Phân tích năng lực cạnh tranh trong đấu thầu theo các nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu cung cấp sản phẩm thép xây dựng của công ty cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ (Trang 46)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU CUNG CẤP SẢN PHẨM THÉP XÂY DỰNG

2.2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh trong đấu thầu theo các nhân tố ảnh hưởng

hưởng

2.2.2.1. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp (1) Môi trường vĩ mô

(i) Môi trường kinh tế

Về tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Tốc độ tăng GDP năm 2012 chỉ đạt hơn 5,03% (thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây), chỉ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng 4,77% năm 1999 nhưng lại thấp hơn cả tốc độ tăng 5,32% năm 2009. Rõ ràng những bất ổn kinh tế vĩ mô tích tụ trong mấy năm gần đây đã buộc Việt Nam phải chuyển trọng tâm chính sách từ ưu tiên tăng trưởng kinh tế sang ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát thông qua những biện pháp nêu trong Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP và nêu lại trong Nghị quyết số 01/2012/NQ-CP.

Như vậy, có thể nói kinh tế năm 2012 nhìn chung khá ảm đạm, tuy nhiên không vì thế mà không có những cơ hội đối với công ty Tân Cơ khi mà vẫn có những dự án xây dựng lớn được khởi công, điều quan trọng công ty cần phải nắm bắt những cơ hội đó để có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Như vậy, lạm phát năm 2012 thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đề ra là 8%. Kết quả này là rất tích cực so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và 18,13% của năm 2011: CPI bình quân của nhiều nhóm hàng năm 2012 có mức biến động nhiều, khác xu hướng so với năm trước.Tỷ lệ lạm phát 2012 đạt mức thấp 6,81% được các chuyên gia đánh giá như“tấm huy chương”với cả niềm vui và nỗi lo. Tỷ lệ lạm phát ở mức thấp trong điều kiện nền kinh tế đang khó khăn, tổng cầu suy giảm quá mức sẽ gây những khó khăn cho kinh tế vĩ mô. Giá giảm không phải vì năng suất, chất lượng, hiệu quả tăng mà do sức mua suy kiệt. Đối với các công ty Tân Cơ, hoạt động trong thị trường thép thì sự ảnh hưởng của lạm phát là rất rõ ràng, do thép là nguyên liệu đầu vào quan trọng cho ngành xây dựng. Thực tế năm 2012 đã xảy ra hiện tượng dư thừa nguồn cung do cầu hạn chế, việc này đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành thép nói chung và công ty Tân Cơ nói riêng. Làm cho sự cạnh tranh trong nội bộ ngày càng trở nên khốc liệt, để có thể tồn tại và phát triển thì công ty Tân Cơ phải luôn nỗ lực nâng cao năng lực của mình.

Về tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá cơ bản ổn định, thanh khoản ngoại tệ toàn hệ thống được cải thiện, nguồn cung ngoại tệ dồi dào do xuất khẩu tăng cao, cán cân thanh toán quốc tế thặng dư khá lớn, dự trữ ngoại hối được cải thiện. Theo báo cáo tại diễn đàn kinh tế Việt Nam 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối năm 2012, tỷ giá được giữ ở mức ổn định; dự trữ ngoại hối tăng đạt trên 11 tuần nhập khẩu và cán cân thanh toán ước thặng dư trên 8 tỷ USD.

Nhìn chung, tỷ giá hối đoái là biến số ảnh hưởng không nhiều đến cạnh tranh trong đấu thầu cung cấp sản phẩm thép xây dựng của công ty CP TM&TV Tân Cơ do công ty chỉ nhập hàng của các công ty thép trong nước. Nó chỉ là sự ảnh hưởng gián tiếp đến giá thép do các nhà sản xuất thép phải nhập khẩu nguồn nguyên liệu đầu vào là chủ yếu.

Về lãi suất ngân hàng:

Lãi suất cơ bản giảm 5% so với cuối năm 2011, từ mức trần 14%/năm xuống 9%/năm. Song song việc áp trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn, NHNN đã cho thả nổi lãi suất kỳ hạn 12 tháng trở lên. Các mức lãi suất điều hành khác cũng giảm mạnh. Lãi suất tái chiết khấu giảm từ 13%/năm xuống còn 8%/năm trong khi lãi suất tái cấp vốn giảm từ 15%/năm xuống 10%/năm. Lãi suất cho vay giảm mạnh từ

3 – 8%/năm. Lãi suất cao nhất chỉ còn 15%/năm, theo chỉ đạo của NHNN. Cuối năm, lãi suất cho vay phổ biến từ 12 – 15%/năm. NHNN quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với 4 lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ ở mức không quá +/-3% lãi suất cơ bản.

Lãi suất cho vay giảm là một tín hiệu đáng mừng cho quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Tân Cơ. Lãi suất giảm cũng có nghĩa giảm chi phí cho đồng vốn bỏ ra, giúp cho công ty có thể tiếp cận nguồn vốn vay dễ dàng hơn. Từ đó tạo điều kiện cho công ty thực hiện các mục tiêu, kế hoạch kinh doanh của mình, cũng như có nguồn tài trợ cho hoạt động đấu thầu.

(ii) Môi trường pháp lý

Chính sách và cơ chế của Nhà nước là một nhân tố quan trọng tác đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt động đấu thầu nói riêng. Kể từ khi tiến hành đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cho đến nay Nhà nước đã ban hành rất nhiều Luật và văn bản dưới luật để quản lý sự hoạt động của các doanh nghiệp. Trong lĩnh vực đấu thầu ban đầu để quản lý Nhà nước ban hành Nghị định số 43/NĐ-CP sau đó có Nghị định số 88/NĐ- CP sửa đổi và đến cuối năm 2005 đã ban hành Luật đấu thầu. . Luật này gồm 5 chương, với 77 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-4-2006. Ngoài ra Nhà nước trong thời gian này còn ban hành nhiều luật áp dụng chung cho các doanh nghiệp như luật thương mại, luật doanh nghiệp, luật cạnh tranh,... có thể nói hệ thống văn bản pháp lý ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên, sau gần 8 năm được áp dụng vào cuộc sống, Luật Đấu thầu đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập và có quá nhiều kẽ hở và cần sớm được sửa đổi, bổ sung.

Vừa qua, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã công bố dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) để lấy ý kiến đóng góp của các cấp, các ngành và đặc biệt là cộng đồng các doanh nghiệp trước khi trình Chính phủ để lấy ý kiến tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 6- 2013. So với Luật đấu thầu hiện hành, dự thảo Luật Đấu thầu sửa đổi gồm có 9 chương và 111 điều và có nhiều điểm mới, mở rộng hơn. Cụ thể, về việc lựa chọn nhà đầu tư, Luật Đấu thầu năm 2005 chỉ đề cập đến vấn đề lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa và tư vấn, trong khi đó dự thảo Luật Đấu thầu sửa đổi lại lựa chọn nhà đầu tư để nhà đầu tư đem tiền vào đầu tư dự án.

Về đấu thầu qua mạng, trước đây Luật Đấu thầu năm 2005 chỉ có một điều về đấu thầu qua mạng thì Luật Đấu thầu sửa đổi có cả một chương về vấn đề này. Luật

Đấu thầu sửa đổi lần này cũng bao quát luôn cả đấu thầu về dịch vụ sự nghiệp công và đấu thầu đối với các dự án ODA hay đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam ra nước ngoài…, sở dĩ những nội dung này được đưa vào luật bởi hiện nay Việt Nam có rất nhiều các dự án ODA và FDI ra nước ngoài, nhưng lại chưa có một cách làm thống nhất, vì thế rất cần có sự điều chỉnh phù hợp, để các dự án đầu tư được hiệu quả hơn. Chính từ những điểm mới này nên Luật Đấu thầu sửa đổi có nhiều ưu điểm, hứa hẹn sẽ tạo ra sự minh bạch, cạnh tranh hơn, đặc biệt sẽ giảm được tham nhũng trong quá trình thực hiện và cũng phân chia trách nhiệm rõ ràng hơn.

Như vậy có thể thấy môi trường pháp lý về đấu thầu ngày càng được minh bạch, nhà thầu có nhiều cơ hội hơn, được tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh. Công ty Tân Cơ luôn chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về đấu thầu, dựa vào đó làm cơ sở để thực hiện đúng quy trình, nguyên tắc đấu thầu. Công ty cũng không ngừng nâng cao năng lực để đáp ứng những quy định của bộ luật trong quá trình dự thầu.

(2) Môi trường ngành (i) Chủ đầu tư

Chủ đầu tư suy cho cùng thì có thể hiểu đó là khách hàng của doanh nghiệp. Chủ đầu tư có thể là tổ chức hay cá nhân bỏ vốn đầu tư thực hiện dự án, họ có thể trực tiếp quản lý hay gián tiếp quản lý dự án, chịu trách nhiệm chọn nhà thầu, nếu họ đủ năng lực thì có thể tự đứng ra thực hiện mời thầu và tổ chức đấu thầu. Nếu không đủ năng lực thì thuê 1 tổ chức có đủ năng lực và tư cách pháp nhân làm thay mình nhưng quyền quyết định cuối cùng vẫn là chủ đầu tư và họ chịu trách nhiệm về quá trình lựa chọn nhà thầu. Vì vậy, có thể nói rằng chủ đầu tư có ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp tham gia đấu thầu.

Hiện nay nhóm khách hàng là chủ đầu tư của công ty phần lớn là các tập đoàn, công ty xây dựng do đặc thù của sản phẩm mà công ty cung cấp. Các công trình xây dựng nhà cao tầng, đường cao tốc, cầu cống, nhà máy… đều cần đến vật liệu là các sản phẩm thép. Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty Tân Cơ đã tạo dựng được mối quan hệ với các chủ đầu tư – đối tác lớn như VINACONEX, EVN, HUD, CIENCO 4, CIENCO 6, LILAMA, PETRO VIETNAM,…giúp công ty có cơ hội nhận được những gói thầu lớn, hay những gói thầu chỉ định thầu mà không vấp phải sự cạnh tranh của các đối thủ, đem về nhiều doanh thu và lợi nhuận. Quan hệ tốt với chủ đầu tư rất thuận tiện cho công ty trong việc phối hợp thực hiện các công việc trong quá trình thực hiện dự án như công tác nghiệm thu khối lượng, tạm ứng,

thanh toán, điều chỉnh thiết kế, điều chỉnh dự toán. Đi đôi với những thuận lợi nói trên thì công ty cũng gặp không ít bất lợi vì đây là những chủ đầu tư lớn nên yêu cầu của họ về năng lực đối với nhà thầu là tương đối cao.

Có thể nói, qua quá trình tham gia đấu thầu và thắng thấu, công ty Tân Cơ đã dần tạo dựng được vị thế và năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường đồng thời cũng đã xây dựng được uy tín và các mối quan hệ thuận lợi với nhiều chủ đầu tư lớn và đang tiếp tục tạo dựng niềm tin với những chủ đầu tư mới. Đây có thể xem là thuận lợi lớn của công ty trong những lần đấu thầu trong thời gian đến.

(ii) Các đối thủ cạnh tranh

Một doanh nghiệp khi tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường đều có các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, ngành thép cũng vậy. Hiện nay nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đang lên rất cao vì vậy số doanh nghiệp tham gia vào hoạt động cung cấp các sản phẩm thép phục vụ xây lắp là rất lớn. Các đối thủ cạnh tranh của công ty Tân Cơ gồm các đối thủ trong nước là những công ty thương mại phân phối sản phẩm tương tự. Ngoài ra, công ty còn vấp phải sự cạnh tranh của các nhà thầu nước ngoài với tiềm lực tài chính và chất lượng sản phẩm vượt trội. Có thể kể đến một số đối thủ cạnh tranh trong ngành của công ty như: Công ty cổ phần thép Bắc Việt, Công ty cổ phần đầu tư – sản xuất và thương mại Việt Nam, Công ty cổ phần thép DANA – Ý, Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc, Công ty cổ phần kim khí thành phố Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần đầu tư phát triển kim khí Hải Phòng, Công ty cổ phần Nam Vang, Công ty cổ phần kim khí Hà Nội,...

Nhìn chung, các đối thủ cạnh tranh của công ty đều có quy mô và tiềm lực tương đương hoặc mạnh hơn hẳn so với công ty. Trong những lần tham gia dự thầu, ở những gói thầu lớn có sự tham gia của các đối thủ trên, công ty đều thua thiệt về năng lực cạnh tranh khi giá cả họ đưa ra đều thấp hơn. Họ có ưu thế về giá vì họ vừa là nhà sản xuất đồng thời cũng là nhà phân phối. Tuy nhiên, ở những gói thầu có quy mô nhỏ và vừa, các đối thủ cạnh tranh của công ty thường ở mức vừa tầm, nên tỷ lệ trúng thầu ở những gói thầu này thường cao hơn.

Qua những phân tích trên về các đối thủ cạnh tranh, có thể thấy, để thắng thầu, để tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt công ty phải luôn cố gắng tự hoàn thiện mình về mọi mặt như tài chính, nhân lực, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đảm bảo và nâng cao uy tín trên thị trường cũng như đối với khách hàng.

(iii) Các nhà cung cấp

Công ty Tân Cơ đóng vai trò là nhà phân phối các sản phẩm thép nên ngay từ ngày đầu thành lập, công ty đã chủ động thiết lập mối quan hệ thân thiết với các nhà sản xuất thép lớn như công ty thép Hòa Phát, công ty gang thép Thái Nguyên - TISCO, thép POMINA, công ty thép Việt - Đức, công ty thép Việt – Ý,... Chất lượng thép được cung cấp bởi các nhà đầu tư này luôn đảm bảo mọi yêu cầu của các chủ đầu tư. Nhờ vào uy tín, sự thân thiết này giúp công ty có được nguồn hàng đảm bảo cũng như những ưu tiên về giá cả, thời gian thanh toán. Vì vậy, tác động của các nhà cung cấp thép gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động dự thầu của công ty, các chủ đầu tư sẽ nhìn vào danh sách các bạn hàng, đối tác để đánh giá năng lực cung ứng thép của công ty.

Về phía các nhà cung cấp dịch vụ vận tải, Công ty có quan hệ đối tác lâu năm với những công ty vận tải như công ty cổ phần vận tải VINACONEX, công ty TNHH MTV Vận Tải Hàng Hóa Đường Sắt - Vận Tải Container Hà Nội, công ty vận tải Dầu Khí, công Ty TNHH Hiệp Phong Phát, công Ty Thương Mại Và Xuất Nhập Khẩu Đông Á,… Vì vậy, công ty luôn có sự lựa chọn giữa các nhà cung cấp, và được hưởng những ưu đãi về giá cước. Tuy nhiên, tương lai công ty cũng cần mua sắm thêm phương tiện vận tải để giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ này, qua đó giảm bớt chi phí trong giá sản phẩm.

Một yếu tố đầu vào quan trọng khác là nguồn cung cấp tài chính của công ty. Để có nguồn tài trợ kịp thời những khi công ty cần huy động vốn, Tân Cơ đã thiết lập mối quan hệ lâu dài với một số ngân hàng: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK), ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (AGRIBANK), ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), ngân hàng công thương Việt Nam (VIETINBANK), ngân hàng quân đội (MB). Công ty đã thực hiện nghiêm chỉnh tất cả các quy định của ngân hàng như trả lãi và hoàn trả vốn đúng hạn, nhờ đó mà công ty có được niềm tin từ các ngân hàng. Việc vay tiền từ các ngân hàng vì thế mà thuận lợi hơn những khi công ty cần vốn cho hoạt động kinh doanh, thực hiện gói thầu. Nhờ đó mà chủ đầu tư sẽ đánh giá cao năng lực huy động vốn của công ty.

(iv) Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Công ty CP TM&TV Tân Cơ hoạt động trong lĩnh vực cung ứng thép, đây là lĩnh vực có sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp. Họ có thể là nhà phân phối giống như Tân Cơ, hoặc vừa là nhà sản xuất vừa là nhà phân phối. Việc xác định

các đối thủ tiềm ẩn, như đã phân tích là một việc hết sức khó khăn. Đối thủ của công ty có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, và để đánh giá tiềm lực của họ là bài toán hóc búa. Trong quá trình dự thầu, công ty luôn phải đối mặt với rất nhiều đối thủ, không chỉ những đối thủ quen thuộc mà luôn có sự xuất hiện của những đối thủ mới

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu cung cấp sản phẩm thép xây dựng của công ty cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w