1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ kinh tế: Phân tích vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2013

113 1,4K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

Trong suốt quá trình 25 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Việt Nam đã có nhiều thay đổi về thể chế nhằm tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút nguồn vốn FDI phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đã đạt được những thành quả to lớn về mặt số lượng và chất lượng; tốc độ gia tăng nguồn vốn nhanh chóng từ 1,9 tỷ USD năm 2000 đến 20,3 tỷ USD vào cuối năm 2007 và đạt mức kỷ lục 71 tỷ USD trong năm 2008 đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trung bình từ 12% năm 2000 và đạt 14,6% GDP năm 2008. Do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, dòng vốn FDI vào Việt Nam giảm xuống còn 21,5 tỷ USD trong năm 2009 (giảm 70% so với cùng kỳ năm 2008), và tiếp tục giảm xuống còn 18,595 tỷ USD trong năm 2010. Đáng chú ý, tổng vốn thực hiện đến cuối năm 2009 đạt 68 tỷ USD (bao gồm cả vốn thực hiện của các dự án hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn) nhưng trong năm 2010 tổng vốn thực hiện đạt 110 tỷ USD, tăng trở lại khoảng 10% so với năm 2009, xấp xỉ mức cao nhất đã đạt được vào năm 2008 là 11,6 tỷ USD, đóng góp hơn 18% GDP cả nước, tiếp tục khẳng định sự đóng góp một vai trò to lớn của nguồn vốn FDI đối với tăng trưởng kinh tế của nước ta. Mặc dù, có dấu hiệu tiếp tục tăng chậm lại vào cuối năm 2012, vốn FDI đăng ký chỉ đạt hơn 13 tỷ USD, nhưng đã tăng trở lại trong năm 2013 đạt 21,6 tỷ USD, tăng khoảng 13,4% so với năm 2012, đều là những dự án có quy mô lớn nhưng đã tích cực triển khai theo đúng tiến độ đăng ký, vốn đăng ký, chiếm tỷ lệ đóng góp 20% GDP cả nước, cho thấy hiệu quả khai thác nguồn vốn đầu tư nước ngoài đang phát triển theo chiều sâu nhằm nâng cao về mặt chất lượng sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, góp phần tích cực trong tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm trực tiếp cho người lao động và hàng triệu việc làm gián tiếp khác.

Trang 1

PHẠM THỊ HƯƠNG

PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2013

Chuyªn ngµnh: KINH TẾ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VIỆT HÙNG

Hµ Néi - 2014

Trang 2

DANH MỤC HÌNH

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA FDI TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 8

1.1 Tăng trưởng kinh tế 8

1.1.1 Khái niệm và cách đo lường 8

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế 11

1.1.3 Các mô hình tăng trưởng kinh tế 15

1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài 21

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và hình thức đầu tư 21

1.2.2 Các nhân tố thu hút vốn FDI 24

1.3 Vai trò của FDI tới tăng trưởng kinh tế 28

1.3.1 Bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế 28

1.3.2 Góp phần vào quá trình phát triển công nghệ 28

1.3.3 Tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội 29

1.3.4 Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước 32

1.3.5 Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, cải thiện cán cân thương mại 32

1.3.6 Góp phần bảo vệ và khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên 33

1.4 Tác động tiêu cực của FDI 34

1.4.1 Tạo áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư 34

1.4.2 Tạo ra sự mất cân đối về cơ cấu theo ngành, vùng của nước tiếp nhận đầu tư 34

1.4.3 Xuất hiện tình trạng chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI 35

1.4.4 Gia tăng nguy cơ chuyển giao công nghệ lạc hậu 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ FDI TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2013 37

2.1 Thực trạng hoạt động của FDI ở Việt Nam hiện nay 37

2.1.1 Thực trạng đầu tư FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 – 2007 37

2.1.2 Thực trạng đầu tư FDI vào Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013 46

Trang 3

2.3 Những tác động chủ yếu của FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Việt

Nam 60

2.3.1 Tác động tích cực của FDI 60

2.3.2 Hạn chế của FDI 70

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA FDI TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM 77

3.1 Số liệu và mô tả biến số 77

3.1.1 Số liệu 77

3.1.2 Mô tả biến số 77

3.2 Chỉ định mô hình 79

3.3 Kiểm định lựa chọn mô hình 80

3.4 Kết quả ước lượng 81

Kết luận 82

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN FDI TRONG THỜI GIAN TỚI 85

4.1 Triển vọng và thách thức 85

4.1.1 Về triển vọng 85

4.1.2 Về thách thức 87

4.2 Quan điểm về định hướng thu hút FDI vào Việt Nam 92

4.3 Một số khuyến nghị nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả FDI 93

KẾT LUẬN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

PHỤ LỤC 102

Trang 4

STT Tên viết tắt Tên viết đầy đủ

Trang 5

20 R&D Nghiên cứu và triển khai

Trang 6

Bảng 2.1: Vốn FDI và số dự án đầu tư vào Việt Nam (Tỷ USD) 38

44

47

GDP 80

Trang 7

Hình 1.2 Tác động đến tổng cầu 13

Hình 2.1: Tỷ trọng đầu tư vốn FDI theo ngành 39

Hình 2.2: Tỷ trọng vốn thực hiện ngành công nghiệp 41

Hình 2.4: Vốn FDI đăng ký theo vùng/ lãnh thổ trong năm 2007 42

Hình 2.5: Tỷ trọng FDI theo lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam 48

Hình 2.6: 5 quốc gia và lãnh thổ dẫn đầu vốn FDI Việt Nam 50

Hình 2.7: Tỷ trọng các hình thức đầu tư FDI vào Việt Nam 50

Hình 2.8: Tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2000 – 2007 54

Hình 2.9 : GDP bình quân đầu người giai đoạn 2000 – 2007 55

Hình 2.10: Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 - 2013 57

Hình 2.11: Tăng trưởng kinh tế theo ngành giai đoạn 2008 - 2013 59

Hình 2.12: Tốc độ tăng trưởng GDP với tốc độ tăng vốn FDI thực hiện 60

Hình 2.13: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội 61

Hình 2.14: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế 62

Hình 2.15: Tốc độ GDP khu vực FDI so với tốc độ tăng GDP cả nước 62

Hình 2.16: Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp trong FDI và cả nước 63

Hình 2.17: Tốc độ tăng trưởng GDP theo ngành 63

Hình 2.18: Kim ngạch xuất nhập khẩu và của khu vực FDI 64

Hình 2.3: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2000 - 2007 102

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong suốt quá trình 25 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài Việt Nam đã cónhiều thay đổi về thể chế nhằm tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút nguồnvốn FDI phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đã đạt được những thành quả to lớn vềmặt số lượng và chất lượng; tốc độ gia tăng nguồn vốn nhanh chóng từ 1,9 tỷ USDnăm 2000 đến 20,3 tỷ USD vào cuối năm 2007 và đạt mức kỷ lục 71 tỷ USD trongnăm 2008 đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trung bình từ 12% năm 2000 và đạt14,6% GDP năm 2008 Do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, dòng vốnFDI vào Việt Nam giảm xuống còn 21,5 tỷ USD trong năm 2009 (giảm 70% so vớicùng kỳ năm 2008), và tiếp tục giảm xuống còn 18,595 tỷ USD trong năm 2010.Đáng chú ý, tổng vốn thực hiện đến cuối năm 2009 đạt 68 tỷ USD (bao gồm cả vốnthực hiện của các dự án hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn) nhưngtrong năm 2010 tổng vốn thực hiện đạt 110 tỷ USD, tăng trở lại khoảng 10% so vớinăm 2009, xấp xỉ mức cao nhất đã đạt được vào năm 2008 là 11,6 tỷ USD, đónggóp hơn 18% GDP cả nước, tiếp tục khẳng định sự đóng góp một vai trò to lớn củanguồn vốn FDI đối với tăng trưởng kinh tế của nước ta Mặc dù, có dấu hiệu tiếptục tăng chậm lại vào cuối năm 2012, vốn FDI đăng ký chỉ đạt hơn 13 tỷ USD,nhưng đã tăng trở lại trong năm 2013 đạt 21,6 tỷ USD, tăng khoảng 13,4% so vớinăm 2012, đều là những dự án có quy mô lớn nhưng đã tích cực triển khai theođúng tiến độ đăng ký, vốn đăng ký, chiếm tỷ lệ đóng góp 20% GDP cả nước, chothấy hiệu quả khai thác nguồn vốn đầu tư nước ngoài đang phát triển theo chiều sâunhằm nâng cao về mặt chất lượng sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI, ngày càngkhẳng định vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của ViệtNam, góp phần tích cực trong tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm trực tiếp cho ngườilao động và hàng triệu việc làm gián tiếp khác

Bên cạnh những đóng góp tích cực, FDI đang tạo ra nhiều vấn đề ảnh hưởngđến tính bền vững của tăng trưởng Đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế khó khănnhư vừa qua, trong khi hàng loạt doanh nghiệp tư nhân trong nước phải phá sản hay

Trang 9

hoạt động điêu đứng, thì các doanh nghiệp FDI lại đang hoạt động tương đối hiệuquả ngày càng gia tăng tại Việt Nam khi nhìn qua các con số về tăng trưởng xuấtkhẩu đạt kết quả cao, lên tới 132,2 tỷ USD năm 2013, tỷ trọng công nghiệp của khuvực này trong vài năm vừa qua, khẳng định Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn củanhiều nhà đầu tư nước ngoài Nhưng FDI có thực sự là “phao cứu sinh” hay không,khi mà tình trạng nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư chủyếu vào gia công, lắp ráp sử dụng nhiều lao động nhưng giá trị không cao, tiềnlương nhân công rẻ, dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp FDI kê khai thua lỗ liêntục, thực hiện hành vi chuyển giá để trốn thuế, tránh nghĩa vụ nộp thuế đã ảnhhưởng không nhỏ đến công tác thu ngân sách nhà nước, đồng thời tác động xấu tớimôi trường cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung, mục đích chuyển giao côngnghệ, kỹ năng quản lý không đạt được như sự kỳ vọng Do đó, việc đánh giá đúngđắn vai trò, vị trí và những tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sựtăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội nước ta hiện nay cũng như trong tương lai sẽgiúp cho các nhà quản lý đưa ra các chính sách thích hợp để thu hút và nâng caohiệu quả của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là công việc hết sức cần thiết Với

những lý do và sự đòi hỏi của thực tiễn như vậy, đề tài: “Phân tích vai trò của đầu

tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2013” đã được tác giả lựa chọn nghiên cứu.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu là tập trung vào phân tích vai trò của FDI tới tăngtrưởng kinh tế ở Việt Nam Đánh giá thực trạng vốn FDI vào Việt Nam, những tácđộng tích cực và bất lợi của nó đối tăng trưởng kinh tế Phân tích định lượng ảnhhưởng của FDI tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong 2 thời kỳ trước và saukhủng khoảng tài chính toàn cầu (năm 2008) Bằng việc kết hợp phân tích định lượngvới phân tích định tính, luận văn sẽ tập trung giải quyết một số vấn đề chính sau:

- Kiểm định vai trò của FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam;

- Đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế;

Trang 10

- So sánh vai trò của FDI tới tăng trưởng Việt Nam giữa 2 giai đoạn trước vàsau khủng khoảng tài chính toàn cầu, từ đó đề xuất một số kiến nghị để tăng cườngthu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI.

3 Đối tượng nghiên cứu

- Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với tăng trưởng kinh

tế ở Việt Nam

4 Phạm vi nghiên cứu

- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giai đoạn 2000 – 2013 ở Việt Nam;

- Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2000 – 2013 ở Việt Nam

5 Số liệu nghiên cứu

- Số liệu được thu thập từ các niên giám thống kê của 63 tỉnh thành theo năm

và bộ số liệu điều tra tỉnh (2000 – 2012) của Tổng cục thống kê, giai đoạn 2000 –

2013, các báo cáo của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, Bộ Tài Chính, Tổng Cục Thống Kê,Báo Kinh Tế và các nguồn khác

6 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn đã sử dụng các phương phápnghiên cứu truyển thống như:

- Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh đối chứng, phương pháp phântích tổng hợp để làm rõ vai trò và sự tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế trước

và sau cuộc khủng khoảng tài chính toàn cầu (năm 2008);

- Phương pháp kinh tế lượng nhằm kiểm định sự tác động của FDI tới tăngtrưởng kinh tế ở Việt Nam, đặc biệt có đánh giá sự ảnh hưởng của cuộc khủngkhoảng tài chính toàn cầu tới tăng trưởng kinh tế

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

7.1 Tài liệu nghiên cứu ở nước ngoài

Nhìn chung trên thế giới có rất nhiều đề tài nghiên cứu về FDI vào các nướcnhận đầu tư bằng cả phương pháp phân tích định tính và định lượng Tuy nhiên, kết

Trang 11

quả các nghiên cứu cho thấy sự tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế là khôngđồng nhất:

Nghiên cứu của Kokko (1994) về mối quan hệ tương quan giữa FDI và tăngtrưởng kinh tế ở Mê-hi-cô và nghiên cứu của Taki (2001) nghiên cứu về mối quan

hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở Indonexia, đều chỉ ra mối quan hệ tương quanthuận giữa FDI và tăng trưởng kinh tế

Nghiên cứu của Carkovic và Levine (2002) đã chỉ ra rằng tác động của FDIkhông thuận chiều đối với tăng trưởng kinh tế Bằng phương pháp ước lượng bìnhphương nhỏ nhất (0LS) với số liệu mảng gồm 72 quốc gia thông qua giai đoạn1960-1968 Các tác giả cho rằng trong khi luồng FDI đi cùng với những thành công

về kinh tế nhưng chúng không có khuynh hướng ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tếmột cách độc lập Nhưng kết quả nghiên cứu của Kumar và Pradhan (2002) sử dụng

số liệu hỗn hợp cho 107 nước đang phát triển trong thời kỳ 1980-1999 lại cho kếtluận động tích cực về vai trò của FDI tới tăng trưởng, Cùng kết quả với Kumar vàPradhan là một nghiên cứu của Freeman (2002) đã nghiên cứu tổng quát hoạt độngFDI ở Việt Nam cho tới năm 2002 và cho kết luận FDI có tác động tích cực tới tăngtrưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư và cải thiện nguồn nhân lực

Nghiên cứu của Mencinger (2003) về vai trò của FDI tới tăng trưởng của 8nước chuyển đổi ở Đông Âu sử dụng số liệu hỗn hợp cho thời kỳ 1994-2001 lại chỉ

ra rằng FDI làm giảm khả năng bắt kịp về tăng trưởng của các nước này với EU.Nguyên nhân có thể là do quy mô nhỏ của các nền kinh tế này và FDI quá tập trungvào thương mại và tài chính nên đã làm giảm tác động tràn về năng suất trong cácngành kinh tế nói chung

Nghiên cứu của Liu X.và Li X (2005) dựa trên mô hình tăng trưởng nội sinh

đã kiểm tra tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế ở cả những nước phát triển vàđang phát triển thời kỳ 1970 – 1999, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệmạnh giữa FDI không chỉ tác động trực tiếp làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế màcòn có những tác động gián tiếp tới vốn nhân lực ở các nước đang phát triển

Trang 12

7.2 Tài liệu nghiên cứu ở trong nước

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về FDI nói chung là khá nhiều, tuy nhiên chỉ cómột số nghiên cứu định lượng đi sâu xem xét tác động của FDI tới tăng trưởng kinh

tế như Lý Hoàng Phú (2013) và Nguyễn Văn Duy (2013) đã nghiên cứu tổng quáthoạt động FDI ở Việt Nam cho tới năm 2013, đều đi đến kết luận chung rằng FDI

có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế Dưới đây là những nghiên cứu tiêu biểu

về FDI đã thực hiện tại Việt Nam trong những năm qua:

Nghiên cứu của Nguyễn Mại (2003) đã xem xét tác động của FDI đến tăngtrưởng kinh tế cả về chiều rộng và chiều sâu bằng việc sử dụng số liệu thống kê về FDIcủa Việt Nam trong thời kỳ 1988-2003, dự báo đến 2005 và trên cơ sở đó đã đề xuấtcác giải pháp chủ yếu để thúc đẩy tình hình thu hút FDI ở Việt Nam Theo tác giả, FDI

có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở mức độ quốc gia và cho rằng để thu hútvốn FDI, Việt Nam cần mở rộng thị trường và không ngừng tìm đối tác mới

Nguyễn Thị Phương Hoa (204) đã sử dụng cả hai phương pháp định tính vàđịnh lượng để đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của các tỉnh và mốiquan hệ giữa FDI với xoá đói, giảm nghèo Kết quả cho thấy, FDI có tác động tích cựcđến tăng trưởng kinh tế và góp phần vào xoá đói giảm nghèo ở một số địa phương

Nghiên cứu của Vũ Văn Hưởng (2007) đã sử dụng mô hình kinh tế lượng đểđánh g iá tác động của FDI đến GDP bình quân đầu người và tác động của FDI đếnxuất khẩu Công trình đã đưa ra kết luận rằng, tỷ lệ vốn FDI trên tổng số vốn đầu tưtoàn xã hội có tác động tích cực đến GDP trên đầu người và vốn FDI cũng tác độngtích cực đến hoạt động xuất khẩu ở nước ta

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuệ Anh và nhóm cộng sự (2006) nghiên cứutác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1988

- 2003 bằng phương pháp ước lượng: Bình phương nhỏ nhất (OLS), Bình phươngtối thiểu 2 giai đoạn (TSLS), mô hình tổng thể (GMM - General Method ofMoments) Kết quả hồi quy thấy FDI và GDP có mối quan hệ sâu sắc với nhau, FDItăng đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng và ngược lại, tăng trưởng kinh tế lại là yếu

Trang 13

tố kích thích các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư.

Nghiên cứu của Trần Minh Tuấn (2010) thừa nhận tính hai mặt của FDI đốivới phát riển kinh tế nước ta trong những năm qua và cho rằng: một mặt, FDI cóđóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấukinh tế Bên cạnh đó, FDI cũng gây ra không ít tác động tiêu cực cho nền kinh tếnhư: hiện tượng chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI; nhiều doanh nghiệp cóvốn ĐTNN không thực hiện cam kết xuất khẩu hàng hoá; nhiều dự án FDI có trình

độ công nghệ trung bình thậm chí thấp, nên không thực hiện được mục tiêu chuyểngiao công nghệ

Nghiên cứu của Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh (2010) đi đánh giámối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1988 - 2009 bằng phươngpháp ước lượng: Bình phương nhỏ nhất (OLS), Bình phương tối thiểu 2 giai đoạn(TSLS), mô hình GMM Kết quả hồi quy thấy FDI và GDP có mối quan hệ sâu sắcvới nhau, FDI tăng đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng và ngược lại, tăng trưởngkinh tế lại là yếu tố kích thích các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư

Nghiên cứu của Lý Hoàng Phú (2013), với nội dung của đề tài nhằm làm rõmức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động tới dòng vốn FDI vào các nước ĐPT với

cơ sở dữ liệu cập nhật hơn, đầy đủ hơn Đồng thời đề cập đến ảnh hưởng của chínhbối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới hiện nay đến đầu tưtrực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng

và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động tới dòng vốn FDI vào các nước đangphát triển trong đó có Việt Nam, đề tài tiến hành đề xuất một số khuyến nghị nhằmtăng cường thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng tàichính và suy thoái kinh tế thế giới

Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Duy (2013), tác giả cũng kết luận FDI cótác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế thông qua việc đánh giá mối quan hệ giữaFDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990 – 2013 bởi mô hình ARDL.Kết quả cho thấy FDI có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế với độ trễ 1 năm

và đưa ra một số gợi ý về mặt chính sách để thu hút các nguồn FDI có chất lượng

Trang 14

hơn để đẩy mạnh tăng trưởng nền kinh tế đất nước đạt cao hơn.

8 Bố cục luận văn

Ngoài phần giới thiệu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu củaluận văn gồm 4 chương:

Chương 1: Lý luận chung về vai trò của FDI tới tăng trưởng kinh tế

Chương 2: Thực trạng và vai trò của FDI tới tăng trưởng kinh tế Việt Namgiai đoạn 2000 – 2013

Chương 3: Kết quả phân tích thực nghiệm đánh giá vai trò FDI tới tăngtrưởng kinh tế Việt Nam

Chương 4: Một số kiến nghị nhằm sử dụng hiệu quả nguồn FDI

Trang 15

CHƯƠNG

LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA FDI TỚI TĂNG

TRƯỞNG KINH TẾ

1.1 Tăng trưởng kinh tế

1.1.1 Khái niệm và cách đo lường

1.1.1.1 Khái niệm

Tăng trưởng kinh tế là một định nghĩa được đưa ra khá sớm và liên tục pháttriển Có nhiều quan điểm về tăng trưởng kinh tế nhưng nội hàm cốt lõi của quátrình tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên trong thu nhập, đó là sự tăng lên hay mởrộng sản lượng của nền kinh tế quốc dân và thường được đo lường bằng sự gia tăng

về giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ của một nước trong một thời gian xác địnhnào đó Ở đây sự gia tăng phản ánh quy mô của sản lượng hàng hóa và dịch vụ đượcsản xuất ra và tỷ lệ tăng cho biết tốc độ tăng tương đối giữa các thời kỳ Thu nhậpcủa nền kinh tế có thể được phản ánh thông qua các chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội(GDP), tổng thu nhập quốc dân (GNI) hoặc được tính bình quân trên đầu người

Tăng trưởng kinh tế hiện đại được xác định thông qua nhiều đặc điểm gồm:(1) tăng trưởng là sự tăng nhanh về năng suất; (2) tăng trưởng là tốc độ tăng nhanh

về thu nhập bình quân đầu người; (3) tăng trưởng là tốc độ chuyển dịch cơ cấunhanh; (4) tăng trưởng là chuyển biến nhanh về hệ tư tưởng và xã hội; (5) tăngtrưởng là sự vươn ra thế giới về mặt kinh tế; hay (6) tăng trưởng là sự ảnh hưởngtràn có giới hạn của tăng trưởng kinh tế

1.1.1.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế

Trong thống kê kinh tế hiện đại, tiếp cận theo phương pháp SNA (hệ thốngtài khoản quốc gia), thước đo tăng trưởng kinh tế thường được sử dụng thông quacác chỉ số như: Tổng giá trị sản xuất (GO – Gross output); Tổng sản phẩm quốc nội(GDP – Gross domestic product); Tổng thu nhập quốc dân (GNI – Gross national

Trang 16

incom); Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI – National Disosable Income); Thu nhậpbình quân đầu người (GDP/người, GNI/người) Trong khung khổ lý thuyết của đềtài, tác giả chỉ xin giới thiệu thước đo tăng trưởng thông qua chỉ số GDP, và thước

đo GDP bình quân/ đầu người Cụ thể:

- Tổng sản phẩm quốc nội (Gross domestic product): là tổng giá trị sản phẩmvật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động trên phạm vi lãnh thổ của mộtquốc gia tạo nên trong một thời kỳ nhất định

Hiện nay, việc tính giá trị của GDP thông thường được thực hiện thông qua 3cách tiếp cận sau:

+ Tiếp cận sản xuất: GDP được đo bằng tổng giá trị gia tăng của tất cả cácđơn vị sản xuất thường trú trong nền kinh tế

Trong đó:VA là giá trị gia tăng của toàn bộ nền kinh tế,

+ Tiếp cận theo phương pháp chi tiêu: GDP là tổng giá trị chi tiêu cho tiêudùng cuối cùng của hộ gia đình (C), chi tiêu của Chính phủ về hàng hóa và dịch vụ(G), đầu tư của khu vực tư nhân (I), và xuất nhập khẩu ròng (X-M)

GDP = C + G + I + (X-M)+ Tiếp cận theo phương pháp thu nhập: GDP được xác định trên cơ sở cáckhoản hình thành thu và phân phối thu nhập lần đầu, bao gồm: Thu nhập của ngườilao động dưới hình thức tiền lương (W – thù lao lao động); Thu nhập từ tiền chothuê (R) tàu sản, Thu nhập của người có tiền cho vay (i – tiền lãi ròng); Lợi nhuận

bước điều chỉnh chi phí yếu tố sản xuất sang giá thị trường bằng cách lấy tổng cácyếu tố sản xuất cộng thuế gián thu ròng (Te – tổng thuế gián thu trừ đi các khoản trợcấp sản xuất), tiếp tục điều chỉnh từ thu nhập ròng theo giá thị trường sang tổng thunhập bằng cách lấy tổng sản phẩm quốc nội ròng theo giá thị trường cộng khấukhao về tư bản hiện vật (Dep)

Trang 17

GDP = W + R + i + Pr + Te + Dep

- Thu nhập bình quân đầu người (GDP/người): là chỉ tiêu phản ánh tăngtrưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số, quy mô và tốc độ tăng thu nhập bìnhquân đầu người phản ánh chất lượng cuộc sống dân cư, sự gia tăng liên tục với tốc

độ cao phản ánh dấu hiệu của sự tăng trưởng bền vững của một quốc gia

Định lượng tốc độ tăng trưởng thường sử dụng hai cách phổ biến sau:

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế được tính bằng phần trăm thay đổi của mức

sản lượng bình quân

% 100

Y

Y Y g

Ở đây, chúng ta sử dụng GDP thực tế chứ không phải GDP danh nghĩa nhằmloại trừ yếu tố lạm phát Tuy nhiên, cách tính trên có thể gây nhầm lẫn nếu như dân

số tăng rất nhanh trong khi GDP thực tế lại tăng trưởng chậm

Thứ hai, một cách có thể thích hợp hơn về tăng trưởng kinh tế tính theo phần

trăm mức sản lượng bình quân đầu người

% 100

y

y y g

Thông qua khái niệm và các đo lường tăng trưởng kinh tế cho thấy tốc độtăng trưởng nhanh làm cho thu nhập bình quân đầu người sẽ được nâng cao tạo điềukiện cho xã hội phát triển, nâng cao đời sống vật chất văn hoá và tinh thần Ngượclại, một nước tăng trưởng chậm kéo theo thu nhập thấp và sẽ gây ra nhưng mâuthuẫn trong quá trình chọn lựa các mục tiêu

Trang 18

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế

Các yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế được chia thành 2 nhóm: nhóm 1

là những nhân tố kinh tế hay yếu tố chính trực tiếp tác động đến tăng trưởng (các

nhóm thứ 2 là nhóm nhân tố phi kinh tế như xã hội, văn hóa, chính trị, tôn giáo…Đây là những nhân tố có ảnh hưởng gián tiếp và không thể lượng hóa cụ thể đượcmức độ tác động của nó tới tăng trưởng kinh tế Cụ thể:

1.1.2.1 Nhân tố kinh tế

Cơ chế tác động của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng kinh tế được mô tảthông qua những ảnh hướng tác động cả từ phía cầu và tổng cung Vì vậy trong nhómnày được tách ra là những nhân tố tác động đến phía cung và tác động đến phía cầu:

- Nhân tố tác động trực tiếp đến tổng cung:

Theo quan điểm hiện đại, các nhân tố tác động đến tổng cung thông thườngđược biết đến gồm có các nhân tố như K, L, TFP, tác động tới sản lượng dưới dạng

TPF là năng suất nhân tố tổng hợp (có thể là hiệu quả sử dụng các thành tựu tiến bộcông nghệ tới năng suất sử dụng lao động…), các hệ số α, β, t là các số lũy thừa,phản ánh tỷ lệ cận biên của các yếu tố đầu vào Biến đổi hàm Cobb Douglass, thiếtlập mối quan hệ theo tốc độ tăng trưởng phụ thuộc bởi 3 yếu tố bởi biến số g:

g = αk + βl+ tfpk + βl+ tfpl+ tfp

Trong đó: g là tốc độ tăng trưởng GDP, k, l, fp lần lượt là tốc độ tăng của cácyếu tố đầu vào của vốn, lao động, và tiến bộ khoa học kĩ thuật TFP, các hệ số α, β, εchính là tỷ trọng của các yếu tố đầu vào trong tổng sản phẩm Nhìn vào mối quan hệgiữa tốc độ tăng trưởng bởi các yếu tố đầu vào cho thấy các yếu tố này tác độngtrực tiếp và độc lập đến tốc độ tăng trưởng qua hệ số biên

Giả sử một trong các nhân tố thay đổi theo chiều hướng tăng, ví dụ như: tăngcông suất hoạt động máy móc thiết bị (K thay đổi); gia tăng quy mô lực lượng laođộng, nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động, nâng cao chất lượng lao động (L

Trang 19

thay đổi); cải tiến công nghệ hiện đại (TFP thay đổi); vv… Khi đó, tổng cung tăng

sản lượng tăng α% (0≤α≤1))

Hình 1.1 Tác động đến tổng cung

nhân tố này thay đổi theo chiều hướng giảm làm cho AS giảm xuống và dịch sang trái

lên và thu nhập bị giảm đi Cho thấy, sự thay đổi của các yếu tố nguồn lực tham giatrong hoạt động kinh tế làm cho thu nhập và giá cả chung thay đổi nghịch chiều nhau

Dựa trên hàm sản xuất, phân tích các yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tếmang lại những ý nghĩa quan trọng trong phân tích tăng trưởng kinh tế: (i) cho biếttăng trưởng thu nhập của nền kinh tế phụ thuộc vào quy mô, cơ cấu và chất lượngcủa các yếu tố đầu vào và cách thức tổ chức phối hợp sử dụng các yếu tố này nhưthế nào; (ii) mỗi yếu tố giữ vai trò nhất định trong quá trình tạo thu nhập của nềnkinh tế và chúng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau; (iii) tùy theo mỗi giaiđoạn phát triển kinh tế, có thể nhận biết sự biến động của các yếu tố kịp thời để xácđịnh được yếu tố nào là quan trọng, và sự điều chỉnh chính sách nhằm sử dụng hiệu

Trang 20

quả vốn, nâng cao trình độ của người lao động cùng tiến bộ khoa học hiện đại, vv…

là một trong những vấn đề rất quan trọng của nhiều nhà kinh tế và các nhà hoạchđịnh chính sách quan tâm nhằm khai thác hết nguồn lực dư thừa chưa được huyđộng hết đặc biệt là lực lượng lao động trình độ thấp

- Nhân tố tác động đến tổng cầu:

Cơ chế tác động đến tăng trưởng thông qua các nhân tố tác động đến tổngcầu khác với cơ chế tác động đến tổng cung, các yếu tố tham gia tới tổng cầu baogồm chi cho tiêu dùng (C), chi tiêu chính phủ (G), chi cho đầu tư (I) và chi cho tiêuqua hoạt động xuất nhập khẩu hay còn gọi là xuất khẩu ròng (NX – X – M) Vì một

lý do nào đó làm một trong 4 yếu tố của tổng cầu thay đổi theo hướng thay đổi tănglên như tiêu dùng của các hộ gia đình tăng (C thay đổi); lãi suất tăng làm cho đầu tưgiảm (I thay đổi); Chính phủ tăng chi tiêu cho an ninh quốc phòng (G thay đổi) hoặcthặng dư cán cân thương mại (xuất nhập khẩu thay đổi), vv… làm cho AD thay đổi

và dịch chuyển lên trên hoặc xuống dưới

Trang 21

nhập và giá cả chung đều tăng và ngược lại (Hình 1.2).

Dưới sự tác động của thị trường các yếu tố của tổng cầu thường xuyên thayđổi theo chiều hướng tăng lên hoặc giảm xuống, nếu tổng cầu giảm sẽ gây ra lãngphí lớn các yếu tố nguồn lực của xã hội đã có nhưng không được huy động và tácđộng tiêu cực tới tăng trưởng thu nhập hoặc nếu tổng cầu tăng quá cao cũng sẽ làmcho mức thu nhập của nền kinh tế tăng nhưng kèm theo đó là đẩy mức giá chungtăng lên làm cho lạm phát tăng Thông qua cơ chế hoạt động của tổng cầu, chínhphủ đóng vai trò trong việc ổn định điều tiết tổng cầu, ổn định nền kinh tế

1.1.2.1 Nhân tố phi kinh tế

Khác với nhân tố kinh tế, có rất nhiều các nhân tố phi kinh tế tác động đếntăng trưởng như chính trị, xã hội, thể chế, văn hóa, vv…, nhưng cơ chế tác động củacác nhân tố không mang tính chất riêng rẽ và lượng hóa trực tiếp được các tác động

cụ thể đến tăng trưởng kinh tế, thường mang tính tác động tổng hợp, đan xen nhau

- Đặc điểm văn hóa, xã hội: Nhân tố này bao trùm nhiều mặt từ tri thức phổthông đến các tích lũy tinh hoa của văn minh nhân loại về khoa học, công nghệ, vănhọc, lối sống và cách ứng xử trong quan hệ ngoại giao, phong tục tập quán, vv… cóảnh hưởng cơ bản tới yếu tố chất lượng của lao động, trình độ quản lý kinh tế - xãhội,… Trình độ văn hóa cao thường đi với trình độ văn minh cao Vì vậy trình độphát triển cao là mục tiêu phấn đấu của sự phát triển của mỗi quốc gia

- Nhân tố thể chế chính trị - kinh tế - xã hội: Thông qua các quy định, hànhlang pháp lý và môi trường xã hội, chính phủ mỗi quốc gia sẽ có một thể chế chínhtrị - xã hội ổn định và mềm dẻo riêng tạo điều kiện thuận lợi tạo ra tốc độ tăngtrưởng theo chiều hướng tích cực như tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn để huy độngmạnh mẽ nguồn lực cho sản xuất và xuất khẩu Ngươc lại một cơ chế không phù sẽgây ra sự cản trở, mất ổn định và thậm chí đi đén phát vỡ những mối quan hệ kinh

tế cơ bản của nền kinh tế và đẩy nền kinh tế vào trạng thái suy thoái, khủng khoảngtrầm trọng hoặc gây ra nhưng xung đột chính trị ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế

- Cơ cấu dân tộc: Sự phát triển tổng thể có thể làm ảnh hưởng tới các nhóm

Trang 22

cộng đồng khác nhau, có thể mang lại lợi ích cho cộng đồng này nhưng lại làm bấtlợi cho cộng đồng khác, do đó sẽ tạo ra sự xung đột giữa các dân tộc làm ảnh hưởngkhông nhỏ tới tăng trưởng kinh tế Vì vậy, phải lấy tiêu chuẩn cùng có lợi cho tất cảcác dân tộc, vẫn đảm bảo được truyền thống mỗi dân tộc nhằm tạo sự ổn định chungcủa cộng đồng, tạo điều kiện cho quá trình tăng trưởng và ổn định nền kinh tế.

- Cơ cấu tôn giáo: Đa số trong mỗi quốc gia có nhiều phát giáo khácnhau, bám sâu vào cuộc sống từ lâu đời, tạo ra những ý thức tâm lý – xã hộiriêng và thường thay đổi nhưng chậm theo sự phát triển kinh tế xã hội Nhữngthiên kiến của tôn giáo có ảnh hưởng tới sự tiến bộ xã hội, có thể làm hòa hợpcùng với thể chế, chính sách phát triển kinh tế của xã hội nếu chính phủ cóchính sách đúng đắn và phù hợp

- Sự tham gia của cộng đồng: Sự phát triển là điều kiện làm tăng thêm nănglực thực hiện quyền dân chủ và cộng đồng dân cư trong xã hội, sự nhất trí cao, vàcùng tham gia trong việc xác định các mục tiêu phát triển là một trong những yếu tốcần thiết và quan trọng nhằm kích thích tính ổn định, đồng thuận thực hiện mục tiêuphát triển chung, khích lệ được tiềm năng của mọi các nhân và cả cộng đồng đểgiảm thiểu hiện tượng tiêu cực như tham nhũng, phá hoại, gây xung đột, mâu thuẫntrong xã hội, tác động tích cực tới tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tổng thể tác động của các nhân tố phi kinh tế như ổn định thể chế kinh tế xãhội, chính sách mở cửa, hay phát triển đồng bộ về môi trường đầu tư, văn hóa xã hội…

đã tạo ngoại ứng tích cực đến trình độ nguồn nhân lực, sử dụng hiệu quả các yếu tố đầuvào, giúp các nước đang phát triển tiếp cận được nhanh chóng những công nghệ hàngđầu thế giớ đã tạo nên “sự rượt đuổi dựa trên năng suất” đóng góp vào TFP ngày càngcao trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh của các nước

1.1.3 Các mô hình tăng trưởng kinh tế

1.1.3.1 Theo lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh

Cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, trường phái kinh tế tân cổđiển ra đời thông qua mô hình tăng trưởng của Robert Solow (1950) được phân tích

từ một hàm sản xuất có đẩy đủ các yếu tố lao động, yếu tố tư bản và công nghệ bên

Trang 23

cạnh yếu tố tư bản để giải thích mối quan hệ giữa quá trình tăng trưởng kinh tếtrong trung hạn và dài hạn tới tỷ lệ tiết kiệm, tỷ lệ tăng dân số và tiến bộ công nghệ

Bắt đầu từ hàm sản xuất chưa có tiến bộ công nghệ, mô hình nghiên cứu sựảnh hưởng của yếu tố tư bản (K) và lao động (L) tới sản lượng được biểu thị theohàm Y = F(K, L), ở đây giả định công nghệ là không đổi và quy luật lợi tức biêngiảm dần của tư bản ( và cả với lao động)

Biến đổi về hàm sản xuất tính trên một lao động bằng cách chia 2 vế cho L:hàm sản xuất mới Y/ L = F (K/L; 1) = f(k) Dựa trên giải định quy luật lợi tức biêngiảm dần cho thấy khi K/L tăng lên thì Y/L tăng nhưng với mức giảm dần Trong

đó hàm số f đại diện cho mối quan hệ giữa vốn và sản lượng trên mỗi công nhân.Điều này thể hiện tác động của việc tích lũy vốn đối với sản lượng trên đầu côngnhân Sản lượng trên đầu công nhân tăng khi vốn trên đầu công nhân tăng

Với s là tỷ lệ tiết kiệm và y = c + i với i, c lần lượt là tiêu dùng và đầu tư,cho thấy y = (1- s)*y + i hay i = s*y = s*f(k), tức là sản lượng y và đầu tư i càng lớnkhi khối lượng tư bản k càng cao

Giả sử hàng năm khối lượng tư bản bị hao mòn với tỷ lệ δ (tỷ lệ khấu hao) và

tỷ lệ tăng dân số là n Khối lượng tư bản trên mỗi lao động bị hao mòn mỗi năm là(δ+n)k, cho thấy mức hao mòn tư bản trên mỗi lao động tỷ lệ thuận với khối lượng

tư bản và làm ảnh hưởng đến việc tích lũy vốn đầu tư cho năm tiếp theo, từ đó xácđịnh được mức thay đổi tư bản ròng trên mỗi lao động mỗi năm:

∆k = i – (δ+n)k = s.f(k) – (δ+n)k (1.1)

hằng số phản ánh trình độ công nghệ, 0 ≤ α ≤ 1 Hàm sản xuất trên một lao động có

Từ phương trình (1.1) mô hình Solow chỉ ra rằng sản lượng trên một đơn vịlao động sẽ có xu hướng hội tụ về một trạng thái dừng k*và sau đó sản lượng bìnhquân đầu người sẽ ngừng tăng trưởng (∆y/y =0) vì các yếu tố đầu vào (k) tiếp tụctăng sẽ làm tốc độ tăng thu nhập với tốc độ giảm dần (năng suất cận biên giảm dần)

Trang 24

Xác định được mức tư bản và sản lượng tính trên một đơn vị lao động tại trạng tháidừng chính là nghiệm của phương trình đầu tư bằng hao mòn tư bản tính trên một

Kết quả phân tích của mô hình Solow khi chưa có tiến bộ công nghệ khẳng địnhchỉ có một khối lượng tư bản duy nhất làm cho đầu tư bằng khấu hao, và khi nền kinh

tế đạt được điểm này thì khối lượng tư bản không thay đổi theo thời gian, có nghĩa là

∆k = 0, tuy nhiên tổng sản lượng của nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng với tốc độ tăng trưởng

=> ∆L/L tăng, làm tổng sản lượng ∆Y/Y tăng) Điều này cho thấy khi tỷ lệ tiết kiệm

thái cũ, dẫn đến tăng trưởng kinh tế nhanh hơn nhưng tốc độ tăng trưởng cao hơn chỉtồn tại trong một thời gian ngắn do 0< s <1 Trong dài hạn, tất cả sẽ cùng hội tụ về mộttrạng thái dừng và khi đó sản lượng bình quân đầu người sẽ ngừng tăng nhưng mô hìnhnày không giải thích được tăng trưởng trong dài hạn là do đâu

Khi có tiến bộ công nghệ, mức độ hao mòn tư bản trên một đơn vị hiệu quảlao động xuất phát từ ba nguyên nhân là khấu hao máy móc, tăng thêm số lao động,mỗi người lao động làm việc hiệu quả hơn do tiến bộ công nghệ nên họ được trang bịnhiều máy móc hơn Như vậy, với g là tỷ lệ tăng hiệu quả lao động, khi đó lượng tưbản tính trên mỗi đơn vị hiệu quả lao động thay đổi sau một thời kỳ là:

∆k = s.f(k) – (δ+n +g)k, (1.3)

Với biểu thức (1.3) phản ánh mức thay đổi tư bản ròng trên cho thấy k cũng

sẽ có xu hướng hội tụ về một trạng thái dừng k* vì khi k tăng sẽ làm s.f(k) tăngnhanh hơn nhưng sau đó tốc độ tăng giảm dần do quy luật lợi suất biên giảm dần,còn (δ+n +g)k tăng với tốc độ không đổi là (δ+n +g) Sử dụng hàm sản xuất Cobb –

đơn vị hiệu quả lao động tại trạng thái dừng: chính là nghiệm của phương trình đầu

tư bằng hao mòn tư bản tính trên một đơn vị hiệu quả lao động

k* = {s/(δ+n +g)} 1/1-αk + βl+ tfp và y* = {s/(δ+n +g)} αk + βl+ tfp/1-αk + βl+ tfp (1.4)

Trang 25

Tuy nhiên, mức sản lượng trên một lao động bằng mức sản lượng trên mộtđơn vị hiệu quả lao động nhân với hiệu quả của lao động A:

y(t)* = A(t){s/(δ+n +g)} αk + βl+ tfp/1-αk + βl+ tfp (1.5)

Phân tích phương trình (1.5) cho thấy, trong dài hạn y* đạt tới trạng tháidừng thì sẽ không thay đổi còn A tăng trưởng với tốc độ g sau mỗi thời kỳ nên; mứcsản lượng trên một đơn vị lao động thực sự (Y/L) tại trạng thái dừng cũng sẽ tăngtrưởng với tốc độ g, hay tốc độ tăng trưởng sản lượng đầu người tại trạng thái dừng

sẽ đúng bằng tốc độ tiến bộ công nghệ; tư bản trên một lao động thực sự (K/L) tạitrạng thái dừng sẽ phải tăng trưởng với tốc độ g để đảm bảo có đủ máy móc chongười lao động đang làm việc ngày càng hiệu quả hơn và cần nhiều máy móc hơn

Kết luận từ mô hình Solow chỉ ra rằng chính tiến bộ công nghệ là yếu tố manglại tăng trưởng sản lượng đầu người trong dài hạn Trong dài hạn sự gia tăng liên tụccủa công nghệ giúp nền kinh tế duy trì được đà tăng trưởng sản lượng trên một laođộng với tốc độ đúng bằng tốc độ của tiến bộ công nghệ, khi đó tổng sản lượng sẽtăng trưởng với tốc độ bằng tiến bộ công nghệ với tỷ lệ tăng dân số

1.1.3.2 Theo lý thuyết tăng trưởng nội sinh

Mô hình Solow đã chỉ có tăng tiến bộ công nghệ mới đạt được tăng trưởngtrong dài hạn, các yếu tố còn lại gặp đều gặp phải giới hạn quy luật lợi tức cận biêngiảm dần nên không mang lại tăng trưởng vĩnh viễn Nhờ có tiến bộ công nghệ màvấn đề lợi tức biên giảm dần của tư bản hay yếu tố sản xuất khác được khắc phục,nhưng mô hình Solow lại không giải thích được tiến bộ công nghệ có từ đâu, từ đó

mô hình nội sinh ra đời đã giải thích được nguồn gốc của thay đổi công nghệ bằngchính các tham số trong mô hình đó Có hai cách tiếp cận cở bản: (i) coi công nghệnhư là một sản phẩm phụ, hay là một ngoại ứng; (ii) tiến bộ công nghệ là kết quảcủa một hoạt động có chủ định, cụ thể là hoạt động nghiên cứu và triển khai nhằmmục tiêu thu lợi nhuận

(1) Tiến bộ công nghệ đến từ ngoại ứng của hoạt động đầu tư ( mô hình AK)

Trang 26

Sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas: Y = Kα(EL)1- α Trong đó tiến bộ côngnghệ (E) Theo cách iếp cận này, việc gia tăng khối lượng tư bản sẽ giúp cải thiện trình

độ công nghệ của nền kinh tế, tác động ngoại ứng của tư bản lên công nghệ, do đó giảđịnh thị trường cạnh tranh hoàn hảo với lợi nhuận kinh tế bằng 0 Khi đó sẽ sử dụng

Trong đó D và θ dương phản ánh mức độ phụ thuộc của trạng thái côngbằng vào khối lượng tư bản của nền kinh tế Tham số θ cho biết khi khối lượng Ktăng 1% thì trạng thái công nghệ tăng θ % Tức là đã nội hóa trạng thái công nghệcủa nền kinh tế theo K Từ (1.5) và (1.6) hàm sản xuất sẽ được viết như sau:

Y = D 1- αk + βl+ tfp K αk + βl+ tfp+θ(1-αk + βl+ tfp) L 1-αk + βl+ tfp (1.7)

Từ phương trình (1.6) cho thấy hàm sản xuất là hàm có hiệu suất tăng theoquy mô, tứ là hoàn toàn có thể đạt được tăng trưởng trong dài hạn bằng cách tăngtất cả các yếu tố như tư bản và lao động Để đơn giản phân tích, giả đinh θ = 1, hay

một hằng số đo sản lượng được sản xuất ra trên mỗi đơn vị vốn, việc gia tăng tư bảnkhông phải bỏ qua quy luật năng suất cận biên giảm dần mà tư bản tăng vẫn làmgiảm sản lượng tăng với tốc độ chậm dần nhưng mặt khác khối lượng tư bản tănglại tạo ra tiến bộ công nghệ góp phần làm tăng trưởng sản lượng và bù đắp phần lợitức giảm dần, đây là sự khác biệt của mô hình tăng trưởng nội sinh và mô hìnhSolow Với hàm sản xuất trên thì tại trạng thái dừng tốc độ tăng trưởng của sản

bản tăng tạo tiến bộ công nghệ làm cho mức sản lượng trên một đơn vị lao động sẽtăng trong dài hạn

(2) Tiến bộ công nghệ đến từ ngoại ứng hoạt động sản xuất (mô hình họchỏi từ quá trình làm việc)

Theo mô hình này, khi nền kinh tế càng sản xuất, người lao động làm việc

Trang 27

càng nhiều thì họ sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm và lan tỏa ra toàn bộ nền kinh

Trong đó B và θ dương phản ánh mức độ phụ thuộc của trạng thái côngbằng vào tích lũy kỹ năng, kinh nghiệm trong quá trình sản xuất của nền kinh tế.Tham số θ cho biết khi khối lượng sản xuất tăng 1% thì trạng thái công nghệ tăng θ

% Kết hợp với hàm sản xuất không đổi theo quy mô dạng Cobb - Douglas:

Y = (B 1- αk + βl+ tfp K αk + βl+ tfp L 1-αk + βl+ tfp ) 1/{1/(1-θ(1-αk + βl+ tfp)} (1.9)

Tương tự, từ phương trình (1.8) cho thấy hàm sản xuất là hàm có hiệu suấttăng theo quy mô, tứ là hoàn toàn có thể đạt được tăng trưởng trong dài hạn bằngcách tăng tất cả các yếu tố đầu vào Để đơn giản phân tích, giả đinh θ = 1, hay hàmcông nghệ E = BY Hàm sản xuất mới:

Y = (B 1- αk + βl+ tfp K αk + βl+ tfp L 1- αk + βl+ tfp ) 1/αk + βl+ tfp = BL ) ( 1- αk + βl+ tfp) /αk + βl+ tfp K (1.10)

Tại trạng thái dừng tốc độ tăng trưởng của sản lượng Y = BK giống trạngthái mô hình AK, điểm khác biệt duy nhất là tiến bộ công nghệ được tạo ra do bởiảnh hưởng sản lượng thay cho tư bản Như vậy thì mô hình AK và mô hình BY đềuchỉ ra rằng tăng trưởng dân số sẽ mang lại tăng trưởng dài hạn, kết luận này trái vớikết luận của mô hình Solow gốc

Kết luận: Theo lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh đã chỉ ra tăng trưởng kinh tếtrong dài hạn chỉ có thể đạt được khi có tiến bộ công nghệ, còn lại các yếu tố khácđều gặp phải giới hạn do quy luật lợi tức biên giảm dần, không mang lại tăng trưởngtrong vĩnh viễn Tuy nhiên, lý thuyết này chưa giải thích được tiến bộ công nghệđến từ đâu Khắc phục nhược điểm đó, thì các lý thuyết tăng trưởng nội sinh hiệnđại cố gắng giải thích nguồn gốc của tiến bộ công nghệ đến từ ngoại ứng của hooajtđộng đầu tư và hoạt động sản xuất, chính là các tham số trong mô hình mà mô hìnhSolow giả định đó là ngoại sinh

1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trang 28

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và hình thức đầu tư

1.2.1.1 Khái niệm

Theo Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài (2005) thì FDI là việc tổ chức, cá nhânngười nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào đượcchính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặcthành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quyđịnh của luật này

Theo IMF thì khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một tổ chứckinh tế, trong đó đầu tư trực tiếp thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tạimột nền kinh tế khác Mục đích nhà quản lý là có nhiều ảnh hưởng trong việc quản

lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế đó

Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một quốc gia có thể hiểu là việc nhàđầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ một tài sản nào khác vàoquốc gia đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thểkinh tế tại quốc gia đó với mục tiêu tối đa hoá lợi ích của mình FDI bao giờ cũng làmột dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài; chủ đầu tư, vốn đầu tư, địa điểmđầu tư từ các quốc gia khác nhau Nhân tố nước ngoài ở đây không chỉ thể hiện ở sựkhác biệt về quốc tịch hoặc lãnh thổ cư trú thường xuyên của các bên tham gia vàoquan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài mà còn thể hiện ở việc di chuyển tư bản trongđầu tư trực tiếp vượt ra khỏi biên giới một quốc gia

1.2.1.2 Đặc điểm của FDI

Bản chất của FDI là nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích đầu tư hay tìm kiếmlợi nhuận ở nước tiếp nhận đầu tư thông qua di chuyển vốn từ nước đi đầu tư đếnnước tiếp nhận đầu tư Vì vậy FDI có các đặc điểm sau:

- Là dự án mang tính lâu dài; đây là hình thức kéo dài “ chu kỳ tuổi thọ sảnxuất”, “chu kỳ tuổi thọ kỹ thuật” và “nội bộ hoá di chuyển kỹ thuật Đầu tư trực tiếpnước ngoài sẽ giúp cho doanh nghiệp thay đổi được dây chuyền công nghệ lạc hậu

ở nước mình nhưng dễ được chấp nhận ở nước có trình độ phát triển thấp hơn và

Trang 29

góp phần kéo dài chu kỳ sản xuất, đây chính là đặc điểm phân biệt giữa đầu tư trựctiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp và đi kèm với FDI là 3 yếu tố hoạt động thươngmại, chuyển giao công nghệ, di cư lao động quốc tế;

- Là sự gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá đầu tưgiữa các quốc gia; xuất phát từ nhu cầu của một bên là nhà đầu tư và bên kia lànước tiếp nhận đầu tư Thông qua hình thức này, nước chủ nhà có thể tiếp nhậnđược công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý, là những mụctiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được;

- Là dự án có sự tham gia quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài; Chủ đầu tư

tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗlãi tùy theo tỷ lệ góp vốn của mình Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quảkinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nầncho nền kinh tế Nguồn vốn đầu tư không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủđầu tư dưới hình thức vốn pháp định, nó còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp

để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được

1.2.1.3 Nguyên nhân hình thành

Có rất nhiều nghiên cứu kinh tế thuần túy là khá phong phú, nhưng có thểchia thành các nhóm chính gồm các lý thuyết xoay quanh trình độ sản xuất, sựchênh lệch về tỷ suất lợi nhuận, vốn…

- Xuất phát từ chênh lệch trình độ sản xuất: Đối với nước tiếp nhận đầu tư thìthay vì phải nhập khẩu những hàng hoá mà nước mình chưa sản xuất được hoặc sảnxuất với chi phí cao, quốc gia đó kêu gọi đầu tư từ những quốc gia có thế mạnh vềngành sản xuất đó Còn đối với nước đi đầu tư thì lại mong muốn tận dụng chi phísản xuất rẻ tại những nước có trình độ phát triển thấp hơn

- Chênh lệch tỷ suất lợi nhuận: Các doanh nghiệp ở các quốc gia công nghiệpphát triển thường đối mặt với môi trường cạnh tranh gay gắt nên tỷ suất lợi nhuậnthấp Do vậy, các doanh nghiệp thường có xu hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

mà tại đó khoản tư bản của họ có thể mang lại nhiều lợi nhuân hơn, nhằm nâng cao

Trang 30

hiệu quả sử dụng vốn để đạt tỷ suất lợi nhuận cao hơn.

- Bổ sung nhu cầu vốn, công nghệ và trình độ quản lý tại các nước đang pháttriển: Việc cạnh tranh giữa các công ty chủ yếu là xoay quanh công nghệ, cải tiến

kỹ thuật là một trong những nguồn gốc sinh lợi nhuận Vì vậy việc quốc tế hóa sảnxuất cho phép các nước có nhu cầu rất cấp thiết nâng cao kiến thức và cải tiến kỹthuật nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Chính vì nhu cầu này

đã tạo điều kiện cho việc di chuyển vốn, công nghệ và trình độ quản lý từ nướccông nghiệp phát triển sang các nước đang phát triển

- Xu hướng bảo hộ mậu dịch ngày càng tăng lên: FDI là một biện pháp

hữu hiệu nhằm xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường, tránh được hàng rào bảo hộthuế quan và mậu dịch, giảm chi phí vận chuyển hàng hoá và mở rộng thịtrường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ không chỉ tại nơi đầu tư mà còn lan sangcác khu vực lân cận

1.2.1.4 Hình thức đầu tư

Các nhà đầu tư nước ngoài được quyền chọn một trong các hình thức sau:

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên đểcùng nhau tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trên cơ sởquy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thànhlập một pháp nhân mới Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải được đại diện có thẩmquyền của các bên ký kết

- Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên

cơ sở hợp đồng liên doanh được ký kết giữa các bên (bên nước ngoài và bên ViệtNam) Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân, các bên tham gia liên doanhđược chia lợi nhuận và chia rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên vào phần vốnpháp định của liên doanh

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sởhữu của các cá nhân, tổ chức nước ngoài do họ thành lập và quản lý Nó là mộtpháp nhân mới của Việt Nam dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn

Trang 31

- Đầu tư theo các hình thức BOT, BT, BTO: đây là các hình thức đầu tư đặcbiệt thường áp dụng cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng Sự ra đời của cácphương thức này nhằm tạo thêm nguồn vốn, xúc tiến nhanh chóng việc ưu tiên pháttriển cơ sở hạ tầng, đồng thời san sẻ một phần gánh nặng đầu tư cho cơ sở hạ tầngcủa ngân sách Nhà nước.

- Các hình thức mua bán, sáp nhập thông qua việc mua lại một phần hoặctoàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động, thông qua việc mua cổ phiếu để thông tin xácnhận

1.2.2 Các nhân tố thu hút vốn FDI

Các chủ đầu tư có động cơ tìm kiếm thị trường sẽ quan tâm đến các yếu tốnhư quy mô thị trường, chính sách, khoa học công nghệ, con người Thực tế chothấy rằng FDI phân bố rất không đồng đều giữa các nước đang phát triển, mà chủyếu tập trung vào một số nước và khu vực Điều đó chứng tỏ, FDI chủ yếu tập trungvào những nền kinh tế năng động, có nhịp tăng trưởng cao, ổn định, có môi trườngđầu tư thuận lợi, hấp dẫn, hứa hẹn lợi nhuận cao

1.2.2.1 Qui mô thị trường

Đối với các chủ đầu tư muốn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thì qui

mô và tiềm năng phát triển của thị trường; tốc độ tăng trưởng của thị trường, khảnăng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới, các sở thích đặc biệt của người tiêudùng ở nước nhận đầu tư và cơ cấu thị trường của nước nhận đầu tư là một yếu tốrất quan trọng khi chủ đầu tư cân nhắc để lựa chọn địa điểm đầu tư Khi lựa chọnđịa điểm để đầu tư trong một nước, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhắm đếnnhững vùng tập trung đông dân cư - thị trường tiềm năng của họ Một nước với dân

số đông, GDP bình quân đầu người cao, GDP tăng trưởng với tốc độ cao, sức mua lớn sẽ

có sức hấp dẫn đối với FDI vì đem lại cho chủ đầu tư cơ hội tăng thị phần và lợi nhuận lớn

1.2.2.2 Tình hình chính trị, xã hội

- Tổng hoà các yếu tố chính trị, kinh tế xã hội có liên quan, tác động đến hoạtđộng đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại một nước, đây là yêu cầu đầu

Trang 32

tiên quan trọng nhất, quyết định đối với việc thu hút đầu tư Một quốc gia có môitrường chính trị ổn định thì các nhà đầu tư mới yêu tâm đầu tư, nếu môi trườngkhông ổn định, thường xuyên có bạo loạn thì khó có thể bảo toàn vốn cũng nhưkhông thể tiến hành sản xuất kinh doanh để sinh lời Nếu tình hình chính trị - xã hộibất ổn thì các nhà đầu tư sẽ ngừng đầu tư hoặc không đầu tư nữa Chẳng hạn, sự lộnxộn ở Nga, Ukraian trong thời gian qua đã làm nản niềm tin nhà đầu tư mặc dù Nga

là một thị trường rộng lớn, có nhiều tiềm năng,

- Hệ thống pháp luật đồng bộ: Trong quá trình thực thi chính sách nhằm thuhút dòng vốn FDI có những công đoạn công việc mà các nhà đầu tư nước ngoài khithực hiện sẽ gặp phải những trở ngại, khó khăn, và điều đó có thể là môi trường nảysinh tham nhũng Vì vậy, môi trường pháp luật là bộ phận không thể thiếu đối vớihoạt động FDI Một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện và vận hành hữu hiệu làmột trong những yếu tố tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi, định hướng và hỗtrợ cho các nhà ĐTNN Vấn đề mà các nhà ĐTNN quan tâm là:

+ Môi trường cạnh tranh lành mạnh, quyền sở hữu tài sản tư nhân được phápluật bảo đảm;

+ Quy chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận, quyền hồi hương lợi nhuậnđối với các hình thức vận động cụ thể của vốn nước ngoài;

+ Quy định về thuế, giá, thời hạn thuê đất: Đây là những yếu tố này tác độngtrực tiếp đến giá thành sản phẩm và tỷ suất lợi nhuận Nếu các quy định pháp lý bảođảm an toàn về vốn của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa khi hoạt động đầu tưkhông làm hại đến an ninh quốc gia, bảo đảm mức lợi nhuận cao và việc di chuyểnlợi nhuận về nước thuận tiện thì khả năng thu hút FDI càng cao

Do vậy, hệ thống pháp luật phải thể hiện được nội dung cơ bản của nguyêntắc: Tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi và theo thông lệ quốc tế.Đồng thời phải thiết lập và hoàn thiện định chế pháp lý tạo niềm tin cho các nhàĐTNN Nhà nước phải mạnh với bộ máy quản lý gọn nhẹ, cán bộ quản lý có nănglực, năng động, có phẩm chất đạo đức Việc quản lý các dự án FDI phải chặt chẽtheo hướng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư song không ảnh hưởng đến sự phát

Trang 33

triển chung của nền kinh tế và xã hội

1.2.2.3 Cơ sở hạ tầng

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật là cơ sở để thu hút FDI và cũng là nhân tố thúc đẩyhoạt động FDI diễn ra nhanh chóng, có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuấtkinh doanh Trong quá trình thực hiện dự án, các nhà đầu tư chỉ tập trung vào sảnxuất kinh doanh, thời gian thực hiện các dự án được rút ngắn, bên cạnh đó việcgiảm chi phí cho các khâu vận chuyển, thông tin, sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư Đây

là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trước khi ra quyết định Một quốc gia

có hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới giao thông, năng lượng, hệ thống cấp thoátnước, các cơ sở dịch vụ tài chính ngân hàng, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoànchỉnh…, là điều mong muốn đối với mọi nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào mộtnơi nào đó tạo điều kiện cho các dự án FDI phát triển thuận lợi Mức độ ảnh hưởngcủa mỗi nhân tố này phản ánh trình độ phát triển của mỗi quốc gia và tạo môitrường đầu tư hấp dẫn Mặt khác, nói đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ nói đếnđường sá, cầu cống, kho tàng, bến bãi mà còn phải kể đến các dịch vụ hỗ trợ khácnhư hệ thống ngân hàng, các công ty kiểm toán, tư vấn Thiếu sự hỗ trợ cần thiếtcủa các hoạt động này, môi trường đầu tư cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng

1.2.2.4 Nguồn lực và tài nguyên thiên nhiên

- Nguồn nhân lực: Khi quyết định đầu tư một cơ sở sản xuất mới ở một nướcđang phát triển, các các chủ đầu tư nước ngoài chủ yếu hướng đến việc khai thácnguồn nhân lực trẻ, dồi dào, trình độ thấp và giá rẻ, sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu

sử dụng nhiều lao động của các doanh nghiệp Nhưng trong các ngành, lĩnh vực,những dự án đầu tư đòi hỏi công nghệ cao thường kèm theo yêu cầu về lao động cótrình độ cao, có tay nghề và được đào tạo bài bản thì lại rất khó và chỉ có thể tìmđược các nhà quản lý giỏi, cũng như cán bộ kỹ thuật có trình độ và kinh nghiệm ởcác thành phố lớn Đây cũng chính là một trong yếu tố tạo sự hấp dẫn đối với cácnhà đầu tư nước ngoài Mặt khác, nếu một quốc gia có trình độ thấp kém sẽ làmgiảm mức hấp dẫn đối với việc thu hút nguồn vốn FDI, vì các cán bộ quản lý nhà

Trang 34

nước nhận đầu tư đó có thể làm thiệt hại về thời gian, tài chính cho các nhà đầu tưtrong quá trình triển khai dự án do đó hiệu quả sử dụng vốn FDI rất thấp.

+ Vị trí địa lí: Một nghiên cứu về các nhân tố thu hút đầu tư nước ngoài tạicác nước đang phát triển trong thời kỳ 1980-2005 đã xác định rằng, lợi thế về vị tríđịa lý giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển, dễ dàng mở rộng ra các thị trườngxung quanh, khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực

+ Tài nguyên thiên nhiên: Sự dồi dào về nguyên vật liệu với giá rẻ cũng như

có các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đã từng là nhân tố tích cực thúc đẩythu hút đầu tư nước ngoài của các nước Phần lớn các nước đang phát triển đềuthiếu vốn, đặc biệt là thiếu thiết bị, công nghệ khai thác, kỹ thuật bán hàng, cơ sở hạtầng để khai thác các nguồn lực của mình vì vậy các nhà đầu tư thường hướng tớicác quốc gia có nhiều nguồn lực tài nguyên thiên nhiên để khai thác thu lợi nhuậ.Thực tế cho thấy các yếu tố vị trí địa lý, chi phí nhân công thấp và thị trường nội địa

là ba nhân tố cơ bản có tính quyết định đến việc thu hút đầu tư nước ngoài

1.2.2.5 Hội nhập, mở cửa nền kinh tế

Bên cạnh thị trường trong nước, các chủ đầu tư nước ngoài ngày càng quantâm nhiều hơn đến khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới của hàng hóasản xuất ra tại nước nhận đầu tư Trong xu thế tăng cường liên kết kinh tế quốc tế vàkhu vực ngày nay, những nước tham gia vào nhiều các liên kết quốc tế sẽ có lợi thếtrong thương mại quốc tế như việc gia nhập WTO có tác động lớn đối với FDI vàotất cả các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, có ý nghĩa không chỉ ở khíacạnh sẽ đem lại một nguồn vốn bổ sung khổng lồ bên cạnh nguồn vốn đầu tư huyđộng từ trong nước, mà thậm chí còn có tác dụng tích cực đến cải thiện năng suất vàtính cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế nhờ tự do hóa và giao lưu học hỏi các ngànhnhư ngành dịch vụ, đặc biệt những ngành có hàm lượng trí thức cao - tiếp thị, quảngcáo, tư vấn, quản lý, tài chính, bảo hiểm, tin học, thương mại điện tử, cung ứng,phân phối - là cấu thành thiết yếu của một nền kinh tế khoa học từ Ngoài việc việc

mở cửa, hôi nhập nền kinh tế thế giới như tham gia vào tổ chức WTO, làm cho cácquốc gia còn tăng cường các mối quan hệ ngoại giao với hầu hết các quốc gia hay

Trang 35

tham gia vào các tổ chức khu vực và quốc tế ASEAN, ASEM, APEC tạo điềukiện thúc đẩy thương mại và đầu tư, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực

1.3 Vai trò của FDI tới tăng trưởng kinh tế

FDI là một trong yếu tố hình thành nên tổng vốn đầu tư xã hội của toàn bộnền kinh tế Đầu tư trực tiếp nước ngoài, giúp cho nước tiếp nhận đầu tư huy độngmọi nguồn lực sản xuất (vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ) vàkhông chỉ bổ sung vốn vào tổng vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế mà còn đónggóp trực tiếp vào GDP của nước tiếp nhận đầu tư, tăng thu nhập cho người laođộng, phát triển nguồn vốn con người tại các quốc gia tiếp nhận đầu tư và do đóthúc đẩy tăng trưởng tại các quốc gia này trong dài hạn Sau đây là những kết quả

cơ bản nhận được từ sự thu hút nguồn vốn FDI

1.3.1 Bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế

Đối với các nước nghèo và đang phát triển thì vốn là nhân tố đặc biệt quantrọng đối với tăng trưởng kinh tế Các quốc gia này luôn lâm vào tình trạng thiếuvốn đầu tư và rơi vào cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói Một trong cách để họ cóthể tiếp nhận những khoản vốn rất lớn vào các ngành kinh tế trọng điểm để pháttriển kinh tế đồng thời tiếp nhận những công nghệ tiên tiến từ các chủ đầu tư để phá

vỡ cái vòng luẩn quẩn đó chính là thu hút vốn FDI cho đầu tư phát triển Vì vậy,việc chu chuyển vốn từ nước đi đầu tư tới nước nhận đầu tư là việc có ý nghĩa tolớn, đặc biệt đối với các nước đang phát triển tiếp nhận đầu tư Những thay đổi củaluồng vốn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các nước đang phát triển trong đó cóViệt Nam trong thời gian gần đây được thể hiện rõ hơn với những số liệu cụ thểđược phân tích trong chương 2

1.3.2 Góp phần vào quá trình phát triển công nghệ

Thông qua các dự án FDI, hoạt động đầu tư nước ngoài có vai trò đặc biệtquan trọng đối với quá trình nâng cao năng lực sản xuất và năng suất lao động tạinước tiếp nhận đầu tư thông qua chuyển giao công nghệ, phổ biến công nghệ vàphát minh công nghệ Ngoài ra còn có những tác động ngoại ứng lan truyền tới khu

Trang 36

vực không có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việc năng suất lao động để cạnhtranh tồn tại với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Kéo theo đó là nhữngvấn đề liên quan tới tiền lương tại các nước nhận đầu tư, đó là việc tăng năng suấtlao động tách biệt giữa hai khu vực khu vực có đầu tư trực tiếp nước ngoài và khuvực không có đầu tư trực tiếp nước ngoài, dẫn tới tại các doanh nghiệp trong nướccũng có thể được tác động tích cực nhờ việc hợp tác, liên kết và chuyển giao côngnghệ với các doanh nghiệp có đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.3.3 Tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội

1.3.3.1 Tăng nguồn thu ngân sách nhà nước

Ngoài ra, đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể tạo nên một khoản đóng gópngân sách khá lớn cho chính phủ thông qua các khoản thuế Với các khoản đónggóp này, chính phủ có thể thực hiện các chính sách xã hội, các chương trình tiêudùng nhằm cải thiện đời sống những người nghèo và chính những lao động đanglàm việc trong khu vực có đầu tư trực tiếp nước ngoài Theo một cách nào đó, đầu

tư trực tiếp nước ngoài có thể góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tại cácnước đang phát triển là nước nhận đầu tư Tác động tích cực của đầu tư trực tiếpnước ngoài lên phúc lợi tại từng khu vực có thể thấy rõ ràng nơi nhận đầu tư

1.3.3.2 Giải quyết việc làm, cải thiện mức sống dân cư

- Giải quyết việc làm cho người lao động: Thông qua hoạt động đầu tư cácdoanh nghiệp FDI góp phần giải quyết việc làm cho người lao động Các doanh nghiệpFDI trực tiếp tạo việc làm thông qua việc tuyển dụng lao động ở nước sở tại Song songvới đó còn tạo việc làm theo cách gián tiếp thông qua việc tạo ra các mối liên kết vớicác doanh nghiệp trong nước bằng việc mua các sản phẩm và dịch vụ sản xuất bởi cácdoanh nghiệp địa phương Tuy nhiến, mức độ tác động của FDI trong việc giải quyếtviệc làm phụ thuộc trực tiếp vào các nhân tố như: quy mô đầu tư, lĩnh vực sản xuất,trình độ công nghệ, chính sách công nghiệp và chính sách thương mại của nước tiếpnhận đầu tư Bên cạnh đó, tác động của FDI đến thị trường lao động cũng phụ thuộcvào cơ cấu nền kinh tế, định hướng phát triển cũng như chất lượng lao động và chính

Trang 37

sách lao động của nước tiếp nhận đầu tư Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoàitrong việc tạo việc làm tại các nước nhận đầu tư là rất đáng kể Mặc dù đó là loại FDItìm kiếm thị trường hay FDI tìm kiếm chi phí rẻ, bằng cách này hay cách khác, FDIgóp phần tạo thêm công ăn việc làm đáng kể cho nước tiếp nhận đầu tư

- Cải thiện mức sống dân cư: Vốn FDI còn có tác động tới nước nhận đầu tưqua yếu tố tiền lương của các công ty có đầu tư trực tiếp nước ngoài Cách đầu tiên

là khi các công ty này trả một mức lương cao hơn các doanh nghiệp trong nước tạo

ra một sự chênh lệch về lương giữa hai khu vực Cách thứ hai, các doanh nghiệpnước ngoài sẽ chỉ trả lương cao cho một số công nhân có tay nghề cao hoặc các thợ

kỹ thuật, kỹ sư có trình độ Với các cách này, họ có thể thu hút được chất xám từcác công ty nội địa đồng thời tạo sức ép để tăng lương đối với các lao động tại cácdoanh nghiệp trong nước Cách thứ ba, hoạt động của các doanh nghiệp có đầu tưtrực tiếp nước ngoài sẽ làm cho mức lương bình quân tăng lên nhờ vào sự kết hợpcủa cả hai cách trên, tức là vừa tạo ra sự khác biệt về lương so với doanh nghiệptrong nước, vừa tạo ra sức ép cho các doanh nghiệp trong nước phải tăng lương đểgiữ lao động hoặc để tuyển dụng được nguồn lao động có chất lượng Mặc dù cácdoanh nghiệp FDI hướng tới tìm kiếm thị trường chi phí rẻ, bằng cách này hay cáchkhác, FDI góp phần tạo thêm công ăn việc làm, đóng góp vào việc nâng cao thunhập cho người lao động là rất đáng kể

1.3.3.3 Phát triển nguồn nhân lực

Không chỉ tạo thêm việc làm, FDI còn là một tác nhân truyền bá kiến thứcquản lý và kỹ năng tay nghề cho lao động của nước nhận FDI Tác động tràn nàyxuất hiện khi các doanh nghiệp FDI tuyển dụng lao động nước sở tại đảm nhận các

vị trí quản lý, các công việc chuyên môn hoặc tham gia nghiên cứu và triển khai.Việc truyền bá kiến thức cũng diễn ra thông qua kênh đào tạo công nhân kỹ thuật ởtrong nước và tại công ty mẹ Tuy nhiên, tác động này chỉ phát huy tác dụng khi độingũ lao động có trình độ này ra khỏi doanh nghiệp FDI và chuyển sang làm việc tạicác doanh nghiệp trong nước hoặc tự thành lập doanh nghiệp và sử dụng nhữngkiến thức tích luỹ được trong quá trình làm việc cho các công ty con hoặc liên

Trang 38

doanh với nước ngoài vào công việc kinh doanh tiếp đó Ngoài tác động tạo việclàm cho người lao động FDI còn đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượnglao động và phát triển nhân lực ở nước tiếp nhận đầu tư FDI làm thay đổi cơ bảnnăng lực, kỹ năng lao động và quản trị doanh nghiệp thông qua hoạt động đào tạo

và quá trình làm việc của lao động Làm việc trong các doanh nghiệp FDI đòi hỏingười lao động phải có kiến thức và khả năng đáp ứng yêu cầu cao về cường độ vàhiệu quả công việc Cụ thể:

+ Người lao động phải có sức khỏe tốt để có thể làm việc với cường độ cao;+ Có trình độ văn hoá cao để đáp ứng những đòi hỏi của trang thiết bị và kỹthuật công nghệ hiện đại;

+ Có kỷ cương, tác phong công nghiệp nhằm đảm bảo hiệu quả lao động của

cá nhân và tập thể

Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI luôn đòi hỏi người lao động nỗ lực khôngngừng để hoàn thiện mình thông qua những yêu cầu ngày càng cao đối với côngviệc, cơ hội phát triển, cơ hội thăng tiến… Do vậy, trong các doanh nghiệp FDItrình độ học vấn và trình độ nghiệp vụ của người lao động tương đối cao so với mặtbằng chung Những yêu cầu trên đòi hỏi phải không ngừng phát triển bản thân cả vềthể lực và trí lực Do đó, FDI vừa gián tiếp khuyến khích người lao động tăng đầu

tư cho phát triển nguồn nhân lực vừa trực tiếp đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực.Thêm vào đó, do chi phí thuê lao động nước ngoài cao hơn lao động địa phương,các doanh nghiệp trong khu vực FDI phải tuyển dụng lao động địa phương Đểngười lao động có thể sử dụng máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại các doanhnghiệp FDI phải có kế hoạch đào tạo Thế nên, trong chiến lược phát triển của cáctập đoàn lớn hay các công ty đa quốc gia luôn có kế hoạch đào tạo lao động địaphương nhằm từng bước thay thế lao động người nước ngoài

1.3.4 Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước

Đối với các nước nghèo và đang phát triển thì việc thu hút FDI không chỉ

Trang 39

nhằm thu hút vốn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà đi kèm với nó là chuyển giaocông nghệ, bí quyết kinh doanh, trình độ, kiến thức quản lý, mở cửa hội nhập, đẩymạnh quá trình trao đổi hàng hóa và dịch vụ đã thúc đẩy sự ra đời của các ngànhnghề mới, đặc biệt là những ngành dịch vụ và những ngành sử dụng công nghệ vàtrình độ cao Ngoài ra các nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư còn quan tâmtrực tiếp vào các nhân tố như quy mô thị trường, hệ thống cơ sở hạ tầng, trình độnguồn nhân lực, vị trí địa lý, chính sách công nghiệp và chính sách thương mại, xâydựng môi trường cạnh tranh thuận lợi, phát triển hệ thống thị trường đồng bộ và cóđầy đủ các thị trường như; thị trường lao động, thị trường tài chính, thị trường hànghóa - dịch vụ, tại mỗi tỉnh/ thành nhận đầu tư là nhân tố quan trọng và cần thiết.

Vì vậy, việc thành lập các khu công nghiệp phụ trợ đúng chuyên ngành giúp kíchthích thu hút FDI các ngành công nghiệp về nơi nhận đầu tư, kết hợp với việc nângcao hiệu quả hoạt động của các cơ sở công nghiệp địa phương, sự có mặt của cácngành công nghiệp – dịch vụ hỗ trợ, liên doanh liên kết tạo tính chuyên môn hóa vànâng cao hiệu quả đầu tư, phát triển kinh tế Để tạo dựng sự hấp dẫn với nhà đầu tưnước ngoài thì việc bắt kịp với xu hướng phát triển cũng như tạo môi trường đầu tưhấp dẫn và sử dụng hiệu quả chúng đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa, xây dựng cáckhu công nghiệp, đồng thời làm dịch chuyển cơ cấu lao động tham gia nhiều hơnvào các ngành công nghiệp và dịch vụ, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại nướcnhận đầu tư theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH – HĐH)

1.3.5 Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, cải thiện cán cân thương mại

FDI cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hội nhập quốc gia nhận đầu

tư vào nền kinh tế khu vực và thế giới, thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa, đóng gópcho xuất khẩu của các nước nhận đầu tư và từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế.Hiện nay, việc đầu tư tại các quốc gia đang phát triển không chỉ nhằm mục đíchhướng vào thị trường nội địa mà còn phục vụ đắc lực cho xuất khẩu, đóng góp chothặng dư thương mại của các nước nhận đầu tư Hơn nữa, đầu tư trực tiếp nướcngoài là một trong các yếu tố giúp cho các nước đang phát triển trong đó có Việt

Trang 40

Nam cải thiện được cán cân thanh toán trong bối cảnh khủng hoảng tài chính thếgiới hiện nay thông qua việc mở rộng thị trường xuất khẩu, duy trì hoạt động xuấtkhẩu thay thế nhập khẩu Đầu tư nước ngoài nói chung và FDI nói riêng là mộttrong những biểu hiện quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế Một mặt, chúng tathấy rằng hội nhập kinh tế quốc tế nhận rằng, việc các dòng vốn FDI ngày càng tăng

về giá trị lẫn số lượng dự án cũng chính là biểu hiện quan trọng của thành côngtrong hội nhập quốc tế của mỗi quốc gia Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai tròquan trọng trong việc gắn kết giữa các quốc gia đi đầu tư và quốc gia tiếp nhận đầu

tư, làm cho phân công lao động quốc tế diễn ra theo chiều sâu Những cam kết về tự

do hoá đầu tư nước ngoài được coi như là những quan điểm hội nhập kinh tế quốc

tế của từng quốc gia

1.3.6 Góp phần bảo vệ và khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên

Nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư thường sở hữu công nghệ sạch,tiên tiến và có hệ thống quản lý môi trường tốt hơn so với các doanh nghiệp trongnước Bên cạn đó, các nước tiếp nhận đầu tư thường yêu cầu rất chặt chẽ vấn đề xử

lý môi trường gây ra sức ép cho các nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc phải đáp ứngcác tiêu chuẩn môi trường do bên tiếp nhận đầu tư đặt ra Điều này góp phần bảo vệmôi trường và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên tại nước tiếp nhận đầu tư.Tuy nhiên, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế thì tỷ lệ thuận với nó là tốc độ gây ônhiễm môi trường do khai thác tài nguyên và thải các chất thải độc hại từ hoạt độngsản xuất Nhiều nước đang phát triển đưa ra tiêu chuẩn kiểm soát môi trướng thấphoặc do trình độ quản lý kém cũng chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trườngkhi tiếp nhận đầu tư

Bên cạnh những tác động tích cực của FDI vẫn còn tồn tại những tác độngtiêu cực tồn tại và ảnh hưởng tới nước nhận đầu tư như việc chuyển giao công nghệlạc hậu từ những nước đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư đang biến những nướcđang và kém phát triển thành nhưng bãi rác công nghệ gây ô nhiễm môi trường, tìnhtrạng chuyển giá làm thất thu ngân sách nhà nước và tạo môi trường cạnh tranh

Ngày đăng: 04/03/2015, 20:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), “Tổng hợp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (chỉ tính các dự án còn hiệu lực đến ngày 22/12/2013)”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), “"Tổng hợp đầu tư trực tiếp nước ngoài tạiViệt Nam (chỉ tính các dự án còn hiệu lực đến ngày 22/12/2013)
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2013
2. Bộ Kế hoạch đầu tư (2013), “Đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới (2013)”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Kế hoạch đầu tư (2013), “"Đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hộiViệt Nam sau 5 năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới (2013)”
Tác giả: Bộ Kế hoạch đầu tư
Năm: 2013
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), “Kỷ yếu Hội nghị 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, 3/2013”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), “"Kỷ yếu Hội nghị 25 năm đầu tư trực tiếpnước ngoài tại Việt Nam, 3/2013”
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2013
4. Nguyễn Thị Tuệ Anh và nhóm cộng sự (2006), “Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1988 – 2003” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Tuệ Anh và nhóm cộng sự (2006), “"Tác động của vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1988 – 2003
Tác giả: Nguyễn Thị Tuệ Anh và nhóm cộng sự
Năm: 2006
5. Huỳnh Ngọc Chương (2010), “Vai trò của vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995 - 2010”, Luận án Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huỳnh Ngọc Chương (2010), “"Vai trò của vốn FDI tới tăng trưởng kinhtế Việt Nam giai đoạn 1995 - 2010
Tác giả: Huỳnh Ngọc Chương
Năm: 2010
6. PGS.TS Vũ Kim Dũng (2013), “Kinh tế học tập 2”, Nxb Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: PGS.TS Vũ Kim Dũng (2013), “"Kinh tế học tập 2
Tác giả: PGS.TS Vũ Kim Dũng
Nhà XB: Nxb Trường Đại họcKinh tế Quốc dân
Năm: 2013
7. Nguyễn Văn Duy, Đào Trung Kiên, Bùi Quang Tuyến (2013), “Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-2013”, Trung tâm nghiên cứu định lượng QA, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Duy, Đào Trung Kiên, Bùi Quang Tuyến (2013), “"Ảnhhưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn1990-2013
Tác giả: Nguyễn Văn Duy, Đào Trung Kiên, Bùi Quang Tuyến
Năm: 2013
8. Vũ Văn Hưởng (2007), “Đánh giá động của FDI đến GDP bình quân đầu người và xuất khẩu”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Văn Hưởng (2007), “"Đánh giá động của FDI đến GDP bình quân đầungười và xuất khẩu
Tác giả: Vũ Văn Hưởng
Năm: 2007
9. Nguyễn Mại (2003), “FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam”, Báo Đầu tư, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Mại (2003), “"FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam”
Tác giả: Nguyễn Mại
Năm: 2003
10. Lý Hoàng Phú (2013), “Các yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và khuyến nghị cho Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý Hoàng Phú (2013), “"Các yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp nướcngoài vào các nước đang phát triển trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, suythoái kinh tế toàn cầu và khuyến nghị cho Việt Nam
Tác giả: Lý Hoàng Phú
Năm: 2013
11. Đỗ Thu Trang, (2001), “Về hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Thu Trang, (2001), “
Tác giả: Đỗ Thu Trang
Năm: 2001
12. Nguyễn Xuân Trung (2012), “Nâng cao chất lượng FDI tại Việt Nam giai đoạn 2001-2020”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Xuân Trung (2012), “"Nâng cao chất lượng FDI tại Việt Namgiai đoạn 2001-2020
Tác giả: Nguyễn Xuân Trung
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2012
13. Tổng cục Thống kê (2000 - 2013), “Tình hình kinh tế - xã hội năm 2000 - 2013”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng cục Thống kê (2000 - 2013), “Tình "hình kinh tế - xã hội năm 2000- 2013
14. Tổng cục Thống kê (2013), “Niên giám thống kê tóm tắt (2013)”, Nxb Thống kê, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng cục Thống kê (2013), “"Niên giám thống kê tóm tắt (2013)
Tác giả: Tổng cục Thống kê
Nhà XB: NxbThống kê
Năm: 2013
15. Viện KH – LĐ&amp;XH (2008), “Dự báo tác động của tăng trưởng kinh tế và hội nhập giai đoạn 2011-2020 tới lao động việc làm và các vấn đề xã hội”, Hà Nội.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viện KH – LĐ&XH (2008), “"Dự báo tác động của tăng trưởng kinh tế vàhội nhập giai đoạn 2011-2020 tới lao động việc làm và các vấn đề xã hội
Tác giả: Viện KH – LĐ&amp;XH
Năm: 2008
17. Nguyen Nhu Binh and Jonathan Haughton, (2002), “Trade Liberalisation and Foreign Direct Investment in Việt Nam”, ASEAN Economic Bulletin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyen Nhu Binh and Jonathan Haughton, (2002), “Trade Liberalisationand Foreign Direct Investment in Việt Nam”
Tác giả: Nguyen Nhu Binh and Jonathan Haughton
Năm: 2002
18. Nguyễn Thi Phuong Hoa (2004), Foreign Direct Investment and its Contributions to Economic Growth and Poverty Reduction in Việt Nam (1986- 2001), Peter Lang, Frankfurt am Main, Germany Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thi Phuong Hoa (2004), "Foreign Direct Investment and itsContributions to Economic Growth and Poverty Reduction in Việt Nam (1986-2001)
Tác giả: Nguyễn Thi Phuong Hoa
Năm: 2004
19. Li, X. and Liu, X. (205), Foreign Direct Investment and Economic Growth: An Increasingly Endogenous Relationship, World Development Sách, tạp chí
Tiêu đề: Li, X. and Liu, X. (205), "Foreign Direct Investment and EconomicGrowth: An Increasingly Endogenous Relationship
20. Hoang Thi Thu (2008), “Regional determinants of FDI inflows in Việt Nam”, International Colloquium on Asian Business in Bangkok, July 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoang Thi Thu (2008), “Regional determinants of FDI inflows in ViệtNam
Tác giả: Hoang Thi Thu
Năm: 2008
16. Nick J. Freeman (2002), Foreign Direct Investment in Vietnam, An Overview Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w