Với vai trò là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với kinh tế thế giới, thì việcphát triển và hoàn thiện thị trường ngoại hối Việt Nam theo hướng toàn diện, hiệnđại, phù hợp với trình
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Để thoát khỏi tình trạng trì trệ và khủng hoảng kinh tế - xã hội sâu sắc, Việt Nam
đã thực hiện cải cách kinh tế toàn diện, bắt đầu bằng công cuộc đổi mới vào năm
1986 Từ năm 1990, công cuộc đổi mới được đẩy mạnh hơn với chủ trương của Đảng
và Nhà nước là phát triển một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Công cuộc đổi mới cũng được tiếnhành đồng thời với việc phát triển kinh tế đối ngoại, mở cửa, hợp tác và hội nhập, phùhợp với xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ
Với vai trò là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với kinh tế thế giới, thì việcphát triển và hoàn thiện thị trường ngoại hối Việt Nam theo hướng toàn diện, hiệnđại, phù hợp với trình độ và tiêu chuẩn quốc tế là rất cần thiết, nhằm bôi trơn và thúcđẩy hoạt động xuất nhập khẩu, kích thích luân chuyển các khoản đầu tư và tín dụngquốc tế, cung cấp các công cụ phòng chống rùi ro tỷ giá cho các ngân hàng, các nhàxuất nhập khẩu, các nhà đầu tư, và đi vay quốc tế bằng hợp đồng kì hạn, quyền chọn,hoán đổi hay tương lai Một thị trường ngoại hối hoạt động hiệu quả còn là điều kiện
để hình thành tỷ giá theo quan hệ cung cầu và là nơi để Ngân Hàng Trung Ương tiếnhành can thiệp lên tỷ giá theo hướng có lợi cho nền kinh tế
Trong những năm qua thị trường ngoại hối Việt Nam đã hình thành và từng bướcphát triển, nhưng nhìn chung vẫn non trẻ và sơ khai về trình độ, quy mô hoạt độngcũng như kỹ năng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh Do đó giữa thị trường ngoại hốiViệt Nam và quốc tế còn có một khoảng cách khá xa
Vậy lý do của thực trạng này là gì và phải làm sao để thúc đẩy thị trường ngoại
hối Việt Nam phát triển? Đó chính là lý do nhóm 8 chúng tôi chọn đề tài “Thị trường ngoại hối Việt Nam: thực trạng và giải pháp hoàn thiện” làm đề tài
nghiên cứu của mình
Với Phương pháp nghiên cứu: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, người viết hướng tới Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá tình hình hoạt động của thị trường ngoại
hối Việt Nam hiện nay và từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm phát triển thị trường
ngoại hối Việt Nam trong tương lai Và Kết cấu đề tài: gồm ba chương:
Trang 2Chương 1: Kiến thức tổng quan về thị trường ngoại hối, phần này nghiên cứu
những lý luận nền tảng liên quan đến thị trường ngoại hối
Chương 2: Thực trạng hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam, phần
này đi vào tìm hiểu tình hình hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam từ khi bắtđầu đi vào hoạt động cho đến thời điểm hiện nay Đồng thời tiến hành đánh giánhững thành tựu cũng như những hạn chế, từ đó nhận ra được nguyên nhân củanhững mặt hạn chế đó
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện thị trường ngoại hối Việt Nam, phần này sẽ
là những kiến nghị của người viết đề xuất trên cơ sở thực tế từ chương 2 và lý luận từchương 1 nhằm phát triển Thị trường ngoại hối Việt Nam
Hy vọng với những gì nghiên cứu được trong đề tài này sẽ đóng góp được phầnnào đó trong việc thúc đẩy thị trường ngoại hối Việt Nam phát triển
Trang 3CHƯƠNG I KIẾN THỨC TỔNG QUAN
VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI1.1 Ngoại hối và thị trường ngoại hối.
1.1.1 Khái niệm ngoại hối.
Theo pháp lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH11, ngày 13/12/2005 của ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội nước CHXHCNVN, ngoại hối được quy định như sau: Ngoại hối bao gồm:
- Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồngtiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sauđây gọi là ngoại tệ)
- Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hốiphiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
- Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, tráiphiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
- Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoàicủa người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợpmang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
- Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trongtrường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được
sử dụng trong thanh toán quốc tế
Ngoại hối trong đề tài nghiên cứu này được hiểu là đồng tiền của quốc gia kháchoặc đồng tiền chung Châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanhtoán quốc tế
1.1.2 Thị trường ngoại hối.
1.1.2.1 Khái niệm.
Thị trường ngoại hối là nơi các đồng tiền của các quốc gia và vùng lãnh thổ khácnhau được mua bán với nhau
Trang 4Trong thực tế, do hoạt động mua bán tiền tệ xảy ra chủ yếu giữa các ngân hàng( chiếm khoảng 85% tổng doanh số giao dịch), vì vậy theo nghĩa hẹp thì thị trườngngoại hối là nơi mua bán các đồng tiền khác nhau giữa các ngân hàng tức thị trườngliên ngân hàng.
1.1.2.2 Đặc điểm của thị trường ngoại hối
Thị trường lớn nhất, doanh số giao dịch cao nhất: doanh số giao dịch trên thị
trường lên tới gần 1900 tỷ USD/ngày vào năm 2004 Thị trường hoạt động tích cựcnhất là London, sau đó là Newyork, Tokyo, Singapore, Frankfurt…
Là thị trường không gian: FOREX không nhất thiết phải tập trung tại vị trí địa lý
hữu hình nhất định mà là bất cứ nơi đâu diễn ra hoạt động mua bán các đồng tiềnkhác nhau
Là thị trường toàn cầu hay thị trường không ngủ Do sự chênh lệch về múi giờ
giữa các khu vực trên thế giới nên các giao dịch diễn ra suốt ngày đêm Thị trườngbắt đầu hoạt động từ Australia, Nhật, Singapore, Hongkong, châu Âu, Newyork… và
cứ như vậy, khi thị trường khu vực châu Á đóng cửa thì thị trường châu Mỹ bắt đầuhoạt động theo một chu kỳ khép kín toàn cầu
Các thành viên tham gia thị trường duy trì quan hệ với nhau thông qua điện thoại,mạng vi tính, telex và fax
Là một thị trường cạnh tranh hoàn hảo: số lượng người mua và người bán lớn,
các sản phẩm đồng nhất, thông tin lưu chuyển tự do và không có các rào cản đối vớiviệc tham gia thị trường
Ngoài liên ngân hàng
Trang 5Là một thị trường hoat động hiệu quả: các thông tin liên quan đến tỷ giá luôn
được phản ánh nhanh chóng và chính xác Tỷ giá tuy được yết trên các thị trườngkhác nhau nhưng hầu như là thống nhất với nhau (có độ chênh lệch không đáng kể)
Giao dịch tập trung chủ yếu ở thị trường liên ngân hàng: chiếm khoảng 85%
tổng doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu
USD là đồng tiền được mua bán nhiều nhất: chiếm khoảng 41,5% trong tổng số
các đồng tiền tham gia
Là thị trường rất nhạy cảm đối với các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý… nhất là đối với các chính sách tiền tệ của các nước phát triển: mỗi diễn biến về
kinh tế, mỗi sự kiện về chính trị và ngoại giao trên thế giới đều có thể là những nhân
tố làm ảnh hưởng đến giá cả trên thị trường này
1.1.2.3 Chức năng của thị trường ngoại hối
- Dịch vụ cho các khách hàng thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế
Ví dụ: một khách hàng là công ty nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài sẽ có nhu cầumua ngoại tệ để thanh toán hóa đơn hàng hóa hoặc là nhà xuất khẩu có nhu cầu bánngoại tệ lấy nội tệ để phụ vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, các giaodịch ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà nhập khẩu và xuất khẩu như trên làmột trong những dịch vụ mà NHTM luôn sẵn sàng cung cấp cho khách hàng và đồngthời cũng là dịch vụ mà các khách hàng luôn mong đợi từ phía ngân hàng
- Giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế, các giao dịch tàichính quốc tế khác
- Thông qua hoạt động của thị trường ngoại hối, mà sức mua đối ngoạicủa tiền tệ được xách định một cách khách quan theo quy luật cung cầu củathị trường
- Là nơi kinh doanh và cung cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giábằng các hợp đồng như kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và tương lai
- Là nơi để NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo chiềuhướng có lợi cho nền kinh tế
Trang 61.1.2.4 Các chủ thể tham gia trên thị trường ngoại hối.
Nhóm khách hàng mua bán lẻ
Nhóm khách hàng mua bán lẻ bao gồm các công ty nội địa, các công ty đa quốcgia, những nhà đầu tư quốc tế và tất cả những ai có nhu cầu mua bán ngoại hối nhằmphục vụ cho mục đích hoạt động của chính mình
Ví dụ: nhà nhập khẩu có nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán hóa đơn nhập khẩu
ghi bằng ngoại tệ; nhà xuất khẩu có nhu cầu bán ngoại tệ khi nhận hóa đơn xuất khẩughi bằng ngoại tệ; khách du lịch có nhu cầu bán ngoại tệ lấy nội tệ để chi tiêu
Như vậy nhóm khách hàng mua bán lẻ có nhu cầu mua bán ngoại tệ để phục vụ chomụch đích hoạt động của chính mình chứ không nhằm mục đích kinh doanh ngoạihối Thông thường nhóm khách hàng mua bán lẻ không giao dịch trực tiếp với nhau
mà thường thông qua các ngân hàng thương mại
Các ngân hàng thương mại
Các ngân hàng thương mại tiến hành giao dịch ngoại hối nhằm hai mục đích:
- Cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong đó chủ yếu là mua hộ, bán hộ cho nhómkhách hàng mua bán lẻ Vì là mua hộ, bán hộ nên ngân hàng không chịu rủi ro tỷ giá,
và thông qua cung cấp dịch vụ ngân hàng tiến hành thu một khoản phí
- Kinh doanh cho chính mình tức mua bán ngoại hối nhằm kiếm lãi khi tỷ giáthay đổi Hoạt động kinh doanh này tạo ra trạng thái ngoại hối do đó ngân hàng chịurủi ro tỷ giá Các ngân hàng tiến hành giao dịch ngoại hối theo hai cách:
Giao dịch trực tiếp giữa ngân hàng với nhau và với khách hàng
Giao dịch gián tiếp với nhau thông qua nhà môi giới
Những nhà môi giới ngoại hối
Hình thức giao dịch gián tiếp thông qua nhà môi giới ngoại hối cũng khá pháttriển Nhà môi giới thu thập hầu hết các lệnh đặt mua và lệnh đặt bán ngoại tệ từ cácngân hàng khác nhau, trên cơ sở đó cung cấp tỷ giá chào mua và tỷ giá chào bán chokhách hàng của mình một cách nhanh chóng, rộng khắp với giá tay trong Tuy nhiêncác ngân hàng phải trả cho nhà môi giới một khoản phí Những ai muốn hành nghềmôi giới ngoại hối phải có giấy phép và các nhà môi giới chỉ cung cấp dịch vụ chokhách hàng, chứ không mua bán ngoại hối cho chính mình
Trang 7SWAPFORWARD
Các Ngân hàng Trung Ương
Nhóm chủ thể này tham gia vào thị trường ngoại hối một mặt để cung cấp dịch vụcho khách hàng của mình và một mặt nhằm tác động vào tỷ giá hối đoái Mục tiêu thứnhất xuất phát từ vai trò của NHTW là ngân hàng của Chính phủ NHTW mua bántrên thị trường ngoại hối để có thể thâu tóm ngoại tệ để thực hiện các hoạt động thanhtoán của Chính phủ Tuy nhiên, mục tiêu cơ bản của NHTW khi tham gia thị trườngngoại hối là nhằm điều chỉnh tỷ giá: trong chế độ tỷ giá cố định, NHTW thườngxuyên can thiệp với mục đích duy trì tỷ giá trong một biên độ tỷ giá nhất định Trongchế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, NHTW can thiệp nhằm tác động lên tỷ giá theohướng mà NHTW cho là có lợi cho nền kinh tế Mặc dù khối lượng giao dịch củaNHTW thường không lớn nhưng tác động của các giao dịch do NHTW thực hiện lạirất mạnh mẽ vì các chủ thể tham gia trên thị trường ngoại hối luôn chăm chú theo dõicác hoạt động của NHTW để dự đoán các chính sách kinh tế vĩ mô trong tương lai,
dự báo biến động của tỷ giá và đưa ra quyết định phù hợp trên thị trường
1.1.2.5 Các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối.
Các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối được biểu diễn qua sơ đồ sau:
Giao dịch ngoại hối giao ngay
Giao dịch ngoại hối giao ngay là giao dịch trong đó hai bên thỏa thuận mua bánngoại hối theo mức tỷ giá được thỏa thuận ngày hôm nay và việc giao hàng/thanhtoán sẽ được thực hiện trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo
Trang 8Giao dịch ngoại hối giao ngay được sử dụng phổ biến cả trên thị trường mua bán
lẻ lẫn TTLNH, giúp các chủ thể tham gia thực hiện các giao dịch thương mại và đầu
tư quốc tế, điều chỉnh trạng thái ngoại hối hay khai thác một cơ hội kiếm lợi nhuậntrên thị trường… Hàng ngày tỷ giá giao ngay được công bố trên các báo lớn, các bảntin thị trường của đài truyền hình; nó được dùng để phân tích, dự báo, là cơ sở để nhàkinh doanh tính toán các loại tỷ giá khác nhau
Giao dịch ngoại hối kỳ hạn
Giao dịch ngoại hối kỳ hạn là giao dịch mua bán ngoại hối trong đó tỷ giá đượchai bên thỏa thuận ngày hôm nay và việc giao hàng/thanh toán được thực hiện tạimức tỷ giá đó vào một ngày xác định trong tương lai Ngày xác định trong tương lai ởđây phải cách ngày ký kết hợp đồng từ 3 ngày làm việc trở lên
Giao dịch ngoại hối kỳ hạn là loại hợp đồng có tính ràng buộc cao Cả hai phíamua và bán đều không có quyền từ chối kể cả trong những tình huống bất lợi chomình Đây không chỉ là một công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá mà còn giúp các nhàkinh doanh hạn chế được những bất trắc về thanh khoản
Giao dịch ngoại hối hoán đổi
Giao dịch hoán đổi ngoại hối là giao dịch trong đó một bên đồng ý thực hiện bánmột đồng tiền nhất định cho bên kia tại một thời điểm nhất định và đồng thời cam kếtthực hiện mua chính đồng tiền đó vào một thời điểm khác trong tương lai với cácmức tỷ giá được thỏa thuận từ trước
Giao dịch hoán đổi ngoại hối là một giao dịch hối đoái kép Đối với mỗi bên thamgia, sẽ có một giao dịch mua vào và một giao dịch bán ra một đồng tiền nhất định với
số lượng bằng nhau, tuy nhiên, ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là khácnhau Vì không tạo ra trạng thái ngoại hối ròng nên giao dịch hoán đổi ngoại hối làcông cụ giúp cho nhà kinh doanh quản lí luồng tiền một cách thích hợp mà vẫn tránhđược rủi ro tỷ giá
Giao dịch ngoại hối tương lai
Giao dịch tiền tệ tương lai là một giao dịch trong đó hai bên mua bán thỏa thuậnvới nhau về việc mua bán một lượng tiền của một loại tiền xác định theo mức tỷ giáđược thỏa thuận ngay tại thời điểm giao dịch và thời điểm giao hàng/thanh toán được
Trang 9thực hiện vào một ngày xác định trong tương lai Đây là loại hợp đồng được chuẩnhóa cả về quy mô hợp đồng lẫn thời gian đáo hạn.
Giao dịch tiền tệ tương lai là một giao dịch được phát triển từ giao dịch có kỳ hạnsong nó có những điểm khác biệt khá cơ bản so với hợp đồng giao dịch có kỳ hạn.Nếu như địa điểm giao dịch có kỳ hạn là phi tập trung thì giao dịch hợp đồng tươnglai chỉ được giao dịch tập trung tại sàn giao dịch Nếu như quy mô và thời gian giaohàng của một hợp đồng kỳ hạn là tùy ý, được thương lượng và thỏa thuận cụ thể giữahai bên thì quy mô và thời gian giao hàng ở hợp đồng tiền tệ tương lai được tiêuchuẩn hóa, có tính chất cố định và không thương lượng được
Hợp đồng tiền tệ tương lai có thể dùng để phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với cáckhoản phải thu và phải trả bằng ngoại tệ Tuy nhiên, nó không được các nhà phòngngừa rủi ro tỷ giá sử dụng phổ biến như hợp đồng kỳ hạn do những hạn chế nhấtđịnh Tổ chức giao dịch hợp đồng tiền tệ tương lai hấp dẫn các nhà đầu cơ nhiều hơn
Giao dịch ngoại hối quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn tiền tệ là một công cụ ngoại hối phái sinh, cho phép ngườimua quyền chọn có quyền (chứ không phải nghĩa vụ) mua hoặc bán một đồng tiềnnhất định vào một thời điểm xác định trong tương lai tại một mức tỷ giá cố định đượcthỏa thuận ngay khi ký kết hợp đồng
Có hai loại hợp đồng quyền chọn: Quyền chọn mua và quyền chọn bán
Hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ là hợp đồng, trong đó người mua quyền chọnsau khi trả phí quyền chọn, có quyền mua một đồng tiền nhất định vào một thời điểmxác định trong tương lai tại mức tỷ giá quyền chọn đã được thỏa thuận từ trước nếunhư người đó quyết định thực hiện quyền chọn mua của mình Người bán quyềnchọn, sau khi nhận phí quyền chọn, có nghĩa vụ bán một đồng tiền nhất định tại mộtmức tỷ giá quyền chọn nếu bên mua đó quyết định thực hiện quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ là hợp đồng, trong đó người mua quyền chọnsau khi trả phí quyền chọn, có quyền bán một đồng tiền nhất định vào một thời điểmxác định trong tương lai tại mức tỷ giá quyền chọn đã được thỏa thuận từ trước nếunhư người đó quyết định thực hiện quyền chọn bán của mình Người bán quyền chọnbán, sau khi nhận phí quyền chọn, có nghĩa vụ mua một đồng tiền nhất định tại mộtmức tỷ giá quyền chọn nếu bên mua đó quyết định thực hiện quyền chọn
Trang 10Hợp đồng quyền chọn tiền tệ có thể dùng để bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các khoảnphải thu và phải trả bằng ngoại tệ hoặc trong các hoạt động đấu thầu quốc tế Ngoài
ra, các nhà đầu tư có thể kết hợp các vị thế hợp đồng quyền chọn khác nhau để tạo racác chiến lược quyền chọn nhất định để kiếm lợi nhuận
1.2 Tỷ giá
1.2.1 Khái niệm tỷ giá.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng Thương mại, đầu tư vàcác quan hệ tài chính quốc tế… đòi hỏi các quốc gia phải thanh toán với nhau Thanhtoán giữa các quốc gia dẫn đến việc mua bán các đồng tiền khác nhau, đồng tiền nàylấy đồng tiền kia Hai đồng tiền được mua bán với nhau theo một tỷ lệ nhất định, tỷ lệnày gọi là tỷ giá
Vậy có thể định nghĩa: Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông
Hiện nay có hai phương pháp yết giá được sử dụng phổ biến đó là yết tỷ giá trựctiếp và yết tỷ giá gián tiếp:
Yết tỷ giá trực tiếp là cách thể hiện số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ Ởđây, ngoại tệ đóng vai trò hàng hóa và được đo lường giá trị bằng đồng nội tệ Hầuhết các nước trong đó có Việt Nam đang sử dụng cách yết tỷ giá này
Yết tỷ giá gián tiếp là cách thể hiện số đơn vị ngoại tệ trên một đơn vị nội tệ Nhưvậy trong cách yết tỷ giá này nội tệ đóng vai trò là hàng hóa và được đo lường giá trịbằng đồng ngoại tệ Cách yết tỷ giá này được sử dụng tại các nước như: NewZealand, Úc, Anh và các nước đồng tiền chung EURO
1.2.2 Biến động tỷ giá và những nguyên nhân gây biến động tỷ giá.
Ổn định giá trị đồng tiền quốc gia là mục tiêu quan trọng trong chính sách tiền tệcủa mỗi nước Tỷ giá được ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển,
Trang 11chính vì điều này mà trong quá khứ, nhiều quốc gia đã cố gắng cố định đồng tiền củaquốc gia mình so với ngoại tệ mạnh, đặc biệt là USD để tạo điều kiện phát triển kinh
tế Thế nhưng, kết quả là không có Ngân Hàng Trung Ương nào có thể cố định đồngtiền quốc gia mình trong thời gian dài, hành động của họ đã dẫn đến những hậu quảnghiêm trọng cho nền kinh tế, cụ thể là cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm
1997 – 1999 xuất phát từ nguyên nhân chế độ tỷ giá cố định của đồng tiền Thái Lan
so với đô la Mỹ Thậm chí, Bretton Woods gắn với chế độ tỷ giá cố định cũng bị sụp
đổ Nguyên nhân là do tỷ giá luôn biến động, đó là một tất yếu khách quan và sự biếnđộng của tỷ giá xuất phát từ quan hệ cung cầu về các đồng tiền liên quan Đây là quyluật khách quan của nền kinh tế, do đó mọi biện pháp can thiệp trực tiếp và gượng épđều sẽ gây ra những hậu quả xấu cho nền kinh tế
Như vậy, sự biến động của tỷ giá là một thực tế khách quan, nó xuất phát từ sựbiến động của cung cầu các đồng tiền Cung cầu các đồng tiền chịu ảnh hưởng củabởi nhiều yếu tố và chính các yếu tố này là nguyên nhân gây ra biến động tỷ giá.Trước hết phải kể đến các yếu tố kinh tê nền tảng như lạm phát, lãi suất, tăng trưởngkinh tế và các chính sách kinh tế của chính phủ:
Lạm phát ở một quốc gia làm cho đồng tiền nước này giảm giá với mức xấp xỉ tỷ
lệ lạm phát Trong trường hợp lạm phát cùng xảy ra ở cả hai quốc gia, nếu lạm pháttrong nước cao hơn lạm phát ở nước ngoài có nghĩa là hàng nhập khẩu rẻ hơn và hàngxuất khẩu đắt hơn khiến nhập khẩu tăng và xuất khẩu giảm làm tăng cầu ngoại tệ vàgiảm cung ngoại tệ làm cho tỷ giá tăng lên hay đồng tiền trong nước sẽ giảm giá.Chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền gây ra sự thay đổi cung cầu tiền tệ, tác độngđến sự biến động của tỷ giá Nếu lãi suất (thực) trong nước tăng cao hơn so với lãisuất (thực) ở nước ngoài khiến luồng vốn chuyển từ các tài sản tài chính ghi bằngngoại tệ sang các tài sản tài chính ghi bằng nội tệ dẫn tới tăng cung ngoại tệ và giảmcầu ngoại tệ làm cho tỷ giá giảm xuống hay đồng tiền trong nước sẽ tăng giá
Nếu mức tăng trưởng thu nhập trong nước cao hơn so với mức tăng trưởng thunhập ở nước ngoài thì nhập khẩu và xuất khẩu đều tăng nhưng nhập khẩu tăng nhanhhơn xuất khẩu Điều này dẫn tới cầu ngoại tệ tăng nhanh hơn cung ngoại tệ trên thịtrường ngoại hối làm cho tỷ giá tăng lên hay đồng tiền trong nước sẽ giảm giá
Trang 12Ngoài sự can thiệp của NHTW vào thị trường ngoại hối, chính phủ cũng gây ảnhhưởng lên tỷ giá thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô làm thay đổi ba biến số trên:lạm phát, lãi suất và tăng trưởng kinh tế Hơn thế nữa, chính phủ có thể tác động lêncung cầu ngoại tệ bằng cách ban hành hoặc hủy bỏ các rào cản thương mại như thuếquan, hạn ngạch và các loại thuế Thuế quan và các loại thuế làm thay đổi giá của cácmặt hàng và tỷ suất lợi nhuận của các tài sản tài chính tức tác động đến các dòng lưuchuyển hàng hóa và dòng lưu chuyền vốn vào ra khỏi quốc gia từ đó tác động lên tỷgiá.
Yếu tố tâm lý cũng là một trong các yếu tố góp phần đáng kể tạo nên sự thay đổicung cầu ngoại tệ và do đó dẫn đến sự biến động tỷ giá Ví dụ, nếu người tiêu dùng
có tâm lý thích dùng hàng ngoại hơn hàng nội thì sẽ làm tăng cầu nhập khẩu từ đólàm tăng cầu ngoại tệ, tỷ giá tăng lên Hay người sở hữu vốn có tâm lý giảm sự tintưởng vào một đồng tiền sẽ làm cầu đồng tiền đó giảm Điều này sẽ tác động làmđồng tiền đó có xu hướng giảm giá trên thị trường, tỷ giá sẽ thay đổi
Giới đầu cơ cũng là tác nhân gây ra sự biến động tỷ giá Các nhà đầu cơ hoạt độngdựa trên kỳ vọng về sự biến động của tỷ giá trong tương lai Họ sẽ tăng mua nhữngđồng tiền nào mà họ kỳ vọng là sẽ tăng giá trong tương lai, do đó tác động lên cungcầu ngoại tệ làm cho tỷ giá thay đổi
Những yếu tố này không tác động một cách riêng lẻ mà chúng tác động cùng lúclên cung cầu ngoại tệ từ đó làm thay đổi tỷ giá và kết quả là khó có thể dự đoán chínhxác tỷ giá sẽ biến động như thế nào và biến động bao nhiêu Việc xác định chính xác
tỷ giá sẽ biến động ra sao trong tương lai là một bài toán vô cùng phức tạp, bài toánnày chứa nhiều biến số và việc dự đoán sự thay đổi của các biến số này vốn dĩ đãkhông phải là chuyện dễ thực hiện Do đó, mặc dù hiện nay đã có những chương trìnhhay kỹ thuật dự đoán tỷ giá hiện đại đặc biệt trong kinh doanh ngoại hối, song không
ai có thể dự đoán chính xác tỷ giá sẽ biến động như thế nào
Sự biến động của tỷ giá đưa đến hai vấn đề Thứ nhất, tỷ giá biến động gây ranhững rủi ro cho những chủ thể có hoạt động liên quan đến tỷ giá, đó là những doanhnghiệp xuất nhập khẩu, những nhà đầu tư, những người đi vay, cho vay bằng ngoại tệ
và cả các ngân hàng Thứ hai, tỷ giá biến động là mảnh đất màu mỡ để các nhà đầu
cơ tìm kiếm cơ hội liếm lời Họ tồn tại khi nào còn có sự biến động của tỷ giá, họ
Trang 13không quan trọng tỷ giá biến động theo hướng nào cái chính họ cần là phải có sự biếnđộng của tỷ giá
Trước sự biến động của tỷ giá và những hệ quả của nó, công cụ phái sinh đã ra đời
và hỗ trợ đắc lực cho các chủ thể phải đối mặt với rủi ro tỷ giá hoặc mong muốn kiếmlời từ sự biến động của tỷ giá
1.3 Sự hình thành và phát triển của Thị trường ngoại hối Việt Nam
Năm 1991 với Quyết định số 107/QĐ – NH ngày 16/8/1991 do NHNN ban hành
về “Thành lập trung tâm giao dịch ngoại tệ” là mốc đánh dấu cho sự hình thành mộtthị trường ngoại hối có tổ chức ở Việt Nam Cùng với sự phát triển không ngừng củanền kinh tế, đến 20/9/1994 “Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng” được thành lập theoQuyết định số 203/QĐ – NH thay thế cho trung tâm giao dịch ngoại tệ Thị trườngngoại tệ liên ngân hàng là bước phát triển cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệcủa nền kinh tế như một tổng thể
Như vậy, khi tìm hiểu về thị trường ngoại hối Việt Nam, chúng ta có thể chiathành 3 giai đoạn:
Trước năm 1991: giai đoạn Việt Nam chưa có thị trường ngoại hối có tổ chức
Từ năm 1991 đến 1994: giai đoạn hoạt động của Trung tâm giao dịch ngoại tệ
Từ năm 1994 đến nay: giai đoạn hoạt động của Thị trường ngoại tệ liên ngânhàng
Trong thời kỳ Việt Nam phát triển kinh tế theo cơ chế tập trung bao cấp, thịtrường nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng ở Việt Nam chưa có điều kiện hìnhthành và phát triển Nhà nước can thiệp sâu vào mọi mặt đời sống kinh tế xã hội đãngăn chặn khả năng phát huy tác dụng của quy luật cung cầu trên thị trường Đồngthời với chiến lược phát triển kinh tế hướng nội, các mối quan hệ kinh tế bên ngoàiđều thông qua hệ thống độc quyền của Nhà nước về ngoại tệ, điều này đã làm triệttiêu mọi ảnh hưởng của quy luật cung cầu trên thị trường, do đó chế độ tỷ giá ViệtNam áp dụng trong thời kỳ này là chế độ tỷ giá cố định và đa tỷ giá Và nó đã gây rahậu quả vô cùng nghiêm trọng: đồng Việt Nam được định giá quá cao so với cácđồng tiền tự do chuyển đổi, tỷ giá chính thức ngày càng chênh lệch xa tỷ giá thực tếlàm cho hoạt động xuất nhập khẩu gặp khó khăn, cán cân thương mại bị thâm hụtnặng nề Cũng chính vì tỷ giá VND/USD chính thức thấp hơn so với tỷ giá cân bằng
Trang 14đã khiến cho thị trường ngoại hối tự do hình thành và phát triển Mặc dù thị trường tự
do không được pháp luật công nhận nhưng nó vẫn phát triển song song với thị trườngchính thức mà Nhà nước khó có thể kiểm soát Sau một thời gian giữ thế độc quyền
về ngoại tệ, đến ngày 18/10/1988 khi Quyết định số 11/HĐBT về “ Điều lệ quản lýngoại hối” của Hội đồng bộ trưởng ra đời đã phá vỡ thế độc quyền trong kinh doanhngoại hối trước đây của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Giờ đây các NHTM cóthể kinh doanh ngoại hối khi được NHNN cấp phép Đây được xem là sự khởi đầutạo ra môi trường và điều kiện cho hoạt động của thị trường ngoại hối hoàn chỉnh hơn
để có thể trở thành chiếc cầu nối giữa cung và cầu ngoại tệ, tạo cơ sở xác định tỷ giáchính thức một cách khách quan, sát với cung cầu trên thị trường, nhằm thúc đẩy hoạtđộng xuất khẩu, đầu tư nước ngoài và thu hút nguồn ngoại tệ vào ngân hàng Trướctình hình đó, Thống Đốc NHNN Việt Nam đã ra Quyết định số 107/QĐ – NH ngày16/8/1991 ban hành quy chế hoạt động của Trung tâm giao dịch ngoại tệ và hai trungtâm giao dịch ngoại tệ đã được thành lập tại Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Mặc
dù chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn từ năm 1991 đến năm 1994 nhưng hai trungtâm này đã đánh dấu bước ngoặt đầu tiên của hệ thống ngân hàng trong quá trình đổimới thực sự cơ chế theo hướng thị trường Thông qua hoạt động của hai trung tâmvới vai trò là người tổ chức và điều hành, NHNN đã kịp thời nắm bắt cung cầu ngoại
tệ trên thị trường để điều hành chính sách tiền tệ cũng như tỷ giá phù hợp với tín hiệucủa thị trường và hướng nhu cầu ngoại tệ vào các mục tiêu thiết yếu của nền kinh tế.Tuy nhiên với nhu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu phát triển của thị trường thì haitrung tâm giao dịch ngoại tệ đã bộc lộ những hạn chế không đáp ứng được nhu cầugiao dịch ngoại tệ của toàn quốc gia cũng như tính nhanh nhạy kịp thời trong giaodịch và thanh toán của cơ chế thị trường ngày càng sôi động Thực tế đòi hỏi phải cómột mô hình mới linh hoạt hơn, toàn diện hơn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trongphạm vi cả nước chứ không chỉ gói gọn tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Đứngtrước tình hình đó, NHNN đã ra Quyết định số 203/QĐ – NH9 ngày 20/9/2004 vềviệc thành lập Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và Quyết định số 203/QĐ – NH13ngày 20/9/1994 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Thị trường ngoại
tệ liên ngân hàng Mục tiêu của thiết lập Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là xâydựng một thị trường có tổ chức cho giao dịch ngoại tệ giữa các NHTM và tạo cơ sở
Trang 15hình thành thị trường ngoại hối hoàn chỉnh trong tương lai Ngoài ra, thông qua thịtrường ngoại tệ liên ngân hàng, NHNN có thể can thiệp một cách hữu hiệu vào thịtrường nhằm thực thi chính sách tiền tệ quốc gia So với trung tâm giao dịch ngoại tệ,hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng mang tính thị trường hơn, linh hoạthơn, rộng hơn và khách quan hơn Các thành viên trên khắp nơi có thể tham gia giaodịch, do đó kết quả giao dịch phản ánh được cung cầu ngoại tệ của toàn bộ nền kinh
tế Tỷ giá của VND so với ngoại tệ cũng được hình thành một cách khách quan hơn
và phản ánh tương đối sức mua của VND
Cùng với sự phát triển cơ cở của thị trường ngoại hối là sự cải tiến về mặt phápluật của NHNN nhằm dần dần hoàn thiện thị trường Sự ra đời của Quyết định17/1998/QĐ – NHNN7 ngày 10/1/1998 ban hành quy chế giao dịch hối đoái đã giúpcho hoạt động của các TCTD được thực hiện trôi chảy, đảm bảo các nguồn ngoại tệđược luân chuyển linh hoạt, phục vụ kịp thời nhu cầu của nền kinh tế Tuy nhiên saugần 7 năm đi vào hoạt động, quyết định này đã bộc lộ một số hạn chế chưa bắt kịpvới sự phát triển của thị trường ngoại hối Cụ thể là các loại hình giao dịch còn đơngiản, vấn đề thu phí trong giao dịch ngoại tệ chưa hợp lý, các vấn đề về chứng từtrong giao dịch chưa được đề cập đến gây khó khăn cho TCTD và khách hàng trongquá trình thực hiện Nhằm khắc phục những tồn tại này, ngày 10/11/2004 Thống ĐốcNHNN đã ký quyết định số 1452/2004/QĐ – NHNN về giao dịch hối đoái của cácTCTD được phép hoạt động ngoại hối thay thế quyết định 17/1998/QĐ – NHNN.Quyết định mới này có những thay đổi rất quan trọng đối với thị trường ngoại hối:quyền giao dịch ngoại tệ được mở rộng, quyết định mới thông thoáng hơn, không quyđịnh quá chi tiết và chặt chẽ các nội dung kỹ thuật về giao dịch, điều khoản hợp đồng,phí giao dịch… quyền lựa chọn tiền tệ được chính thức thông qua tạo thêm một công
cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá hiệu quả trên thị trường Điều này đã tạo điều kiện thúc đẩythị trường ngoại hối phát triển lên một bước mới phù hợp với thông lệ quốc tế về giaodịch hối đoái
Ngoài ra, pháp lệnh ngoại hối được thông qua và có hiệu lực từ 1/6/2006, đây làpháp lệnh được xem là thống nhất các hoạt động ngoại hối, hướng tới một thị trườngngoại hối mở, tự do hóa và minh bạch
Trang 16Thêm vào đó, nhiều quyết định khác cũng đã được NHNN ban hành để dần hoànthiện khung pháp lý cho hoạt động của thị trường ngoại hối Đặc biệt là các quyếtđịnh về công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam với ngoại tệ dần được điều chỉnhsao cho phù hợp với yêu cầu của thị trường Theo đó là các quyết định về thay đổibiên độ dao động của tỷ giá giao ngay giữa VND với USD, biên độ này được nớilỏng dần từ +/- 0.1%, +/- 0.25%, +/- 0.5%, +/- 0.75%, +/- 1%, +/- 2%, +/- 3%, +/- 5%
và hiện nay là +/- 3%
Như vậy, thị trường ngoại hối Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ theohướng ngày càng tiến gần hơn với thông lệ quốc tế Những quy định dần được banhành đã tạo điều kiện thông thoáng, nới lỏng cơ chế kiểm soát theo hướng tự do hóacác giao dịch ngoại tệ đã tạo thêm nhiều thay đổi lớn cho thị trường ngoại hối ViệtNam Cũng từ đây rủi ro ngoại hối sẽ tăng cao, do đó, để có thể quản lý và hạn chếrủi ro điều tất yếu là các công cụ bảo hiểm rủi ro ngoại hối sẽ ra đời Đặc biệt là khiViệt Nam đã là thành viên của WTO, đã và đang hội nhập vào nền kinh tế thế giớitheo hướng tự do hóa thì việc điều tiết nền kinh tế bằng phương pháp phi kinh tế đãkhông còn phù hợp, và sự ra đời của các công cụ quản lý rủi ro ngoại hối là một yêucầu tất yếu để có thể điều tiết nền kinh tế theo hướng tích cực hơn
Trang 17CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM2.1 Hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam
2.1.1 Hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam Giai đoạn 1994 – 2006
Sau khi TTNTLNH đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 1994, hoạt động của thịtrường ngoại hối Việt Nam đã có nhiều đổi sắc theo hướng tích cực Tuy nhiên, docòn non trẻ cộng với doanh số hoạt động XNK của Việt Nam còn hạn chế, quy địnhbiên độ dao động tỷ giá giao ngay rất hẹp, do đó, doanh số hoạt động của thị trườngngoại hối trong các năm 1995 và 1996 nhìn chung còn thấp, mức tăng trưởng chưa rõnét
Sau một thời gian khởi động, từ cuối năm 1996 và bước sang năm 1997, do hoạtđộng XNK của Việt Nam tăng khá, đầu tư quốc tế chảy vào ngày càng nhiều cùng vớiviệc NHNN nới rộng biên độ dao động của tỷ giá từ 0,10% lên 5,0% rồi lên 10,0% đãtrở thành những nhân tố kích thích thị trường ngoại hối hoạt động sôi động hẳn lên.Điều này thể hiện qua hoạt động của thị trường trong năm 1997 so với năm 1996 và1995
Từ tháng 8/1997, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Tài chính – Tiền tệChâu Á, đồng Việt Nam chịu áp lực giảm giá mạnh đã khiến cho thị trường hối rơivào tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, cầu ngoại tệ luôn lớn hơn cung… là nhữngnguyên nhân làm cho hoạt động của thị trường trong năm 1998 không tăng là bao sovới năm 1997
Bước sang năm 1999, nền kinh tế của các nước Châu Á đã dần hồi phục saukhủng hoảng, kinh tế Việt Nam lấy lại được đà phát triển, đặc biệt là Chính phủ đã cónhiều chính sách kích thích tăng trưởng xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài làmcho cung ngoại tệ tăng lên đáng kể Bên cạnh đó, vào cuối năm 1998, Chính phủ đãban hành Quyết định 173/1998/QĐ – TTg ngày 12 tháng 8 năm 1998 về nghĩa vụ bán
và mua ngoại tệ của Người cư trú là tổ chức Theo Quyết định này, Người cư trú là tổchức kinh tế Việt Nam, trong vòng 15 ngày phải bán ngay tối thiểu 80% khoản thu
Trang 18ngoại tệ vãng lai cho các Ngân hàng được phép; đối với các tổ chức chính trị xã hộiphải bán toàn bộ (100%), đây cũng được xem là nhân tố tác động tăng cung ngoạitrên thị trường ngoại hối Ngoài ra, bước sang đầu năm 1999, NHNN đã ban hànhQuyết định số 64/1999/QĐ – NHNN & ngày 25 tháng 2 năm 1999 về việc công bố tỷgiá của đồng Việt Nam với các ngoại tệ, đã làm thay đổi căn bản cơ chế điều hành tỷgiá, từ cơ chế “tỷ giá chính thức” sang cơ chế “tỷ giá giao dịch bình quân trên thịtrường ngoại tệ liên ngân hàng” làm cho thị trường ngoại hối hoạt động trở nên sôiđộng hơn
Kết quả hoạt động của thị trường ngoại hối từ năm 1995 đến năm 2005 được thểhiện thông qua bảng dưới đây:
Bảng: Doanh số hoạt động của thị trường ngoại hối giai đoạn 1995 – 2005
số Tr đó: Mua Tr đó: Bán
Năm sau so năm trước
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Từ bảng trên có thể đưa ra một số nhận xét sau đây:
Sau 11 năm (từ 1995 đến 2005), doanh số giao dịch trên thị trường ngoại hối ướctính tăng gấp 6,25 lần, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 19,25% Đối với một nước
có điểm xuất phát thấp và đang trong quá trình mở cửa và hội nhập, thì tốc độ tăngnhư trên là thấp So với thế giới vào những năm 1970, thì cứ hai năm doanh số giaodịch lại được nhân lên gấp đôi, nghĩa là tốc độ tăng bình quân đạt tới 41,4%/nămTrong tất cả các năm, doanh số mua vào thường thấp hơn doanh số bán ra, điềunày nói lên rằng thị trường ngoại hối Việt Nam phát triển theo hướng một chiều và
Trang 19luôn chịu áp lực cầu lớn hơn cung Hay nói cách khác, thị trường thường ở tình trạngkhan hiếm hàng hóa
Do doanh số bán ra lớn hơn doanh số mua vào, điều này nói lên rằng, các NHTMthường duy trì trạng thái ngoại tệ đoản, do đó, phải đối mặt với rủi ro khi tăng tỷ giáTốc độ tăng doanh số giao dịch ngoại hối là không đều giữa các năm Điều nàyhàm ý:
- Thị trường ngoại hối Việt Nam, tuy không trực tiếp, nhưng cũng chịu ảnhhưởng của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á; điều này cho thấy sự phụthuộc và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền kinh tế mở trên thế giới là như thế nào
- Ngoài ra, tính trồi sụt, thất thường, được chăng hay chớ của thị trườngngoại hối Việt Nam còn phản ánh vai trò mờ nhạt của nó đối với nền kinh tế
2.1.2 Hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam trong thời gian gần đây
(2007 – 2009)
Thực trạng diễn biến trên thị trường ngoại hối còn khá yếu ớt của Việt Nam trongthời gian gần đây khá phức tạp và căng thẳng Thị trường ngoại hối Việt Nam hiệnnay đang tồn tại song song hai thị trường: thị trường chính thức, bao gồm: hoạt độnggiao dịch của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, hoạt động mua bán giữa hệ thốngngân hàng với các khách hàng; và thị trường chợ đen Sự tồn tại của thị trường chợđen đã có những tác động tiêu cực tới cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế
Trong những năm gần đây, thăm hụt cán cân vãng lai đã được thu hẹp đáng kểbởi có sự gia tăng trong hạng mục chuyển giao đơn phương mà chủ yếu là lượng kiềuhối chuyển về nước ngày càng tăng Mặt khác, sự tham gia của các dòng tiền “nóng”của đầu tư gián tiếp nước ngoài chảy vào Việt Nam ngày càng tăng từ nhiều kênhkhác nhau Do đó, các yếu tố trên đã phần nào tài trợ cho thâm hụt cán cân thươngmại và do vậy dự trữ ngoại hối tăng lên, nên phần nào cho thấy khả năng lượng cunglớn hơn lượng cầu ngoại tệ
Khi cung lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá VND/USD sẽ có xu hướng giảm xuống,nghĩa là VND tăng giá Tuy nhiên, trên thực tế, liên tục trong nhiều thời điểm, VNDphải chịu áp lực giảm giá Nghịch lý này phản ảnh một tình trạng “dư cầu” trong nềnkinh tế
Trang 20Tình trạng dư cầu gồm có: dư cầu thực, dư cầu ảo và dư cầu cấu trúc Tình trạng
dư cầu thực thể hiện VND được định giá cao hơn giá trị thật của chúng do tỷ giáVND/USD chưa phản ảnh đúng các quan hệ mua bán ngoại tệ diễn ra trên cơ sở cạnhtranh bình thường, nhưng nguyên nhân sâu xa và quan trọng nhất là do chính sách tỷgiá và trong một chừng mực nào đó là lãi suất của VND và USD trong nhiều năm quachưa phản ảnh đúng những diễn biến của thị trường Dư cầu cấu trúc là do nhữngthâm hụt trên cán cân tài khoản vãng lai đã tạo sức ép lên các nhu cầu tài trợ cho cáchoạt động nhập khẩu Dư cầu ảo là do tình trạng cung ứng ngoại tệ bị bóp méo, nóicách khác tình trạng dư cầu ảo xảy ra là do cơ chế quản lý ngoại tệ của VN hiện nay
là có vấn đề Trong ba xu hướng trên thì xu hướng thứ ba tức dư cầu ảo là đáng ngạihơn cả
Tình trạng “dư cầu” ngoại tệ đã dẫn đến thị trường ngoại hối Việt Nam diễn rahết sức căng thẳng, có rất ít giao dịch và nếu có đều giao dịch trên mức tỷ giá trần doNHNN qui định; sự mất cân đối giữa lãi suất VND và USD cũng như hiện tượng gămgiữa và tích trữ ngoại tệ của doanh nghiệp và trong dân cư; nhu cầu mua ngoại tệ tăngđột biến trong khi nhu cầu vay ngoại tệ lại giảm sút Hệ thống ngân hàng “thừa”ngoại tệ để cho vay; thiếu ngoại tệ để bán
Và vào những tháng cuối năm 2009, tình trạng khan hiếm USD trong thanh toánngày càng tăng gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu Doanhnghiệp nhập khẩu phải mua USD với tỷ giá chênh lệch không phải là300đ-350đ/USD như vài tháng trước mà giờ đây phải mất thêm 400đ-500đ/USD vàđối với doanh nghiệp nhập khẩu máy móc dụng cụ cho các hạn mục dự án thì sẽ bịthiệt từ 2%-3% giá trị hợp đồng Thật hết sức vô lí khi xuất hiện “chợ đen mua bánngoại tệ trong lòng ngân hàng” vì Ngân hàng thương mại không thể mua USD theo tỷgiá chính thức thì lấy đâu ra nguồn để bán cho doanh nghiệp theo tỷ giá quy định vàkhoản chênh lệch giữa tỷ giá chợ đen và tỷ giá chính thức sẽ được ẩn vào một khoảnchi phí nào đó và ngày càng sẽ tăng hơn con số ở trên vì trong tháng 11/2009 tỷ giáchợ đen cao hơn tỷ giá chính thức khoảng 700đ/USD
Vậy, có phải căng thẳng ngoại tệ là do nguồn cung đang thiếu thốn trầm trọngdẫn đến tình trạng “dư cầu” ngoại tệ hoặc tỷ giá VND/USD hoặc biên độ tỷ giá chưaphù hợp?
Trang 21Như chúng ta biết, Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác cần tăngcường đầu tư công nghệ máy móc cho nên việc nhập siêu là rất phổ biến và việc thiếuhụt sẽ được bù đắp bằng nguồn khác để giữ cán cân thanh toán cân bằng Năm 2007,mặc dù nhập siêu lên tới 14,1 tỷ USD nhưng do FDI thực hiện được 8 tỷ USD, dòngvốn FII chảy vào mạnh được 9 tỷ USD, kiều hối 5,5 tỷ USD do đó trạng thái ngoạihối dương (+) 6,3 tỷ USD nhờ đó thị trường ngoại hối ổn định, tỷ giá VND/USD chỉtăng 1,46%, biên độ tỷ giá giữ nguyên trong năm là +/- 0,5% Những tháng cuối năm
2007 còn xảy ra tình trạng thừa USD thiếu VND cho nên tỷ giá liên ngân hàng lại caohơn tỷ giá mua bán của các ngân hàng thương mại Cuối năm 2007, trong khi tỷ giáliên ngân hàng là 16.144đ/1USD thì giá mua của các ngân hàng thương mại là15.995đ/1USD và hiện tượng dư ngoại tệ kéo dài đến quý III năm 2008 và trongkhoảng từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2008 có sự xáo trộn của thị trường ngoại hối màsau đó dần cho thấy việc căng thẳng ngoại tệ không hẳn là do nguồn cung bị thiếu.Theo thống kê cả năm 2008, Việt Nam nhập siêu 17 tỷ USD nhưng khoản thâm hụtnày được bù đắp bằng nguồn FDI 11.5 tỷ USD, kiều hối 8 tỷ USD nhưng tình trạngcăng thẳng ngoại tệ diễn ra từ tháng 5/2008 cho đến nhữn tháng sau này Còn trước
đó thì ngoại tệ luôn dư thừa thậm chí có lúc người có ngoại tệ phải bán dưới giá công
bố chính thức Vào tháng 3/2008 người dân và các doanh nghiệp có ngoại tệ đổ xôđưa vào Ngân hàng bán với tỷ giá 15,300 VND/USD nhưng cũng không phải bánđược dễ dàng Sau đó chừng hai tháng tình hình đã xoay chiều 180 độ, một số nhàđầu tư gián tiếp tại thành phố Hồ Chí Minh rút khỏi thị trường khoản 200 triệu USD.Tuy nhiên con số này không làm thâm hụt đáng kể nguồn ngoại tệ cả nước nhưng do
bị tác động tâm lý làm tỷ giá VND/USD tăng đến chống mặt, đầu tháng 5/2008 giáUSD ngoài thị trường tự do là 19,000 VND/USD Rõ ràng trong vòng hai tháng màgiá USD ngoài thị trường tự do tăng cao như vậy không phải là do cung cầu mà doyếu tố tâm lý Số ngoại tệ mà các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như các doanh nghiệp
có nguồng thu ngoại tệ đang găm giữ là rất lớn có khả năng đáp ứng phần lớn nhu cầungoại tệ thanh toán Nhưng tại sao họ không bán cho ngân hàng đưa đến tình trạngkhan hiếm ngoại tệ giả như trên Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp kỳ vọng
tỷ giá USD/VND lên và thứ hai họ muốn “tự bảo vệ” tránh rủi ro khi phải lâm vàotình trạng thiếu ngoại tệ phải đi mua lại từ ngân hàng thương mại, như vậy do kỳ
Trang 22vọng tỷ giá USD/VND tăng lên và mức độ tin tưởng vào biện pháp điều hành tỷ giácủa Ngân hàng Nhà nước chưa cao lắm, các doanh nghiệp găm giữ số lượng ngoại tệvượt mức nhu cầu thanh toán của mình làm cho hoạt đông của thị trường ngoại hối bịbóp méo.
Tình hình căng thẳng ngoại tệ đó kèo dài khi thì gay gắt khi thì giảm cường độ vàduy trì cho đến năm 2009 Nguồn cung không phải thiếu nhưng các doanh nghiệp cóngoại tệ chỉ bán cho ngân hàng khi cần thiết mặc dù không phải tỷ giá bất hợp lý mà
do các doanh nghiệp có ngoại tệ tỷ giá USD/VND, hoặc biên độ tỷ giá phải tăng mãi
Ta hãy xem lại diễn biến tỷ giá VND/USD trong tháng 3/2009: trước ngày24/03/2009 (ngày biên độ tỷ giá được nâng lên +/- 5%), tỷ giá VND/USD ở thịtrường tự do dao động từ 17,660 đ/USD đến 17,690đ/USD trong khi đó tỷ giá niêmyết chính thức tại các Ngân hàng thương mại (tỷ giá bán) từ tháng 01/2009-03/2009dao động từ 17,480đ/USD đến 17,490 đ/USD nghĩa là tỷ giá VND/USD ở thị trường
tự do luôn cao hơn tỷ giá chính thức 180đ-190đ/USD Ngày 24/03/2009 khi biên độ
tỷ giá +/- 5% được áp dụng thì tỷ giá bán chính thức 1USD= 17,825đ, trong khi đó ởthị trường tự do 17,790đ thấp hơn tỷ giá bán chính thức 35đ/USD và chỉ 3 ngày sau
tỷ giá VND/USD ở thị trường tự do đã vượt tỷ giá chính thức, cho đến cuối tháng5/2009 và tháng 6/2009 tỷ giá bán chính thức của Ngân hàng nhà nước lần lượt là17,785đ/USD và 17,780đ/USD còn tỷ giá ở thị trường tự do là 18,200đ/USD và18,380 đ/USD Nguồn ngoại tệ ở thị trường tự do rất nhỏ nhưng do người đầu cơ trênthị trường này có nhiều biện pháp kích động tâm lý nên thị trường tự do có tác độngchi phối đến tỷ giá VND/USD và có xu hướng là cao hơn tỷ giá chính thức Việc nớirộng biên độ tỷ giá là không thích hợp và biện pháp phá giá đồng Việt Nam lại đingược theo xu hướng chung Trong khi các đồng tiền Châu Á nơi nhận dòng vốn đầu
tư nước ngoại đổ vào giống như Việt Nam, họ đang cố gắng tích cực mua USD kìmgiá đồng ngoại tệ nhưng sau đó cũng buộc phải để cho đồng nội tệ tăng giá còn ViệtNam thì lại phá giá đồng tiền của mình Nếu không xác định gốc của vấn đề một cáhtường tận thì việc phá giá VND hoặc nới rộng biên độ tỷ VND/USD lại càng kíchthích tâm lý găm giữ ngoại tệ hơn nữa và khiến cho thị trường ngoại hối càng xáotrộn them, phá hoại kinh tế vĩ mô
Trang 23Diễn biến ngoại hối căng thẳng như thế từ năm 2007-2009, ta có thể xét đến một
số nguyên nhân sau:
Yếu tố tâm lý: doanh nghiệp và người dân đều nhận thức sâu sắc rằng năm 2009
nền kinh tế nước ta vẫn tiếp tục phải đương đầu với những khó khăn, thách thức củacuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu Xuất khẩu, đầu tư nước ngoài cả trựctiếp lẫn gián tiếp, kiều hối, du lịch, khả năng vay vốn nước ngoài… hay nói một cáchkhác các nguồn cung ngoại tệ cho nền kinh tế đều giảm sút và thậm chí một số lĩnhvực còn giảm sút rất mạnh Từ suy nghĩ đó đã tạo ra tâm lý lo ngại sự mất giá mạnhcủa VND dẫn đến găm giữ ngoại tệ Các doanh nghiệp xuất khẩu hay các doanhnghiệp có nguồn thu bằng ngoại tệ thì găm giữ trên tài khoản hoặc chỉ bán nhỏ giọtcho thị trường Các doanh nghiệp nhập khẩu thì vội vã bằng mọi cách và bằng mọigiá đi mua ngoại tệ Một bộ phận người dân cũng chuyển từ tiền gửi nội tệ sang tiềngửi ngoại tệ Theo số liệu thống kê của NHNN số dư tiền gửi ngoại tệ của các tổ chứckinh tế tăng liên tục trong suốt 4 tháng đầu năm 2009 Tiền gửi ngoại tệ của cả nềnkinh tế tăng 3,35% Đây là hiện tượng không bình thường Hàng năm, số dư tiền gửicủa tổ chức kinh tế lên xuống khá mạnh theo chu kỳ xuất, nhập khẩu, tạo ra sự lưuthông của nguồn ngoại tệ nhằm tự điều tiết cung - cầu ngoại tệ trên thị trường Bốntháng đầu năm nay số ngoại tệ này hầu như đóng băng
Bên cạnh đó, hoạt động đầu cơ trên thị trường chợ đen cũng thừa cơ trỗi dậy.Nắm được tâm lý của doanh nghiệp và người dân, giới đầu cơ chủ động đưa ra các tinđồn thất thiệt, thậm chí còn tự tạo ra các đợt sóng trên thị trường ngoại tệ để mua bánkiếm lời với thủ đoạn ngày càng tinh vi
Yếu tố khách quan: Từ cuối năm 2008 đến nay, Chính phủ đã đưa ra các gói gồm
nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm hạn chế đến mức tối đa các tác động tiêucực của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu, duy trì tăng trưởng hợp lý, ổnđịnh kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; trong đó có nhóm giải pháp hỗ trợ 4% lãisuất vay vốn ngân hàng bằng VND cho cả ba kỳ hạn: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.Những chỉ số kinh tế vĩ mô của quý I và 4 tháng đầu năm 2009, cũng như tốc độ tăngtrưởng tín dụng tăng đều qua các tháng là minh chứng cho sự đúng đắn và kịp thờicủa các giải pháp nêu trên, được dư luận xã hội đánh giá rất tích cực
Trang 24Tuy nhiên, cũng có một thực tế là khi ta tiến hành hỗ trợ lãi suất vay VND 4% đãđưa mặt bằng lãi suất vay VND thực tế của các doanh nghiệp và dân cư xuống 5% -6% (trong một số trường hợp còn thấp hơn) Mặt bằng lãi suất này cũng bằng mặtbằng lãi suất cho vay ngoại tệ hiện hành của hệ thống NHTM Điều này vô hìnhchung đã khuyến khích các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa
và dịch vụ tiến hành vay vốn bằng VND để mua ngoại tệ của các NHTM thay vì vayvốn bằng ngoại tệ (hiệu quả kinh tế như nhau lại không bị rủi ro về biến động tỷ giá).Thậm chí nhiều doanh nghiệp đang có số dư vay vốn ngân hàng bằng ngoại tệ cũngtìm mọi cách vay VND mua ngoại tệ để trả nợ trước hạn vốn vay ngoại tệ cho ngânhàng Số liệu thống kê cho thấy 4 tháng đầu năm 2009 tăng trưởng tín dụng nói chungcủa cả nền kinh tế là 11,6%, trong khi đó tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ lại giảm2,5% Thực tế này đã làm tăng đột biến nhu cầu mua ngoại tệ trong nền kinh tế thay
vì nhu cầu đó được giải quyết hài hòa qua các kỳ hạn khác nhau trong cả năm, thậmchí cho cả các năm tiếp theo Như đã nói ở trên, tiền gửi ngoại tệ trong hệ thống NHvẫn tiếp tục tăng lên, trong khi tín dụng bằng ngoại tệ lại giảm, dẫn đến tình trạng hệthống ngân hàng “thừa” ngoại tệ để cho vay nhưng lại thiếu ngoại tệ để bán chodoanh nghiệp
Ngoài ra, cũng còn phải kể đến một hiện tượng rất phổ biến là hiện nay nhiềudoanh nghiệp và người dân có nguồn thu ngoại tệ, thay vì trước đây để phục vụ chosản xuất kinh doanh trong nước của mình họ bán ngoại tệ cho hệ thống NHTM lấyVND, thì nay dùng ngoại tệ để thế chấp vay VND Theo tính toán gửi ngoại tệ tạingân hàng để lấy lãi suất 2% đến 3%, vay VND sau hỗ trợ phải trả từ 5% đến 6%,như vậy thực tế phải trả lãi vốn vay ngân hàng ở mức 2% - 3% Do vậy, theo tínhtoán của họ đi vay ngân hàng không những không phải trả lãi mà còn được hưởng lãi
Do đó, nhận thức rõ được vấn đề trên, nên vào ngày 24/11/2009, Thống đốcNguyễn Văn Giàu đã đưa ra một loạt các quyết định mới Theo đó, ngày 25/11/2009
tỷ giá bình quân liên ngân hàng sẽ được điều chỉnh lên mốc kỷ lục mới là 17,961VND/USD, tăng thêm 5,44% so với ngày 24/11/2009 Đồng thời biên độ tỷ giá giảm
từ +/-5% hiện nay xuống còn +/- 3% Tính chung việc tăng tỷ giá liên ngân hàng vàgiảm biên độ, tỷ giá chính thức sẽ tăng thêm 3,44%, qua đó cho đưa trần tỷ giá kinhdoanh tại các ngân hàng thương mại lên 18,500đ/USD, thay vì mức 17,885
Trang 25VND/USD ngày 24/11/2009 Đồng thời, Ngân hàng nhà nước sẽ bán ngoại tệ cho cácNgân hàng thương mại có trạng thái ngoại hối – 5%, yêu cầu các doanh nghiệp lớncam kết bán nguồn ngoại tệ cho ngân hàng thương mại.
Trước những biện pháp can thiệp để “giảm nhiệt” và dần ổn định thị trường ngoạihối, thì sau hơn 1 tháng điều chỉnh tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng và co hẹpbiên độ giao dịch tỷ giá, cùng với chỉ đạo một số tập đoàn kinh tế lớn bán ra USD…thị trường ngoại tệ đã phần nào bình ổn
Thị trường ngoại hối đã có thêm chuyển biến tích cực khi Ngân hàng Nhà nước(NHNN) tiếp tục có Văn bản số 10215/NHNN-QLNH gửi NHNN Chi nhánh Thànhphố Hà Nội và TP.HCM đề nghị báo cáo theo định kỳ tuần về triển khai phối hợpkiểm tra, giám sát hoạt động ngoại hối
Theo văn bản này, các nội dung báo cáo về NHNN gồm: tình hình số liệu các đại
lý đổi ngoại tệ được cấp Giấy xác nhận trên địa bàn; phối hợp triển khai giữa chinhánh với các đơn vị liên quan trên địa bàn về thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh trahoạt động ngoại hối Báo cáo của các chi nhánh gửi về NHNN chậm nhất vào thứ Tưhàng tuần
Hiện tỷ giá niêm yết trong chiều ngày 10/01/2010 của Eximbank, Vietcombank là18.465 – 18.479 VND/USD Còn tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do cùng thờiđiểm trên là 19.400 -19.500VND/USD (mua - bán) Trên thị trường liên ngân hàng,
tỷ giá bình quân do NHNN công bố cùng ngày là 17.941 VND/USD
Song nhu cầu về ngoại tệ có xu hướng tăng, do các nhà nhập khẩu đang vào đợtthanh toán các hợp đồng nhập hàng phục vụ thị trường cuối năm Nhu cầu về ngoại tệcủa các ngân hàng từ đó cũng tăng lên để đáp ứng cho khách hàng
Mặc dù NHNN đã có cam kết bán lại ngoại tệ cho những ngân hàng có trạng tháingoại hối âm trên 5%, nhưng việc bán ra ngoại tệ cho các doanh nghiệp cũng có sựchọn lọc kỹ đối tượng Trong đó, các ngân hàng ưu tiên ở những lĩnh vực nhập khẩuthiết yếu bởi cung – cầu ngoại tệ vẫn còn lệch pha và chưa được cân đối
Doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tuần qua đạt xấp xỉ 99.818 tỷVND và 2.855 triệu USD, bình quân đạt khoảng 19.963 tỷ VND/ngày và 571 triệuUSD/ngày
Trang 26TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu của Chương trình giảng dạy kinh tếFulbright tại Việt Nam cho rằng, ở góc độ vĩ mô, động thái điều chỉnh tỷ giá vừa quacủa NHNN là cần thiết, bởi tỷ giá đã giữ ở mức ổn định trong thời gian quá lâu Vìvậy, việc giảm giá của VND là bước đi đúng.
“Theo tính toán của chúng tôi trong 3 năm trở lại đây, đồng VND lên giá 15% sovới đồng USD nên việc giảm giá 5,4% và thu hẹp biên độ xuống 3% tiến theo đúng
xu hướng đồng USD giảm giá”, ông Anh nói Ông Anh còn cho rằng, theo xu hướngtrên thế giới đồng USD đang yếu đi
Vì vậy, động thái vừa rồi của NHNN đã thu hẹp chênh lệch giữa tỷ giá trên thịtrường tự do và tỷ giá niêm yết chính thức, qua đó, giảm việc găm giữ đồng USD.Theo đánh giá của một chuyên gia ngành tài chính, động thái cam kết bán ngoại
tệ cho các ngân hàng thương mại của NHNN vừa qua cũng góp phàn giảm bớt sựcăng thẳng trên thị trường ngoại hối
Như vậy, sau hàng loạt các Biện pháp can thiệp của Ngân hàng Nhà nước đã đưathị trường ngoại hối giảm bớt căng thẳng.Tuy nhiên, những diễn biến trên thị trườngngoại hối là hết sức phức tạp và khó lường trước được Do đó, cần có sự nghiên cứu
và những dự báo chính xác, kịp thời vào thị trường
2.2 Thị trường ngoại hối giao ngay Việt Nam.
Kinh doanh giao ngay được thống nhất trên thị trường quốc tế chỉ bao gồm việcmua bán các đồng tiền khác nhau có trên tài khoản ngân hàng và các bên mua bántiến hành thanh toán ngay sau khi đã thỏa thuận Khái niệm “giao ngay” ở đây thường
là vào ngày làm việc thứ hai kể từ ngày ký kết hợp đồng Đây chính là điểm đặc trưng
để phân biệt giữa thị trường giao ngay với thị trường khác
Thị trường ngoại hối của Việt Nam còn khá non trẻ so với thị trường ngoại hốiquốc tế Thị trường ngoại hối Việt Nam chỉ thật sự đặt dấu mốc vào tháng 10 năm
1994, khi thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đi vào hoạt động Và doanh số hoạt độngtrên thị trường ngoại hối của Việt Nam chủ yếu là doanh số của nghiệp vụ giao ngay
Từ khi thị trường ngoại hối của Việt Nam bắt đầu hình thành, thì ngân hàng ngoạithương Việt Nam đã đóng vai trò là một ngân hàng chủ lực trong thị trường này.Ngân hàng ngoại thương luôn có doanh số mua bán ngoại tệ tiền mặt lớn với kháchhàng là công ty và cá nhân; đồng thời cũng là ngân hàng đại lý về tiền mặt cho hầu
Trang 27hết các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Do đó, dựa vào doanh số hoạt động giaongay của Ngân hàng ngoại thương, ta có thể có một cái nhìn khái quát về hoạt độngcủa thị trường ngoại hối giao ngay tại Việt Nam trong thời gian gần đây.
Bảng: Doanh số giao dịch ngoại tệ giao ngay tại VCB-HCM từ năm 2000 – 2008.
Đơn vị tính: triệu USD
Năm Doanh số giao ngay Tỷ lệ tăng (%)
mạnh qua các năm, từ 0,5% năm 2001 đến 32,78% năm 2007 (Việt Nam chính thức
là thành viên của WTO) Đặc biệt là năm 2008 với doanh số 13.898,07 triệu USD,tăng 76,23% vì đây là thời gian luồng đầu tư từ nước ngoài, luồng kiều hối vào ViệtNam tăng mạnh Việc tăng nhanh doanh số ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại thương ViệtNam, cho ta thấy vai trò của thị trường giao ngay càng phát triển, khẳng định vị trítrong môi trường kinh doanh tại Việt Nam Nhưng bên cạnh đó, thị trường ngoại hốicủa Việt Nam cũng chịu tác động chung của biến động thế giới, diễn biến căng thẳng
2.3 Thị trường ngoại hối phái sinh Việt Nam
2.3.1 Sự ra đời của công cụ ngoại hối phái sinh
Giao dịch ngoại hối kỳ hạn và giao dịch ngoại hối hoán đổi được NHNN cho phép
từ năm 1998 theo quyết định số 17/1998/ QĐ – NHNN7 ngày 10/1/1998 khi mớiđược phép giao dịch, có 28 NHTM được NHNN cấp giấy phép hoạt động ngoại hối
kỳ hạn và hoán đổi, trong đó có 21 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 7 NHTM ViệtNam Đến nay hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đều tham gia giao dịch này
Trang 28Ra đời muộn hơn so với giao dịch ngoại hối hoán đổi và kỳ hạn, giao dịch ngoạihối quyền chọn bắt đầu được thí điểm tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần XuấtNhập Khẩu Việt Nam vào năm 2003, giao dịch quyền chọn các loại ngoại tệ mạnhnhư EUR, AUD, SGD với USD Sau khi thí điểm thành công, đến ngày 10/11/2004thì giao dịch ngoại hối quyền chọn chính thức được giao dịch như hai giao dịch ngoạihối hoán đổi và kỳ hạn theo quyết định số 1452/2004/QĐ – NHNN của NHNN Theoquyết định này, nghiệp vụ ngoại hối quyền chọn chỉ được thực hiện giữa ngoại tệ vớingoại tệ, không liên quan đến đồng Việt Nam Tuy nhiên, đến tháng 8/2005 NHNN
đã cho phép thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ giữa ngoại tệ với VNDtại NHTMCP Quốc tế và Ngân Hàng Ngoại Thương; tháng 12/2005 tại NHTMCP ÁChâu, Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển, NHTMCP Kỹ Thương, NHTMCP QuânĐội Và ngày 18/3/2009, Thống đốc NHNN đã có Công văn số 1820/NHNN –QLNH gửi tới các NHTM mà trước đây NHNN đã cho phép thực hiện thí điểmnghiệp vụ quyền chọn giữa VND và ngoại tệ yêu cầu chấm dứt nghiệp vụ này kề từngày 23/3/2009
Giao dịch ngoại tệ tương lai vẫn chưa được triển khai vì ở nước ta chưa có trungtâm giao dịch ngoại hối hay sàn giao dịch ngoại hối như sàn giao dịch chứng khoán
2.3.2 Các văn bản pháp lý điều chỉnh
2.3.2.1 Điều chỉnh giao dịch ngoại hối kỳ hạn và hoán đổi
Theo quy định của NHNN Việt Nam, trước ngày 28/5/2004, tỷ giá kỳ hạn đượcxác định bằng cách lấy tỷ giá giao ngay cộng với một biên độ dao động tùy theo kỳhạn của hợp đồng kỳ hạn Như vậy, cách xác định tỷ giá kỳ hạn theo thông lệ quốc tế
và của NHNN Việt Nam là hoàn toàn khác biệt Điều này có thể dẫn tới sự khácnhau rất lớn giữa hai cách tính và một khi cách xác định tỷ giá kỳ hạn theo quy địnhcủa NHNN không còn phù hợp với những diễn biến trên thị trường thì điều này sẽlàm nản lòng các chủ thể tham gia loại nghiệp vụ này trên thị trường ngoại hối Hơn nữa thời hạn tối đa theo quy định lúc đó của NHNN đối với loại hợp đồngnày chỉ là 6 tháng, liệu có thể đáp ứng được nhu cầu về thời hạn trong phòng ngừa rủi
ro tỷ giá của các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối hay không? Bởi trong tươnglai, số lượng chủ thể tham gia trên thị trường ngoại hối Việt Nam là rất đông và mỗichủ thể có một nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ gia với thời hạn riêng của mình, có thể
Trang 29vài tháng thậm chí là hơn một năm Vì thế, việc mở rộng thời hạn dài hơn 6 thángnhư hiện nay là tất yếu và NHNN không thể lại tiếp tục quy định tỷ lệ % gia tăng chomỗi một thời hạn được Đồng thời, nghiệp vụ kỳ hạn có thể được mở rộng cho nhiềuloại ngoại tệ mạnh khác mà không riêng gì USD Do đó, NHNN không thể quy định
tỷ lệ % gia tăng cho mỗi thời hạn và cho mỗi loại ngoại tệ được
Chính vì vậy, ngày 28/5/2004, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ra quyết định số648/2004 trong đó quy định kỳ hạn của hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi từ 3đến 365 ngày và thay đổi lại nguyên tắc xác định tỷ giá kỳ hạn Tỷ giá kỳ hạn xácđịnh trên cơ sở: tỷ giá giao ngay của ngày ký hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi; chênh lệchgiữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất cơ bản của VND (tính theo năm) do NHNNViệt Nam công bố và lãi suất mục tiêu của Mỹ của USD do Cục Dự Trữ Liên Bang
Mỹ công bố; và kỳ hạn của hợp đồng Có thể khẳng định rằng, quyết định này đã đưacách thức tính tỷ giá kỳ hạn của các NHTM Việt Nam tiến gần với thông lệ quốc tế
và là tiền đề pháp lý quan trọng cho sự phát triển của thị trường ngoại hối Việt Namnói chung và giao dịch ngoại hối kỳ hạn, hoán đổi nói riêng
Bảng: Tổng hợp phương pháp xác định tỷ giá kỳ hạn theo quy định của NHNN
( Tỷ giá kỳ hạn tối đa = Tỷ giá giao ngay tối đa + % Biên độ dao động)
Từ 10/1/98 đến 28/2/98
Từ 28/2/98 đến 6/8/98
Từ 6/8/98 đến 26/8/98
Từ 26/8/98 đến 30/8/00
Từ 30/8/00 đến 18/9/01
Từ 18/9/01 đến 1/7/02
Từ 1/7/02 đến 28/5/04
Trang 302.3.2.2 Điều chỉnh giao dịch quyền chọn tiền tệ:
Hiện nay các NHTM Việt Nam thưc hiện giao dịch quyền chọn tiền tệ theo quyếtđịnh số 1452/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Tại quyết định này, giao dịchngoại hối quyền chọn chỉ bao gồm giao dịch giữa các ngoại tệ (không liên quan đếnđồng Việt Nam) Đối tượng tham gia giao dịch bao gồm các TCTD được phép, tổchức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân, NHNN Việt Nam Các TCTD được phép duytrì tổng giá trị hợp đồng quyền chọn không có giao dịch đối ứng tối đa là 10% so vớivốn tự có và các TCTD không được phép mua quyền chọn của tổ chức kinh tế, tổchức khác và cá nhân mà họ chỉ được phép bán quyền chọn cho các đối tượng này màthôi
Trên thế giới, việc sử dụng các công cụ ngoại hối phái sinh đã có sự phát triểnnhanh chóng từ những năm 1970, đặc biệt là những năm 1990 cho đến nay và được tổchức giao dịch thông qua các sàn giao dịch lớn như London, New York… còn tạiViệt Nam, công cụ này mới hình thành được 11 năm với ba công cụ đó là: giao dịch
kỳ hạn, giao dịch hoán đổi và giao dịch quyền chọn.Việc sử dụng chúng còn khá hạnchế với số lượng giao dịch hết sức khiêm tốn Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này,phần tiếp theo sẽ phân tích cụ thể về tình hình sử dụng công cụ ngoại hối phái sinh tạicác NHTM Việt Nam: mức độ sử dụng, mục đích sử dụng, những kết quả đạt được,cùng những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó
2.3.3 Thực trạng sử dụng công cụ ngoại hối phái sinh trên thị trường
ngoại hối Việt Nam
Nghiệp vụ ngoại hối phái sinh ra đời ở Việt Nam cách đây không lâu và còn khá
mới mẻ đối với các NHTM Việt Nam Còn hạn chế về số lượng khách hàng cũng như
Trang 31doanh số giao dịch Mặc dù các ngân hàng đều có những chú trọng phát triển nhấtđịnh nhưng tỷ trọng lợi nhuận từ nghiệp vụ này so với tổng lợi nhuận của ngân hàngcòn khá nhỏ bé Phần dưới đây sẽ đi sâu xem xét vấn đề này.
2.3.3.1 Giao dịch ngoại hối kỳ hạn:
Giao dịch ngoại hối kỳ hạn là công cụ ngoại hối phái sinh ra đời sớm nhất ở nước
ta Tuy nhiên cho đến nay nghiệp vụ này chỉ đạt doanh số ở mức khiêm tốn, có thểthấy rõ qua bảng số liệu sau
Bảng: Tỷ trọng doanh số giao dịch kỳ hạn trên thị trường ngoại hối
Trang 320 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
%
1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
NĂM
DS KỲ HẠN
Biểu đồ: Tỷ trọng doanh số giao dịch kỳ hạn trong tổng doanh số giao dịch
trên thị trường ngoại hối
Qua biểu đồ trên cho thấy: doanh số giao dịch kỳ hạn có xu hướng tăng lên quacác năm nhưng nếu xét theo tỷ trọng trong tổng doanh số giao dịch trên thị trườngngoại hối thì giao dịch kỳ hạn chiếm tỷ trong khá thấp, dưới 11% Tỷ trọng thấp nhấtvào năm 1999 chỉ có 2,8% nhưng qua năm 2000 tỷ trọng này tăng lên gấp đôi là 5,5%
và tăng dần từ năm 2000 đến nay Tính trung bình tỷ lệ giao dịch kỳ hạn qua các nămchỉ chiếm khoảng 5,7% tổng doanh số giao dịch trên thị trường ngoại hối_một con sốkhiêm tốn Từ đó chúng ta có thể kết luận sơ bộ công cụ ngoại hối kỳ hạn được sửdụng rất hạn chế ở Việt Nam Có thể thấy điều này rõ hơn khi so sánh với doanh sốcủa giao dịch ngoại hối giao ngay
Bảng: Tỷ lệ giữa Doanh số giao dịch kỳ hạn và Doanh số giao dịch giao ngay
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
% 5,89 5,95 5,14 5,26 5,35 5,86 6,73
Nguồn: NHNN
Nhìn bảng số liệu trên ta thấy rằng tỷ lệ giữa doanh số giao dịch kỳ hạn và doanh
số giao dịch giao ngay hầu như không tăng qua các năm, thậm chí vào các năm saunăm 2004 cũng không có gì thay đổi lớn khi NHNN ban hành các quyết định mới
Trang 33số giao dịch toàn thị trường, giao dịch kỳ hạn chiếm tỷ lệ rất nhỏ Hơn nữa nếu xéttheo cơ cấu mua bán kỳ hạn ta thấy các giao dịch mua bán kỳ hạn cũng không đượccân bằng.
Nguồn: Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở
Việt Nam năm 2007” và website NHNN.
Biểu đồ: Tỷ trọng doanh số mua và doanh số bán kỳ hạn
Nhóm 8 33
Trang 34Các NHTM chủ yếu thực hiện giao dịch bán kỳ hạn, tỷ trọng luôn ở mức rất cao
và chênh lệch giữa tỷ trọng bán kỳ hạn với mua kỳ hạn luôn lớn hơn 50% trừ năm
1999 bởi xu hướng VND mất giá trong suốt thời gian qua đã khiến cho các chủ thể cócác khoản thanh toán bằng USD lo ngại sẽ mất nhiều VND hơn để mua USD, nên họthường ký hợp đồng mua kỳ hạn USD với ngân hàng (tức ngân hàng bán kỳ hạn USDcho khách hàng) Nhưng xu hướng cho thấy, đang có sự thay đổi dần về tỷ trọng giữamua và bán trong giao dịch kỳ hạn ở các NHTM Việt Nam
Nếu xét theo kỳ hạn: kỳ hạn giao dịch chủ yếu là ngắn ngày Trước khi có quyếtđịnh số 648/QĐ – NHNN, kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn chỉ nằm trong giới hạn từ 7ngày đến 180 ngày đối với tất cả các loại giao dịch dù là giữa VNĐ với các loại ngoại
tệ hay giữa các loại ngoại tệ với nhau Sau khi có quyết định 648/QĐ – NHNN, giớihạn giao dịch đã tăng lên 365 ngày Tuy nhiên ở một số ngân hàng, dù trước hay sau
QĐ 648 thì vẫn có một thực tế là giao dịch kỳ hạn chỉ tập trung chủ yếu vào kỳ hạnngắn ngày (từ 7 đến 60 ngày)
Qua những phân tích ở trên ta có thể nhận thấy nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn ở nước
ta vẫn chưa thực sự phát triển: doanh số ít và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh
số giao dịch ngoại hối của toàn thị trường; số lượng khách hàng chưa nhiều và chủyếu là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mặc dù NHNN đã cho phép các cá nhân cóthể tham gia vào thị trường Không những bị hạn chế về mức độ sử dụng mà giaodịch kỳ hạn còn có cơ cấu giao dịch bất hợp lý, doanh số mua kỳ hạn luôn thấp hơndoanh số bán kỳ hạn và doanh số bán thường gấp 3-6 lần doanh số mua Chính sự
Trang 35chênh lệch này là một trong các nguyên nhân khiến thị trường kỳ hạn chậm phát triển
ở Việt Nam Các giao dịch tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn (7 đến 60 ngày) Như chúng ta đã biết có một giao dịch ngoại hối phái sinh khác ra đời cùng thờiđiểm với giao dịch kỳ hạn Vậy, thực trạng của giao dịch này như thế nào? Phần sauđây sẽ trả lời cho câu hỏi đó
2.3.3.2 Giao dịch ngoại hối hoán đổi.
Giao dịch ngoại hối hoán đổi ra đời cùng với giao dịch ngoại hối kỳ hạn và đượcxem là công cụ ngoại hối phái sinh hiệu quả để bảo hiểm rủi ro tỷ giá vì nó khônglàm phát sinh trạng thái ngoại hối Tuy nhiên vào thời gian đầu, giao dịch hoán đổichỉ được tiến hành giữa NHNN và NHTM trong trường hợp các NHTM dư thừangoại tệ và khan hiếm VND Với nghiệp vụ này, các NHTM có nhu cầu sử dụngVND có thể bán ngoại tệ cho NHNN lấy VND Đến thời hạn đã thỏa thuận NHTM
đó được phép mua lại từ NHNN lượng ngoại tệ đã bán ra chứ bảo hiểm rủi ro tỷ giáchưa phải là mục đích của việc sử dụng công cụ này
Thực tiễn những năm qua ở nước ta cho thấy, công cụ hoán đổi ngoại hối chỉ đạtđược khối lượng giao dịch rất khiêm tốn mặc dù trong những năm trở lại đây đặc biệt
là từ sau QĐ 1452 thì đối tượng khách hàng được phép giao dịch hoán đổi với cácNHTM đã mở rộng ra các tổ chức kinh tế Là một giao dịch hối đoái kép, nên doanh
số giao dịch hoán đổi thường không được tách bạch thống kê rõ ràng, mà được tínhgộp vào doanh số giao dịch giao ngay và doanh số giao dịch kỳ hạn theo thống kêcủa NHNN, doanh số hoán đổi năm 2006 chỉ đạt khoảng 126 triệu USD, năm 2007đạt mức 132,7 triệu USD
Như vậy, giao dịch hoán đổi ngoại hối hiện nay tại Việt Nam đã có bước pháttriển hơn so với những năm trước: nghiệp vụ này không chỉ được thực hiện trên thịtrường ngoại tệ liên ngân hàng mà còn được sử dụng trên thị trường ngân hàng vàkhách hàng Tuy nhiên một thực tế phải nhìn nhận là giao dịch hoán đổi ngoại hối ởnước ta vẫn còn rất ít
2.3.3.3 Giao dịch ngoại hối quyền chọn.
Giao dịch ngoại hối quyền chọn được NHNN cho phép EXIMBANK thực hiện thíđiểm theo công văn số 134/NHNN – QLNH do Phó Thống đốc NHNN ký ngày12/02/2003 sau khi thấy EXIMBANK đã hội đủ các điều kiện về vốn và khả năng