Trong bài nghiên cứu này nói về tác động của FDI trong tăng trưởng kinh tế ViệtNam từ năm 2000 đến năm 2013 để thấy được sự tác động của các biến vĩ mô gồm FDI,Tỷ lệ lạm phát Inflation v
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
- -Đề tài:
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Vũ Thị Minh Hằng
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2014
Trang 3dự án đầu tư phát triển nền kinh tế Hoạt động đầu tư nước ngoài tác động đến quá trìnhtăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phúc lợi xã hội cho con người tronggóc độ vĩ mô Dước góc độ vi mô thì FDI có tác động mạnh mẽ đến việc cạnh tranh củacác doanh nghiệp trong nước để so sánh với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào ViệtNam Trong bài nghiên cứu này nói về tác động của FDI trong tăng trưởng kinh tế ViệtNam từ năm 2000 đến năm 2013 để thấy được sự tác động của các biến vĩ mô gồm FDI,
Tỷ lệ lạm phát (Inflation) và Tỷ giá hối đoái đến sự tăng trưởng của nền kinh tế được đạidiện bởi Tổng thu nhập quốc nội (Gross Domestic Product – GDP ) Nghiên cứu trong bàinày sử dụng ước lượng OLS và chương trình Eview để phân tích số liệu
Trang 4Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu, rộnghơn vào kinh tế thế giới, cơ hội tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để đẩy mạnh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thànhmột nước công nghiệp theo hướng hiện đại Bên cạnh những định hướng cho việc đổi mớinền kinh tế, Việt Nam đã điều chỉnh khung pháp lý nhằm thu hút vốn đầu tư của nướcngoài thông qua Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, Luật doanh nghiệp vào năm 2005 .
đã tạo điều kiện để dòng vốn to lớn từ đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam kể từnăm 1988 cho đến nay FDI không chỉ là nhân tố then chốt cho tăng trưởng kinh tế, FDIcòn được coi là đã mang lại những ảnh hưởng tích cực đến năng suất lao động thông quatác động tràn, những đóng góp đáng kể cho xuất khẩu, xóa đói giảm nghèo và tạo việclàm
1.1.1 Dòng vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam
Sau 1986, Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã chuyển đổi sang cơchế thị trường để thúc đẩy kinh tế phát triển Dòng vốn FDI vào Việt Nam từ 0,32 tỷ USDvào năm 1988 tăng lên 4 tỷ USD vào năm 2005 với lãi suất tăng trưởng trong năm là28% Từ 1986 đến 2006, FDI thực tế tăng trung bình 6,8% với lạm phát trung bình Thuhút FDI và tăng trưởng kinh tế đã chịu ảnh hưởng tiêu cực giai đoạn 1998 – 2002 do
Trang 5khủng hoảng tài chính 1997 tuy nhiên so với các quốc gia khác trong khu vực, theo nhậnđịnh của UNCTAD, thì Việt Nam lại phục hồi tốt và ít chịu ảnh hưởng hơn cả, năm 2003
đã tăng trở lại đạt 1,3 tỷ USD
Môi trường luật pháp cũng đã được thay đổi bằng việc ban hành Luật đầu tư nướcngoài năm 1987 và Luật doanh nghiệp năm 2005, Luật đầu tư mới đã được thông qua tạođiều kiện tốt hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài Và với môi trường kinh doanh thuận lợihơn, tình hình chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng, thì FDI vào Việt Nam đã tăng hàngnăm
Năm 2009, dân số khoảng 90 triệu người FDIthực tế tăng trung bình 8,1% giaiđoạn 2007-2009, tăng tương ứng từ 45,3 tỷ USD lên 93,7 tỷ USD Và theo các tiêu chuẩn
đo lường kinh tế, Việt Nam đã nổi lên là một trong những “con hổ” Đông Nam Á trongkhoảng một thập kỷ vừa qua
Tính trong giai đoạn 2001 – 2010, FDI đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngânsách với 14 tỷ USD, FDI đóng góp vào GDP tăng dần theo từng năm đạt 19% vào năm
2011 Đến cuối năm 2013, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạtgần 22 tỷ USD tăng 54,2% so với cùng kỳ năm 2012
Sau 25 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Việt Nam đã thu hútđược 211 tỷ đô la với 14.550 dự án Dòng vốn FDI được đánh giá là thay đổi tích cực cả
về chất và lượng, đặc biệt là giải tỏa bớt khó khăn cho nền kinh tế không chỉ về mặt vốnđầu tư mà còn thúc đẩy hoạt động xuất khẩu Bên cạnh đó nguồn vốn FDI đổ vào ViệtNam trong 25 năm qua đã góp phần tạo ra 2 triệu việc làm trực tiếp và khoảng 3 đến 4triệu việc làm gián tiếp
1.1.2 Phân bổ FDI theo nước đầu tư
Trong năm 2013 đã có 54 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,747 tỷ USD,chiếm 26,6% tổng vốn đầu tư đăng ký tại Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ hai vớitổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,376 tỷ USD, chiếm 20,2% tổng vốnđầu tư; Hàn Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là
Trang 64,293 tỷ USD, chiếm 19,9% tổng vốn đầu tư đăng ký Bên cạnh đó còn có Trung Quốc,Liên Bang Nga, HongKong, Đài Loan, Thái Lan, Hà Lan .
TT Quốc gia Số dự án cấp mới Số lượt dự
án tăng vốn
Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu USD) Tăng/giảm
1.1.3 Phân bổ FDI theo địa phương
Không kể dầu khí ngoài khơi, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 52 tỉnh thành phố Thái Nguyên là địa phương thu hút nhiều vốn Đầu tư nước ngoài (FDI) nhất với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,4 tỷ USD, chiếm 15,7% vốn đăng ký Dưới đây là 10 địa bàn thu hút vốn FDI lớn nhất 2013.
10 lĩnh vực này chiếm 84,33% vốn đầu tư của cả nước Thứ tự top10 năm 2013 thay đổi đáng kể so với năm trước khi Thái Nguyên, Thanh Hóa, Bình Thuận và Bình Định tăng mạnh về lượng vốn FDI được đầu
tư Trong khi Hà Nội và Bình Dương lại sụt giảm so với 2012, lần lượt giảm 7,66% và 60%.
Thanh Hóa (26) 4 4 2.921,20 64,00 4464,38%
Trang 71.1.4 Phân bổ FDI theo ngành kinh tế
Vốn FDI vào Việt Nam được đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó CN chế biến,chế tạo; Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa và Kinh doanh BĐS là ba lĩnh vựcthu hút nhiều vốn nhất 10 lĩnh vực thu hút gần 98,6% vốn FDI vào Việt Nam năm 2013:
CN chế biến, chế tạo; Sx, pp điện, khí, nước, điều hòa; Kinh doanh BĐS; Bán lẻ, bánbuôn, sửa chữa; Hoạt động chuyên môn, Khách hàng cá nhân; Dịch vụ lưu trú và ăn uống;Xây dựng; Giáo dục và đào tạo; Y tế và trợ giúp; Nông, lâm, nghiệp, thủy sản
TT Ngành
Số dự
án cấp mới
Số lượt
dự án tăng vốn
Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu USD)
Tăng/giảm
2013 2012
1 CN chế biến,chế tạo (1)
605 329 16.636,84 9.100,26 82,82%
Trang 8Tuy nhiên, từ 1997 do khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Đông Nam Á, bùng phátđầu tiên tại Thái Lan, vốn đăng ký FDI vào Việt Nam giảm dần với mức giảm thấp nhất là2,2 tỷ USD vào năm 1999 Sau đó, tăng nhẹ và duy trì khoảng 2 - 3 tỷ USD trong giaiđoạn 2000 - 2003.
Nhờ sự phục hồi của nền kinh tế Đông Nam Á và trong xu thế phát triển của kinh tếthế giới, vốn đăng ký FDI tăng dần từ năm 2004 với 4,5 tỷ USD lên nhẹ 6,8 tỷ USD năm
2005
Trang 9Trong khi, vốn FDI giải ngân từ 1997 đến 2005 vẫn duy trì ổn định khoảng hơn 2
-3 tỷ USD mỗi năm, thậm chí có năm vốn giải ngân còn cao hơn vốn đăng ký như năm
1999, vốn đăng ký chỉ đạt 2,2 tỷ USD nhưng vốn FDI đã giải ngân được 2,5 tỷ USD.Đặc biệt, ảnh hưởng của thông tin Việt Nam gia nhập WTO đã làm vốn đăng kýtăng mạnh với quy mô lớn, khi 2005 chỉ thu hút 6,8 tỷ USD thì đến 2006 tăng gần gấp đôilên 12 tỷ USD và lần đầu tiên đạt hơn 21 tỷ USD vào năm 2007 Đặc biệt, năm 2008, vốnđăng ký đạt mức kỷ lục từ trước đến nay với 71,7 tỷ USD bất chấp khủng hoảng tài chínhtoàn cầu từ cuối năm 2007 đến đầu 2008
Tuy nhiên, do sự lan rộng và ảnh hưởng ngày càng lớn của khủng hoảng kinh tế thếgiới nên từ năm 2009 đến 2011, vốn đăng ký FDI giảm dần giảm dần từ 23,1 tỷ USDxuống còn 15,6 tỷ USD, trung bình mỗi năm giảm khoảng 4 tỷ USD Song quy mô FDIvẫn lớn hơn nhiều so với giai đoạn trước khi gia nhập WTO
Từ 2012 đến nay, cùng với sự phục hồi của kinh tế thế giới, vốn FDI bắt đầu có xuhướng tăng trở lại, tăng nhẹ lên 16,2 tỷ USD năm 2012 và đặc biệt trong năm 2013, FDIđăng ký đạt 21,6 tỷ USD, vốn giải ngân đạt 11,5 tỷ USD Trong khi, vốn giải ngân FDI từ
2006 tăng mạnh so với giai đoạn trước đó, từ 4,1 tỷ USD vào năm 2006 tăng gấp đôi lênhơn 8 tỷ USD năm 2007 và duy trì ổn định ở mức 10 - 11 tỷ USD từ 2008 đến nay
Trang 101.2 Mục tiêu Nghiên cứu
- Để tìm hiểu tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với tăng trưởngkinh tế Việt Nam
- Bên cạnh đó xem xét sự ảnh hưởng của các biến vĩ mô khác như Tỷ lệ lạm phát
và Tỷ giá hối đoái đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam
- Đề xuất các kiến nghị nhằm tăng cường khả năng sử dụng nguồn vốn FDI ở ViệtNam
1.3 Ý nghĩa của Nghiên cứu
Nghiên cứu này sẽ cho thấy về các khía cạnh khác nhau của FDI đặc biệt là trên ảnhhưởng của nó đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam Nghiên cứu này được mở rộngcho thấy ảnh hưởng của FDI đến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và bao gồm các biếnkhác là Tỷ giá và Lạm phát Nghiên cứu mong muốn sẽ đem lại lợi ích cho Chính phủtrong việc vận dụng nguồn vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thu hút được từ các nhàđầu tư nước ngoài
1.4 Các giả thiết nghiên cứu
Giả thiết được đề ra trong nghiên cứu này:
Trang 11H0: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Tỷ giá hối đoái (EXR) và Tỷ lệ lạm phát(INFL) không có tác động đáng kể đến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam.
2 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Theo Todaro (1977) đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem là một cách lấp đầy vàocác khoảng trống giữa tiết kiệm quốc gia, nguồn thu ngoại hối của chính phủ và kế hoạchtiêu dùng các nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu phát triển Một trong những lýthuyết phổ biến là mô hình tăng trưởng của Harrod-Domar bởi Harrod (1948) và Domar(1957) Đầu tư tạo ra thu nhập và tăng nhanh tốc độ năng lực sản xuất của nền kinh tếbằng cách tăng nguồn vốn chứng khoán Chỉ cần tăng đầu tư, thu nhập thực tế và sảnlượng sẽ tăng Mô hình Harrod-Domar nhấn mạnh sự cần thiết phải đầu tư mới trong hìnhthức bổ sung vốn cổ phần - mà FDI sẵn sàng cung cấp Theo mô hình, có một mối quan
hệ trực tiếp giữa tốc độ tăng trưởng với tỷ lệ tiết kiệm quốc gia và tỷ lệ tăng trưởng sảnlượng
Theo thuyết hiện đại hóa và phụ thuộc của Saqib ( 2013), trích dẫn Adams (2009)
Lý thuyết hiện đại hóa cho rằng vì tăng trưởng kinh tế nên đòi hỏi vốn đầu tư, do đó vốnFDI được xem như là động lực của tăng trưởng kinh tế Kiến thức, chuyển giao công nghệ
và vốn luôn là nỗi lo của chính phủ trong việc phát triển kinh tế của quốc gia Nguồn vốnFDI đóng một vai trò kép bằng cách góp phần tích lũy vốn và tăng tổng hệ số năng suất
Lý thuyết phụ thuộc lập luận theo hướng ngược lại cho rằng nếu một quốc gia phụthuộc vào đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng trưởng kinh tế sẽ phải đối mặt với tác độngtiêu cực FDI tạo ra độc quyền trong lĩnh vực công nghiệp mà không tận dụng đượcnguồn tài nguyên trong nước
Kinh nghiệm trước đây tại các quốc gia khác
Saqib và cộng sự ( 2013) đã nghiên cứu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoàiđến tăng trưởng kinh tế của Pakistan trong giai đoạn 1981-2010 Họ đã sử dụng sáu biếntrong đó GDP được quy định là biến phụ thuộc vào FDI, Tổng nợ, tổng tiết kiệm nội địa,lạm phát Những phát hiện này chỉ ra một mối quan hệ tiêu cực và có ý nghĩa giữa FDI vàbiến phụ thuộc GDP Biến nợ, lạm phát và tiết kiệm nội địa cũng có mối quan hệ tiêu cựcvới GDP Chính phủ nên khuyến khích tiết kiệm nội địa, đầu tư Đầu tư trong nước sẽ
Trang 12mang lại nhiều lợi ích còn sự phụ thuộc vào FDI nên được giới hạn Nghiên cứu cũng đềnghị thêm cần kết hợp các biến liên quan đến chuyển giao công nghệ và nguồn nhân lực.Wai- Mun và cộng sự (2008 ) đã nghiên cứu để thiết lập mối qua hệ giữa FDI vàtăng trưởng kinh tế tại Malaysia Bằng cách sử dụng kiểm định đơn vị gốc AugmentedDickey - Fuller (ADF), kiểm định Phillips- Peron (PP) và Phương pháp bình phương nhỏnhất (OLS), kết quả cho thấy rằng có một mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa FDI vàtăng trưởng kinh tế ở Malaysia Do đó, bên cạnh việc Chính phủ áp dụng các chính sáchkhuyến khích đầu tư FDI cũng cần có biện pháp khuyến khích sản xuất trong nước, ứngdụng công nghệ thông qua FDI Ngoài ra, Chính phủ cũng cần phải chống tham nhũng,lạm phát cao và biến động tỷ giá hối đoái.
Antwi và cộng sự ( 2013) đã nghiên cứu thực nghiệm về tác động của FDI tới tăngtrưởng kinh tế ở Ghana Họ đã sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) và kếtluận rằng FDI đóng một vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của Ghana FDImang đến nguồn vốn, chuyển giao công nghệ và tạo công ăn việc làm do đó chính phủcần có chính sách khuyến khích tăng nguồn vốn này Tuy nhiên để tránh sự độc quyềncủa các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường, chính phủ nên có chủ trương chính sáchkhuyến khích người dân nên liên doanh với nước ngoài
Borensztein và cộng sự ( 1995) nghiên cứu sự ảnh hưởng FDI đến tăng trưởng kinh
tế ở các nước đang phát triển Thông qua kết quả hồi quy chính chỉ ra rằng mặc dù mức
độ ảnh hưởng FDI phụ thuộc vào cổ phiếu của nguồn lực có sẵn trong nền kinh tế chủ nhànhưng nó có quan hệ tích cực và ý nghĩa đến toàn bộ tăng trưởng kinh tế Ngoài ra, phântích còn cho thấy FDI tạo nên một tác động tích cực đầu tư trong nước
Ở Nigeria, Akinlo (2004) đã làm một nghiên cứu thực nghiệm về FDI và tăngtrưởng ở Nigeria Bằng cách sử dụng kiểm định ADF, PP và phân tích tương quan, ôngkết luận rằng FDI ở Nigeria có tác động tích cực tăng trưởng sau một độ trễ đáng kể Kếtquả của ông cho thấy FDI đầu tư trong lĩnh vực khai thác dầu mỏ có tốc độ tăng trưởngkhông nhiều như trong lĩnh vực sản xuất Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy xuất khẩu,lao động và vốn con người liên quan tích cực đến tăng trưởng Ông khuyên chính phủ nênkhuyến khích để nguồn vốn FDI đầu tư trong các ngành sản xuất, đồng thời nhấn mạnh sự
Trang 13cần thiết ngăn chặn dịch chuyển vốn có một tác động tiêu cực nghiêm trọng đến FDItrong ngắn hạn.
Osinubi và Amaghionyeodiwe (2010) đã thực hiện một nghiên cứu về đầu tư tưnhân nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Nigeria Đầu tư tư nhân nước ngoài bao gồmđầu tư nước ngoài trực tiếp trong tài sản thực và gián tiếp trong tài sản tài chính Họ kếtluận rằng FDI không chỉ bổ sung thêm nguồn lực trong nước mà còn thúc đẩy tăng trưởngkinh tế Bởi vì FDI có tác động tích cực và đáng kể vào tăng trưởng, các vấn đề liên quanđến FDI không nên bỏ qua, chính phủ Nigeria nên khuyến khích các nguồn vốn FDI.Macaulay (2011) đã nghiên cứu về FDI và hiệu suất của nền kinh tế Nigeria vớicông việc chủ yếu là thảo luận về các công trình nghiên cứu trước đây Tuy nhiên, ôngcũng có ý kiến tương tự khi cho rằng FDI có tác động tích cực đáng kể đến tăng trưởngkinh tế Ông nhận định về tác động tiêu cực của sự dịch chuyển vốn giống như Akinlo và
đề nghị chính phủ nên khuyến khích dòng vốn FDI nhưng cần có chính sách ngăn chặntác động tiêu cực dịch chuyển vốn và sự mất cân đối cán cân thanh toán
Onu (2012) cũng nghiên cứu tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế ở Nigeriagiai đoạn 1986-2007 Với phương pháp phân tích hồi quy đa biến đã xác định tác độngcủa FDI đến tăng trưởng kinh tế ở Nigeria Ông kết luận rằng FDI là động lực thúc đẩytăng trưởng kinh tế nhưng lại không nhấn mạnh tiềm năng to lớn của FDI đối với đẩynhanh tốc độ phát triển kinh tế của Nigeria Do tác động tích cực và quan trọng của FDItới tăng trưởng kinh tế nên khuyến khích dòng vốn nước ngoài, chính phủ cần có hệ thốngpháp luật để ngăn chặn tình trạng trốn thuế phổ biến và tham nhũng
Theo Nguyễn Phi Lân (2006) mối liên hệ giữa Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đốivới tăng trưởng kinh tế là một vấn đề gây tranh cãi trong một thời gian dài Mặc dù cuộctranh luận này đã cung cấp nhiều thông tin về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh
tế của các nước đang phát triển, nhưng có rất ít phân tích thực nghiệm về vấn đề này ởViệt Nam so với các nước phát triển khác, đặc biệt là trong việc áp dụng một mô hình đểxác định quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Một mô hình như vậy có thể cung cấpnhiều thông tin hơn và cái nhìn sâu sắc hơn các nghiên cứu trước Nguyễn Phi Lân chorằng FDI và tăng trưởng kinh tế là yếu tố quyết định quan trọng lẫn nhau tại Việt Nam