Phân tích năng lực cạnh tranh trong đấu thầu theo một số tiêu chí

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu cung cấp sản phẩm thép xây dựng của công ty cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ (Trang 39)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU CUNG CẤP SẢN PHẨM THÉP XÂY DỰNG

2.2.1. Phân tích năng lực cạnh tranh trong đấu thầu theo một số tiêu chí

2.2.1.1. Các chỉ tiêu định lượng a. Năng lực tài chính

(1) Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (Current Ratio)

Bảng 2.3: Hệ số khả năng thanh toán hiện hŕnh của công ty

Đơn vị: lần

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Hệ số khả năng thanh toán hiện

hành 1,24 1,31 1,37 1,26 1,44

Nguồn: Phòng kế toán tài chính

Nhìn vào bảng có thể thấy giá trị hệ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty đều lớn hơn 1, điều này đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn của công ty đều có khả năng thanh toán bằng tài sản lưu động. Giá trị này liên tục tăng từ năm 2008 đến 2010 (từ 1,24 lần đến 1,37 lần), sụt giảm vào năm 2011 (xuống còn 1,26 lần), nhưng lại tăng vọt lên 1,44 lần vào năm 2012.

Tuy nhiên, dễ nhận thấy hệ số này của công ty tuy lớn hơn 1 nhưng như vậy vẫn là thấp so với mức tối ưu (từ 2 đến 3 lần), có nghĩa là công ty mới chỉ dừng ở mức đủ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động. Để mang lại hiệu quả lâu dài, nâng cao năng lực cạnh tranh nói chung và trong đấu thầu nói riêng, công ty cần cải thiện chỉ số này trong thời gian tới.

Bảng 2.4: Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản của công ty

Đơn vị: lần

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản 0,76 0,72 0,68 0,72 0,63

Nguồn: Phòng kế toán tài chính

Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản của công ty giai đoạn 2008 – 2012 biến động không nhiều, thấp nhất là 0,63 (năm 2012) và cao nhất là 0,76 (năm 2008). Có thể thấy với tỷ lệ này thì công ty đang sử dụng vốn tương đối mạo hiểm, vốn tự có còn ít trong khi vốn vay là khá nhiều. Chỉ số này an toàn khi dao động trong khoảng 0,5 đến 0,6. Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng là từ năm 2008 đến năm 2012 thì chỉ số này có xu hướng giảm, và dừng ở mức 0,63, nếu tiếp tục duy trì ở mức này hoặc nhỏ hơn trong những năm tiếp theo thì sẽ rất tốt cho tài chính của công ty, đem lại sự an tâm cho chủ đầu tư khi nhìn vào hồ sơ dự thầu.

(3) Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu

Bảng 2.5: Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu của công ty

Đơn vị: %

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu 2,3% 2,25% 2,7% 2,3% 2,2%

Nguồn: Phòng kế toán tài chính

Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu, nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu có bao nhiều đồng lợi nhuận. Các tỷ số này của công ty Tân Cơ đều duy trì ở mức trên trên 2%, cụ thể năm 2008 là 2,3%. năm 2009 giảm còn 2,25%, năm 2010 tăng lên 2,7%, năm 2011 và năm 2012 lần lượt là 2,3% và 2,2%, điều này cho thấy giai đoạn 2008 -2012 công ty làm ăn liên tục có lãi. Nhìn chung, mức tỷ lệ này là chấp nhận được trong điều kiện hiện này

(4) Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA)

Bảng 2.6: Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tài sản của công ty

Đơn vị: %

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: Phòng kế toán tài chính

Qua bảng 2.6, chỉ số ROA của công ty luôn duy trì ở mức khá cao, cho thấy công ty làm ăn có lãi, biến động giữa các năm là rất lớn, tùy thuộc vào đặc thù kinh doanh của công ty qua từng năm. Đặc biệt năm 2012 tăng 3 đơn vị so với năm 2011. Đây là chỉ số rất ấn tượng với chủ đầu tư khi nhìn vào hồ sơ dự thầu của công ty, cho thấy năng lực, hiệu quả trong kinh doanh của công ty trong giai đoạn này là rất tốt.

(5) Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Bảng 2.7: Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của công ty

Đơn vị: %

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

ROE 16% 16% 18% 18,6% 24%

Nguồn: Phòng kế toán tài chính

Với chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) trong giai đoạn 2008 – 2012 của công ty thì liên tục tăng, và duy trì ở mức rất cao, cao hơn nhiều so với chỉ số ROA, nghĩa là đòn bẩy tài chính của công ty đã có tác dụng tích cực, cho thấy công ty đã thành công trong việc huy động vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà công ty phải trả cho các cổ đông.

b. Giá dự thầu

Sau đây là so sánh giá dự thầu giữa công ty Tân Cơ và các đối thủ cạnh tranh ở một số gói thầu cụ thể mà công ty thắng thầu.

Bảng 2.8: So sánh giá dự thầu của công ty Tân Cơ ở một số gói thầu

Tên dự án Sản phẩm Khối lượng (tấn)

Giá dự thầu (triệu đồng/tấn) Tân Cơ Giá thấp thứ

2

Giá thấp thứ 3

Đăk Min 4 Thủy điện Sơn La Thép tấm 9000 10,600 10,650 10,750 Nhà máy Bio-Ethanol Dung Quất Thép cuộn 2000 16,100 16,190 16,260 Nguồn: Tác giả tổng hợp

Qua bảng 2.8, có thể thấy sự chênh lệch giá giữa Tân Cơ và các đối thủ là không nhiều, tuy nhiên, do đặc thù của ngành và khối lượng thép cung cấp lớn, nên tổng giá trị chênh lệch là khá lớn. Ở gói thầu cung cấp 4000 tấn thép tấm cho dự án thủy điện Đăk Min 4, giá của công ty đưa ra là 14,200 triệu đồng/tấn, thấp hơn mức giá thứ 2 100 đồng/tấn, và thấp hơn mức giá thứ 3 là 130 đồng/tấn. Ở dự án thủy điện Sơn La, công ty thắng thầu gói cung cấp 9000 tấn thép tấm với giá 10,600 triệu đồng/tấn, chỉ thấp hơn mức giá thứ 2 là 50 đồng/tấn. Bên cạnh đó, có những gói thầu công ty đã trượt thầu do mức giá bỏ giá quá cao, như gói thầu cung cấp 700 tấn thép cây cho dự án thủy điện sông Bung 2, công ty Tân Cơ tham gia dự thầu với mức giá 16,300 triệu đồng/tấn, cao hơn 200 đồng/tấn so với mức giá trúng thầu; gói thầu cung cấp 1000 tấn thép cây cho dự án nhiệt điện Mông Dương 1, giá trúng thầu là 14,300 triệu đồng/tấn trong khi giá bỏ thầu của công ty Tân Cơ là 14,370 triệu đồng/tấn.

Như vậy, có thể thấy mức giá dự thầu là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong quá trình tham gia dự thầu. Tuy nhiên, để dự báo được mức giá trúng thầu là điều vô cùng khó khăn, đòi hỏi công tác khảo sát và đưa ra giá dự thầu phải được chú trọng đặc biệt, hạn chế sai sót đến mức tối đa. Mức giá bỏ thầu này phải đảm bảo tính cạnh tranh đồng thời cũng mang lại lợi nhuận cho công ty. Trên thực tế có rất nhiều công trình do thiếu sót về mặt khảo sát thị trường dẫn đến khi bắt tay thực hiện đã gặp không ít những khó khăn và thậm chí còn phải chấp nhận thua lỗ để tiếp tục hoàn thành. Khi tham gia dự thầu, thông báo mẫu biểu tổng hợp về đơn giá và giá dự thầu luôn được bên mời thầu yêu cầu cụ thể trong hồ sơ mời thầu. Tuy nhiên để đảm bảo độ chính xác, công ty luôn cử người đi khảo sát hiện trường, xác minh các loại chi phí và những phát sinh có thể đối với gói thầu, để có thể tính sát giá nhất và đưa ra được mức giá bỏ thầu phù hợp.

c. Kết quả đấu thầu

(1) Giá trị, số lượng công trình trúng thầu

ty CP TM&TV Tân Cơ tính riêng trên lĩnh vực cung cấp các sản phẩm thép phục vụ xây dựng được tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 2.9: Tổng hợp kết quả dự thầu cung cấp thép xây dựng của công ty

Năm Số lượng gói thầu tham gia dự thầu

Số lượng gói thầu trúng thầu

Tổng giá trị các gói thầu tham gia dự thầu (tỷ đồng) Tổng giá trị các gói thầu trúng thầu (tỷ đồng) 2008 24 11 490 103 2009 17 7 626 163 2010 20 10 500 150 2011 25 14 693 215 2012 33 19 937 356

Nguồn: Phòng kinh doanh

Nhìn vào bảng, có thể thấy kết quả trúng thầu của công ty có xu hướng gia tăng qua các năm cả về số lượng và giá trị. Về số lượng các dự án tham gia dự thầu và trúng thầu, công ty luôn cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tham gia dự thầu sao cho phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, vì vậy tùy thuộc vào từng năm mà số lượng gói thầu công ty tham gia lại thay đổi. Như năm 2008, công ty dự thầu ở 24 gói thầu và trúng thầu 11 gói, nhưng 2 năm tiếp theo 2009 và 2010, tình hình kinh tế có nhiều thay đổi, nên công ty tham gia vào ít gói thầu hơn, tập trung vào những gói thầu có quy mô lớn. Sang năm 2011 và năm 2012, số lượng gói thầu tham gia tăng lên là 25 và 33. Số gói thầu mà công ty giành được cũng tăng lên là 14 và 19 gói.

Về giá trị dự thầu tăng đều qua các năm, chỉ có năm 2010 do tình hình khó khăn nên giá trị dự thầu và trúng thầu của công ty giảm sút. Năm 2009, giá trị trúng thầu của công ty là 163 tỷ đồng, năm 2010 giảm xuống còn 150 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2011, giá trị trúng thầu của công ty tăng 65 tỷ đồng lên 215 tỷ đồng, điều này do ngành xây dựng có nhiều công trình mới, phù hợp với năng lực dự thầu của công ty. Năm 2012, công ty nhận được nhiều công trình lớn nên giá trị trúng thầu tăng vọt từ 215 tỷ đồng lên 356 tỷ đồng, đây là tín hiệu đáng mừng cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Hình 2.2: Biểu đồ tỷ lệ trúng thầu theo số lượng và giá trị

Nhìn vào hình 2.2, có thể thấy tỷ lệ trúng thầu theo số lượng và giá trị đều mang tính tích cực. Tỷ lệ trúng thầu theo số lượng giảm ở năm 2009 so với năm 2010, nhưng các năm sau đều tăng và giữ ở mức khá cao, bình quân 50.2%/năm. Tỷ lệ trúng thầu theo giá trị nhìn chung tăng đều qua các năm, đạt mức bình quân 29.2%/năm.

Như vậy, có thể nhận thấy tỷ lệ trúng thầu theo số lượng và giá trị hàng năm các gói thầu cung cấp thép phục vụ xây dựng của công ty là tương đối cao trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, cho thấy công tác đấu thầu của công ty trong 5 năm qua đang từng bước đi vào ổn định và phát triển, nhận được tín nhiệm của các chủ đầu tư.

2.2.1.2. Các chỉ tiêu định tính (1) Chất lượng sản phẩm cung cấp

Sản phẩm thép xây dựng công ty phân phối luôn được lấy nguồn từ các hãng có uy tín trên thị trường và phân phối cho khách hàng hoặc chủ đầu tư theo yêu cầu của họ về số lượng, chất lượng, mẫu mã, chủng loại, kích cỡ, thời gian. Một số nhà sản xuất thép có quan hệ đối tác lâu năm với công ty Tân Cơ như: Thép VIỆT ĐỨC, Thép

POMINA, Thép HÒA PHÁT. Sản phẩm của các công ty này đều rất quen thuộc ở thị trường Việt Nam, luôn đảm bảo các yêu cầu của chủ thầu đề ra.

Thông số kỹ thuật một số loại thép công ty cung cấp:

Bảng 2.10: Tiêu chuẩn một số loại thép công ty cung cấp

Sản phẩm Tiêu chuẩn sản phẩm Thép thanh (D10:D50) JIS G3112 - 2004 TCCS 01:2010/TISCO A615/A615M-04b BS 4449 - 1997 Thép cuộn (Ø6, Ø8) TCVN 1651 – 1:2008

Để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh các sản phẩm này thì công ty phải nghiên cứu kỹ thị trường và giữ chữ tín trong quan hệ làm ăn với các đối tác bạn hàng. Sản phẩm mà Công ty CP TM&TV Tân Cơ luôn được đánh giá cao về chất lượng sản phẩm cũng như giá cả, tiến độ cung cấp. Đây là điểm mạnh mà công ty cần phát huy.

(2) Kinh nghiệp cung cấp sản phẩm

Do đặc thù của sản phẩm thép xây dựng nên tiến độ cung cấp sản phẩm, địa điểm giao hàng đều phụ thuộc vào từng giai đoạn của công trình. Trong phương châm hoạt động của mình, Tân Cơ luôn cố gắng đáp ứng cho chủ đầu tư đúng về thời gian và phương thức vận chuyển. Trải qua 12 năm hình thành và phát triển, công ty có khả năng tham gia cung cấp sản phẩm ở mọi công trình, từ xây dựng nhà cao tầng, cầu cảng, đường sắt, xây dựng nhà máy, bến cảng,…đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư về thời gian thực hiện. Công ty có quan hệ đối tác với những công ty vận tải như công ty cổ phần vận tải VINACONEX, công ty TNHH MTV Vận Tải Hàng Hóa Đường Sắt - Vận Tải Container Hà Nội, công ty vận tải Dầu Khí, công Ty

TNHH Hiệp Phong Phát, công Ty Thương Mại Và Xuất Nhập Khẩu Đông Á,… Vì

vậy, công ty có khả năng cung cấp sản phẩm theo mọi phương thức vận chuyển: đường bộ, đường sắt, đường thủy và có thể vận chuyển đến công trình ở mọi địa lý, luôn đáp ứng về tiến độ cho chủ đầu tư.

Tuy nhiên, việc phải bỏ ra những khoản chi phí vận chuyển lớn để thuê ngoài cũng ảnh hưởng phần nào đến sự chủ động của công ty về thời gian, cách thức cung cấp sản phẩm, và đặc biệt là ảnh hưởng đến giá dự thầu do tăng thêm chi phí.

(3) Uy tín, thương hiệu của nhà thầu

doanh cũng như trong đấu thầu của nhà thầu. Xây dựng được thương hiệu vững chắc trong lòng khách hàng cần một khoảng thời gian và những chiến lược cụ thể, đúng đắn. Trải qua 12 năm hình thành và phát triển, hiện nay công ty CP TM&TV Tân Cơ đã trở nên quen thuộc với mọi khách hàng thuộc tất cả các ngành và đặc biệt trong thị trường cung cấp thép xây dựng. Có được điều này là sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ đội ngũ nhân viên công ty, những bước đi đúng đắn của ban lãnh đạo. Công ty cũng đã tạo dựng được uy tín của mình với nhiều đối tác, nhà cung cấp lớn, họ là những nhà sản xuất thép, những ngân hàng, những công ty xây dựng lớn. Việc nhận được sự tín nhiệm của khách hàng, đối tác sẽ giúp công ty nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong kinh doanh nói chung và đấu thầu nói riêng.

Tuy nhiên, hiện tại thì thương hiệu của công ty vẫn chưa thực sự lớn mạnh do quy mô của công ty chưa thực sự lớn. Trong tương lai, công ty vẫn phải cố gắng nhiều hơn nữa để gây dựng thương hiệu ngày càng lớn mạnh, nhận được sự tin cậy của các nhà đầu tư, và hướng ra thị trường nước ngoài.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu cung cấp sản phẩm thép xây dựng của công ty cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w