Giao dịch ngoại hối kỳ hạn:

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính tiền tệ Thị trường ngoại hối Việt Nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 31 - 35)

Giao dịch ngoại hối kỳ hạn là công cụ ngoại hối phái sinh ra đời sớm nhất ở nước ta. Tuy nhiên cho đến nay nghiệp vụ này chỉ đạt doanh số ở mức khiêm tốn, có thể thấy rõ qua bảng số liệu sau.

Bảng: Tỷ trọng doanh số giao dịch kỳ hạn trên thị trường ngoại hối

Đvt: % Năm Tổng doanh số mua bán Tỷ trọng giao dịch kỳ hạn so với tổng doanh số 1999 100 2,8 2000 100 5,5 2001 100 5,6 2002 100 5,6 2003 100 4,9 2004 100 5,2 2005 100 5,5 2006 100 5,6 2007 100 7,1

Biểu đồ: Tỷ trọng doanh số giao dịch kỳ hạn trong tổng doanh số giao dịch trên thị trường ngoại hối

Qua biểu đồ trên cho thấy: doanh số giao dịch kỳ hạn có xu hướng tăng lên qua các năm nhưng nếu xét theo tỷ trọng trong tổng doanh số giao dịch trên thị trường ngoại hối thì giao dịch kỳ hạn chiếm tỷ trong khá thấp, dưới 11%. Tỷ trọng thấp nhất vào năm 1999 chỉ có 2,8% nhưng qua năm 2000 tỷ trọng này tăng lên gấp đôi là 5,5% và tăng dần từ năm 2000 đến nay. Tính trung bình tỷ lệ giao dịch kỳ hạn qua các năm chỉ chiếm khoảng 5,7% tổng doanh số giao dịch trên thị trường ngoại hối_một con số khiêm tốn. Từ đó chúng ta có thể kết luận sơ bộ công cụ ngoại hối kỳ hạn được sử dụng rất hạn chế ở Việt Nam. Có thể thấy điều này rõ hơn khi so sánh với doanh số của giao dịch ngoại hối giao ngay.

Bảng: Tỷ lệ giữa Doanh số giao dịch kỳ hạn và Doanh số giao dịch giao ngay Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

% 5,89 5,95 5,14 5,26 5,35 5,86 6,73 Nguồn: NHNN Nguồn: NHNN

Nhìn bảng số liệu trên ta thấy rằng tỷ lệ giữa doanh số giao dịch kỳ hạn và doanh số giao dịch giao ngay hầu như không tăng qua các năm, thậm chí vào các năm sau năm 2004 cũng không có gì thay đổi lớn khi NHNN ban hành các quyết định mới (QĐ 1452/2004/QĐ-NHNN và QĐ 648/2004/QĐ-NHNN) thông thoáng hơn và tiến

gần với thông lệ quốc tế hơn như đã nêu ở phần trên. Có thể thấy dường như những nới lỏng về phía luật pháp vẫn chưa đủ để giao dịch kỳ hạn trở nên phổ biến tại Việt Nam, giao dịch giao ngay vẫn là giao dịch chính, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số giao dịch toàn thị trường, giao dịch kỳ hạn chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Hơn nữa nếu xét theo cơ cấu mua bán kỳ hạn ta thấy các giao dịch mua bán kỳ hạn cũng không được cân bằng. Bảng: Chênh lệch tỷ trọng mua kỳ hạn và tỷ trọng bán kỳ hạn (Đvt: %) Năm Tỷ trọng DS mua kỳ hạn Tỷ trọng DS bán kỳ hạn Chênh lệch tỷ trọng mua và bán 1999 39 61 22 2000 24 76 52 2001 19 81 62 2002 14 86 72 2003 17 83 66 2004 18 82 64 2005 22 78 56 2006 23 77 54 2007 25 75 50

Nguồn: Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam năm 2007” và website NHNN.

Các NHTM chủ yếu thực hiện giao dịch bán kỳ hạn, tỷ trọng luôn ở mức rất cao và chênh lệch giữa tỷ trọng bán kỳ hạn với mua kỳ hạn luôn lớn hơn 50% trừ năm 1999 bởi xu hướng VND mất giá trong suốt thời gian qua đã khiến cho các chủ thể có các khoản thanh toán bằng USD lo ngại sẽ mất nhiều VND hơn để mua USD, nên họ thường ký hợp đồng mua kỳ hạn USD với ngân hàng (tức ngân hàng bán kỳ hạn USD cho khách hàng). Nhưng xu hướng cho thấy, đang có sự thay đổi dần về tỷ trọng giữa mua và bán trong giao dịch kỳ hạn ở các NHTM Việt Nam.

Nếu xét theo kỳ hạn: kỳ hạn giao dịch chủ yếu là ngắn ngày. Trước khi có quyết định số 648/QĐ – NHNN, kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn chỉ nằm trong giới hạn từ 7 ngày đến 180 ngày đối với tất cả các loại giao dịch dù là giữa VNĐ với các loại ngoại tệ hay giữa các loại ngoại tệ với nhau. Sau khi có quyết định 648/QĐ – NHNN, giới hạn giao dịch đã tăng lên 365 ngày. Tuy nhiên ở một số ngân hàng, dù trước hay sau QĐ 648 thì vẫn có một thực tế là giao dịch kỳ hạn chỉ tập trung chủ yếu vào kỳ hạn ngắn ngày (từ 7 đến 60 ngày).

Qua những phân tích ở trên ta có thể nhận thấy nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn ở nước ta vẫn chưa thực sự phát triển: doanh số ít và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số giao dịch ngoại hối của toàn thị trường; số lượng khách hàng chưa nhiều và chủ yếu là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mặc dù NHNN đã cho phép các cá nhân có thể tham gia vào thị trường. Không những bị hạn chế về mức độ sử dụng mà giao dịch kỳ hạn còn có cơ cấu giao dịch bất hợp lý, doanh số mua kỳ hạn luôn thấp hơn doanh số bán kỳ hạn và doanh số bán thường gấp 3-6 lần doanh số mua. Chính sự

chênh lệch này là một trong các nguyên nhân khiến thị trường kỳ hạn chậm phát triển ở Việt Nam. Các giao dịch tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn (7 đến 60 ngày).

Như chúng ta đã biết có một giao dịch ngoại hối phái sinh khác ra đời cùng thời điểm với giao dịch kỳ hạn. Vậy, thực trạng của giao dịch này như thế nào? Phần sau đây sẽ trả lời cho câu hỏi đó.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính tiền tệ Thị trường ngoại hối Việt Nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w