Giải pháp về sự chỉ đạo trong giải quyết khiếu nại,tố cáo về đất đai.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai (Trang 70 - 74)

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,TỐ CÁO TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY

1.Giải pháp về sự chỉ đạo trong giải quyết khiếu nại,tố cáo về đất đai.

cầu của Chính phủ trong năm 2004 và các năm tiếp theo, giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo tại cơ sở và cấp huyện là chính, cấp tỉnh là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng, cấp Trung ương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, phải tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thủ trưởng Bộ, ngành, tỉnh, Thành phố thuộc Tru ng ương. Qua đó hướng dẫn, đôn đốc các ngành, các cấp giải quyết kịp thời, dứt điểm, đúng chính sách pháp luật các khiếu nại của công dân. Để đạt được mục tiêu đó cần thực hiện một số giải pháp như sau:

1. Giải pháp về sự chỉ đạo trong giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai. đất đai.

1.1 Trung ương Đảng

- Chỉ đạo các cấp uỷ Đảng và Thủ trưởng các bộ, ngành, Chủ tịch UBND các cấp ở địa phương thực hiện có kết quả Chỉ thị số 09/CT-TW ngày 6/3/2002 của Ban bí thư Trung ương Đảng về “một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại,tố cáo hiện nay”; kế hoạch số 01 về kiểm tra sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Hàng năm thành lập các đoàn kiểm tra của Trung ương tiến hành kiểm tra các địa phương, Bộ, ngành về trách nhiệm thực hiện Chỉ thị số 09, quy chế dân chủ tại cơ sở, trách nhiệm của Thường vụ tỉnh uỷ, Thành uỷ trong việc chỉ đạo giải quyết khiếu nại của công dân, trong việc để phát sinh khiếu kiẹn phức tạp, đông người vượt cấp lên Trung ương, khiếu kiện tồn đọng kéo dài, không được giải quyết.

từng loại vấn đề để Quốc hội, Chính phủ xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp lụât phù hợp điều chỉnh, làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan chức năng triển khai thực hiện giải quyết công việc của dân.

1.2 Quốc hội

- Chỉ đạo ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan chức năng của Quốc hội xây dựng, hoàn thiện cơ chế giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội đối với việc giám sát cơ quan hành chính các cấp giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Chỉ đạo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan chức năng của Quốc hội đưa vào kế hoạch và tiến hành công tác chuẩn bị xây dựng các luật, văn bản pháp luật điểu chỉnh một số lĩnh vực chưa hoàn thiện, có nhiều vướng mắc, bất cập, phát sinh nhiều khiếu kiện của công dân như về giao, cấp đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, về đền bù giải toả, đòi lại nhà đất cũ…

1.3 Chính phủ

- Chỉ đạo và kiểm tra các Bộ, ngành, UBND các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc:

+ Bố trí nơi tiếp dân và thực hiện quy định về tiếp công dân theo lịch để trả lời những vấn đề công dân khiếu kiện, xác định và công bố công khai thời hạn giải quyết vụ việc. Vấn đề nào chưa trả lời ngay thì giao cho cơ quan chức năng kiểm tra có kết luận để xem xét giải quyết, trả lời cho công dân đúng thời hạn đã công bố với dân. Tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu quả tiếp dân của các cấp, ngành. Củng cố, tăng cường cán bộ đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, thông tin liện lạc để cán bộ tiếp dân làm tốt nhiệm vụ tiếp, giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ trong việc khiếu nại, tố cáo.

+ Thực hiện Chỉ thị số 09 của Ban bí thư, các Chỉ thị của Chính phủ trong việc chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, trong việc phát sinh khiếu kiện phức tạp, đông người vượt cấp lên Trung ương, khiếu kiện tồn động kéo dài không được giải quyết.

+ Giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc giải quyết các khiếu kiẹn do Thủ tướng Chính phủ giao.

- Chỉ đạo các Bộ, ngành hữu quan và các cơ quan chức năng trong việc nghiên cứu, đề xuất trình Chính phủ các vấn đề hoàn thiện chính sách pháp luật, cơ chế giải quyết các vấn dề liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Chỉ đạo thanh tra Nhà nước và các cơ quan chức năng của Chính phủ, UBND các địa phương tập trung tiến hành thanh tra, kiểm tra một số lĩnh vực quan trọng của quản lý Nhà nước để hạn chế, ngăn ngừa sai phạm; tập trung tiến hành thanh tra, kiểm tra giải quyết những vụ việc khiếu kiện đông người.

- Chỉ đạo các Bộ, ngành, các địa phương tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan Thanh tra với các cơ quan chức năng và đoàn thể cùng cấp ở Trung ương và địa phương để tham gia xử lý khiếu kiện, vận động, giáo dục công dân chấp hành đúng pháp luật.

1.4 Thanh tra Nhà nước

- Chỉ đạo thanh tra các cấp, ngành có chương trình phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền pháp luật vè khiếu nại, tố cáo cho mọi người hiểu và thực hiện, biểu dương kịp thời những điển hình tốt, phê phán nhhững việc làm trái pháp luật của các cơ quan Nhà nước và công chức trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Chỉ đạo thanh tra các cấp, ngành, địa phương tập trung tiến hành thanh tra, kiểm tra một số lĩnh vực quan trọng của quản lý Nhà nước để hạn chế, ngăn ngừa các sai phạm; tập trung tiến hành thanh tra, kiểm tra giải quyết những vụ việc khiếu kiện phức tạp, đông người.

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc quyền nghiên cứu đề xuất với Chính phủ hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Thanh tra Nhà nước khẩn trương xác minh, kết luận, báo cáo của Thủ tướng Chính phủ những vụ việc do Thủ tướng Chính phủ giao. Tăng cường kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại của Bộ, ngành, tỉnh, Thành phố thuộc Trung ương.

1.5 Các Bộ ngành

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng của mình, nghiên cứu đề xuất, làm tốt chức năng tham mưu cho Chính phủ hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai.

- Giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Bộ, ngành mình. Tăng cường kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng các cơ quan đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ, ngành mình.

1.6 UBND các Tỉnh, Thành phố

- Chỉ đạo UBND các quận (huyện), xã (phường) và các tổ chức thanh tra thuộc quyền tập trung giải quyết dứt điểm các khiếu kiện về đất đai tại cơ sở và cấp huyện là chính, cấp tỉnh là cấp giải quyết cuối cùng.

- Thanh tra các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại của cấp huyện, Sở, ngành.

- Thanh tra các huyện, quận, thị xã, sở, ngành thuộc tỉnh tăng cường kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND các xã,

phường, Thủ trưởng các phòng ban chuyên môn của cấp huyện, quận, thị xã, sở ngành.

Thông quan kiểm tra trách nhiệm nhằm đôn đốc, hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan, tổ chức giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu kiện về đất đai của nhân dân; kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm minh đối với các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo; người không thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật; người lợi dung quyền khiếu nại để gây rối trật tự công cộng làm phức tạp thêm tình hình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai (Trang 70 - 74)