Bảo hành dự án

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn tại Ban quản lý các dự án nông nghiệp (Trang 37 - 48)

: Các đơn vị thực hiện

2.2.3.4.Bảo hành dự án

Việc bảo hành chất lượng dự án là một việc làm bắt buộc đối với tất cả các nhà thầu và luôn được ghi rõ trong hợp đồng ký kết giữa Ban và nhà thầu. Thời hạn và mức tiền bảo hành được quy định cụ thể trong nghị định 52/1999 /NĐ-CP và quy chế bảo hành QĐ số 35/1999/ QĐ-BXD ngày 12 tháng 11/1999

nhiệm của nhà thầu về chất lượng công trình trước Ban QL và pháp luật. Nhà thầu có nghĩa vụ thực hiện sữa chữa các hư hỏng do mình gây nên trong thời hạn bảo hành. Ngoài ra người cung cấp tài liệu, số liệu khảo sát thiết kế phục vụ xây lắp, nghiệm thu, giám định công trình cho người giám sát xây dựng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm do mình thực hiện.

a. Thời hạn và mức tiền bảo hành được quy định như sau:

- Thời hạn 24 tháng và mức tiền 0,5% giá trị thanh lý hợp đồng xây lắp đối với công trình thuộc nhóm A.

- Thời hạn 18 tháng và mức tiền 1,5% giá trị thanh lý hợp đồng xây lắp đối với công trình thuộc nhóm B.

- Thời hạn là 12 tháng và mức tiền 3% giá trị thanh lý hợp đồng xây lắp đối với công trình thuộc nhóm C.

b. Trách nhiệm đối với chi phí cho việc sữa chữa các hư hỏng và bồi thường trách nhiệm được xác định như sau:

- Nếu nhà thầu làm sai thiết kế được duyệt dẫn tới chất lượng kém hoặc gia tăng khối lượng thì nhà thầu phải trả chi phí cho việc sữa chữa các hư hỏng hoặc sự gia tăng khối lượng đó.

- Nếu chất lượng dự án kém hoặc sự gia tăng khối lượng là do nguyên nhân khảo sát thiết kế gây ra thì tổ chức khảo sát thiết kế phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và chi phí sữa chữa.

- Nếu chất lượng dự án kém do sử dụng vật liệu không đảm bảo chất lượng thì người mua các sản phẩm đó chịu chi phí.

Đơn vị xây dựng tổ chức khảo sát thiết kế không chịu trách nhiệm kinh tế về chất lượng công trình hư hỏng trong trường hợp bất khả kháng vượt quá mức đã được phép dùng trong thiết kế công trình, hoặc công ty đưa công trình vào khai thác sử dụng nhưng chưa được nghiệm thu

Nhìn chung công tác quản lý chất lượng tại Ban thực hiện chưa thực sự hiệu quả: - Đó là việc quản lý thiếu chặt chẽ đối với các nhà thầu dẫn đến mối quan hệ không gắn kết, thiếu chặt chẽ giữa các bộ phận giám sát, bộ phận thực hiện dự án, bộ phận nghiệm thu và bộ phận kiểm định, giám định chất lượng. Các bộ phận này

thường chưa được thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình, thiếu thái độ hợp tác tích cực giữa các bên tham gia... đã làm cho dự án không đạt được chất lượng chuyên môn, gây thiệt hại cho Nhà nước.

- Công tác quản lý chất lượng tuy đã được nâng lên một bước, nhưng một số đơn vị chưa quan tâm thường xuyên nên dẫn đến chất lượng một số tiểu dự án chưa đảm bảo phải phá đi làm lại. Ngoài ra hồ sơ nghiệm thu kỹ thuật về khối lượng, chất lượng không được hoàn chỉnh và cập nhật kịp thời.

- Tình trạng thi công cuả các nhà thầu dây dưa không dứt điểm diễn ra khá phổ biến, không những ảnh hưởng đến kỹ thuật, chất lượng dự án mà còn ảnh hưởng đến công tác thu hồi vốn làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Một vấn đề nữa ảnh hưởng đến chất lượng dự án đó là thủ tục lập, thẩm định dự án và thiết kế kỹ thuật, hồ sơ một số văn bản thiếu tính pháp lý, thuyết minh chưa rõ ràng, tài liệu điều tra cơ bản lập dự án thường sơ lược, tài liệu điều tra khảo sát phục vụ thiết kế điển hình thường chưa đầy đủ, một số tài liệu thiếu chuẩn xác, chưa dự tính được những phát sinh trong quá trình thi công xây lắp, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng dự án sau này.

2.3. Thực trạng quản lý dự án tại Ban QL các DA nông nghiệp xét theo chu kỳ đầu tư.

2.3.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Đây là giai đoạn chứa đựng những công việc phức tạp nhất của một dự án, nội dung của nó bao gồm những công việc sau:

-Thành lập nhóm dự án, xác định cấu trúc tổ chức của dự án -Lập kế hoạch tổng quan

-Phân tích công việc của dự án -Lập kế hoạch tiến độ thời gian -Lập kế hoạch ngân sách

-Lập kế hoạch nguồn lực cần thiết

-Lập kế hoạch chi phí và dự báo nguồn thu -Xin phê chuẩn thực hiện

Hầu hết các công việc trên Ban QL đều thuê tư vấn lập, nhưng do tính chất quan trọng của giai đoạn này đối với toàn bộ dự án đầu tư nên Ban QL luôn luôn quản lý sát sao công tác lập dự án của đơn vị tư vấn, bên cạnh đó phải quản lý chi phí trong giai đoạn này vì nếu dự án khả thi thì chi phí đó được tính vào tổng vốn đầu tư còn dự án không khả thi thì chi phí này Ban QL phải chịu. Chi phí trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm:

- Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án nhóm A, B, báo cáo nghiên cứu khả thi đối với các dự án nói chung và dự án chỉ thực hiện lập báo cáo đầu tư.

- Chi phí tuyên truyền, quảng cáo cho dự án nếu có.

- Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ có liên quan đến dự án (đối với dự án nhóm A và một số dự án đặc biệt).

2.3.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư

2.3.2.1. Xin cấp đất, thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng và xin cấp giấy phép xây dựng

Sau khi được Bộ Nông nghiệp phê duyệt thực hiện dự án, Ban QL các DA nông nghiệp bắt tay vào thực hiện các thủ tục về việc xin cấp đất xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng.

Nội dung các thủ tục hành chính: - Thẩm định dự án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xin cấp giấy phép đầu tư. - Xin cấp giấy phép xây dựng. - Xin cấp đất.

- Phê duyệt giá bồi thường giải phóng mặt bằng. - Phê duyệt giá bán và kinh doanh đất.

- Xin giảm thuế đất.

- Trình duyệt kế hoạch giải phóng mặt bằng: kế hoạch và phương án giải phóng mặt bằng.

Các dự án của Ban QL đều theo hình thức tự thực hiện mà chủ đầu tư là chính phủ Việt Nam nên Ban QL là tổ chức có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán

- Ban QL thuê tổ chức tư vấn lập thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, sau khi thẩm định độ chính xác và tính khả thi công ty trình lên BỘ Nông nghiệp.

- Bộ Nông nghiệp thẩm định lại một lần nữa thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, của dự án nếu thấy khả thi thì phê duyệt cho Ban QL được bắt đầu thực hiện dự án. Khi nhận được quyết định phê duyệt của Bộ, Ban QL thành lập ban quản lý dự án và uỷ quyền cho ban quan lý này chịu trách nhiệm về dự án

2.3.2.3. Công tác đấu thầu

Đấu thầu giúp Ban QL chọn được nhà thầu cung cấp các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và giá cả tốt nhất, điều đó thuận lợi cho chủ đầu tư đảm bảo chất lượng công trình và tiết kiệm được chi phí đầu tư. Thêm vào đó đảm bảo tính khách quan loại trừ được khả năng các thành viên trong Ban QL móc ngoặc với các nhà thầu để thu lợi nhuận bất chính. Tuỳ theo tính chất dự án hay gói thầu mà Ban QL tiến hành tổ chức đấu thầu cạnh tranh, chỉ định, hạn chế....

2.4. Thực trạng quản lý các dự án tiêu biểu tại Ban QL các DA nông nghiệp

Để triển khai quá trình nâng cao và đẩy mạnh sức sản xuất, cạnh tranh cho nghành nông nghiệp, từng bước nâng cấp hệ thống sản xuất nông nghiệp của nước ta, cơ bản hoàn thành được quá trình hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp thì chính phủ đã tiến hành đầu tư vào việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, qua đó nâng cao được khả năng quản lý cũng như sử dụng hiệu quả hạ tầng nông thôn bền vững để từng bước hoàn thiện khả năng cạnh tranh của nông nghiệp nước nhà.

Trong các dự án mà Ban QL các DA nông nghiệp đã và đang thực hiện thì có 3 dự án có nguồn vốn lớn, lại liên quan đến vấn đề về xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mà Ban quản lý các dự án nông nghiệp trực tiếp là cơ quan quản lý cũng như thực hiện đầu tư đó là dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc, dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn tổng hợp các tỉnh miển Trung, dự án khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai năm 2005, nên em đã chọn 3 dự án này để làm rõ các vấn đề liên quan đến công tác quản ký của Ban.

Cả 3 dự án này đều có nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài và một phần là của chính phủ Việt Nam. Giá trị đầu tư, chi phí của 3 dự án này được thể hiện qua bảng dưới:

Bảng 2: Tổng mức vốn đầu tư của các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn

Số thứ tự Tên dự án Tổng mức đầu tư

(triệu đồng)

Kế hoạch tiến độ

1 Khắc phục khẩn cấp

hậu quả thiên tai năm 2005 1.888.800 2007-2011

2 Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung 2.040.000 2008-2012 3 Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc

2.760.000 2011-2016

Nguồn: BQL dự án

2.4.1. Dự án khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai năm 2005.

Năm 2005, các cơn bão nhiệt đới đã gây ra thiệt hại nặng nề cho 16 tỉnh, trong đó có 10 tỉnh bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề là: Hà Giang, Hà Tĩnh, Nam Định, Nghệ An, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa, và Yên Bái. Các công trình thủy lợi, hệ thống nước sạch, dịch vụ xã hội, đường giao thông, đê biển, và kè chống lũ tại những tỉnh này bị hư hỏng hoặc bị phá hủy nghiêm trọng. Chính phủ Việt Nam đã tạm khắc phục nhiều công trình bị hư hại. Khi triển khai quá trình nâng cấp và cải tạo này, Chính phủ Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ nhằm nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng bị hư hại bằng vốn vay của ADB về hỗ trợ khẩn cấp. Vốn vay 2273-VIE (SF) của ADB cho Dự án Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai đã có hiệu lực vào ngày 23/4/2007.

Mục tiêu của dự án nhằm duy trì sự tăng trưởng kinh tế tại các vùng của 10 tỉnh tham gia dự án và tạo điều kiện thúc đẩy nhanh việc khôi phục lại cuộc sống

bình thường cho người dân và giảm thiểu tính tổn thương đối với thiên tai tại các vùng bị ảnh hưởng. Cụ thể hơn, mục tiêu của Dự án nhằm:

-Phục hồi cơ sở hạ tầng thiết yếu bị hư hại bởi các cơn bão năm 2005 đối với 4 lĩnh vực: phòng chống lũ, các hệ thống thủy lợi, đường giao thông, cơ sở hạ tầng xã hội.

-Làm tương đương hoặc nâng cấp hệ thống chống bão lũ cho các khu vực dễ bị tổn thương ở những nơi khả thi.

Dự án hỗ trợ tính giảm thiểu và sẵn sàng khi thiên tai xảy ra và giúp Chính phủ lồng ghép các hoạt động sẵn sàng và phòng chống với quá trình phát triển nhằm chuẩn bị và tránh những ảnh hưởng xấu của thiên tai. Thiết kế của dự án dựa trên những đánh giá về nhu cầu và thiệt hại được tiến hành đồng thời bởi Chính phủ Việt Nam và ADB vào tháng 3-4 năm 2006.

Sản phẩm của Dự án là phục hồi và nâng cấp cơ sở hạ tầng đối với 04 lĩnh vực sau: (i) chống lũ, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(ii) thủy lợi,

(iii) đường giao thông và cầu, (iv) dịch vụ xã hội.

Dự án sẽ tài trợ cho

(i) Các hợp đồng xây lắp;

(ii) Các hợp đồng với các công ty tư vấn trong nước đã và đang làm việc tại các huyện bị ảnh hưởng về nghiên cứu khả thi và thiết kế chi tiết;

(iii) Hợp đồng với nhóm tư vấn quốc tế và trong nước về đánh giá kỹ thuật, xã hội, và môi trường.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) là cơ quan chủ quản. Tại 10 tỉnh tham gia dự án, Ủy ban nhân dân tỉnh (PPC) là cơ quan thực hiện.

- Quản lý dự án ở cấp quốc gia được tiến hành bởi Ban quản lý dự án Trung ương (CPMU)1. Các nhiệm vụ của CPMU là:

(i) điều phối và quản lý toàn dự án.2

(ii) Liên lạc với PPC của từng tỉnh tham gia và sở nông nghiệp và phát triển nông thôn (DARD) của mỗi tỉnh nhằm chuẩn bị, chọn lựa, và triển khai các TDA; (iii) Hướng dẫn và tập huấn về quản lý dự án cho DARD;

(iv) Phối kết hợp với các cơ quan liên quan của MARD và các bộ ngành khác để hướng dẫn DARD về các tiêu chuẩn thiết kế;

(v) Trợ giúp DARDs mua sắm hàng hóa và các dịch vụ khác thông qua đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB);

(vi) Giám sát về tiến độ và ngân sách, và chuẩn bị báo cáo tiến độ cho toàn dự án bằng cách tổng hợp các báo cáo của mỗi tỉnh, và

(vii) Chuẩn bị báo cáo hoàn thành dự án.

Kế hoạch thực hiện của dự án này đã được Ban QL các DA nông nghiệp liên kế hoạch khá chi tiết, cụ thể như sau:

- Dự án được chia làm hai giai đoạn:

+Giai đoạn đầu tiên được thực hiện cho các tiểu dự án ưu tiên, nguồn ngân sách ban đầu là 50,97 triệu USD. Chủ yếu tập trung vào những dự án của các tỉnh cần khắc phục mà ngân sách vượt quá các khoản tiền có sẵn, không phải tất cả các dự án phù hợp đều có thể được tài trợ. Trong số 176 tiểu dự án do các dự án tỉnh thẩm tra và đề suất, 105 trong số đó được xem xét và đưa vào danh sách thẩm tra nhanh3, các tiểu dự án cần được ưu tiên và 39 tiểu dự án cốt lõi được bảo lưu với phần thứ nhất của vốn vay (ADB: 50,94 triệu USD).

1 CPMU nằm trong Ban Quản lý các dự án nông nghiệp của MARD và sử dụng cơ sở vật chất và nhân viên từ một dự án được kết thúc trước đó (cho Khoản vay 1564-VIE (SF))

2 MARD có vai trò là Ủy ban Phòng chống bão lũ Trung ương (CCFSC), và đảm bảo rằng các phương thức phù hợp nhằm chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với thiên tai sẽ được phối hợp chặt chẽ với cơ sở hạ tầng đã được nâng cấp.

+ Tiếp đó là việc thay đổi quy mô của các tiểu dự án và cuối cùng là 47 tiểu dự án ưu tiên đã được phê duyệt trong giai đoạn đầu của khoản vay. Khi phần thứ hai (giai đoạn 2) của khoản vay đã có thể thực hiện (ADB đóng góp 25.5 triệu USD), một phần trong khoản vay bổ sung đã được dành để bù đắp cho những thay đổi về chi phí của các TDA ưu tiên và phần còn lại chỉ đủ tài trợ cho 23 trong số 26 tiểu dự án đề suất bổ sung. Việc thực hiện được bắt đầu ngay khi khoản vay bổ sung có hiệu lực ngày 7 tháng 4 năm 2009. Đến ngày 30 tháng 6 năm 2011 gần như toàn bộ các tiểu dự án đã hoàn thành chỉ còn 2 tiểu dự án dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 10 năm 2011. Ngày đóng khoản vay sẽ là 31 tháng 12 năm 2011.

Dự án khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai năm 2005 đã hoàn thành và đã được đưa vào sử dụng. Mặc dù đã đi vào sử dụng nhưng trong quá trình thực hiện dự án vẫn xẩy ra nhiều vấn đề mà Ban quản lý vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm được,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn tại Ban quản lý các dự án nông nghiệp (Trang 37 - 48)