Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu cung cấp sản phẩm thép xây dựng của công ty cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ (Trang 28)

sắm vật tư thiết bị của doanh nghiệp

Có thể thấy, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, cạnh tranh trên thị trường nội địa ngày càng gay gắt. Nguy cơ bị lấn sân nhà tăng lên với số doanh nghiệp lớn trên mọi mảng thị trường, đặc biệt từ Trung Quốc. Sáp nhập, mua bán diễn ra trên nhiều lĩnh vực. Doanh nghiệp Việt Nam ở thế bất lợi do môi trường kinh doanh chậm cải thiện, năng lực cạnh tranh thấp, bối cảnh kinh tế vĩ mô bất ổn kéo dài. Việt Nam hiện đang thực hiện các cam kết với WTO, APEC, ASEAN; hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN từ năm 2015. Nhìn chung, Việt Nam sẽ bước vào “cuộc chơi mới” từ năm 2015 trong khi khu vực và thế giới đang thay đổi nhanh và sâu.

Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới chưa được cải thiện đáng kể, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO vẫn còn thấp, độ ổn định chưa cao. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ, thị phần hạn hẹp, tiềm lực khoa học - công nghệ yếu, chưa có thương hiệu nổi tiếng; sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu làm gia công, nên phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào; chất lượng nhân lực của doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu, tỷ lệ người lao động qua đào tạo thấp…

Đa phần các doanh nghiệp đang hoạt động trong tình trạng không đủ vốn cần thiết, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Việc tiếp cận nguồn vốn hạn chế gây ra tình trạng phổ biến là các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau, làm lây nhiễm rủi ro giữa các doanh nghiệp. Nói một cách khác nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam nhỏ, yếu và bị động. Một trong những thách thức lớn nhất

đối với Việt Nam là với hơn 400.000 doanh nghiệp song phần lớn các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (95%). Trong mấy năm qua, do tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế, có tới hàng chục ngàn doanh nghiệp bị đóng cửa, phá sản do thua lỗ liên tục và không chịu nổi lãi suất cho vay quá cao của ngân hàng. Cụ thể, trong năm 2012, con số giải thể hoặc ngừng hoạt động lên đến khoảng 54.261 doanh nghiệp, tăng 6,29% so với năm 2011, trong đó doanh nghiệp giải thể là 9.355 tăng 22,9%, ngừng hoạt động là 44.906 doanh nghiệp. Năm 2012 cũng thực sự là một năm khó khăn đối với doanh nghiệp Việt Nam thể hiện qua việc số doanh nghiệp đăng ký mới giảm cả về số lượng và tổng số vốn, trong khi số lượng doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động lại tăng lên, nhất là số doanh nghiệp giải thể. Tính đến hết ngày 31-12-2012, số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh thành lập mới ước đạt khoảng 69.874 doanh nghiệp, với số vốn đăng ký ước đạt khoảng 467.265 tỷ đồng, giảm 9,9% về số doanh nghiệp đăng ký mới và giảm 9% về số vốn đăng ký so với năm 2011. Điều này đã đưa đến hệ lụy là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam yếu và luôn có chiều hướng suy giảm.

Trong lĩnh vực đấu thầu, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Đấu thầu được áp dụng trên nhiều lĩnh vực nhưng nhiều nhất vẫn là trong lĩnh vực xây lắp và mua sắm vật tư thiết bị. Gói thầu cung ứng vật tư (cụ thể là vật liệu cho các công trình xây dựng) có liên quan chặt chẽ đến hoạt động xây dựng nên giữ vai trò quan trọng đối với chủ đầu tư – bên mời thầu cũng như đối với các nhà thầu cung ứng. Bởi vậy, năng lực cạnh tranh trong đấu thầu chính là yếu tố quyết định thành công của những doanh nghiệp thường xuyên tham gia dự thầu.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung ứng vật tư thì sự phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào khả năng thắng thầu. Việc nhận được các gói thầu giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, qua đó duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có được sự đánh giá cao của chủ đầu tư trong các cuộc đấu thầu. Vì vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu có ý nghĩa rất quan trọng. Thực tế hoạt động đấu thầu cung ứng vật tư thiết bị trong nhiều năm trở lại đây có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà thầu. Chính sự cạnh tranh này đã tạo ra cho các doanh nghiệp trong ngành nhiều cơ hội, đồng thời cũng có nhiều thách thức. Mặt khác, sự yêu cầu ngày càng cao của chủ đầu tư về chất lượng sản phẩm, tiến độ thực hiện, giá cả hợp lý buộc các nhà thầu phải không ngừng nâng cao năng lực của mình để có thể đáp

ứng các yêu cầu đó trong sự cạnh tranh gay gắt đến từ các đối thủ.

Việc thắng thầu sẽ giúp doanh nghiệp tạo được công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngược lại nếu doanh nghiệp trượt thầu thì sẽ không có việc làm, không tạo được thu nhập cho người lao động, hiệu quả kinh doanh giảm sút, nếu kéo dài thì sẽ dẫn đến thua lỗ, phá sản.

Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, khi thị trường xây dựng đang sôi động và cạnh tranh quyết liệt thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu cung cấp vật tư thiết bị là một yêu cầu tất yếu khách quan mà mỗi doanh nghiệp - nhà thầu khi tham gia đều phải thực hiện để tồn tại và phát triển.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu cung cấp sản phẩm thép xây dựng của công ty cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w