1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

93 1,2K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 387 KB

Nội dung

nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Luật đất đai năm 93, sửa đổi bổ sung năm 1998 và năm 2001 củanước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định “ Đất đai lànguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thànhphần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khudân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng.Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, sương máu mới tạolập, bảo vệ được vốn đất đai như hiện nay” ở nước ta, đất đai thuộc sở hữutoàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý, Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộgia đình, cá nhân (gọi chung là người sử dụng đất)sử dụng ổn định, lâu dài.Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và đặc biệt trongnhững năm đổi mới các mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất đai cũngluôn biến động Sự biến động này tác đồng đến quyền, lợi ích hợp pháp củangười sở hữu cũng như người sử dụng đất đai Điều đó cùng là nguyênnhân gây ra nhiều khiếu kiện vê đất đai

Trong những năm vừa qua, đặc biệt là từ những năm 1997 trở lạiđây, tình hình khiếu kiện về đất đai diễn biến ngày càng phức tạp và gaygắt, nhiều địa phương phát sinh khiếu kiện gay gắt và trở thành “điểmnóng” gây ảnh hưởng rất lớn đến an ninh trật tự chính trị và xã hội Tìnhhình khiếu kiện đông người vượt cấp lên trên Trung ương mà nội dungkhiếu kiện phần lớn là liên quan đến đất đai diễn ra khá phổ biến Đây đã

và đang trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội, làm đau đầu các ban ngànhchức năng

Trước tình hình trên, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đãthường xuyên quan tâm, đề ra nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp chỉđạo các cấp, các ngành xử lý giải quyết Hàng năm các bộ, ngành, địaphương đã tâp trung giải quyết trên dưới 80% tổng số vụ khiếu kiện nói

Trang 2

chung và khiếu kiện vê đất đai nói riêng, bảo vệ lợi ích chính đáng, hợppháp của Nhà nước, tập thể và cá nhân; thu hồi cho Ngân sách Nhà nước vàtrả lại cho công nhân hàng trăm triệu đồng và hàng trăm ha đất; xử lýnghiêm minh nhiều cán bộ vi phạm pháp luật, qua đó góp phần nâng caohiệu quả đồng thời giữ vững ổn định chính trị – xã hội, thúc đẩy phát triểnsản xuất.

Tuy nhiên, trên thực tế công tác giải quyết khiếu kiện về đất đai cònrất nhiều khó khăn và phức tạp Mặc dù Luật khiếu nại, tố cáo đã ban hành

và có hiệu lực; nhiều văn bản về hướng dẫn, chỉ đạo giải quyết khiếu nạiđược ban hành song vẫn còn rất nhiều hạn chế, vướng mắc trong quá trìnhthực the, bên cạnh đó còn rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quandẫn đến việc khiếu kiện còn khá nhiều Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề giảiquyết khiếu kiện về đất đai là rất cần thiết nhằm hiểu sâu hơn nữa vấn đềnày, qua đó nhằm phân tích đánh giá, làm rõ tình hình, nguyên nhân khiếukiện về đất đai, các chủ trương biện pháp và kết quả giải quyết khiếu kiện

về đất đai trong thời gian qua Từ đó thấy được những tồn tại, khó khăntrong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai và đề xuất một vàikiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này

Đề tài được nghiên cứu dựa trên các phương pháp thu thập, nguyêncứu, tìm hiểu hệ thống chính sách pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo,kết hợp với tổng hợp phân, phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn, kết quảgiải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trong một vài năm vừa qua Đề tàinày nghiên cứu tình hình khiếu kiện về đất đai trong phạm vi cả nước Nộidung chính của đề tài được chia làm 3 chương:

Chương I: cơ sơ lý luận về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đaiChương II: Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đấtđai

Trang 3

Chương III: Một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả củacông tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

Do hạn chế về thời gian, kiến thức hiểu biết về vấn đề còn chưa thậtsâu sắc, không tránh khỏi những ý kiến chủ quan và thiếu sót trong quátrình nghiên cứu đề tài Rất mong được sự góp ý quý báu của thầy, cô vàcác bạn nhằm hoàn thiện hơn nữa đề tài này

Em xin chân thành cảm ơn Th S Vũ Thị Thảo và toàn thể cán bộthuộc Phòng Tổng Hợp trực thuộc Thanh tra Nhà nước đã tận tình giúp đỡ

em trong quá trình nghiên cứu đề tài này

Hà nội tháng 5/ 2004

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ

CÁO VỀ ĐẤT ĐAI

Trang 4

I CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến khiếu nại các quyết định hành chính

và hành vi hành chính trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai

a Theo luật khiếu nại, tố cáo thì : “Khiếu nại là việc công dân, cơquan, tổ chức hoặc cán bộ đề nghị cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân cóthẩm quyền xem xét lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính củacác cơ quan này khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là tráipháp luật, nhằm bảo về quyền, lợi ích hợp pháp của mình

Vậy khiếu nại liên quan đến đất đai đai là việc công dân, tổ chức, cơquan đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét lại các quyết định,hành vi hành chính của các cơ quan đó trong quá trình quản lý sử dụng đấtđai

b Giải quyết khiếu nại là việc cơ quan Nhà nước, cá nhân có thẩmquyền tiếp nhận, xem xét đơn, thư khiếu nại của công dân về quyết địnhhành chính hay hành vi hành chính của cơ quan đó Sau đó tổ chức Thanhtra, kiểm tra, thu thập chứng cứ, đối thoại với các bên có liên quan và điđến kết luận cuối cùng về tính đúng, sai của quyết định hay hành vi hànhchính đó và bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liênquan, xác định rõ trách nhiệm thuộc về ai một cách hợp tình, hợp lý, đảmbảo được yêu cầu của công tác quản lý

2 Tố cáo và giải quyết tố cáo

a Khái niệm tố cáo

Luật khiếu nại, tố cáo nêu: “ Tố cáo là việc của công dân theo thủ tục

tố cáo do Luật khiếu nại, tố cáo quy định báo cáo cho cơ quan, tổ chức, cánhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan,

Trang 5

tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích hợppháp của công dân, tổ chức, cơ quan khác.

Có thể hiểu một cách đơn giản, tố cáo về đất đai đai là việc công dântheo thủ tục do pháp luật quy định báo cáo cho cơ quan Nhà nước có thẩmquyền những hành vi vi phạm pháp luật của một đối tượng nào đó trongviệc quản lý và sử dụng đất đai

b.Khái niệm giải quyết tố cáo: Giải quyết tố cáo về đất đai đai là việc

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận đơn thư tố cáo của công dân,xem xét và tổ chức thanh tra, kiểm tra, thu thập chứng cứ từ đó đi đến kếtluận giải quyết tố cáo một cách đúng đắn nhất, hợp tình, hợp lý

3 Các loại khiếu nại, tố cáo về đất đai

Các loại khiếu nại hành chính về đất đai gồm:

- khiếu nại về Quyết định giao đất: giao đất sai thẩm quyền, và các viphạm trong quá trình thực hiện giao đất, …

- Khiếu nại về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sai tên,

vị trí, …, không cấp giấy, làm hồ sơ, thủ tục chậm, …

- Khiếu nại vê quyết định thu hồi đất: thu hồi đất sai thẩm quyền,diện tích, đối tượng, …, khiếu nại về những sai phạm trong quá trình thựchiện thu hồi đất, …

- Khiếu nại về xử lý những vi phạm hành chính liên quan đến việcquản lý và sử dụng đất đai

- Khiếu nại về quyết định của Uỷ ban nhân dân (UBND) giải quyếttranh chấp về đất đai

- Khiếu nại về việc thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụngđất đai

- Khiếu nại vè việc thu thuế, lệ phí và về quản lý sử dụng đất đai

Trang 6

- Khiếu nại về giải toả đền bù quyền sử dụng đất đai khi Nhà nướcthu hồi đất.

Ngoài ra còn rất một số dạng khiếu nại khác

Tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụngđất đai bao gồm:

- Tố cáo chính quyền địa phương để lại đất công ích vượt quá tỉ lệquy định

- Quản lý, sử dụng đất công ích không đúng, có biểu hiện thamnhũng, đấu thầu sai thẩm quyền, sai trình tự thủ tục, thời gian thầu quá dài,

- Giao đất kinh doanh cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện làm giàu cho một

số người trên chính mảnh đất của người dân lao động

- Sử dụng tiền bán đất, cac khoản khác thu từ đất đai không đúngquy định của pháp luật

- Thực hiện các quyết định giao, cấp đất đai không đúng, khôngkhách quan

Từ tố cáo về đất đai chuyển sang tố cáo về tham nhũng của cán bộ cơ

sở thông qua việc sử dụng kinh phí thu từ bán đất, kinh tế hợp tác xã, …

4 Vai trò của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai

Đất đai là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mọi quốcgia Đó là nguồn lực chủ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xãhội Đó cũng là mục đích và nguyên nhân của mọi cuộc chiến tranh trên thếgiới vì vậy đất đai luôn gắn liền với vấn đề chính trị Chính vì vậy quản lýtốt việc sử dụng đất đai không những có ý nghĩa trong việc phát triển kinh

tế, xã hội mà còn có ý nghĩa rất quan trọng về mặt chính trị.Song hiện nay,tình hình khiếu kiện về đất đai diễn ra vô cùng gay gắt và phức tạp, số vụ

Trang 7

khiếu kiện về đất đai chiếm khoảng 60% tổng số các vụ khiếu kiện các cơquan Nhà nước nhận được hàng năm Nhiều vụ khiếu kiện liên quan đếnđất đai đông người vượt cấp, đã trở thành điểm nóng gây nhức nhối trật tựtrị an xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển sản xuất Nhận thức đượcđiều đó Trung ương Đảng và Chính phủ đã thường xuyên quan tâm, tậptrung chỉ đạo xây dựng và không ngừng hoàn thiện nhiều chính sách phápluật để tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai của côngdân Điều này đã góp phần thúc đẩy công tác giải quyết khiếu nại, tố cáotrong thời gian qua, góp phần giải quyết được những bức xúc của ngườidân, bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ Đồng thời giúp Nhà nước quản lýviệc sử dụng đất đai một cách chặt chẽ và có hiệu quả Qua việc giải quyết

kh, tố cáo về đất đai đã giúp cho chính quyền từ Trung ương đến địaphương nâng cao được vai trò trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đặcbiệt là góp phần phát huy tính chủ động của cơ sở và quyền dân chủ củanhân dân trong quản lý và sử dụng đất đai cũng như trong việc giải quyếtkhiếu nại, tố cáo liên quan đến vấn đề đất đai, đảm bảo công bằng trong xãhội, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, giữ vững ổn định chính trị, tăngcường khối đại đoàn kết toàn dân Đây là vấn đề quan trọng, nhất là tronggiai đoạn hiện nay

II NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI

1 Những quy định pháp lý về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai

1.1 Điều kiện để khiếu nại được cơ quan Nhà nước thụ lý giải quyết

Theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo thì khiếu nại được cơ quanNhà nước có thẩm quyền thụ lý để giải quyết khi có đầy đủ các điều kiệnsau:

Trang 8

- Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác độngtrực tiếp bởi quyết định, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.

- Người khiếu nại phải là người có đủ năng lực hành vi theo quy địnhcủa Bộ Luật dân sự hoặc là người chưa có năng lực hành vi đầy đủ nhưngtheo quy định của pháp luật có quyền khiếu nại; trường hợp thông uqanngười đại diện hợp pháp theo pháp luật để thực hiện quyền khiếu nại phải

có giấy tờ chứng minh quyền đại diện hợp pháp đó

- Những người già yếu hay vì một lý do khách quan nào đó màkhông thể tự mình thực hiện khiếu nại thì có quyền uỷ quyền cho người đạidiện là cha, mẹ, anh chị em ruột, vợ, chồng, con đã thành niên để thực hiệnviệc khiếu nại; việc uỷ quyền phải được lập văn bản và có xác nhận củaUBND xã nơi người uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền cư trú

Đối với trường hợp cơ quan thực hiện khiếu nại thì phải thông quanngười đại diện là thủ trưởng cơ quan đó Tổ chức thực hiện quyền khiếu nạiphải thông qua người đại diện là người đứng đầu tổ chức được quy địnhtrong quyết định thành lập tổ chức hoặc điều lệ của tổ chức

- Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại gửi đến cơ quan Nhà nước

có thẩm quyền trong thời hiệu, thời hạn theo quy định của Luật khiếu nại,

tố cáo

- Việc khiếu nại phải chưa có quyết định giải quyết khiếu nại cuốicùng

- Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết

1.2 Thẩm quyền thụ lý và giải quyết đơn khiếu nại về đất đai

1.2.1 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chínhNhà nước

Luật khiếu nại, tố cáo quy định khiếu nại thuộc thẩm quyền giảiquyết của các cơ quan hành chính Nhà nước là khiếu nại của các cá nhân,

Trang 9

cơ quan, tổ chức theo thủ tục do Luật khiếu nại, tố cáo và các luật khác quyđịnh đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại các quyếtđịnh hành chính, hành vi hành chính khi cuả chính cơ quan đó khi có căn

cứ cho rằng quyết định hay hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đếnquyền và lợi ích hợp pháp của mình

Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hànhchính hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước hoặcngười có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước được áp dụngmột lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thểtrong hoạt động quản lý hành chính

Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính Nhà nướchoặc của người thuộc cơ quan hành chính Nhà nước khi thực hiện công vụ,nhiệm vụ theo quy định của pháp luật Khác với quyết định hành chính,hành vi hành chính khiếu nại có thể là hành vi của công chức Nhà nướckhông làm đúng hoặc làm trái các quy định của pháp luật về một vấn đề cụthể nào đó hoặc làm trái các quy định của pháp luật có thể hành vi này diễn

ra dưới dạng không hành động, nghĩa là cán bộ, công chức không làm việc

mà đúng ra theo quy định của pháp luật họ có trách nhiệm phải thực hiện

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại được xác định theo nguyên tắc:Khiếu nại đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của nhânviên thuộc quyền quản lý của cơ quan nào thì Thủ trưởng cơ quan đó phải

có trách nhiệm giải quyết Khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vihành chính của Thủ trưởng cơ quan nào thì Thủ trưởng cơ quan đó có tráchnhiệm giải quyết Những khiếu nại quá thời hạn mà không được giải quyếthoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyềnkhiếu nại lên cấp trên trực tiệp của người đã giải quyết để yêu cầu giảiquyết lại, trừ những khiếu nại đã có quyết định giải quyết cuối cùng Dựa

Trang 10

trên nguyên tắc đó, quyền và trách nhiệm cụ thể trong giải quyết khiếu nạicủa Thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước theo quy định như sau:

a Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã)Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối vớiquyết định hành chính, hành vi hành chính của chính mình hoặc của người

có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp theo trình tự, thủ tục theo quyđịnh của Luật khiếu nại, tố cáo

Nếu thấy vụ việc khiếu nại có nội dung rõ ràng, có đủ căn cứ để giảiquyết thì Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định giải quyết ngay Ngược lại,nếu thấy vụ việc khiếu nại có nội dung chưa rõ ràng, chưa đủ căn cứ để giảiquyết thì Chủ tịch UBND cấp xã phải tiến hành thẩm tra, xác minh, gặp gỡtrực tiệp người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền lợi liên quan

để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại trước khi raquyết định giải quyết khiếu nại Căn cứ vào kết quả thẩm tra, xác minh vàquy định của pháp luật, Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định giải quyếtkhiếu nại trong thời hạn quy định

- Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm gửi quyết định giải quyếtkhiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền lợi liênquan (sau đây gọi chung là những bên có liên quan) và Chủ tịch UBND cấphuyện; khi cần thiết thì công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại

- Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm thi hành, tổ chức thi hànhquyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lự pháp luật trong phạm vi tráchnhiệm của mình

b, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh(sau đây gọi chung là cấp huyện)

Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm giải quyết:

- Khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình

Trang 11

- Khiếu nại mà Chủ tịch UBND cấp xã, Thủ trưởng các phòng banchuyêm môn thuộc UBND cấp huyện đã giải quyết nhưng còn có khiếunại.

Căn cứ vào báo cáo xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyếtkhiếu nại, Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định giải quyết khiếu nạitrong thời hạn quy định

- Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm thông báo cho các bênliên quan về quyết định giải quyết khiếu nại; khi cần thiết phải công bốcông khai quyết định giải quyết đó

- Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm thi hành và chỉ đạo việcthi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật

c Giám đốc Sở và cấp tương đương thuộc UBND cấp tỉnh (gọichung là Giám đốc Sở)

Giám đốc Sở có thẩm quyền giải quyết:

- Khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính củacán bộ công chức do mình quản lý trực tiếp Giám đốc Sở giao cho Thủtrưởng phòng, ban chuyên môn thuộc Sở hoặc Chánh Thanh tra Sở xemxét, kết luận, kiến nghị về việc giải quyết;

- Khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở đã giải quyết nhưngcòn khiếu nại Trường hợp này giao cho Chánh Thanh tra cấp Sở tiến hànhxác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết

Căn cứ vào báo cáo xác minh, kết luận và kiến nghị giải quyết củaChánh Thanh tra Sở hoặc Thủ trưởng các phòng ban chuyên môn thuộc Sở,Giám đốc Sở ra quyết định giải quyết trong thời hạn quy định của Luậtkhiếu nại, tố cáo

Trang 12

- Giám đốc Sở có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nạicho các bên liên quan và người có thẩm quyền giải quyết tiếp theo; khi cầnthiết phải công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại.

- Giám đốc Sở có trách nhiệm thi hành, tổ chức thi hành quyết địnhgiải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật trong phạm vi trách nhiệm củamình; kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị cấp dưới trong việc thi hànhquyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật

d Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đâygọi chung là cấp tỉnh)

Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết:

- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hànhchính của mình, Chủ tịch UBND cấp tỉnh giao cho Thủ trưởng các cơ quanchuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh hoặc Chánh Thanh tra tỉnh xem xét, kếtluận và kiến nghị việc giải quyết

- Khiếu nại mà Chủ tịch UBND cấp huyện đã giải quyết nhưng cònkhiếu nại, khiếu nại mà Giám đốc Sở đã giải quyết nhưng còn khiếu nại mànội dung thuộc phạm vi quản lý của mình Trường hợp này, Chủ tịchUBND cấp tỉnh giao cho Chánh Thanh tra tỉnh tiến hành xác minh, kết luận

và kiến nghị việc giải quyết

Căn cứ vào báo cáo xác minh, kết luận và kiến nghị giải quyết củaThủ trưởng các cơ quan chuyên môn hoặc Chánh Thanh tra tỉnh, Chủ tịchUBND cấp tỉnh ra quyết định giải quyết khiếu nại hoặc uỷ quyền choChánh Thanh tra tỉnh ra quyết định giải quyết

Đối với trường hợp giải quyết đối với khiếu nại hành vi hành chính,quyết định hành chính của chính Chủ tịch UBND tỉnh là quyết định giảiquyết khiếu nại lần đầu, còn trường hợp giải quyết khiếu nại mà cấp sở đã

Trang 13

giải quyết nhưng còn khiếu nại thì đây là quyết định giải quyết khiếu nạicuối cùng.

Đối với những vụ việc phức tạp thì trước khi ký quyết định giảiquyết khiếu nại cuối cùng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải tham khảo ý kiếncủa Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về những nội dung cóliên quan đén chức năng quản lý của bộ, ngành đó Khi tham khảo ý kiếnphải nêu rõ nội dung vụ việc và những nội dung cần tham khảo ý kiến Bộ,

cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ nhận được đề nghị tham khảo

ý kiến có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được

đề nghị

- Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Chánh Thanh tra tỉnh được uỷ quyền

ra quyết định giải quyết ln có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếunại cho các bên có liên quan; nếu là quyết định giải quyết cuối cùng thì gửicho Tổng Thanh tra Nhà nước; nếu là quyết định giải quyết lần đầu thì gửicho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan nganh bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộcChính phủ có thẩm quyền tiếp theo đối với vụ việc khiếu nại đó Đối vớinhững vụ việc phức tạp thì mời người khiếu nại, người bị khiếu nại, người

có quyền lợi liên quan, đại diện cơ quan có liên quan đến để công bố côngkhai quyết định giải quyết

- Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm thi hành, tổ chức thi hànhquyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật trong phạm vi tráchnhiệm của mình; kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị cấp dưới trong việc thihành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật

Tố cáo UBND cấp tỉnh trước khi ký quyết định giải quyết khiếu nạicuối cùng đối với những vụ việc phức tạp, có nhiều người khiếu nại về mộtnội dung phải trực tiếp đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại,người có quyền và lợi ích liên quan Khi tổ chức đối thoại, người giải quyết

Trang 14

khiếu nại phải công bố công khai báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh vụviệc, những chứng cứ, pháp luật liên quan đến giải quyết vụ việc và thôngbáo dự kiến xử lý vụ việc đó Những người tham gia đối thoại có quyềnphát biểu ý kiến, đưa ra bằng chứng liên quan đến vụ việc và những yêucầu của mình Việc đối thoại phải được lập thành biên bản.

e Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quanthuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng)

Bộ trưởng có thẩm quyền giải quyết:

- Khiếu nại đối với quyết định, hành vi hành chính của mình, của cán

bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp Bộ trưởng giao cho Thủ trưởngcục, vụ, đơn vị chức năng hoặc Chánh Thanh tra cùng cấp xem xét, kếtluận và kiến nghị việc giải quyết

- Khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, cơ quan ngang bộ,thuộc cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết nhưng còn khiếu nại

- Khiếu nại mà Chủ tịch UBND cấp tỉnh, khiếu nại mà Giám đốc sở

đã giải quyết nhưng còn khiếu nại mà nội dung khiếu nại thuộc thẩm quyềnquản lý Nhà nước của bộ, ngành mình Bộ trưởng sẽ giao cho Chánh Thanhtra cùng cấp tiến hành xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết

Căn cứ vào báo cáo xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết của Thủtrưởng cục, vụ, đơn vị chức năng hoặc Chánh Thanh tra bộ, Bộ trưởng raquyết định giải quyết khiếu nại Đối với trường hợp giải quyết khiếu nạiđối với hành vi, quyết định hành chính của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quanngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ là quyết định giải quyếtkhiếu nại lần đầu; còn đối với trường hợp giải quyết tái khiếu thì đây làquyết định giải quyết cuối cùng

Trang 15

- Bộ trưởng có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại chocác bên liên quan và Tổng Thanh tra Nhà nước; khi cần thiết thì công bốcông khai quyết định giải quyết đó.

- Bộ trưởng có trách nhiệm thi hành, tổ chức thi hành quyết định giảiquyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật trong phạm vi trách nhiệm của mình;kiểm tra, đôn đốc cơ quan đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của mình trongviệc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật

f Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết cuối cùng đối với:

- Khiếu nại mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ , cơ quan thuộcChính phủ đã giải quyết nhưng còn khiếu nại, trừ khiếu nại đã có quyếtđịnh giải quyết cuối cùng

- Khiếu nại đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều địa phương, nhiềulĩnh vực quản lý Nhà nước

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc giải quyết hoặc ra quyết định giảiquyết khiếu nại khi có kiến nghị của Tổng Thanh tra Nhà nước, hay khiphát hiện quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có vi phạm pháp luậtgây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của côngdân, cơ quan, tổ chức thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định giải quyếthoặc giao cho Tổng Thanh tra Nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ xem xét, báo cáo để Thủtướng Chính phủ ra quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng

2.2 Thẩm quyền và trách nhiệm của các tổ chức Thanh tra trong việc giải quyết khiếu nại

Theo pháp luật hiện hành thì thẩm quyền và trách nhiệm của các tổchức Thanh tra trong việc giải quyết khiếu nại được quy định cụ thể nhưsau:

Trang 16

a Thẩm quyền của Chánh Thanh tra cấp huyện, Chánh thanh tra cấptỉnh trong việc giải quyết khiếu nại

Trách nhiệm tham mưu: Chánh thanh tra huyện, Chánh thanh tra tỉnh

có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch UBND cùng cấp trong việc giảiquyết khiếu nại tố cáo, được Chủ tịch UBND cùng cấp giao cho thẩmquyền xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩmquyền của giải quyết của Chủ tịch UBND cùng cấp

- Chánh thanh tra cấp huyện, Chánh thanh tra cấp tỉnh có thẩm quyền

ra quyết định giải quyết khiếu nại khi được Chủ tịch UBND cùng cấp uỷquyền:Chủ tịch UBND tỉnh, huyện ra quyết định giải quyết khiếu nại hoặc

uỷ quyền cho Chánh thanh tra cùng cấp ra quyết định giải quyết đối vớinhững khiếu nại mà Chủ tịch UBND cấp dưới đã giải quyết nhưng còngkhiếu nại trừ những vụ việc khiếu nại phức tạp, tồn đọng, kéo dài Việc uỷquyền ra quyết định phải làm bằng văn bản

b Thẩm quyền của Chánh thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quanthuộc Chính phủ trong việc giải quyết khiếu nại

- Trách nhiệm tham mưu: Chánh thanh tra Bộ, cơ quan ngang bộ, cơquan thuộc Chính phủ có trách nhiệm xác minh, kết luận, kiến nghị việcgiải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ Từ đó làm cơ sở cho Bộtrưởng ra quyết định giải quyết khiếu nại

c Quyền và trách nhiệm của Tổng Thanh tra Nhà nước trong việcgiải quyết khiếu nại:

- Tổng Thanh tra Nhà nước được uỷ quyền để giải quyết khiếu nạithuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ; trường hợp có ýkiến khác nhau giữa Tổng Thanh tra Nhà nước và Bộ trưởng, Thủ trưởng

cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ về việc giải quyết

Trang 17

thì Tổng Thanh tra Nhà nước báo cáo với Chính phủ để chỉ đạo việc giảiquyết hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc giải quyết, ra quyếtđịnh giải quyết.

- Tổng Thanh tra Nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra việcchấp hành về khiếu nại, tố cáo Nếu phát hiện quyết định giải quyết khiếunại cuối cùng có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích của công dân, cơ quan, tổ chức thì yêu cầu người đã raquyết định xem xét lại quyết định giải quyết đó, trong thời hạn 15 ngày,nếu yêu cầu đó không được thực hiện thì áp dụng các biện pháp theo thẩmquyền để yêu cầu đó được thực hiện hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủxem xét giải quyết

- Thanh tra Nhà nước có Thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếunại cuối cùng đối với khiếu nại đã được Thủ trưởng các cơ quan thuộcChính phủ giải quyết nhưng còn khiếu nại, trừ khiếu nại đã có quyết địnhgiải quyết của Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ là Bộ trưởng

1.4 Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai

1.4.1 Tiếp dân và tiếp nhận đơn, thư khiếu nại

Người khiếu nại làm đơn khiếu nại gửi đến các cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức tiếp công dân tạicác trụ sở tiếp công dân và tiệp nhận đơn thư khiếu nại

Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp công dâu đến khiếu nại, tố cáo,kiến nghị, phản ánh, tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếunại, tố cáo của công dân

Các cán bộ tại trụ sở tiếp dân phải hướng dẫn người khiếu nại thựchiện theo đúng các quy định của pháp luật, trả lời những thắc mắc của quầnchúng nhân dân đên khiếu kiện

Trang 18

Người khiếu nại lần đầu phải khiếu nại người đã ra quyết định hànhchính hoặc cơ quan có cán bộ, công chức có hành vi hành chính mà ngườikhiếu nại có đủ căn cứ cho rằng quyết định hay hành vi hành chính đó làtrái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

- Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kết từ ngày nhận được quyết địnhhành chính hoặc biết được hành vi hành chính đó Trường hợp ốm đau,thiên tai, địch hoạ, đi công tác, học tập ở xa hoặc vì những trở ngại kháchquan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theođúng thời hiệu, thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếunại

Trường hợp công dân thực hiện quyền khiếu nại bằng đơn thư khiếunại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; địa chỉ của người khiếu nại; tên,địa chỉ, của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếunại và yêu cầu của người khiếu nại, người khiếu nại phải ký tên vào đơn

Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì cán boọ cótrách nhiệm tiếp công dân phải hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn

và ghi đầy đủ những nội dung như trên

Trường hợp việc khiếu nại thông qua người đại diện phải có giấy tờchứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và việc khiếu nại phải thựchiện theo đúng thủ tục như trên

1.4.2 Xem xét và thụ lý đơn, thư khiếu nại để giải quyết

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn thư khiếu nạithuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại lần đầuphải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nạibiết, trường hợp không thụ lý để giải quyết phải thông báo rõ lý do

- Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ

lý giải quyết:

Trang 19

+ Quyết định hay hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quanđến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;

+ Người không có đủ năng lực hành vi dân sự mà không có ngườiđại diện hợp pháp, trừ trường hợp có quy định khác;

+ Người đại diện không hợp pháp;

+ Thời hiệu khiếu nại, thời hạn khiếu nại tiếp theo đã hết;

+ Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết cuối cùng;

+ Việc khiếu nại đã được toà án thụ lý để giải quyết hoặc đã có bản

án, quyết định của toà án

1.4.3 Giải quyết khiếu nại

a Giải quyết khiếu nại lần đầu

Sau khi thụ lý đơn thư khiếu nại, cơ quan Nhà nước có thẩm quyềngiải quyết tổ chức thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ, kết luận; kết quảgiám định phải được lập thành văn bản

Hoạt động thu thập chứng cứ, xác minh chứng cứ là một khâu vôcùng quan trọng trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo Nó đóng vaitrò quyết định đến chất lượng công tác giải quyết khiếu nại Nhằm làm rõcác tình tiết của vụ việc, làm căn cứ để đi đến kết luận về tính hợp pháp củaquyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo cử cáccán bộ chuyên môn, thanh tra viên hay các đoàn thanh tra thực hiện côngtác này Hoạt động này được bắt đầu từ khi vụ việc khiếu nại được thụ lýkết thúc khi có kết luận vụ việc và kiến nghị người có thẩm quyền ban hànhquyết định giải quyết khiếu nại

- Phải xác định đối tượng chứng minh trong giải quyết khiếu nại,chính là phải chứng minh những nội dung và các tình tiết có liên quan đến

Trang 20

quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại, cần phải xác địnhcác nội dung sau:

+ Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại có tráichính sách, pháp luật không, có gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp phápcủa người khiếu nại hay không

+ Nội dung kết luận việc giải quyết khiếu nại của cấp có thẩm quyềntrước đó đã đúng chính sách pháp luật chưa

+ Nội dung của quyết định hành chính, hành vi hành chính vào thờiđiểm nào, vận dụng văn bản pháp luật nào của Nhà nước để phân tích, đánhgiá, sử dụng chứng cứ để kết luận nội dung khiếu nại và đề ra các biệnpháp xử lý

- Thu thập, xác minh chứng cứ thông qua các phương pháp sau:+ Thu thập, xác minh chứng cứ thông qua hồ sơ, tài liệu mà ngườikhiếu nại, người bị khiếu nại cung cấp

+ Thu thập những văn bản pháp luật có liên quan làm căn cứ choviệc giải quyết

+Thu thập, thẩm tra, xác minh chứng cứ vằng những biện phápnghiệp vụ của các cán bộ chuyên môn, các thanh tra viên:

Triệu tập người bị khiếu nại, người khiếu nại để tổ chức đối thoại khicần thiết để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại vàhướng giải quyết khiếu nại

Xác minh tại chỗ: là biện pháp mà người có trách nhiệm thẩm tra xácminh thường tiến hành trên hiện trạng, bao gồm cả việc lấy ý kiến thamkhảo của những người có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp đến sự vật, sự việckhiếu nại

- Đánh giá và bảo quản chứng cứ chứng minh, từ đó đi đến kết luận

và kiến nghị về việc giải quyết

Trang 21

- Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từngày thụ lý giải quyết ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giảiquyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết;đối với những vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéodài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết.

- Căn cứ vào kết luận thẩm tra, xác minh chứng cứ, kiến nghị củacán bộ chuyên môn, thanh tra viên, đoàn thanh tra, cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền giải quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầubằng văn bản và phải gửi quyết định này cho những người liên quan; khicần thiết phải công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại

b Giải quyết tái khiếu

Theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo, trong thời hạn 30 ngày, kể

từ ngày hết hạn giải quyết khiếu nại (30 ngày) mà khiếu nại không đượcgiải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết lần đầu màngười khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩmquyền giải quyết khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại toà

án theo quy định của pháp luật; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khănthì thời hạn nói trên có thể dài hơn nhưng không quá 45 ngày

Trong trường hợp tiếp tục khiếu nại, thì người khiếu nại phải gửi đơnkèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại trước đó và các tài liệukhác có liên quan cho người giải quyết khiếu nại tiếp theo

- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộcthẩm quyền giải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại tiếp theo phảithụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho cho các bên có liên quan,trường hợp không thụ lý cũng phải nêu rõ lý do

- Trong quá trình giải quyết khiếu nại các lần tiếp theo, nếu xét thấyviệc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại, quyết định giải quyết

Trang 22

trước đó sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại phải

ra quyết định hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉviệc thi hành quyết định đó nhưng thời hạn tạm đình chỉ không vượt quáthời gian còn lại của thời giải quyết và phải báo ngay cho các bên liênquan

- Thời hạn giải quyết mỗi lần tiếp theo không quá 45 ngày, kể từngày thụ lý giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyếtkhiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không vượt quá 60 ngày; vùng sâu,vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại mỗi lần tiếp theokhông quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết, đối với các vụ việcphức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể dài hơn nhưng không quá

70 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết

- Người có thẩm quyền khiếu nại lần sau phải ra quyết định giảiquyết khiếu nại bằng văn bản, quyết định đó phải được gửi cho các bên liênquan

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết tái khiếutheo quy định mà khiếu nại vẫn chưa được giải quyết hoặc kể từ ngày nhậnđược quyết định giải quyết khiếu nại mà người khiếu nại không đồng ý thìngười khiếu nại có quyền tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giảiquyết khiếu nại tiếp theo trừ trường hợp khiếu nại đã có quyết định giảiquyết cuối cùng; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn nóitrên có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày

1.5 Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại

a Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại

Người khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quyền khiếunại của mình Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người khiếu nại cócác quyền sau:

Trang 23

- Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp đểkhiếu nại.

- Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại,nhận quyết định giải quyết khiếu nại

- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồithường thiệt hại theo quy định của pháp luật

- Được khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại toà án theoquy định của Luật khiếu nại, tố cáo và Luật tố tụng hành chính

- Rút đơn khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giảiquyết

Người khiếu nại có nghĩa vụ sau:

- Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền

- Trình bầy trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho ngườigiải quyết khiếu nại, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bầy

và việc cung cấp các thông tin, tài liệu đó

- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệulực pháp luật

b Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại

Người bị khiếu nại có các quyền sau:

- Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định hành chính,hành vi hành chính bị khiếu nại

- Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại của người giải quyếtkhiếu nại tiếp theo đối với khiếu nại mà mình đã giải quyết nhưng ngườikhiếu nại vẫn tiếp tục khiếu nại

Người bị khiếu nại có các nghiã vụ sau:

- Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành

vi hành chính bị khiếu nại, thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải

Trang 24

quyết, gửi quyết định giải quyết cho các bên có liên quan và phải chịu tráchnhiệm trước pháp luật về việc giải quyết của mình Trong trường hợp khiếunại do cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm chuyển đến thì phải thôngbáo về việc giải quyết hoặc kết quả giải quyết cho cơ quan, tổ chức, cánhân đó theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.

- Giải trình về quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếunại, cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân

có thẩm quyền giải quyết khiếu nại yêu cầu

- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệulực pháp luật

- Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định hành chính,hành vi hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của phápluật

2 Các quy định mang tính pháp lý về tố cáo và giải quyết tố cáo

2.1 Thẩm quyền giải quyết tố cáo

Thẩm quyên giải quyết tố cáo được xác định theo nguyên tắc sau:

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩmquyền quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó có tráchnhiệm giải quyết

- Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của ngườithuộc cơ quan nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệmgiải quyết

- Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của ngườiđứng đầu cơ quan tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trêntrực tiếp của cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà nội dung liên quan đến chứcnăng quản lý của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết

Trang 25

Còn tố cáo hành vi phạm tội do các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyếttheo quy định của Luật tố tụng hình sự.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trách nhiệm giải quyết tố cáo thuộcthẩm quyền, trường hợp cần thiết thì giao cho cơ quan thanh tra hoặc cơquan có thẩm quyền khác để tiến hành thẩm tra, xác minh, kết luận và kiếnnghị biện pháp xử lý tố cáo

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo cụ thể như sau:

- Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc thực hiện giải quyết những tốcáo có nội dung đặc biệt phức tạp, quyết định xử lý tố cáo mà Tổng Thanhtra Nhà nước đã kết luận, kiến nghị việc giải quyết

- Thẩm quyền của Chánh thanh tra các cấp có thẩm quyền:

+ Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tốcáo thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan cùng cấp khi được giao

+ Xem xét kết luận nội dung tố cáo mà thủ trưởng cơ quan cấp dướitrực tiếp của Thủ trưởng cơ quan cùng cấp đã giải quyết nhưng có vi phạmpháp luật Trong trường hợp kết luận việc giải quyết tố cáo có vi phạmpháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại

- Thẩm quyền của Tổng Thanh tra Nhà nước trong việc giải quyết

2.3 Giải quyết tố cáo

Trang 26

Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 60 ngày thụ lý để giải quyết;đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưngkhông quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết.

- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo cử cán bộchuyên môn, đoàn thanh tra, thanh tra viên tiến hành xác minh, kết luận vềnội dung tố cáo, trách nhiệm của người có hành vi vi phạm, áp dụng cácbiện pháp xử lý hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử

lý đối với người vi phạm

Trong quá trình xác minh việc tố cáo, người giải quyết tố cáo có cácquyền và nghĩa vụ sau:

- Bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc giảiquyết tố cáo

- Yêu cầu người tố cáo cung cấp bằng chứng, tư liệu liên quan đếnnội dung tố cáo;

- Yêu cầu người bị tố cáo phải trình bằng văn bản về hành vi bị tốcáo;

- Yêu cầu cá nhân, cơ quan tổ chức hữu quan cung cấp thông tin, tưliệu liên quan đến nội dung tố cáo;

- Trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp khác theo quy địnhcủa pháp luật

Trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố cáo nếu thấy có dấu hiệuphạm tội thì cơ quan, tổ chức tiệp nhận, giải quyết tố cáo phải chuyển tinbáo, chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện kiểm soát để giải quyết theoquy định của pháp luật tố tụng dân sự

Căn cứ vào biên bản xác minh, kết quả giám định tài liệu, chứng cứthu thập được trong quá trình gq, kết luận, kiến nghị của cán bộ chuyên

Trang 27

môn, đoàn thanh tra, thanh tra viên, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền raquyết định giải quyết tố cáo.

Trong trường hợp có căn cứ cho rằng giải quyết tố cáo không đúngpháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết thìngười tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp củangười giải quyết tố cáo; thời hạn giải quyết không quá 60 ngày, kể từ khinhận được đơn tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết cóthể kéo dài hơn nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn tố cáo

2.3 Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo và người bị tố cáo

a Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo

Người tố cáo có quyền sau:

- Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền;

- Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình;

- Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe doạ, trùdập, trả thù

Người tố cáo có nghĩa vụ sau:

- Trình bầy trung thực về nội dung tố cáo;

- Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của minh;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật

b Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại

Người bị tố cáo có các quyền sau:

- Đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sựthật;

- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được phụchồi danh dự, được bồi thường thiệt hại do việctc không đúng gây ra;

Trang 28

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tốcáo sai sự thật.

Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau:

- Giải trình về hành vi bị tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quankhi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo yêu cầu;

- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý tố cáo của cơ quan, tổchức, cá nhân có thẩm quyền;

- Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luậtcủa mình gây ra

Trang 29

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI TRONG THỜI GIAN VỪA QUA

I TÌNH HÌNH KHIẾU KIỆN CỦA CÔNG DÂN VỀ ĐẤT ĐAI TRONG THỜI GIAN QUAN

1.Khái quát tình hình khiếu kiện của công dân về đất đai giai đoạn

từ 1999 đến đầu năm 2004

Trước khi có Luật khiếu nại, tố cáo được ban hành, tình hình khiếunại, tố cáo của công dân diễn biến phức tạp, số vụ việc nói chung và số vụkhiếu kiện đông người, vượt cấp tăng lên liên tục, bình quân mỗi năm tăng

từ 14 – 15%, nổi cộm nhất là ở Thái Bình

Sau khi Luật khiếu nại, tố cáo được ban hành năm 1998, có hiệu lựcngày 1/1/1999, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân tiếp tục có nhữngdiễn biến phức tạp, đặc biệt trong 2 năm 2001 và 2002, mỗi năm số lượtngười trực tiếp đến khiếu kiện ở cấp Trung ương tăng trên 20% Năm 2001,

ở trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước ở Hà nội vàThành phố Hồ Chí Minh và Thanh tra Nhà nước đã tiếp 20.525 lượt người(tăng 27,6%), năm 2002 tiếp 25.734 lượt người (tăng 21,7%) Có thời điểm

cả nước có trên 30 tỉnh, thành phố có những đoàn khiếu kiện đông người,làm ảnh hưởng đến sự ổn định và tình hình an ninh trật tự xã hội ở nhiềuđịa phương phát sinh nhiều khiếu kiện đông người, bức xúc, xuất hiệnnhiều “ điểm nóng” về khiếu nại, tố cáo

Theo Báo cáo tổng kết ngành của Thanh tra Nhà nước thì tình hìnhkhiếu nại, tố cáo cả nước như sau:

(đơn vị: đơn)

1999

Năm2000

Năm2001

Năm2002

Năm2003

Quý I/2004

Trang 30

Tình trạng khiếu kiện đông người diễn ra ở rất nhiều nơi và thường

rộ lên trong thời gian Trung ương, Quốc hội họp hoặc bầu cử Đáng lưu ý,nhiều cá nhân ở các địa phương khi về Trung ương khiếu kiện có sự liênkết với nhau để gây sức ép tại Trụ sở tiếp công dân và nhà riêng của cácđồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Có đoàn đưa các cụ già, phụ nữ, trẻ

em, thương binh, thân nhân của gia đình liệt sĩ đi cùng, trưng khẩu hiệu,căng biểu ngữ tạo nên bức xúc gay gắt, không tin tưởng chấp thuận việcgiải quyết khiếu kiện ở địa phuơng đòi Trung ương phải giải quyết Nhiềutrường hợp đeo bám khiếu kiện dài ngày ở Trụ sơ tiếp công dân của Trungương Đảng và Nhà nước ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Cá biệt, cónhững trường hợp vi phạm hành hung, gây thương tích hoặc bắt giữ cán bộlàm cho tình hình khiếu kiện thêm phức tạp, gây ảnh hưởng xấu đến tìnhhình an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội

Nội dung của các khiếu kiện, tố cáo tập trung chủ yếu vào các vấn đềliên quan đến việc quản lý và sử dụng đất đai Trong 5 năm, từ 1999 đếnquý I/2004 cả nước có 532820 đơn khiếu kiện liên quan đến đất đai, chiếmkhoảng 60% tổng số đơn thư khiếu nại, tố cáo các cơ quan hành chính Nhànước nhận được Cá biệt có những địa phương tỷ lệ này lên tới 70 – 80%như: Hưng yên, Thành phố Hồ Chí Minh, …

Đất đai là một tài sản quý giá, một tư liệu sản xuất quan trọng, gắnliền với lợi ích kinh tế và cuộc sống của người dân, đó là một vấn đề nhạy

Trang 31

cảm không chỉ về mặt kinh tế – xã hội mà còn về cả chính trị Đặc biệt,trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường,đất đai ngày càng được sử dụng một cách hiệu quả, đất đai trở nên có giá

và giá trị của nó ngày càng tăng Điều đó đã làm cho những mâu thuẫn nộitại trong các quan hệ về đất đai hình thành và phát sinh ngày càng nhiều,phong phú và phức tạp Trong khi đó hệ thống chính sách pháp luật về đấtđai chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ nên tình hình khiếu kiện về đất đai ngàycàng tăng và diễn biến phức tạp, đặc biệt là trong một số năm gần đây.Theo thống kê của Thanh tra Nhà nước có trên dưới 10 vạn vụ khiếu kiệnliên quan đến đất đai gửi đến các cơ quan Nhà nước Riêng Thanh tra Nhànước hàng năm tiếp nhận từ 5.000 – 7.000 đơn khiếu kiện vượt cấp liênquan đến đất đai (chưa kể những đơn trùng lặp) Nội dung khiếu kiện chủyếu là đòi lại đất đai, đòi quyền lợi liên quan đến đất đai, phản ánh cán bộ

có nhiều sai phạm trong quản lý, phân phối đất đai, sử dụng đất đai, thu chitài chính liên quan đến đất đai vi phạm các quy định của Nhà nước, …Điểnhình như: vụ khiếu kiện tranh chấp đất đai của trên 2000 hộ dân ở huyện

Ba tri, Giồng tôm, Thạch phú của tỉnh Bến tre; vụ khiếu kiện về đất đai củatrên 300 hộ dân với Nông trường 30/4 tỉnh Sóc trăng, …

Mặc dù số lượng đơn khiếu nại, tố cáo nhìn chung giảm đáng kểtrong một vài năm gần đây song số lượng đơn thư khiếu kiện về đất đai vẫnkhông ngừng tăng lên Theo số liệu tổng hợp của Tổng Cục Địa chính về sốđơn thư khiếu kiện chuyển đến Tổng cục và số đơn thư thuộc thẩm quyềngiải quyết do Chính phủ giao như sau:

Số vụ việcThuộc thẩm

Trang 32

có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai hơn ở miền Trung và miềnBắc; trong đó nhiều nhất là Thành phố Hồ Chí Minh 256 đơn, An Giang

217 đơn, Đồng Tháp 170 đơn, Cần Thơ 140 đơn, … Tuy nhiên có một sốđịa phương có rất ít đơn khiếu nại, tố cáo về đất đai nhưng lại trở thànhđiểm nóng về khiếu kiện như Tây Nguyên, Bến Tre

Đặc điểm tình hình khiếu kiện của công dân liên quan đến đất đai ởmỗi khu vực, mỗi địa phương lại có những diễn biến mang tính chất đặcthù riêng, từng vấn đề khiếu kiện cũng có nội dung khác nhau ở các tỉnhphía Bắc nội dung khiếu kiện chủ yếu liên quan đến việc thu hồi, đền bù,giải toả; ở các tỉnh Nam Bộ chủ yếu là việc đòi lại đất cũ, đất cho mượn,cho ở nhờ, tranh chấp đất trước đây đưa vào tập đoàn sản xuất, trong nội bộnhân dân giữa chủ cũ và chủ mới, giữa các nông lâm trường, cơ quan, đơn

vị quân đội, …có nơi diễn ra gay gắt, gây hậu quả xấu về người, tài sản vàảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự xã hội tại địa phương; ở miềnTrung, nhất là các tỉnh Tây Nguyên, tình trạng phá rừng để lấy đất sảnxuất, mua bán, đổi chác, lấn chiếm đất nông, lâm trường cũng là vấn đề bứcxúc; việc khiếu kiện đòi nhà đất do Nhà nước quản lý thuộc diện cải tạotrước đây cũng diễn ra gay gắt, tập trung ở một số đô thị lớn như Hà Nội,Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Thành Phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, …

Trang 33

Nhìn chung tình hình khiếu nại, tố cáo về đất đai vẫn là một vấn đềbức xúc, gay gắt đòi hỏi được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ, chínhquyền từ Trung ương đễn địa phương trong việc giải quyết dứt điểm các vụkhiếu kiện này Nhằm đảm bảo công bằng trong sử dụng đất đai, đáp ứngđược yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai một cách tiết kiệm, hiệu quả,thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

2 Một số nội dung khiếu kiện vê đất đai nổi cộm

Qua tổng kết thực tiễn, theo báo cáo về tình hình giải quyết khiếunại, tố cáo về đất đai của Thanh tra Nhà nước trong thời gian gần đây nộidung khiếu nại, tố cáo về đất đai chủ yếu tập trung vào các nội dung sau:

a Những khiếu kiện trong mối quan hệ giữa công dân với các cơ quan, tổ chức của Nhà nước liên quan đến đất đai

- Trước hết là những khiếu kiện đòi đất đai của công dân với các đơn

vị quân đội, nông lâm trường Những khiếu kiện này diễn ra khá phổ biến

và đặc biệt gay gắt từ những năm 1995 trở lại đây, tập trung chủ yếu ở cácđơn vị, nông lâm trường phía Nam, một số ở phía Bắc, khu vực Tâynguyên Nguyên nhân làm phát sinh khiếu kiện, tranh chấp ở đây có nhiềusong chủ yếu là do làm ăn kém hiệu quả, giao khoán cho các hộ nông, lâmtrường viên với mức thu nộp quá cao, thu nhiều khoản, buông lỏng quản lýđất đai để một số cán bộ tư lợi, bao chiếm đất đai, cấp, bán đất trái phépnhiều diện tích đất công gây bất bình cho các hộ Một số đơn vị giao khoáncho nông, lâm trường viên ít, không giao cho nhân dân ở địa phương màgiao khoán cho nhiều đối tượng ở nơi khác, trong đó có không ít là cán bộ,công nhân viên chức Nhà nước nhận đất với hình thức làm trang trại nhưngthực tế họ không làm mà thuê chính người dân ở địa phương đó làm, gâybất bình cho các hộ dân Bên cạnh đó việc buông lỏng quản lý đất đai đểdân tự do lấn chiếm, sử dụng đất công nhiều năm trong phạm vi đất quân

Trang 34

đội, đất nông, lâm trường hoặc đồng bào dân tộc, đồng bào đi kinh tế mớivẫn di canh, di cư, khai phá đất rừng để sinh sống mà không biết đến quyhoạch, không biết đến sự quản lý của các đơn vị quân đội, các nông, lâmtrường đến khi xảy ra khiếu kiện mới biết, gây khó khăn cho việc giảiquyết.

- Khiếu kiện về đền bù giải phóng mặt bằng giữa các hộ dân với Banquản lý các dự án và chính quyền địa phương trong việc giải quyết vấn đềlợi ích của người dân phải di dời nhà ở, tài sản và trả lại đất khi thực hiệncác dự án phát triển công nghiệp hoá, đô thị hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng.Vấn đề này không chỉ khiếu kiện về giá đền bù mà còn phát sinh nhiềuvướng mắc trong việc Nhà nước quy định phải xác định nguồn gốc của đấtđai mới áp dụng mức đền bù, hỗ trợ Trong khi đó việc xác định này rấtkhó khăn, không thống nhất, không có quy định cụ thể để làm căn cứ tínhđền bù, hỗ trợ dẫn đến thắc mắc, khiếu kiện gay gắt

Mặt khác, trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng phát sinhnhiều khiếu kiện về cách làm thiếu công khai, mất dân chủ, giá đền bùthấp, không nhất quán, không công bằng; nhiều dự án thu hội đất để sửdụng vào mục đích kinh doanh song đền bù cho dân với giá thấp, sau đóđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhất định rồi tổ chức đấu giá cao gấp nhiềulần; không ít trường hợp bớt xén tiền đền bù, tham nhũng tiêu cực, gây bấtbình trong nhân dân khiến họ phát sinh khiếu kiện

Những khiếu kiện này đang là vấn đề nổi cộm rất phức tạp, diễn ra ởhầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước đặc biệt là ở những thành phốtrung tâm, các đô thị lớn và những nơi có đường quốc lộ đi qua, những nơixây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà kho, sân bay, bến cảnglớn của đất nước

Trang 35

- Khiếu kiện đòi lại nhà, đất đai do Nhà nước quản lý thuộc diện cảitạo trước đây nhưng không làm đủ thủ tục, hồ sơ trưng thu, trưng mua hoặc

để thất lạc hồ sơ, nay chủ đất cũ dùng nhiều hình thức xin hoặc đòi lại đất.Các khiếu kiện này cũng diễn ra khá gay gắt, tập trung chủ yếu ở các đô thịlớn như: Hà nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà nẵng, Hải phòng, Cần thơ,

Bà rịa – Vũng tầu

- Đất đai, nhà cửa liên quan đến tôn giáo, trải qua quá trình lịch sử cónhiều biến động, Nhà nước đã quản lý hoặc sử dụng vào mục đích khác,nay chính sách đất đai và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước cởi

mở hơn nên đã phát sinh nhiều khiếu kiện đòi lại

- Khiếu kiện đòi lại đất đai ở vùng biên giới phía Bắc và Tây Namcủa tổ quốc Sau những diễn biến lịch sử, do chiến tranh biên giới nhiềungười đã phải di dời khỏi khu vực cư trú, từ tuyến 1 lùi về tuyến 2, sau đóđất đai đã được giao cho người khác sử dụng trong quá trình thự hiện chínhsách đưa dân lên biên giới để sản xuất và chiến đấu giữ đất đai, bảo vệ biêngiới Gần đây, sau khi tình hình đã ổn định, biên giới tổ quốc được phânchia cụ thể, điều kiện làm ăn, sinh hoạt trở lại bình thường và có nhiềuthuận lợi thì nhiều người trước đây có đất cũ ở khu vực biên giới trở lại xinlại đất đai để tiếp tục sản xuất

- Về tố cáo liên quan đến đất đai chủ yếu tập trung phản ánh với Nhànước và yêu cầu giải quyết tình trạng chính quyền địa phương (chủ yếu làcấp xã) giao đất, cấp đất sai thẩm quyền, mà thực chất là bán đất, giaokhông đúng danh sách được phê duyệt theo quyết định giao đất của cơquan Nhà nước có thẩm quyền, giao sai vị trí, sai diện tích, không đúng quyhoạch, thu tiền vượt gấp nhiều lần so với quy định của Nhà nước, sử dụngtiền thu từ đất không đúng chế độ tài chính, lấn chiếm đất công, tư lợi,

Trang 36

tham nhũng Tình trạng này diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương trong

cả nước

- Khiếu kiện việc chính quyền địa phương để lại quỹ đất công íchvượt qúa quy định, chính quyền quản lý và sử dụng đất công ích sai mụcđích, thậm chí ở nhiều địa phương để đất công ích từ 12 -15% , để đem đấuthầu dài hạn, giấu diện tích để không phải nộp nghĩa vụ thuế với Nhà nướcsau đó ăn chia lợi ích cục bộ

- Khiếu kiện về tình trạng chính quyền địa phương cho thuê đất đaitrái thẩm quyền, thời hạn thuê dài, có trường hợp tới 20, 30 năm trong khi

đó giá thuê thấp; sau đó người thuê đất lại tự ý chuyển mục đích sử dụng từđất nông nghiệp sang đất thổ cư, đất chuyên dùng Quỹ đất công ích 5%không tập trung, thường nằm phân tán ở các hộ dân nên không sử dụng đểthực hiện quy hoạch cũng như điều chỉnh quy hoạch được.Trong bối cảnh

dư thừa lao động ở khu vực nông thôn, đất đai nhiều nhưng lại quản lý và

sử dụng như trên đã làm phát sinh nhiều khiếu kiện

Việc sử dụng tiền cấp, bán đất vào xây dựng các công trình cơ sở hạtầng có rất nhiều vi phạm, khai khống, gian lận, chi tiêu tài chính bừa bãi,

tư lợi, tham ô, mất dân chủ xảy ra gay gắt nhất và tập trung chủ yếu ở cáctỉnh phía Bắc

- Ở các địa phương thực hiện Nghị định 64/ CP ngày 27/9/1993, quyđịnh về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổnđịnh, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp Thời hạn giao đối với đấtnông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản là 20 năm, đất đểtrồng cây lâu năm là 50 năm Như vậy, đất sản xuất nông nghiệp đã đượcgiao hết (chỉ còn diện tích đất công ích 5%), dẫn đến tình trạng trẻ lớn đếntuổi lao động, người già chết đi không thể điều chỉnh lại được việc sử dụngđất đai, gây ra tình trạng thiếu, thừa, người thì không có đất sản xuất, người

Trang 37

thì nắm giữ quá nhiều đất nhưng lại không có lao động Bên cạnh đó, tìnhtrạng di chuyển chỗ ở, thay đổi sinh hoạt do yêu cầu của cuộc sống như xâydựng gia đình, đi vùng kinh tế mới, …không mang theo tiêu chuẩn đấtnông nghiệp đi được Trong khi đó, các địa phương lại không còn đất đai

để điều tiết nên gây nên khiếu kiện khó giải quyết

- Ở nhiều đơn vị, có những vùng đất mà diện tích, hình thể, ranh giớiđất thiếu chuẩn xác, thậm chí chưa rõ, chưa được cấp có thẩm quyền phêduyệt và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người dân cứ lấn chiếmđất để sản xuất, nay xác định lại để thu hồi người dân không trả mà khiếukiện gay gắt

- Khiếu kiện đòi lại đất mà chính quyền cũ lấy để lập ấp chiến lược,lập căn cứ quân sự, trại lính, kho tàng, … trước năm 1975

- Tố cáo chính quyền vi phạm pháp luật đất đai, nhất là trong việcthu hôi đất, giao đất xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, xây dựng

cơ bản, góp vốn bằng đất để liên doanh với nước ngoàivà xây dựng cơ sở

hạ tầng để kinh doanh nhà ở, đất ở tạo điều kiện làm giầu cho một số ngườitrên chính mảnh đất của người dân lao động

- Khiếu nại của các tổ chức tôn giáo đòi lại đất cũ đã hiến, cho mượnhoặc Nhà nước đã quản lý điều phối sử dụng từ những năm sau giải phóng

Số lượng đơn thư loại này ít nhưng rất đáng quan tâm vì nó liên quan đếnvấn đề tôn giáo, một vấn đề hết sực nhạy cảm

b Những khiếu kiện về đất đai trong mối quan hệ giữa công dân với công dân

- Khiếu kiện xin lại đất đai cũ đã được đưa vào hợp tác xã, tập đoànsản xuất mà hiện nay các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất này đã bị giải thể,chính quyền địa phương đã giao cho người khác sử dụng đất đai Đây làvấn đề nổi cộm, phức tạp, đặc biệt là tập trung ở vùng nông thôn Nam bộ

Trang 38

Việc khiếu kiện này đã có từ lâu nhưng trở lên phức tạp từ những năm

1991, đối tượng chủ yếu là những người dân nguyên là chủ sở hữu củanhững phần đất đang bị tranh chấp, khiếu kiện Đặc biệt, tại một số địaphương Nam bộ như Bến tre và một số tỉnh khác, việc tranh chấp, khiếukiện đã dẫn đến xo sát, hành hung, gây thương tích và chết người, nhiều hộdân mất trắng đất sản xuất, tình hình trên đã gây hậu quả rất xấu về mặt anninh trật tự xã hội, gây tâm lý hoang mang, lo sợ không yên tâm sản xuấttrong nội bộ nhân dân

- Khiếu kiện đòi lại đất đai trong quá trình thực hiện chủ trương

“nhường cơm, sẻ áo” thời kỳ 1975 – 1980 mà hiện nay người được nhườngđất không sản xuất nông nghiệp mà bán đất kiếm lời trong khi người trướcđây đã nhường đất đời sống gặp rất nhiều khó khăn, thiếu đất sản xuất

- Khiếu kiện đòi lại đất trước đây vì những lý do khác nhau đã chongười khác mượn, ở nhờ, …nay người mượn lại đem bán hoặc cho thuênên những người chủ đất cũ bức xúc đòi lại

- Khiếu kiện đòi lại đất hương hoả, đất nhờ người khác trông coi,người được nhờ trông coi qua thời gian dài đã coi như của mình, nay chủ

cũ có nhu cầu sử dụng đòi lại

- Khiếu kiện tranh chấp lối đi trong ngõ, xóm, ranh giới đất ở, đấtvườn, đất sản xuất thuộc quyền sử dụng của các hộ gia đình cũng diễn rakhá phổ biến ở nhiều địa phương trong cả nước

- Khiếu kiện tranh chấp đất giữa đồng bào đi xây dựng vùng kinh tếmới với đồng bào địa phương, trong đó có đồng bào dân tộc mà lúc đầungười dân địa phương đã nhượng đất cho dân đến xây dựng kinh tế mới

- Khiếu kiện tranh chấp giữa người dân về những vùng đất bãi bồiven sông, ven biển để nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản cũng diễn biếnkhá phức tạp ở một số địa phương

Trang 39

- Tố cáo về việc lấn chiếm đất công, tự ý chuyển mục đích sử dụngđất.

c Những khiếu kiện trong quan hệ về đất đai giữa các cơ quan, đơn

vị, các cấp hành chính

- Khiếu kiện trong việc quản lý và sử dụng đất đai giữa các đơn vịquân đội, công an với các địa phương, nơi mà đơn vị đóng quân, đặt trụ sở,nhất là nơi công an, quân đội sử dụng diện tích đất lớn như trường bắn, bãitập luyện, trại giam, …rồi các cơ quan đơn, vị hành chính sự nghiệp, sảnxuất kinh doanh của Trung ương, của tỉnh với các địa phương mà cơ quan,đơn vị nằm trên địa bàn địa phương

3 Nguyên nhân làm phát sinh tình hình khiếu kiện liên quan đến đất đai trong thời gian qua

Qua tình hình và kết quả giải quyết khiếu kiện của các cơ quan hànhchính từ Trung ương đến địa phương có thể rút ra một số nguyên nhân củatình hình khiếu kiện tranh chấp đất đai hiện nay như sau:

- Đất nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn biến động lịch sử, đất đaichuyển từ chế độ sở hữu tư nhân sang chế độ sở hữu toàn dân do Nhà nướcthống nhất quản lý, Nhà nước giao cho người dân sử dụng ổn định, lâu dài.Cùng với quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, quyền củangười sử dụng đất đai ngày càng được mở rộng, đất đai ngày càng được sửdụng một cách hiệu quả hơn Đặc biệt nhà nước đã công nhận đất đai cógiá, nó đã tham gia tích cực vào các quan hệ thị trường, giá trị của nókhông ngừng tăng lên nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiệnnay.Cùng với sự biến động của thời gian, mỗi mảnh đất cũng có sự biếnđộng về hình dạng, diện tích, mục đích sử dụng, chủ sử dụng, … đến naytrong quá trình đổi mới, tính dân chủ của người dân không ngừng được

Trang 40

phát huy, nên nhiều người đòi được xem xét giải quyết lại, gây nên tìnhtrạng khiếu kiện gay gắt.

- Pháp luật về đất đai tuyên bố đất đai thuộc sở hữu toàn dân vàkhông thừa nhận việc đòi lại đất cũ mà không tính đến nguồn gốc, mốiquan hệ đối với đất đai của người chủ sử dụng Song trên thực tế, ngườidân lại căn cứ vào các yếu tố đó để đòi xem xét, giải quyết cho nên giữaquy định của chính sách, pháp luật và thực tế quan hệ đất đai còn có khoảncách

- Đảng và Nhà nước có nhiều chỉ thị, nghị quyết và các quy định vềquản lý và sử dụng đất đai, đã đề ra các chủ trương, đúng đắn có tác dụngthiết thực Tuy nhiên, nhiều vướng mắc cụ thể chưa được xử lý, ví dụ: Đấtcho thuê, đất cho mượn, đất thế chấp, đất cầm cố, …diễn ra trước khi cóLuật đất đai và cả sau khi có Luật đất đai, pháp luật thừa nhận đất đó thuộcquyền sử dụng của người đang sử dụng nhưng về mặt đạo lý vấn đề đất chomượn, cho thuê, cầm cố, thế chấp hay đất nhờ trông coi hộ, nay họ bị mấtđất dẫn đến khiếu kiện đòi lại đất

- Từ ngày thực hiện công cuộc đổi mới, kinh tế đất nước phát triểnlàm giá trị của đất đai không ngừng được tăng lên cùng với sự tăng trưởng

và phát triển kinh tế – xã hội đất nước, có lúc, có nơi giá đất tăng lên độtbiến tạo ra những cơn “sốt đất” Giá trị của đất đai quá lớn so với thu nhậpthường nhật của người dân, thu nhập từ đất đai cũng không ngừng tăng lên

Vì vậy, đây là nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy, kích thích khiếu nại để giànhlại quyền sử dụng đất đai đồng nghĩa với giành lại tài sản lớn, do vậy ngườidân khiếu nại gay gắt mong giành lại được quyền sử dụng đất đai

- Quá trình phát triển công nghiệp hoá, đô thị hoá, xây dựng kết cấu

hạ tầng ngày càng nhiều, đất đai cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thuhẹp, nơi ở phải di chuyển, đời sống, việc làm của người dân gặp nhiều khó

Ngày đăng: 05/04/2013, 09:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đặc điểm tình hình khiếu kiện của công dân liên quan đến đất đai ở mỗi khu vực, mỗi địa phương lại có những diễn biến mang tính chất đặc  thù riêng, từng vấn đề khiếu kiện cũng có nội dung khác nhau - nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
c điểm tình hình khiếu kiện của công dân liên quan đến đất đai ở mỗi khu vực, mỗi địa phương lại có những diễn biến mang tính chất đặc thù riêng, từng vấn đề khiếu kiện cũng có nội dung khác nhau (Trang 32)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w