Nâng cao năng lực nhân sự

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu cung cấp sản phẩm thép xây dựng của công ty cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ (Trang 72)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU CUNG CẤP SẢN PHẨM THÉP XÂY DỰNG

3.2.3. Nâng cao năng lực nhân sự

Nguồn nhân lực là tài sản lớn nhất mà công ty dựa vào đó để thực hiện các mục tiêu của mình. Chính vì thế mà để mở rộng và phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu công ty cần phải có một đội ngũ nhân sự trình độ chuyên môn cao, dày dạn kinh nghiệm đặc biệt là đội ngũ nhân viên phụ trách công tác lập hồ sơ dự thầu vì nó tác động trực tiếp tới khả năng trúng thầu của công ty. Nhìn chung, đội ngũ nhân sự hiện nay của công ty được đánh giá là ổn đinh, tuy vậy, để phục vụ cho những chiến lược phát triển của công ty trong tương lai thì cần phải phát triển thêm nguồn nhân lực cả về chất và lượng. Phòng Hành chính – Nhân sự đóng vai trò quản lý công việc này của công ty cần có những biện pháp để công ty luôn có nguồn nhân lực bền vững. Sau đây là một số biện pháp nhằm cải thiện nguồn nhân lực của công ty.

3.2.3.1. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Phân loại các cán bộ công nhân viên nhằm chia thành từng nhóm đối tượng cần đào tạo như là nhóm cần đào tạo lại, nhóm cần đào tạo để nâng cao trình độ, và nhóm có năng lực yếu kém cần phải tuyển dụng lại. Quy trình tuyển dụng phải được thực hiện khắt khe, đảm bảo tuyển đúng người, đúng vị trí, phù hợp với yêu cầu về năng lực của công ty.

Hình 3.2: Quy trình tuyển dụng nhân sự

Trong quá trình tuyển dụng, ở từng bước có các yêu cầu khác nhau. Do điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay, nên công ty tập trung vào phát triển chất lượng của nguồn nhâ lực, do vậy quy trình tuyển dụng trên là phù hợp để tuyển dụng được những nhân viên có năng lực, phù hợp với công ty.

Công ty cũng phải không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kiến thức cho các cán bộ nhân viên, đặc biệt là các cán bộ tham gia dự thầu, nâng cao trình độ quản lý thông qua các khóa huấn luyện. Công ty có thể mời các chuyên gia, những cán bộ giảng dạy trong các trường đại học, những người có kinh nghiệm, những người đã đạt được những thành công nhất định để tham gia trong những buổi thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ tham gia các cuộc hội thảo nhằm trau dồi thêm kiến thức về đấu thầu.

Công ty có thể gửi một số cán bộ đi tham gia các lớp học bồi dưỡng về kinh tế, tài chính, luật pháp, các lớp học tại chức, các khóa học về nghiệp vụ chuyên môn ở trong và ngoài nước. Công ty cũng phải tạo điều kiện cho họ về thời gian và hỗ trợ về tài chính cho những cán bộ đi học. Công ty cũng có thể tự tổ chức các chương trình đào tạo lại cho các cán bộ tham gia đấu thầu về kỹ năng, nghiệp vụ đấu thầu, giúp họ hiểu thêm về quy chế đấu thầu, luật đấu thầu, luật đầu tư, luật thương mại, luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam, nâng cao nghiệp vụ quản trị kinh doanh thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế.

Ngoại ngữ và vi tính là hai điều kiện không thể thiếu được trong công ty, đặc biệt là trong hoạt động dự thầu. Công ty có thể cử cán bộ đi học hoặc là tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng vi tính, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp vì họ phải làm việc với các đối tác thuộc các nước khác nhau.

Bên cạnh đó, sau mỗi lần dự thầu, các cán bộ trong công ty cần có những buổi rút kinh nghiệm. Đối với những gói thầu mà công ty trúng thầu và thực hiện tốt thì phải rút ra được những điểm mạnh trong lần trúng thầu này. Và ngược lại, với những gói thầu mà công ty trượt thầu thì cần phải phân tích kỹ nguyên nhân dẫn đến trượt thầu để có biện pháp khắc phục kịp thời, rút kinh nghiệm cho những lần dự thầu sau.

Học hỏi kinh nghiệm thông qua các buổi giao lưu giữa các cán bộ làm công tác đấu thầu ở các đơn vị khác nhau trong và ngoài nước cũng là một hình thức để các cán bộ công nhân viên của công ty nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn.

Tuy nhiên công ty phải đào tạo một cách hợp lý, có hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí cho công ty, tránh lãng phí do đào tạo trên mức cần thiết hoặc thừa bộ phận này, thiếu bộ phận kia, thông qua việc xác định rõ:

(i) Mục tiêu của đào tạo như đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ dự thầu, đào tạo vi tính, ngoại ngữ, trình độ quản lý, hay nâng cao sự hiểu biết về quy chế đấu thầu, luật đấu thầu, luật đầu tư, luật thương mại,…

(ii) Đào tạo phải được diễn ra thường xuyên, liên tục.

(iii) Cần xác định rõ đối tượng cần đào tạo, số lượng là bao nhiêu.

(vi) Đào tạo phải kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, đề cao khả năng tự bồi dưỡng.

(v) Thực hiện công tác kiểm tra định kỳ sau mỗi khóa đào tạo, đánh giá hiệu quả và có khen thưởng đối với những cá nhân có sự cố gắng, nghiệp vụ giỏi.

Các hình thức đào tạo phát triển nguồn nhân lực không được cứng nhắc, phải vận dụng đan xen phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh nhất định mới mong thu được kết quả tốt nhất, ngày càng mở rộng thêm đối tượng đào tạo, đào tạo nhanh hiệu quả với chi phí hợp lý.

3.2.3.2. Có chính sách quản lý nhân sự hợp lý

Bên cạnh chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, để có một nguồn nhân lực dồi dào, làm việc có hiệu quả thì công ty phải có chính sách quản lý hữu hiệu. Với chính sách quản lý phù hợp, công ty có thể phát huy tối đa năng lực của cán bộ nhân viên nói chung và cán bộ làm công tác dự thầu nói riêng. Công ty phải

thu hút được những người có trình độ cao, dạn dày kinh nghiệm. Từ đó, công ty sẽ nâng cao được khả năng thắng thầu trong đấu thầu cung cấp các sản phẩm thép xây dựng cho thị trường.

Nguyên tắc quản lý nhân sự là phải tạo ra động lực để kích thích người lao động qua các đòn bẩy về kinh tế và phi kinh tế. Hai loại lợi ích này gắn bó chặt chẽ với nhau và nếu công ty sử dụng chúng một cách có hiệu quả thì sẽ tạo ra động lực rất lớn đối với người lao động.

Thứ nhất là đòn bẩy kinh tế: Ngoài việc bố trí lao động phù hợp với năng lực

của họ, các cán bộ quản lý cần xây dựng chế độ lương bổng, thưởng, phạt phân minh, hợp lý. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, cuộc sống người lao động. Thu nhập ổn định sẽ giúp người lao động yên tâm làm việc, hoàn thành tốt các nhiệm vụ mình được giao, nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ trong công việc, đồng thời khuyến khích sự năng động sáng tạo, cống hiến hết mình cho công ty. Và đồng thời với chính sách lương hợp lý còn giúp cho sự thuyên chuyển nhân viên trong công ty giảm đáng kể, làm cho họ trung thành với công ty.

Thứ hai là đòn bẩy phi kinh tế: Song song với các đòn bẩy kinh tế, công ty

còn sử dụng các đòn bẩy phi kinh tế, đó là những khuyến khích về tinh thần. Tạo động lực về tinh thần rất to lớn đối với công ty. Công ty phải luôn luôn tạo được một bầu không khí làm việc vui vẻ, giúp nhân viên thấy phấn khởi khi làm việc. Công ty có thể tổ chức các cuộc thi đua lập thành tích cho nhân viên với giải thưởng hấp dẫn. Ở trụ sở chính cũng như các chi nhánh, hàng năm công ty nên tổ chức các chuyến du lịch cho nhân viên và gia đình họ vào các dịp lễ như 30/4 – 1/5, Giỗ tổ Hùng Vương. Các dịp lễ lớn như Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu, công ty có thể tặng quà hoặc thưởng tiền mặt cho nhân viên, tùy vào vị trí và mức độ đóng góp của từng người. Đối với gia đình của nhân viên, công ty cũng phải có sự quan tâm chu đáo. Hàng năm, công ty có thể tổ chức các giải thể thao như cầu long, tennis, bóng bàn giữa các chi nhánh, để thắt chặt tinh thần đoàn kết của toàn thể nhân viên công ty. Lãnh đạo công ty cũng phải thường xuyên đi kiểm tra đồng thời thăm hỏi, động viên tinh thần làm việc của nhân viên ở các chi nhánh tỉnh lẻ. Từ đó, nhân viên sẽ dốc hết sức mình làm việc và cống hiến cho công ty.

Chính sách quản lý nguồn nhân lực hết sức quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp nào nhằm thu hút và tạo động lực cho người lao động trong quá trình làm việc và trong thực tiễn. Các giải pháp trên cần thực hiện từ từ, không nên nóng vội,

đòi hỏi công ty thực hiện từng bước, áp dụng các biện pháp phù hợp với từng giai đoạn cụ thể để đảm bảo hoạt động của công ty ngày càng hiệu quả hơn.

Thực hiện hiệu quả hai chính sách trên sẽ giúp công ty có một đội ngũ cán bộ lành nghề, có chất lượng, có kỹ năng nghiệp vụ giỏi. Với đội ngũ lao động như thế sẽ giúp công ty hoạt động hiệu quả. Cán bộ trong công ty yên tâm công tác, gắn bó, cống hiến hết mình cho sự phát triển của công ty. Đội ngũ lao động có trình độ là tài sản vô giá của công ty. Các biện pháp như trên cũng thu hút được những lao động giỏi về công ty và nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng cán bộ công nhân viên trong công việc.

Năng lực, trình độ của cán bộ làm công tác dự thầu được nâng cao, giúp cho công tác chuẩn bị đấu thầu, lập hồ sơ dự thầu có chất lượng tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả trong đấu thầu và khả năng thắng thầu của công ty sẽ cao hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu cung cấp sản phẩm thép xây dựng của công ty cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ (Trang 72)