Cần thiết có bộ phận quản lý tài chính.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính tiền tệ Thị trường ngoại hối Việt Nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 66 - 68)

THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM 3.1 Kiến nghị đối với Ngân Hàng Nhà Nhà Nước

3.3.3. Cần thiết có bộ phận quản lý tài chính.

Các doanh nghiệp nên thành lập cho mình bộ phận chuyên về quản lý tài chính để giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh của mình. Bộ phận này có trách nhiệm tham mưu về tài chính, đóng góp những ý kiến trên cơ sở khoa học để giúp cho các doanh nghiệp đưa ra được những quyết định đúng đắn. Để làm được như vậy, bộ phận này đòi hỏi phải có kiến thức vững vàng và sự am hiểu sâu sắc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói chung và các công cụ ngoại hối phái sinh nói riêng. Có khả năng tổng hợp thông tin, phân tích tình hình dựa trên những thông tin

đó và đưa ra dự báo tỷ giá trong tương lai, từ đó nhận ra được rủi ro có thể đối mặt, tham mưu cho ban lãnh đạo, hỗ trợ họ trong việc ra quyết định lựa chọn công cụ nào là phù hợp nhất. Muốn vậy, họ cần phải thường xuyên cập nhật thông tin về tỷ giá, về những diễn biến kinh tế, chính trị ở Việt Nam và trên thế giới cùng với những nhận định của các chuyên gia tài chính hàng đầu thế giới.

Để có được bộ phận quản lý tài chính chuyên nghiệp, các doanh nghiệp cần chú ý đến việc tuyển dụng nhân sự có năng lực chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt và tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ phát huy hết khả năng của mình.

LỜI KẾT

Trên thế giới, thị trường ngoại hối đã được hình thành và hoạt động từ rất lâu. Nó thực sự cần thiết cho sự phát triển kinh tế cũng như sự tăng trưởng trong tương lai của một nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa với những đặc trưng tự do hóa thương mại và tự do hóa tài chính ngày càng rộng khắp và mạnh mẽ, đã và đang chi phối khuynh hướng và cấu trúc vận động của thị trường tài chính từng quốc gia.

Các doanh nghiệp và các doanh nhân Việt Nam đang chuẩn bị cho bước phát triển mới đánh dấu một trình độ cao hơn của hội nhập quốc tế. Việc hội nhập đó đòi hỏi hệ thống ngân hàng, các nhà xuất, nhập khẩu Việt Nam phải có quan hệ kinh doanh thực sự trên thị trường hối đoái. Để có được thành công, các nhà kinh doanh Việt Nam cần nắm chắc được kỹ thuật nghiệp vụ, các thông lệ quốc tế được áp dụng trên thị trường này và có lẽ trước hết là các kỹ thuật về phòng tránh rủi ro. Các kỹ thuật nghiệp vụ và các công cụ cho các thị trường này đã không ngừng được hoàn thiện và đạt tiêu chuẩn quốc tế hóa đến mức cao độ.

Các cơ hội cũng ngày càng mở ra khi các cam kết về gia nhập WTO, hội nhập kinh tế thế giới đang dần được thực thi, tiềm năng phát triển kinh tế và thị trường tài chính vẫn rất lớn. Mặc dù ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế từ chính sách, pháp luật nhà nước, cũng như sự yếu kém của các đối tượng cung cấp và sử dụng trong quá trình giao dịch trên thị trường ngoại hối, nhưng với những chính sách và giải pháp phù hợp, thị trường ngoại hối ở Việt Nam nhất định sẽ phát triển mạnh mẽ và vững chắc trong tương lai.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính tiền tệ Thị trường ngoại hối Việt Nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w