi tăng nguồn thu và tiết giảm chi phí để có lợinhuận chênh lệch lớn
Trang 26
b) Lập kế hoạch chi phí về tài sản:
Kế hoạch chi phí về tài sản của Ngân hàng được lập trên cơ sở tình hình thực tế tàisản của ngân hàng, Kế hoạch trang bị tài sản, Kế hoạch mua sắm công cụ lao động, Kếhoạch sửa chữa tài sản
Chi phí tài sản = Chi phí khấu hao tài sản + chi phí sửa chữa tài sản + bảo hiểm tài sản + chi phí công cụ lao động.
c) Lập kế hoạch các khoản chi phí quản lý công vụ:
Kế hoạch chi phí quản lý công vụ trong năm cũng được xây dựng căn cứ vào
số lượng cán bộ, các mức chi phí đã thực hiện trong năm tài chính trước
Kế hoạch chi phí do Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc (đối với ngânhàng thương mại không có Hội đồng quản trị) quyết định Kế hoạch chi phí có thểđược lập theo tháng, quý, năm Căn cứ kế hoạch chi phí chung của toàn đơn vị, cácngân hàng thương mại giao kế hoạch cho từng đơn vị trực thuộc
Kế hoạch chi phí là căn cứ để giám sát, đánh giá kết quả quản lý, điều hànhhoạt động kinh doanh của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc các ngân hàngthương mại
1.3.3.5 Hạch toán và theo dõi các khoản chi phí
Việc theo dõi chi phí là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý chi phí,giúp cho nhà quản trị ngân hàng kiểm soát được nguồn chi, đảm bảo các khoản chiđược chi đúng mục đích, phù hợp với quy định của pháp luật Việc hạch toán và
Trang 27theo dõi chi phí cần được thực hiện theo quy định về chế độ kế toán, thống kê vàkiểm toán theo đúng quy định của pháp luật
Hiện nay, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thươngmại thực hiện hạch toán các khoản chi phí quản lý trên nhóm tài khoản như sau:
- Chi phí nhân viên: nhóm tài khoản 85
- Chi phí cho hoạt động quản lý và công vụ: nhóm tài khoản 86
- Chi phí về tài sản: nhóm tài khoản 87
- Chi phí khác: nhóm tài khoản 89
Tuỳ từng yêu cầu quản lý cụ thể mà các ngân hàng có thể mở các tài khoản chitiết hơn để theo dõi các khoản chi phí theo từng đối tượng
Tuân thủ các quy định quản lý tài chính, các ngân hàng thương mại khôngđược hạch toán vào chi phí các khoản sau:
- Các khoản tiền phạt vi phạm pháp luật như: luật giao thông, luật thuế, luậtmôi trường, luật lao động, vi phạm chế độ báo cáo thống kê, tài chính kế toán vàcác luật khác Nếu do tập thể hoặc cá nhân vi phạm pháp luật, thì tập thể, hoặc cánhân phải nộp phạt Ngoài khoản tiền đền bù nói trên, phần nộp phạt còn lại lấy từlợi nhuận sau thuế
- Các khoản đầu tư xây dựng cơ bản, chi mua sắm tài sản cố định hữu hình và
vô hình, chi ủng hộ cho các tổ chức xã hội
- Chi phí đi công tác vượt định mức của doanh nghiệp
- Các khoản thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ như khoản chi sự nghiệp đãđược ngân sách nhà nước cấp, cơ quan cấp trên hoặc các tổ chức khác hỗ trợ; Chitrả lãi vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong thời kỳ công trình chưa hoàn thành đưavào sử dụng Số lãi này được hạch toán vào chi phí đầu tư xây dựng cơ bản;
- Các khoản chi phí sản xuất kinh doanh vượt mức quy định của chế độ tàichính thì được bù đắp bằng quỹ khen thưởng và phúc lợi
Trang 281.3.3.6 Công tác kiểm tra, kiểm soát
Để quản lý hoạt động kinh doanh nói chung và quản lý thu nhập nói riêngđược hiệu quả thì một nội dung không thể thiếu là công tác kiểm tra, kiểm soát.Kiểm tra, kiểm soát bao gồm kiểm tra nội bộ và kiểm tra của các công ty kiểm toán,thanh tra, cơ quan thuế
Việc kiểm tra, kiểm soát chi phí thường bao gồm các nội dung:
- Kiểm tra việc tuân thủ các qui chế quản lý tài chính tại các NHTM
- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ chứng từ hạch toán kế toán
- Kiểm tra việc lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và việc tuân thủ định mứcchi phí được giao
- Kiểm tra công tác hạch toán kế toán đã đúng theo chế độ của Ngân hàngNhà nước
Đối với công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ cần được thực hiện thường xuyêntheo kỳ (tháng, quý, năm) hoặc đột xuất nhằm kịp thời phát hiện sai sót để chỉnhsửa và xử lý cho phù hợp Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ còn có chức nănghướng dẫn, định hướng cho hoạt động của đơn vị
Công tác kiểm tra, giám sát của các đối tượng bên ngoài (công ty kiểm toán,thanh tra, cơ quan thuế ) thường được thực hiện định kỳ hàng năm, sau khi công tácquyết toán năm tài chính kết thúc
1.3.4 Chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thiện công tác quản lý chi phí
Để đánh giá mức độ hoàn thiện công tác quản lý chi phí, các nhà quản lý Ngânhàng thường đánh giá thông qua tính hiệu quả của chi phí Các chỉ tiêu phản ánh vàđánh giá tính hiệu quả của chi phí ngân hàng là:
Tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập ròng từ các hoạt động/lợi nhuận trước thuế
Trang 29Tỷ lệ chi phí trên lợi
nhuận trước thuế
Tổng chi phí
=Lợi nhuận trước thuế
Ý nghĩa: cho biết bình quân một nhân viên ngân hàng chịu bao nhiều đồng chi
phí quản lý kinh doanh (chi phí hoạt động)
Tỷ lệ chi phí trên tổng tài sản
Ý nghĩa: để tạo ra 1 đồng tài sản ngân hàng đã bỏ ra bao nhiêu chi phí.
Thông qua việc tính toán phân tích các chỉ tiêu trên, so sánh với các thông tin
từ các TCTD trên địa bàn, các chi nhánh khác, cũng như toàn hệ thống, để có biệnpháp tiết kiệm chi phí hợp lý
1.3.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí trong ngân hàng thương mại
1.3.5.1 Nhân tố chủ quan
a) Hệ thống kiểm soát nội bộ
Theo định nghĩa của Viện Kiểm toán quốc tế, “Hệ thống kiểm soát nội bộ” làtập hợp bao gồm các chính sách, quy trình, quy định nội bộ, các thông lệ, cơ cấu tổ
Trang 30chức của ngân hàng, được thiết lập và được tổ chức thực hiện nhằm đạt được cácmục tiêu của ngân hàng và đảm bảo phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các rủi
ro xảy ra
Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm 5 cấu phần, cụ thể: là môi trường kiểmsoát, hệ thống quản lý và đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin và
cơ chế trao đổi thông tin, và cơ chế giám sát hoạt động kiểm soát
Hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, hoạt động hữu hiệu sẽ góp phần làm chocông tác quản lý tài chính nói chung và quản lý chi phí nói riêng được thuận lợi.Đảm bảo hệ thống kế toán được vận hành có hiệu quả, các thủ tục kiểm tra, kiểmsoát được thiết lập đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ; giúp ngân hàng phát hiện kịp thời saisót, ngăn chặn các hành vi gian lận
CHƯƠNG 2 Trình độ cán bộ quản lý
Con người là nhân tố trung tâm của bộ máy quản lý, là khâu quan trọng trongquá trình xử lý các thông tin để đề ra quyết định quản lý Trình độ cán bộ quản lý lànhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác, kịp thời của các quyết định quản
lý và do đó quyết định chất lượng công tác quản lý chi phí
Đối với Ban lãnh đạo, đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, quản lý chi phí cókinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao sẽ là điều kiện tốt để xây dựng các chiếnlược quản lý chi phí hiệu quả, có các định hướng kế hoạch kinh doanh nói chung, kếhoạch chi phí nói riêng một cách linh hoạt, hiệu quả…
Đối với các đối tượng là cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý chi phí, nếu cónăng lực chuyên môn vững, an hiểu về các chế độ quy định về tài chính, kế toán đểđưa công tác quản lý chi phí của ngân hàng tuân thủ các chế độ quy định về tàichính, kế toán của Nhà nước, góp phần vào hiệu quả hoạt động của đơn vị Trườnghợp đội ngũ cán bộ quản lý thiếu kinh nghiệm, hạn chế về chuyên môn sẽ dẫn đếncông tác quản lý chi phí lỏng lẻo, dễ thất thoát, lãng phí, từ đó làm giảm hiệu quảhoạt động của ngân hàng…
CHƯƠNG 3 Trình độ công nghệ
Trang 31Cùng với nguồn nhân lực, trình độ công nghệ là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽđến công tác quản lý chi phí trong các NHTM Để phục vụ việc quản lý thì các nhàquản trị cần có nguồn thông tin kịp thời, chính xác, phản ánh đúng tình hình thực tếcủa đơn vị mình để từ đó đưa ra giải pháp điều chỉnh kịp thời cần thiết Với trình độcông nghệ tiên tiến sẽ hỗ trợ các ngân hàng trong việc thu thập dữ liệu đầu vào mộtcách chính xác, giúp quản lý tách bạch các khoản chi phí Qua đó, giúp nhà quản trị
có thể đánh giá chi tiết về các mảng hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng mình
Dưới ảnh hưởng của công nghệ hiện đại, chi phí cố định trong ngân hàngngày càng gia tăng cũng khiến các ngân hàng ngày càng quan tâm hơn đến công tácquản lý chi phí
CHƯƠNG 4 Mô hình tổ chức và quy mô hoạt động
- Mô hình tổ chức của NHTM là hình thức phân chia đơn vị thành các bộphận phòng ban hoạt động theo từng nhiệm vụ cụ thể NHTM có mô hình tổ chứctốt, phù hợp sẽ tạo điều kiện cho việc vận hành các quy định quản lý nói chung vàquản lý chi phí nói riêng một cách trơn tru và thông suốt Ngược lại, nếu cơ cấu tổchức hoạt động của NHTM không phù hợp sẽ gây đến hiện tượng chồng chéo chứcnăng nhiệm vụ, không gắn liền trách nhiệm đơn vị cá nhân, gây thất thoát, lãng phí
- Quy mô hoạt động: Khi ngân hàng thương mại có quy mô hoạt động lớnthì doanh số hoạt động của phần nghiệp vụ lớn sẽ có nguồn thu lớn song chi phí đikèm cũng lớn Nếu quy mô hoạt động lớn cả về hệ thống mạng lưới và chi nhánh thì
sẽ có nhiều cơ hội đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, khả năng tận thu từ các mónthu nhập nhỏ càng tăng song chi phí cho cán bộ và chi phí quản lý cũng tăng theo.Vậy vấn đề đặt ra là phải biết sử dụng được những lợi thế sẵn có của mình để tăngnguồn thu liên tục và giữ ổn định phần chi phí hoặc tốc độ tăng chi phí thấp hơn để
có được lợi nhuận cao hơn Với mạng lưới gần 10.000 điểm giao dịch phủ khắp 63tỉnh thành trong cả nước, sáp nhập VPSC tạo cơ hội cho Ngân hàng Liên Việt mởrộng mạng lưới nhanh một cách đột phá, kéo theo cơ hội triển khai các dịch vụ (chovay, chuyển tiền, tín dụng vi mô) đến khắp các phường, xã, tỉnh, thành Việc pháttriển mạng lưới dựa trên hệ thống sẵn có cũng giúp giảm chi phí Ngược lại với
Trang 32những ngân hàng có quy mô nhỏ thì doanh thu nhỏ và chi phí thấp song có nhữngchi phí không tiết giảm thấp hơn được như chi mua bản quyền phần mềm, chi phíquảng bá thương hiệu sản phẩmv.v…
b) Tình hình thị trường và yếu tố cạnh tranh
Cũng giống như các doanh nghiệp khác khi tham gia vào thị trường, cácNHTM phải tính tới các điều kiện của môi trường kinh doanh, qua đó xác định mụctiêu lợi nhuận Ngày nay, với sự xuất hiện và phát triển ngày càng nhiều TCTD phingân hàng khác như công ty chứng khoán, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹtín dụng…làm cho hoạt động kinh doanh ngân hàng càng gặp nhiều khó khăn Đểđáp ứng nhu cầu thị trường, tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác,một mặt NHTM cần nghiên cứu, cho ra nhiều sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầukhách hàng, một mặt cần tính toán, xác định mức giá dịch vụ nhằm đạt mức lợinhuận tốt nhất Từ đó đặt ra yêu cầu cần quản lý tốt chi phí, đặc biệt là các chi phíquản lý
c) Tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia
Trang 33Tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia cũng ảnh hưởng lớn đến các hoạtđộng của ngân hàng thương mại từ đó tác động đến doanh thu và chi phí của cácngân hàng thương mại Khi nền kinh tế trong giai đoạn tăng trưởng, giá cả hàng hóa
ổn định, thị trường tiền tệ trong nước ổn định, quy mô đầu tư của các doanh nghiệptăng lên, vốn đầu tư nước ngoài thu hút nhiều sẽ là cơ hội cho các ngân hàngthương mại tăng quy mô hoạt động, vừa thu hút được nhiều vốn đồng thời cơ hội vềhoạt động tín dụng cũng như các dịch vụ thanh toán tăng lên từ đó sẽ làm tăngdoanh thu cho ngân hàng và cũng kéo theo một phần chi phí được tăng lên
Trang 34CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI NGÂN HÀNG TMCP LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH THĂNG LONG2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Liên Việt – Chi nhánh Thăng Long
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Liên Việt – Chi nhánh Thăng Long
Ngân hàng TMCP Liên Việt Chi nhánh Thăng Long được thành lập ngày 25tháng 07 năm 2008 theo Quyết định số 93A/2008/QĐ-LienVietBank là một trongnhững chi nhánh đầu tiên trực thuộc Ngân hàng Liên Việt có địa chỉ trụ sở tại Số 8Tràng Thi, Phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội với qui môban đầu nhỏ bé gồm 26 cán bộ
Qua 3 năm xây dựng và phát triển Ngân hàng Liên Việt Chi nhánh ThăngLong đã có những bước phát triển đáng kể : Tính đến thời điểm 31/12/2010 Tổng
dư nợ đạt 919 tỷ đồng, Nguồn vốn huy động đạt 2.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuếđạt 24,6 tỷ đồng, qui mô được mở rộng với 4 phòng giao dịch trên địa bàn Thànhphố Hà Nội với tổng số 92 cán bộ nhân viên Ngân hàng Liên Việt Chi nhánhThăng Long cùng với các chi nhánh khác trong hệ thống ngân hàng Liên Việt
- Nắm giữ vai trò chủ đạo trong việc thực thi các chính sách tiền tệ quốc gia,góp phần điều tiết kinh tế vĩ mô
- Đã góp phần xây dựng và chuyển dịch cơ cấu tài sản theo hướng bền vững,hợp lý Trong giai đoạn từ 2009-2010, LVB đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, tổng tàisản tăng 100%, huy động vốn tăng 127%, dư nợ tín dụng tăng trưởng 69%/năm Đếncuối năm 2010, tổng tài sản của LVB đạt 34.985 tỷ đồng Tỷ lệ nợ xấu đã được kiểmsoát ở mức dưới 5%, các hệ số sinh lời ROA, ROE gần với mức thông lệ quốc tế
- Góp phần mở rộng mạng lưới của Ngân hàng Liên Việt trên khắp các tỉnh,thành phố Tính đến cuối năm 2010 con số này đã lên đến 50 điểm giao dịch baogồm 1 Sở giao dịch, 18 chi nhánh, 31 phòng giao dịch và 1 quỹ tiết kiệm
- Định hình mô hình tổ chức theo hướng Tập đoàn Dịch vụ Tài chính Ngânhàng hàng đầu Việt Nam về hiện đại hóa, chuyên nghiệp, năng động, đổi mới vàchữ Tín trong hoạt động
Trang 352.1.2 Bộ máy tổ chức của LienVietBank Thăng Long
Sơ đồ 2-1 Mô hình tổ chức Ngân hàng Liên Việt Thăng Long
Sơ đồ 2-2 Mô hình tổ chức Phòng Giao dịch Ngân hàng Liên Việt Thăng Long
Thẩm định Tài sản
Quản lý tín dụng
P.Kế toán – Ngân quỹ
Hành chính Nhân sự
Phòng Giao dịch
Ngân quỹ
Trang 362.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Liên Việt Thăng Long.
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Xác định nhiệm vụ chính của ngân hàng là đi vay để cho vay do vậy công
tác huy động vốn luôn được Ngân hàng Liên Việt Thăng Long đặt lên hàng đầu
trong quá trình kinh doanh Chỉ khi có đủ vốn mới có điều kiện mở rộng tăng
trưởng tín dụng từ đó mới tăng được quy mô và nâng tầm hoạt động Đóng trên
địa bàn trung tâm thành phố Hà Nội là một lợi thế giúp Ngân hàng triệt để khai
thác nguồn vốn từ những khoản tiết kiệm nhỏ của dân cư cho đến các khoản
thanh toán của doanh nghiệp lớn, kết hợp với nhiều giải pháp và chính sách thích
hợp tạo điều kiện khơi tăng nguồn vốn huy động Do vậy nguồn vốn của Chi
nhánh tăng trưởng qua các năm:
Bảng 2-1: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Liên Việt
Qua bảng trên ta thấy, tiền gửi của các tổ chức kinh tế mấy năm trở lại đây luôn
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động, thường trên 85% Do chi nhánh
Trang 37mở rộng mạng lưới khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn trong và ngoài địabàn nên đã thu hút được lượng tiền gửi lớn với chi phí rất thấp Số dư tiền gửi huyđộng có sự tăng trưởng cao vào cuối năm do tiền thu bán hàng, tiền thu khối lượngcông trình được thanh toán cuối năm, đặc biệt tại Chi nhánh có những khách hàngdoanh nghiệp truyền thống duy trì số dư trên hợp đồng tiền gửi và trên tài khoảnthanh toán rất lớn và tương đối ổn định như Thành ủy Hà Nội, Quỹ dịch vụ viễnthông công ích, Tập đoàn tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam, Tổng công ty Điện Lựcthành phố Hà Nội v.v…Bên cạnh đó nguồn tiền gửi từ dân cư cũng đang được sựquan tâm của Ban lãnh đạo Chi nhánh: Ngân hàng đã không ngừng củng cố và xâydựng lòng tin đối với người dân bằng nhiều giải pháp nhằm khai thác tối đa cácnguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư như thái độ tác phong của các cán bộ giao dịch tạiquầy, đa dạng hóa các hình thức gửi tiền tiết kiệm với nhiều kỳ hạn khác nhau và lãisuất linh hoạt như các sản phẩm tiết kiệm thừa kế, tài khoản lãi cao, đầu tư tự độngv.v… Ngân hàng vừa động viên khách hàng cũ duy trì số dư tiền gửi vừa tìm kiếmkhách hàng mới như phát tờ rơi, giới thiệu các dịch vụ tiện ích của ngân hàng.Nguồn vốn huy động dân cư là nguồn tương đối ổn định tuy nhiên chưa có sự tăngtrưởng vượt bậc do lãi suất chưa thực sự cạnh tranh so với các ngân hàng khác.
2.1.3.2 Hoạt động tín dụng
Trong những năm qua, mặc dù có những khó khăn nhất định, đặc biệt là tìnhhình cạnh tranh gay gắt nhưng với sự nỗ lực cố gắng trong hoạt động kinh doanhcủa mình, Ngân hàng Liên Việt Chi nhánh Thăng Long đã đạt được nhiều thànhtích đáng khích lệ trong công tác tín dụng
Từ năm 2009 đến nay, Chi nhánh có sự tăng trưởng mạnh về dư nợ do hoạtđộng xúc tiến quảng cáo, thị sát thị trường, tích cực tìm kiếm khách hàng vớiphương châm ngân hàng là bạn của doanh nghiệp Quy mô dư nợ năm sau luôn tăngcao so với năm trước, đáp ứng càng tốt hơn nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp trong công cuộc đầu tư và phát triển kinh tế của cả nước
Trang 38Bảng 2-2: Tình hình dư nợ vay tại Ngân hàng Liên Việt
Thực hiện 31/08/2011
± % 2010/2009
± % T8-2011/2010
1 Hoạt động tín dụng 657,97 919,00 872,64 39,67% (5,04%) Theo cơ cấu kỳ hạn 657,97 919,00 872,64 39,67% (5,04%)
Trang 39đến 31/08/2011, tỷ lệ nợ quá hạn đã tăng 154,85% so với thời điểm 31/12/2010.
Chính vì vậy, Ban lãnh đạo Ngân hàng Liên Việt Thăng Long chỉ đạo rà soát đánh
giá phân loại khách hàng, nâng cao chất lượng tín dụng, thẩm định và quản lý hoạt
động sử dụng vốn vay của khách hàng, thu hồi vốn vay đối với các doanh nghiệp sử
dụng sai mục đích, kinh doanh không hiệu quả và tìm kiếm các khách hàng hoạt
động hiệu quả Công tác thu nợ cũng được chi nhánh chú trọng thực hiện triệt để
trong những tháng cuối năm
2.1.3.3 Lợi nhuận của Chi nhánh từ năm 2009-T8/2011
Thực hiện năm 2010
Thực hiện 8 tháng đầu năm 2011
± % 2010/2009
± % 8 tháng đầu năm 2011/2010
1 Tổng thu (1) 65,15 178,73 220,99 174,34% 23,64%
- Chi hoạt động (bao gồm
cả chi hoàn dự thu lãi) 14,49 16,17 15,99 11,59% (1,11%)
Qua bảng số liệu về doanh thu và chi phí trên ta thấy: Để có lợi nhuận năm sau
luôn cao hơn năm trước Chi nhánh luôn tìm cách phát huy những lợi thế để tăng
nguồn thu, qua số liệu từ bảng trên một số nguồn thu có tốc độ tăng trưởng rất cao
ví dụ như thu lãi cho vay năm 2010 tăng so với năm 2009 là 107,73%; 8 tháng đầu
năm 2011 tăng so với năm 2010 là 15,24%
Trang 40Thu từ dịch vụ năm 2010 tăng 6,83% so với năm 2009, 8 tháng năm 2011 doanhthu từ hoạt động dịch vụ là 1 tỷ đồng Bên cạnh đó, thu từ kinh doanh nghiệp tệcũng có xu hướng giảm: 8 tháng đầu năm 2011 doanh thu từ hoạt động này là 0,15
tỷ Nguyên nhân chính xuất phát từ điều kiện của Chi nhánh là một ngân hàng mới
ra đời các sản phẩm dịch vụ chưa phát triển, chính sách tỷ giá chưa thực sự cạnhtranh so với ngân hàng khác dẫn đến nguồn thu từ các hoạt động này giảm đáng kểkhi chi nhánh mất đi các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ lớn như : Công tyTNHH MTV Đào tạo và Cung ứng nhân lực –HAUI, Công ty Cổ phần Hóa chấtChi nhánh Tân Long v.v…
Trong các khoản chi khác và thu khác của 8 tháng đầu năm 2011 phải nhắc đến
đó là việc chi nhánh thực hiện việc phân loại và trích lập dự phòng rủi ro theo côngvăn 493 của Ngân hàng Nhà Nước do vậy nguồn chi dự phòng và thu từ nguồn dựphòng tăng đột biến, thu khác 8 tháng đầu năm 2011 tăng 279,31% so với năm2010
Trong điều kiện nền kinh tế diễn biến phức tạp, cạnh tranh giữa các ngân hàngngày càng gay gắt, Ban lãnh đạo Ngân hàng Liên Việt Chi nhánh Thăng Long luônchú trọng đến công tác quản lý chi phí vì vậy các khoản chi phí luôn được hạn chế
và có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với doanh thu, đặc biệt trong năm 2010 doanhthu tăng 174,34% so với năm 2009 còn chi phí tăng 162,74% Do vậy tính đến31/08/2011 Ngân hàng Liên Việt Thăng Long đã đạt được những chỉ tiêu tài chínhđáng khích lệ như sau:
Bảng 2-4: Một số chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh chính đã đạt được
trong 8 tháng đầu năm 2011
Đơn vị: triệu đồng
TT Chỉ tiêu
Thực hiện 31/08/2011 Cả năm