Giảm tình trạng đôla hóa trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính tiền tệ Thị trường ngoại hối Việt Nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 58 - 59)

THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM 3.1 Kiến nghị đối với Ngân Hàng Nhà Nhà Nước

3.1.9. Giảm tình trạng đôla hóa trong nền kinh tế

Một trong các nguyên nhân hạn chế sự phát triển của thị trường ngoại hối nước ta là tình trạng đôla hóa cao, do đó để phát triển thị trường ngoại hối cần phải hạn chế tình trạng đôla hóa bằng các biện pháp:

Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách quản lý ngoại hối chặt chẽ: không cho phép cho các tổ chức, cá nhân dùng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán hàng hàng hóa, dịch vụ trong nước (trừ một số địa điểm đặc biệt được cho phép đối với một số đối tượng nhất định); người sở hữu ngoại tệ hợp pháp chỉ có thể bán lại cho ngân hàng để lấy nội tệ và khi có nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp được các NHTM bán cho theo giá thị trường; doanh nghiệp không được mở và sử dụng song song tài khoản nội tệ và tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng.

Ban hành qui định VND là tiền tệ giao dịch hợp pháp duy nhất.

NHNN cần phải ổn định sức mua của VND bằng cách duy trì tỷ lệ lạm phát vừa phải, có như thế mới nâng cao niềm tin của người dân vào đồng bản tệ. Trong thời gian gần đây, vấn đề lạm phát trở thành vấn đề nóng đối với nền kinh tế nước ta, cụ

thể năm 2007 lạm phát ở mức 12,63%, năm 2008 là 19,51%. Mặc dù chính phủ đã sử dụng nhiều biện pháp để kiềm chế lạm phát nhưng tỷ lệ giảm không nhiều do chịu ảnh hưởng của nền kinh tế bên ngoài. Đây là nhân tố mang tính khách quan nên không phải biện pháp can thiệp nào của NHNN cũng có thể phát huy tác dụng. Do đó, kiềm chế lạm phát không phải là việc dễ dàng và cần có sự kết hợp của nhiều các biện pháp khác nhau.

Hạn chế việc các cá nhân, tổ chức mua USD tại các NHTM và bán ở thị trường tự do để kiếm lời. Muốn làm được điều này đòi hỏi NHNN phải dần hoàn thiện cơ chế tỷ giá theo hướng linh hoạt hơn để làm cho tỷ giá trên thị trường tự do tiến gần về tỷ giá trên thị trường chính thức, tiến tới loại bỏ cơ chế “hai giá”.

Và cuối cùng là các cơ quan, bộ, ngành phối hợp với nhau đưa ra các biện pháp ngăn chặn tệ nạn buôn lậu hàng hóa, đầu tư chui, và rửa tiền.

Một khi tình trạng đôla hóa được hạn chế thì những tổ chức kinh tế hay cá nhân có nhu cầu ngoại tệ họ sẽ nghĩ ngay đến các NHTM và từ đó các giao dịch ngoại hối cũng có điều kiện để phát triển.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính tiền tệ Thị trường ngoại hối Việt Nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w