CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU CUNG CẤP SẢN PHẨM THÉP XÂY DỰNG
3.3.1. Hoàn thiện các văn bản, chính sách quy định về đấu thầu
Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, các văn bản quy định về đấu thầu đã được xây dựng hoàn thiện ở mức độ pháp lý cao nhất, đó là Luật đấu thầu, luật này đã được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2006. Trong Luật đấu thầu có nhiều chương, nhiều điều ghi Chính phủ quy định chi tiết thi hành. Tuy nhiên, dù có hiệu lực thi hành một thời gian nhưng hiện nay vẫn chưa có Nghị định hoặc văn bản nào quy định chi tiết thi hành nên các nhà thầu cũng như các cơ quan quản lý gặp phải một số khó khăn khi thực hiện. Khắc phục tình trạng này, nhà nước cần phải tiếp tục lấy ý kiến đóng góp của các cấp và đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp cho dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), để có thể trình Chính Phủ lấy ý kiến tại kỳ họp Quốc Hội vào tháng 6/2013, sau đó là ban hành chính thức.
Một số kiến nghị đối với nhà nước như:
(i) Các văn bản luật phải rõ ràng tránh sự trùng lắp, đưa ra các mẫu thầu cụ thể, chi tiết dựa trên các mẫu theo quy định của pháp luật và được Nhà nước lập ra
đầy đủ các khoản mục và khi tiến hành các hành vi hoạt động đấu thầu, các chủ thể chỉ cần điền vào các mẫu đó, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có thể tiến hành đấu thầu một cách nhanh chóng và dễ dàng.
(ii) Các cơ quan chức năng cần tiến hành nghiên cứu thực tiễn kết hợp với các cán bộ thực hiện trực tiếp hoạt động đấu thầu ở các doanh nghiệp để có thể tạo ra hệ thống các tài liệu mẫu đầy đủ, chính xác và chi tiết, giúp bên dự thầu cũng sẽ tiết kiệm được thời gian chi phí công sức trong việc lập hồ sơ dự thầu, làm các thủ tục tham gia đấu thầu.
(iii) Quy định rõ hơn về thời hạn từng bước trong quá trình đấu thầu tránh sự trì trệ tốn nhiều thời gian công sức và có thể đánh mất cơ hội của dự án đầu tư.