1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Tài chính tiền tệ Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, ODA, Kiều hối

47 733 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 582,5 KB

Nội dung

Sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã tạo môi trườngpháp lý cao hơn, thể chế hóa đường lối của Đảng, mở đầu cho việc thu hút và sử dụnghiệu quả nguồn vốn ĐTNN vào

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Giới thiệu về vấn đề:

Đất nước ta đang trên đường hội nhập và phát triển Để có thể đạt được mục tiêu trở

thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, đòi hỏi chúng ta cầnmột nguồn vốn rất lớn để phát triển trên tất cả lĩnh vực Và thực tế việc gia nhập vào các

tổ chức khu vực và quốc tế đã đem lại cho nước ta rất nhiều lợi thế trong việc tranh thủthu hút các nguồn vốn từ các nước bên ngoài để phát triển như: nguồn vốn ODA, FDI

Đặc biệt trong thời gian gần đây, nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã gia tăng một cáchnhanh chóng và tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, làm thay đổi diện dạo nền kinh tế

và xã hội của nước ta

Vào những năm 80 của thế kỷ XX, chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông

Âu tan vỡ, các thế lực thù địch tìm cách chống phá Việt Nam trên nhiều mặt, thế giới cónhững diễn biến phức tạp của tình hình chính trị và an ninh quốc tế, các nước đang pháttriển ở khu vực châu Á đã thực hiện cải cách kinh tế, trở thành khu vực phát triển năngđộng của thế giới

Việt Nam vừa bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, nền kinh tế ở tình trạng kém pháttriển, sản xuất nhỏ, mang nặng tính chất tự cấp tự túc, cơ chế quản lý tập trung quan liêubao cấp, mức lạm phát lên tới trên 700% vào năm 1986, sản xuất đình trệ, cơ sở kỹ thuậtlạc hậu và lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng

Với bối cảnh trong nước và quốc tế như vậy, để khôi phục và phát triển kinh tế-xãhội, Đảng ta đã chủ trương mở cửa nền kinh tế, thực hiện công cuộc “đổi mới” toàn diện,trong đó có việc hoàn thiện, nâng Điều lệ Đầu tư năm 1977 thành bộ Luật Đầu tư nướcngoài tại Việt Nam năm 1987, và năm 2005 Luật đầu tư ra đời nhằm thống nhất giữa nhàđầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài

Sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã tạo môi trườngpháp lý cao hơn, thể chế hóa đường lối của Đảng, mở đầu cho việc thu hút và sử dụnghiệu quả nguồn vốn ĐTNN vào Việt Nam mà chủ yếu là vốn đầu tư trực tiếp (FDI) , theophương châm đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại; góp phần thựchiện chủ trương phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế

Để thấy được vai trò quan trọng và tìm hiểu tác động của FDI đến sự tăng trưởng

kinh tế vượt bậc Việt Nam trong 20 năm qua, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Đầu tư

trực tiếp nước ngoài: FDI, ODA, Kiều hối ”.

Trang 2

2 Phương pháp nghiên cứu:

 Tìm kiếm thông tin từ các nguồn tài liệu: giáo trình KTQT, sách báo tạp chí,internet

 Tổng hợp, phân tích dữ liệu thu thập được

 Viết báo cáo

Bài viết gồm 3 phần:

PHẦN I: VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)

PHẦN II: VỐN VAY ODA

PHẦN III: KIỀU HỐI

Do thời gian nghiên cứu không nhiều và hạn chế về nguồn tài liệu nên bài viết nàykhông thể tránh khỏi những thiếu sót, nhóm chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý quýbáu của thầy cô và bạn đọc để bài viết được hoàn thiện hơn

Trân trọng cảm ơn!

Trang 3

PHẦN I: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC

NGOÀI (FDI)

1.1 Khái niệm, các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1 Khái niệm FDI

Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là “một khoản đầu tư với

những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh thế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó”.

- Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế ( IMF, international monetary fund) lại có một địnhnghĩa khác về FDI:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (foreign direct investment) là một công cuộc đầu

tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp (direct investor) đạt đượcmột phần hay toàn bộ quyền sỡ hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp (directinvestment enterprise) trong một quốc gia khác Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10%tổng số cổ phiếu mới được công nhận là FDI

Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng chung quy lại có thể hiểu: đầu tư trựctiếp nước ngoài ( FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vàonước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh Cá nhân hay công ty nướcngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này

- Theo Tổ Chức Thương Mại Thế giới ( WTO) thì:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI- Foreign Direct Investment) xảy ra khi một nhàđầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hútđầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDIvới các công cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản màngười đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhàđầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay

"chi nhánh công ty"

Các nhà kinh tế quốc tế định nghĩa: đầu tư trực tiếp nước ngoài là người sở hữu tạinước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước khác Đó là một khoản tiền mànhà đầu tư trả cho một thực thể kinh tế của nước ngoài để có ảnh hưởng quyết định đối vớithực thể kinh tế ấy hoặc tăng thêm quyền kiểm soát trong thực thể kinh tế ấy

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: “Đầu tư trựctiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền

Trang 4

nước ngoài hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinhdoanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100%vốn nước ngoài theo quy định của luật này”.

Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếp nước

ngoài như sau: “đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở

một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốc gia đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiêu tối đa hoá lợi ích của mình”.

Tài sản trong khái niệm này, theo thông lệ quốc tế, có thể là tài sản hữu hình (máymóc, thiết bị, quy trình công nghệ, bất động sản, các loại hợp đồng và giấy phép có giá trị

…), tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý…) hoặc tàisản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ…) Như vậy FDI bao giờ cũng làmột dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài

Hai đặc điểm cơ bản của FDI là: có sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế

và chủ đầu tư (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn vàquản lý đối tượng đầu tư

*Các đặc điểm của FDI:

- Tỷ lệ vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong vốn pháp định cuả dự án đạt mứctối thiểu tùy theo luật đầu tư của từng nước quy định

- Các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý dự án mà họ bỏ vốn đầu tư Quyềnquản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỉ lệ góp vốn của chủ đầu tư trong vốn pháp định của

dự án

- Kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh của dự án được phân chia cho các bêntheo tỉ lệ góp vốn và vồn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại và trả lợi tức cổphần nếu có

- FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lạitoàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tínhhoặc sát nhập các doanh nghiếp với nhau

* Tình hình FDI ở Việt Nam:

Sau đại hội VI đất nước tiến hành mở cửa đổi mới Từ đó năm 1987 những dự án đầu tưFDI đầu tiên đã vào Việt Nam Trải qua 20 năm FDI không ngừng biến động qua từngthời kì, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại WTO, FDI đã khôngngừng tăng trưởng một cách mạnh mẽ và đỉnh điểm năm 2008 FDI đạt tới 64 tỷ USD.Sau đây chúng ta cùng điểm qua tình FDI vào Việt Nam trong 20 năm qua

Trang 5

Giai đoạn từ (1988- 1990): Đây là giai đoạn đầu tiên nên FDI vào Việt Nam rất khiêm

tốn, tổng 3 năm chỉ đạt 1,79 tỷ USD và chưa có tác động rõ rệt đến nền kinh tế- xã hộiViệt Nam

Giai đoạn (1991- 1996): Đây là giai đoạn FDI tăng trưởng nhanh và góp phần quan

trọng vào việc thực hiện các mục tiêu xã hội Giai đoạn này đã thu hút 25,179 tỷ USDvốn đăng ký, tốc độ tăng trưởng hàng năm cao Vốn đăng ký năm 1991 là 1,322 tỷ USDthì năm 1996 là 8,497 tỷ USD, bằng 6,43 lần

Giai đoạn (1997- 2003);

Đây là thời kỳ suy thoái của FDI Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệnăm 1997 Vốn đăng ký bắt đầu giảm từ năm 1997 và giảm mạnh trong 2 năm tiếp theo.Năm 1996 vốn đăng ký là 8,498 tỷ USD, thì năm 1997 chỉ bằng 50%, còn 4,649 tỷ USD.Tồi tệ hơn là năm 1999 chỉ còn 1,568 tỷ USD và tiếp tục ngưng trệ cho đến năm 2003

Giai đoạn (2004- 2006):Đây là giai đoạn FDI phục hồi và phát triển Năm sau tăng

gấp đôi so với năm trước Năm 2004 chỉ mới đạt 2,084 tỷ USD thì năm 2006 lên tới10,200 tỷ USD tăng 400% so với 2004

Giai đoạn (2007-2008): Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại WTO các

chính sách ngoại thương cởi mở hơn, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, nhờ

đó đã tạo ra một hiệu ứng rất tốt trong việc thu hút FDI, nó được phản ánh qua năm 2007,

2008 Năm 2007 Việt Nam đã thu hút 1544 dự án và 21,3 tỷ USD, tăng gần 2 lần năm

2006, đó mới chỉ là kết quả của 1 năm gia nhập WTO Chưa dừng lại ở đó qua năm 2008Việt Nam đã thu hút một con số cực kỳ ấn tượng với 64 tỷ USD gấp gần 3 lần so với năm

2007 Qua đó lọt vào top 10 nền kinh tế hấp dẩn vốn đầu tư FDI nhất

1.1.2 Nguyên nhân hình thành đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Ưu thế về phương pháp quản lý và công nghệ tiên tiến khiến FDI làm tăng hiệuquả công tác quản lý hay tổ chức sản xuất;

- Nhu cầu tăng thu nhập từ thương mại quốc tế;

- Cạnh tranh giữa các công ty

1.1.3 Các hình thức FDI

 Doanh nghiệp liên doanh

Doanh nghiệp liên doanh (thường gọi tắt là liên doanh) là một hình thức tổ chứckinh doanh có tính chất quốc tế, hình thành từ những sự khác biệt giữa các bên về quốctịch, quản lý, hệ thống tài chính, luật pháp và bản sắc văn hoá; hoạt động trên cơ sở sựđóng góp của các bên về vốn, quản lí lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi nhuậncũng như rủi ro có thể xảy ra

Trang 6

Hoạt động của liên doanh rất rộng, gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cungứng dịch vụ, hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh doanh có tư cách phápnhân, được thành lập dựa trên các mục đích của chủ đầu tư và nước sở tại; hoạt động theo

sự điều hành quản lý của chủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫn phải tuỳ thuộc vào các điềukiện về môi trường kinh doanh của nước sở tại, đó là các điều kiện về chính trị, kinh tếluật pháp, văn hoá, mức độ cạnh tranh…

 Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được kí kết giứa đại diện có thẩm quyềncủa các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, quy định rõ việc thực hiện phân chiakết quả kinh doanh cho mỗi bên

Đặc điểm là các bên kí kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, trong qúa trình kinhdoanh các bên hợp doanh có thể thành lập ban điều phối để theo dõi, giám sát việc thựchiện hợp đồng hợp tác kinh doanh Phân chia kết quả kinh doanh: hình thức hợp doanhkhông phân phối lợi nhuận và chia sẻ rủi ro mà phân chia kết quả kinh doanh chung theo

tỷ lệ góp vốn hoặc theo thoả thuận giữa các bên Các bên hợp doanh thực hiện nghĩa vụtài chính đối với nhà nước sở tại một cách riêng rẽ Pháp lý hợp doanh là một thực thểkinh doanh hoạt động theo luật pháp nước sở tại chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sởtại quyền lợ và nghĩa vụ của các bên hơp doanh được ghi trong hợp đồng hợp tác kinhdoanh

 Đầu tư theo hợp đồng BOT

BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) là một thuật ngữ để chỉ một số mô hìnhhay một cấu trúc sử dụng đầu tư tư nhan để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn đượcdành riêng cho khu vực nhà nước Trong một dự án xây dựng BOT, một doanh nhân tưnhân được đặc quyền xây dựng và vận hành một công trình mà thường do chính phủ thựchiện Công trình này có thể là nhà máy điện, sân bay, cầu, cầu đường… Vào cuối giaiđoạn vận hành doanh nghiệp tư nhân sẽ chuyển quyền sở hữu dự án về cho chính phủ.Ngoài hợp đồng BOT còn có BTO, BT

 Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con (Holding company)

Holding company là một trong những mô hình tổ chức quản lí được thừa nhậnrộng rãi ở hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển

Trang 7

Holding company là một công ty sở hữu vốn trong một công ty khác ở mức đủ đểkiểm soát hoạt động quản lí và điều hành công ty đó thông qua việc gây ảnh hưởng hoặclựa chọn thành viên hợp đồng quản trị.

 Hình thức công ty cổ phần

Công ty cổ phần (công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn)là doanh nghiệp trong đóvốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần các cổ đông chỉ chịutrách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đãgóp vào doanh nghiệp cổ đông có thể là tổ chức cá nhân với số lượng tối đa không hạnchế, nhưng phải đáp ứng yêu cầu về số cổ đông tối thiểu Đặc trưng của công ty cổ phần

là nó có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng và các cổ đông có quyền tự dochuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác

 Hình thức chi nhánh công ty nước ngoài

Hình thức này được phân biệt với hình thức công ty con 100% vốn nước ngoài ởchỗ chi nhánh không được coi là một pháp nhân độc lập trong khi công ty con thường làmột pháp nhân độc lập Trách nhiệm của công ty con thường giới hạn trong phạm vi tàisản ở nước sở tại, trong khi trách nhiệm của chi nhánh theo quy định của 1 số nước,không chỉ giới hạn trong phạm vi tài sản của chi nhánh, mà còn được mở rộng đến cảphần tài sản của công ty mẹ ở nước ngoài

 Hình thức công ty hợp danh

Công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, ngoàicác thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn Thành viên hợp danh phải là cánhân có trình độ chuyên môn, có uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn

bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của công ty; thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm vềcác khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty Công ty hợp danhkhông được phát hành bất kì loại chứng khoán nào Các thành viên hợp danh có quyềnngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty, còn thành viên góp vốn có quyềnđược chia lợi nhuận theo tỷ lệ quy định tại điều lệ công ty nhưng không được tham giaquản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty

 Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A)

Phần lớn các vụ M&A được thực hiện giữa các TNC lớn và tập trung vào các lĩnh

vự công nghiệp ô tô, dược phẩm, viễn thông và tài chính ở các nước phát triển.Mục đích chủ yếu :

Trang 8

Khai thác lợi thế của thị trương mới mà hoạt động thương mại quốc tế hay đầu tưmới theo kênh truyền thống không mang lại hiệu quả mong đợi Hoạt động M&A tạo chocác công ty cơ hội mở rộng nhanh chóng hoạt động ra thị trường nước ngoài.

Bằng con đường M&A, các TNC có thể sáp nhập các ty của mình với nhau hìnhthành một công ty khổng lồ hoạt độg trong nhiều lĩnh vự hay các công ty khác nhau cùnghoạt động trông một lĩnh vực có thể sáp nhập lại nhằm tăng khả năng cạnh tranh toàn cầucủa tập đoàn

Các công ty vì mục đích quốc tế hoá sản phẩm muốn lấp chỗ trống trong hệ thốngphân phối của họ trên thị trường thế giới

Thông qua con đường M&A các công ty có thể giảm chi phí từng lĩnh vực nghiêncứu và phát triển sản xuất, phân phối và lưu thông

M&A tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái cấu trúc các ngành công nghiệp và cơcấu ngành công nghiệp ở các quốc gia, do đó, hình thức này đóng vai trò quan trọngtrong sự phát triển công nghiệp ở mọi quốc gia

1.2 Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2.1 Đối với nước tiếp nhận đầu tư

FDI có ưu điểm hơn các hình thức huy động vốn nước ngoài khác, phù hợp vớicác nước đang phát triển Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ xây dựng các dây chuyền sảnxuất tại nước sở tại dưới nhiều hình thức khác nhau Điều này sẽ cho phép các nước đangphát triển tiếp cận công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý hiện đại Tuy nhiên, việc có tiếpcận được các công nghệ hiện đại hay chỉ là các công nghệ thải loại của các nước pháttriển lại tuỳ thuộc vào nước tiếp nhận đầu tư trong việc chủ động hoàn thiện môi trườngđầu tư hay không

FDI giúp giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu nhập của dân cư Vai trò này củaFDI không chỉ đối với các nước đang phát triển mà cả với các nước phát triển, đặc biệt làkhi nền kinh tế bước vào giai đoạn khủng hoảng theo chu kỳ

Trang 9

FDI có tác động làm năng động hoá nền kinh tế, tạo sức sống mới cho các doanhnghiệp thông qua trao đổi công nghệ Với các nước đang phát triển thì FDI giúp thúc đẩychuyển dịch cơ cấu sản xuất, phá vỡ cơ cấu sản xuất khép kín theo kiểu tự cấp tự túc.

FDI cho phép các nước đang phát triển học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng quản lý dâychuyền sản xuất hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như ý thức lao động côngnghiệp của đội ngũ công nhân trong nước

- Gây ra tình trạng chảy máu chất xám, phân hoá đội ngũ cán bộ, tham nhũng

1.2.2 Đối với nước chủ đầu tư:

- Phá vỡ hàng rào thuế quan ở các nước có xu hướng bảo hộ

Trang 10

1.3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh, vốn con người có vai trò quan trọngtrong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài tại các nước phát triển Đầu tư nước ngoài thúcđẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn bởi “tính tràn công nghệ” Các công ty đa quốc giađược đánh giá là một trong những kênh chuyển giao công nghệ và làm tăng khả năng tích

tụ vốn con người tại các nước tiếp nhận nguồn vốn đầu tư thông qua các khoá đào tạo kỹnăng cho đội ngũ lao động địa phương, các hoạt động nghiên cứu và phát triển, các hỗ trợ

kỹ thuật và công nghệ cho các doanh nghiệp địa phương (các doanh nghiệp cung cấp cácyếu tố đầu vào)…

Theo lý thuyết triết chung được phát triển bởi Dunning đã cung cấp một phươngpháp phân tích khác về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Dựa trên phân tích

về lợi thế cạnh tranh, lý thuyết này chỉ ra rằng việc thu hút vốn FDI phụ thuộc rất nhiềuvào các nhân tố và đặc tính của nước sở tại Một trong những nhân tố đó là tăng trưởngkinh tế

Dựa trên lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh và lý thuyết triết chung, các nhàphân tích kinh tế đã tìm thấy mối quan hệ hai chiều của FDI và tăng trưởng kinh tế Điểnhình có nghiên cứu kiểm định mô hình của Tsai (1994) tại 62 quốc gia trong thời kỳ1975-1978; kết quả kiểm định của Berthelemy và Demurger (2000) tại 24 tỉnh thành củaTrung Quốc

Mô hình về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế được ước lượng qua hệphương trình có dạng:

Trong đó: i được định nghĩa là tỉnh, thành hoặc quốc gia

t: được định nghĩa là thời gian

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY 2.1 Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Trong những năm qua, nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển, tăng trưởng của đất nước, Nhà nước đã cónhiều biện pháp tích cực nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trang 11

Trước hết đó là đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng cùng những cố gắng và

tiến bộ trong công tác quản lý của Nhà nước đã phát huy được nhân tố có ý nghĩa quyếtđịnh là ý chí kiên cường, tính năng động, sáng tạo và sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, cácngành

Thứ hai, nước ta duy trì được ổn định chính trị xã hội, an ninh được đảm bảo,

được đánh giá là địa bàn đầu tư an toàn, đồng thời kiên trì thực hiện đường lối đổi mới,

đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc

tế, tạo hình ảnh tích cực đối với các nhà đầu tư Nền kinh tế tăng trưởng cao, thu hút sựquan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, nhất là về khả năng mở rộng dung lượng thị trườngtrong nước của trên 80 triệu dân

Thứ ba, công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, của các Bộ, ngành và chính

quyền địa phương đã tích cực, chủ động hơn (đẩy nhanh lộ trình áp dụng cơ chế một

giá, hỗ trợ nhà đầu tư giảm chi phí sản xuất, tiếp tục thực hiện việc cải cách hành chính,quan tâm hơn tới việc tháo gỡ khó khăn cho việc triển khai dự án)

Thứ tư, hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày càng hoàn

thiện.

Từ thực tiễn thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN) 20năm qua, đến nay có thể nói trong điều kiện của thế giới và khu vực hiện nay, ĐTNNthực sự trở thành hình thức hợp tác kinh tế quốc tế rất hiệu quả đối với các nước đangphát triển

Nhìn lại 20 năm trước, trong bối cảnh quốc tế: chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô

và Đông Âu tan vỡ; các thế lực thù địch tìm cách chống phá Việt Nam trên nhiều mặt.Thế giới có những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị và an ninh quốc tế, sự phụchồi chậm của nền kinh tế thế giới và biến động giá cả trên thị trường quốc tế Các nướcđang phát triển ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á thực hiện cải cách kinh tế, trở thànhkhu vực phát triển năng động của thế giới Tình hình trong nước: Việt Nam là một nướcnông nghiệp lạc hậu, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, nền kinh tế ở tình trạng kém pháttriển, sản xuất nhỏ, mang nặng tính chất tự cấp tự túc, cơ chế quản lý tập trung quan liêubao cấp, nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, mức lạm phát lên tớitrên 700% vào năm 1986, sản xuất đình trệ, cơ sở kỹ thuật lạc hậu và lâm vào tình trạngthiếu vốn trầm trọng

Với bối cảnh trong nước và quốc tế như vậy, để khôi phục và phát triển kinh tế-xãhội, Đảng ta đã chủ trương mở cửa nền kinh tế, thực hiện công cuộc “đổi mới” toàn diện,

Trang 12

trong đó có việc hoàn thiện, nâng Điều lệ Đầu tư năm 1977 thành bộ Luật Đầu tư nướcngoài tại Việt Nam năm 1987, đã khẳng định sự đúng đắn của chủ trương, đường lối mởcửa nền kinh tế của Đảng, góp phần quan trọng vào thành công của sự nghiệp đổi mớitrong chặng đường vừa qua.

Sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã tạo môi trườngpháp lý cao hơn để thu hút vốn ĐTNN vào Việt Nam Luật này đã bổ sung và chi tiết hoácác lĩnh vực cần khuyến khích kêu gọi đầu tư cho phù hợp với hoàn cảnh mới

Đây là một trong những đạo luật đầu tiên của thời kỳ đổi mới Việc ban hành LuậtĐầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam đã thể chế hóa đường lối của Đảng, mở đầu choviệc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ĐTNN, theo phương châm đa dạng hoá, đaphương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại; góp phần thực hiện chủ trương phát huy nộilực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế

Kể từ khi ban hành năm 1987 đến nay, Luật ĐTNN đã được sửa đổi, bổ sung 4 lầnvới các mức độ khác nhau vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000; cùng với các văn bảndưới Luật đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là một đạo luật thông thoáng, hấp dẫn, về

cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế Pháp luật ĐTNN và các văn bản pháp luật liên quanđến ĐTNN được ban hành đã tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho các hoạt động ĐTNNtại Việt Nam Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, khung pháp lý song phương

và đa phương liên quan đến ĐTNN cũng không ngừng được mở rộng và hoàn thiện vớiviệc nước ta đã ký kết 51 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với các nước và vùnglãnh thổ Vì vậy, ngay trong điều kiện cơ chế thị trường của Việt Nam chưa hoàn thiện,các nhà ĐTNN vẫn có thể tiến hành các hoạt động đầu tư thuận lợi ở Việt Nam mà không

có sự khác biệt đáng kể so với một số nước có kinh tế thị trường truyền thống

Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thốngnhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư và tạo "một sân chơi" bình đẳng, không phân biệtđối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút

và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế;tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư, năm 2005 Quốc hội đã banhành Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 và thay thế Luật Đầu tư nước ngoài vàLuật Khuyến khích đầu tư trong nước Sự thay đổi này thể hiện sự quan tâm của Đảng vàNhà nước ta đối với thành phần kinh tế có vốn ĐTNN, một bộ phận quan trọng của nềnkinh tế Mặt khác, đó cũng là yêu cầu phù hợp với quy luật chung, nhằm đáp ứng kịp thời

sự biến đổi khách quan của tình hình phát triển kinh tế trong nước cũng như quốc tế trongtừng thời kỳ, để tiến tới một đạo luật ngày càng hoàn chỉnh phù hợp với xu thế hội nhập,

Trang 13

nâng cao khả năng thu hút và sử dụng hiệu quả vốn ĐTNN Thực tế đã chứng minh việcban hành Luật Đầu tư đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra những chuyển biến tíchcực của tình hình ĐTNN vào Việt Nam kể từ năm 2006 tới nay

Từ thực tiễn thu hút ĐTNN 20 năm qua cho thấy việc tạo dựng môi trường pháp

lý cho ĐTNN trong thời gian qua là rất cần thiết trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt thuhút vốn ĐTNN ở khu vực và trên thế giới, Luật Đầu tư nước ngoài đã thực sự trở thành

“đòn bẩy” quan trọng trong việc thu hút ĐTNN vào Việt Nam trong 20 năm qua, đảmbảo cho việc thực hiện chủ trương thu hút ĐTNN của Đảng và Nhà nước để phát triểnkinh tế-xã hội đất nước ta vừa qua

Luật Đầu tư năm 2005 xác định việc phân cấp mạnh cho UBND cấp tỉnh và Banquản lý Khu Công nghiệp, Khu chế xuất, Khu Công nghệ cao và Khu kinh tế (sau đây gọi

là Ban quản lý) cấp Giấy Chứng nhận đầu tư (GCNĐT) cũng như quản lý hoạt động đầu

tư và giảm bớt những dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng Chính phủ chỉchấp thuận về nguyên tắc đối với một số dự án quan trọng chưa có trong quy hoạch, hoặcchưa có quy hoạch Những dự án đã có trong quy hoạch được duyệt và đáp ứng các điềukiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế cũng như các dự án còn lại sẽ doUBND cấp tỉnh và Ban quản lý tự quyết định và cấp GCNĐT

Việc phân cấp cấp GCNĐT về UBND cấp tỉnh và Ban quản lý là một chủ trươngthực hiện cải cách hành chính trong quản lý kinh tế và đã được tổng kết trong nhiều nămqua, đã tạo điều kiện thuận lợi để UBND cấp tỉnh và Ban quản lý thực hiện được tráchnhiệm quản lý hoạt động đầu tư trong nước và ĐTNN trên địa bàn Việc phân cấp mạnhcho UBND tỉnh và Ban quản lý đã tạo điều kiện cho các Bộ, ngành quản lý nhà nước tậptrung thực hiện chức năng hoạch định chính sách, dự báo, kiểm tra, giám sát

Cho tới nay, công tác quản lý hoạt động ĐTNN ở địa phương, nhất là các địaphương có nhiều doanh nghiệp ĐTNN đã đi vào nề nếp, theo trình tự hợp lý, đã được đơngiản hóa,…được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá có nhiều đổi mới, góp phần cải thiệnmôi trường đầu tư-kinh doanh của địa phương

Bên cạnh đó, các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh đã phối hợp chặt chẽ trong quátrình thực hiện các nội dung quản lý hoạt động ĐTNN, từ thẩm định cấp GCNĐT đến hỗtrợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các Bộ,ngành liên quan tổ chức tập huấn, trao đổi nghiệp vụ và hỗ trợ các địa phương từ việc tổchức hội nghị, hội thảo vận động xúc tiến, xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư, banhành văn bản hướng dẫn về ĐTNN tại địa bàn,… đưa hoạt động quản lý ĐTNN ở cácđịa phương đi vào nề nếp Mô hình “một cửa, liên thông”, cách làm “trải thảm đỏ đón

Trang 14

nhà đầu tư” tiếp tục xuất hiện và có tác động lan toả rộng khắp trong cả nước, đã gópphần nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ĐTNN vào Việt Nam.

Khuôn khổ pháp lý từng bước được hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý làcác yếu tố và động lực góp phần đưa lại kết quả đáng khích lệ của hoạt động ĐTNN tạiViệt Nam, góp phần xác định vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN trong

sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước ta

Thứ năm, công tác vận động xúc tiến đầu tư ngày càng được cải tiến, tiến hành ở

nhiều ngành, nhiều cấp, ở trong nước và nước ngoài dưới hình thức đa dạng, kết hợp vớicác chuyến thăm, làm việc cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gắn với việc quảng bárộng rãi hình ảnh Việt Nam và vận động đầu tư - xúc tiến thương mại và du lịch Chính vìvậy, mà hiệu quả đã được nâng dần với kết quả minh chứng là nhiều nhà đầu tư nướcngoài đã vào tìm kiếm cơ hội đầu tư và ký kết số lượng lớn dự án quy mô lớn, mở đầucho làn sóng đầu tư mới lần 2 vào Việt Nam, kể từ năm 1987 đến nay

2.2 Thực trạng của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (2000 – 2008)

2.2.1 Về số dự án và vốn đầu tư

Tính đến cuối năm 2008, cả nước có hơn 9.500 dự án đầu tư nước ngoài được cấpphép với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm) Trong đó, có 8.590

dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 83,1 tỷ USD với gần 4.100 dự án tăng vốn đầu

tư với tổng vốn tăng thêm hơn 18,9 tỷ USD (Theo Bộ kế hoạch và đầu tư)

Trong giai đoạn 2000-2003, tổng vốn đăng ký dao động trong khoảng từ 2,8 tỷUSD đến 3,1 tỷ USD; vốn thực hiện dao động trong khoảng từ 2,4 tỷ USD đến 2,6 tỷUSD và biến động không đáng kể Tuy nhiên từ năm 2004 đến nay, vốn đầu tư nướcngoài tăng mạnh cả về vốn đăng ký và vốn thực hiện, đặc biệt là năm 2008 và nhữngtháng đầu năm 2009, tốc độ tăng vốn đầu tư nước ngoài đạt trên dưới 50% Ta có thểnhận thấy theo bảng biểu số liệu sau:

Năm

Số dự án

Vốn đăng ký

Vốn thực hiện

Trang 15

Bảng 1: Số dự án và số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại VN (từ 2000 đến nay)

Biểu 1: Số dự án và số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại VN (từ 2000 đến nay)

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Trong 11tháng năm 2009, luồng vốn FDI tiếp tục giảm so với năm 2008 và giảmrất mạnh Tính đến ngày 21/11/2009 cả nước đã thu hút đến 766 dự án đầu tư mới đượccấp phép với số vốn đăng ký là 14.656 tỷ USD thấp hơn 0,5 lần mức thu hút của cả năm

2008, giảm 32,4% về số dự án nhưng giảm 22,4% về số vốn so với cùng kỳ năm 2008.Nếu tính cả 5.090 triệu USD vốn bổ sung của 213 lượt dự án đã được cấp phép trước đây

và đang hoạt động thì tổng số vốn đầu tư trong 11 tháng đầu năm đạt 19.7 tỷ USD, giảmhơn 3,5 lần so với cùng kỳ năm trước, không vượt xa con số 70,5 tỷ USD đầu tư nướcngoài của cả năm 2008 Số vốn đầu tư đã thực hiện trong 11 tháng năm 2009 đạt 9,0 tỷUSD (Bảng 2) Riêng trong tháng 11/2009 số vốn cấp mới lên đến 14.656 triệu USD, sốvốn thực hiện đạt 89,6% tỷ USD

Trang 16

Bảng 2 : Vốn FDI nửa đầu năm 2008 và 2009

TÍNH

11 THÁNG ĐẦU NĂM 2008

Vốn cấp mới và tăng thêm Triệu USD 70.589 19.746 120,7%

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Số vốn đăng ký cao chủ yếu là do nhiều dự án rất lớn đã được cấp giấy phép, tiêubiểu là 8 dự án FDI có vốn lớn nhất, trong đó dự án của Formosa với tổng vốn đăng ký7,78 tỷ USD và Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn với tổng vốn đăng ký 6,2 tỷ USD là lớn nhất

2.2.2 FDI chiếm tỷ lệ lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội

Theo Bộ kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đầu tư toàn xã hội lên mức gần 44% GDPnăm 2007, và 42% GDP trong nửa đầu năm 2008, tỷ trọng này được đánh giá là rất caotrong khu vực cũng như toàn cầu Qua đó, có thể thấy kinh tế Việt Nam tăng trưởng dựanhiều vào đầu tư, trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn

Giá trị hiện tại

Giá trị ss 1994

Trang 17

Bảng 3: FDI và tổng vốn đầu tư toàn xã hội Việt Nam (2000-2008)

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy tổng vốn FDI giải ngân đang tăng cao, từ 16,2%tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2006 lên 24,8% năm 2007 và ước đạt 24,7% năm 2008

Biểu 2: Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội Việt Nam (2000-2008)

Vốn FDI luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư của Việt Nam, đặc biệttrong 2 năm gần đây, con số này đã lên tới trên 20%, điều này ảnh hưởng đến sự tăngtrưởng bền vững của kinh tế Việt Nam

2.2.3 FDI đóng góp phần đáng kể trong tổng thu nhập quốc dân

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm GDP Mức tăng GDP Kinh tế có

vốn FDI

Mức tăng vốn FDI

Mức đóng góp GDP

Bảng 4: Giá trị đóng góp của khu vực FDI và GDP Việt Nam

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Trang 18

Qua bảng số liệu có thể thấy, trong giai đoạn 2000-2007, kinh tế Việt Nam luôngiữ được mức tăng GDP tương đối cao Nếu trong giai đoạn 1996-2000, tốc độ tăng GDPbình quân của Việt Nam là 6.9%, thì con số này đã tăng dần trong các năm tiếp theo năm2002: 7%; năm 2003: 7,3%; năm 2004 là 7,7%; năm 2005 là 7,5%; năm 2006 là 8,2%;năm 2007 là 8,5%; dự kiến 2008 là 6,5%.

Biểu 3: Mức đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (2000-2007)

Biểu 4: Giá trị của đầu tư trực tiếp nước ngoài so với tổng thu nhập quốc dân

Hiện nay kinh tế FDI là thành phần kinh tế có đóng góp quan trọng trong tổng giátrị sản phẩm quốc dân Mức đóng góp của khu vực kinh tế nhiều tiềm năng này ngàycàng tăng, từ 6% năm 2000 lên tới hơn 17% năm 2007, tăng gần 3 lần Đó là nỗ lực củaViệt Nam trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài với những cải cách, hoàn thiện về chínhsách và môi trường đầu tư; cũng như những ưu điểm về công nghệ, về quản lý trongsản xuất và đầu tư của các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài

Trang 19

2.2.3 FDI và cán cân thương mại của Việt Nam

KV có vốn đầu tư nước ngoài 2,458 1,813 1,168 1,346 3,401 4,914 6,572 6,060

Bảng 5: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam theo thành phần kinh tế (2000-2007)

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoaì có mức đóng góp cao trong GDP của

cả nước đồng thời thể hiện vai trò của mình trong cán cân thương mại của Việt Nam.Kinh tế FDI chiếm 47% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, và không ngừng tănglên trong những năm qua, đạt 57,2% năm 2007, không tính dầu thô thì khoảng 40%;chiếm gần 28% kim ngạch nhập khẩu năm 2000 và tăng lên gần 35% năm 2007

Có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, khu vực FDI còn gópphần làm giảm thiểu thâm hụt thương mại của Việt Nam những năm qua, bởi nếu tínhriêng khu vực FDI thì hàng năm mức thặng dư thương mại cao khi so sánh tương đối vớithâm hụt thương mại cả nước

Biểu 5: FDI và kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam

Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân TMại

Trang 20

2.2.4 FDI theo lĩnh vực kinh tế

Vốn FDI tăng và cấp mới 6 tháng 2008 chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công

nghiệp.Trong số 478 dự án mới được cấp phép, khu vực công nghiệp – xây dựng xó 298

dự án với số vốn đăng ký là 17,15 tỷ USD, chiếm 62,3% tổng số dự án và chiếm 55,4%tổng vốn cấp mới Khu vực dịch vụ có 155 dự án với 13,6 tỷ USD chiếm 32,4% tổng số

dự án và chiếm 44% tổng số vốn, số còn lại thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sảnchỉ có 25 dự án với 167,3 triệu USD, chiếm 5,3% số dự án và chiếm 0,5% tổng số vốn

Trong cơ cấu đầu tư vào khu công nghiệp-xây dựng, luồng vốn FDI chủ yếu đổvòa các phân ngành công nghiệp nặng (50%) và công nghiệp dầu khi(40%), từ đầu nămđến nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào bất động sản tăng mạnh

Công nghiệp FDI chiếm 39,07% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước, khôngtính dầu khí là 34,06% (theo Tổng cục thống kê Việt Nam) Đây là tỷ trọng tính theo giá

so sánh 1994, nếu tính theo giá thực tế thì tỷ trọng này đạt trên 45% do sản phẩm FDIthường có hàm lượng công nghệ cao, giá trị thương mại lớn Đặc biệt ở một số địaphương, tỷ trọng này cao hơn nhiều, từ 60-70% như Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Phúc Trong một số ngành hàng trọng yếu, FDI đang chiếm tỷ trọng lớn như 100% sản lượngdầu khí, thiết bị máy tính, máy giặt, máy điều hoà nhiệt độ, bột ngọt, chiếm trên 90%lượng ti vi lắp ráp, xe đạp; chiếm trên 84% sản lượng quần áo may sẵn; trên 73% sảnlượng ô tô lắp ráp; 76% dụng cụ y tế; 65% sản lượng xe máy, 55% sản lượng sợi, 49%sản phẩm da giầy (Theo tạp chí Công nghiệp)

Với những đóng góp của kinh tế FDI trong công nghiệp Việt Nam có thể khẳng địnhvai trò không thể thiếu của FDI trong công cuộc phát triển đất nước, đặc biệt là trong việcthực hiện mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp năm 2020

Trang 21

Trong lĩnh vực dịch vụ, các dự án chủ yếu đầu tư vào các công trình bất động sản.Tính đến hết quý II/2008 có 13,323 tỷ USD vốn FDI vào bất động sản chiếm 43% tổngvốn đăng ký 6 tháng đầu năm, chủ yếu vào các dự án bất động sản như xây dựng vănphòng và căn hộ để bán hoặc cho thuê….Một lượng vốn FDI không nhỏ được dùng đểđầu cơ đất đai chờ tăng giá theo quy hoạch Việc này dẫn đến trên danh nghĩa là có đầu

tư nhưng thực tế thì không tạo được việc làm cho người dân, không tạo được việc làmcho người dân, không tạo giá trị thực cho nền kinh tế Xét theo tốc độ tăng trưởng, tỷ lệtăng đầu tư mạnh nhất trong các phân ngành dầu khi, công nghiệp thực phẩm và côngnghiệp năng được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 6: Vốn FDI phân theo ngành trong 11 tháng đầu năm 2009

CHUYÊN NGÀNH SỐ DỰ ÁN

TỔNG VỐN ĐẦU TƯ 11THÁNG ĐẦU NĂM 2009(USD)

TỶ LỆ TĂNG SO VỚI CÙNG KỲ NĂM 2008

Toàn ngành công nhiệp

Công nghiệp dầu khí

Công nghiệp nặng

Công nghiệp nhẹ

Công nghiệp thực phẩm

Xây dựng

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và Đầu tư.

Thực trạng luồng vốn FDI ít đổ vào khu vực nông nghiệp chủ yếu do các nguyênnhân:

- Việt Nam chưa có chiến lược hữu hiệu trong thu hút và quy hoạch sử dụng FDIcho phát triển nông nghiệp và nông thôn, chưa có cơ chế lựa chọn, đề xuát các dự án FDI

ưu tiên trong ngành, chưa có cơ quan của ngành theo dõi và giúp đỡ giải quyết vướngmắc trong quá trình xúc tiến và thực hiện dự án

- Kết cấu hạ tầng và tay nghề ở khu vực nông thôn chưa đủ hấp dẫn để thu hút cácnhà đầu tư nước ngoài, rủi ro khi đầu tư vào ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn làtương đối cao, các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn chưa đủ nănglực để chủ động kêu gọi FDI theo ý đồ phát triển sản phẩm và thị trường riêng mình

- Chưa có chính sách ưu đãi hữu hiệu đối với đầu tư nước ngoài vào khu vực nôngnghiệp và nông thôn, ngoài ra chính sách đất đai, thuế, các chế độ ưu đãi đầu tư trongnông nghiệp và các vùng nông thôn chưa rõ ràng

Trang 22

Trong một vài năm gần đây, dòng vốn FDI có sự chuyển dịch từ lĩnh vực côngnghiệp (chế biến xuất khẩu) sang bất động sản Chỉ trong nửa đầu năm 2008, có tới 89%vốn đăng ký liên quan đến sử dụng tài nguyên khan hiếm như căn hộ, văn phòng, dầukhí, khách sạn và du lịch, sắt thép Với trên 57% tổng kim ngạch xuất khẩu, FDI giúpViệt Nam cân bằng cán cân thương mại trong suốt những năm qua Khi dòng vốn đổ sangbất động sản, ngành không tạo ra của cải, việc làm, thu ngoại tệ và chuyển giao côngnghệ, trong khi các khoản lãi khổng lồ chuyển ra nước ngoài, có thể ảnh hưởng thiếu tíchcực đến kinh tế Việt Nam thời gian tới.

2.2.5 FDI phân bổ chưa đồng đều theo vùng, địa phương

FDI theo vùng lãnh thổ

Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Đài Loan dẫn đầu

về vốn đăng ký với tổng số vốn đạt 21,3 tỷ USD, chiếm 26,4% tổng vốn đăng ký, tiếpđến là Hàn Quốc với 20,4tỷ USD chiếm 23%, Malaysia đạt 18 tỷ USD chiếm 13% đượcthể hiện ở bảng sau:

Trang 23

Bảng 7: FDI phân theo vùng lãnh thổ

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và Đầu tư.

Cùng với sự gia tăng về số lượng vốn dăng ký, vốn thực hiện đầu tư trực tiếp nướcngoài là sự gia tăng về số nước, quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ kinh tế với Việt Nam.Đây là cơ hội để Việt Nam có thể mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về kinh tế, chính trị,thu hút hơn nữa nguồn vốn FDI, cũng như các dòng vốn đầu tư từ nước ngoài khác trong

thời gian tới

FDI theo địa phương

Trong 11 tháng đầu năm 2009 đã có 38 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương có

dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép mới trong đó TP.HCM có số vốnđăng ký đầu tư lớn nhất với gần 27,2 tỷ USD, chiếm 35,7% tổng vốn đăng ký, tiếp đến là

Bà Rịa – Vũng tàu đạt 23,6 tỷ chiếm 27,24% như bảng sau:

Bảng 8: FDI phân theo địa phương

TT ĐỊA PHƯƠNG SỐ DỰ ÁN TỔNG VỐN ĐẦU TƯ

Ngày đăng: 25/04/2015, 16:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đối phó chống bán phá giá: Kinh nghiệm người trong cuộc - Thời báo Kinh tế Việt Nam Khác
2. Để hạn chế tranh chấp thương mại – Theo Vinanet Khác
3. Công cụ hạn chế rủi ro xuất khẩu do các doanh nghiệp – Theo chodientu.vn 4. Giáo trình Kinh tế quốc tế của nhà xuất bản trường Đại học Kinh tế quốc dân 5. Những cam kết của Việt Nam trong WTO – Nhà xuất bản Lao động Khác
6. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2009 Khác
7. Kỳ I: ''Kịch bản cũ'' khi bước vào ''cuộc chơi WTO'' - Thế Lê Vinh – Vietnamnet 8. Vào WTO: 3 năm tới Việt Nam sẽ phát triển đột phá – Theo trang web của Bộngoại giao Khác
9. Nhà đầu tư nước ngoài trông đợi Việt Nam vào WTO – Nguyên Phong Khác
10. 6 giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài khi Việt Nam gia nhập WTO – báo Đảng cộng sản VN Khác
11. Đổi mới lập pháp để hội nhập – Vietnamnet Khác
12. Tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian qua – Theo Vinanet Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w