Một số nội dung khiếu kiện vê đất đai nổi cộm

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai (Trang 33 - 39)

I. TÌNH HÌNH KHIẾU KIỆN CỦA CÔNG DÂN VỀ ĐẤT ĐAI TRONG THỜI GIAN QUAN

2. Một số nội dung khiếu kiện vê đất đai nổi cộm

Qua tổng kết thực tiễn, theo báo cáo về tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai của Thanh tra Nhà nước trong thời gian gần đây nội dung khiếu nại, tố cáo về đất đai chủ yếu tập trung vào các nội dung sau:

a. Những khiếu kiện trong mối quan hệ giữa công dân với các cơ quan, tổ chức của Nhà nước liên quan đến đất đai

- Trước hết là những khiếu kiện đòi đất đai của công dân với các đơn vị quân đội, nông lâm trường. Những khiếu kiện này diễn ra khá phổ biến và đặc biệt gay gắt từ những năm 1995 trở lại đây, tập trung chủ yếu ở các đơn vị, nông lâm trường phía Nam, một số ở phía Bắc, khu vực Tây nguyên. Nguyên nhân làm phát sinh khiếu kiện, tranh chấp ở đây có nhiều song chủ yếu là do làm ăn kém hiệu quả, giao khoán cho các hộ nông, lâm trường viên với mức thu nộp quá cao, thu nhiều khoản, buông lỏng quản lý đất đai để một số cán bộ tư lợi, bao chiếm đất đai, cấp, bán đất trái phép nhiều diện tích đất công gây bất bình cho các hộ. Một số đơn vị giao khoán cho nông, lâm trường viên ít, không giao cho nhân dân ở địa phương mà giao khoán cho nhiều đối tượng ở nơi khác, trong đó có không ít là cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước nhận đất với hình thức làm trang trại nhưng

thực tế họ không làm mà thuê chính người dân ở địa phương đó làm, gây bất bình cho các hộ dân. Bên cạnh đó việc buông lỏng quản lý đất đai để dân tự do lấn chiếm, sử dụng đất công nhiều năm trong phạm vi đất quân đội, đất nông, lâm trường hoặc đồng bào dân tộc, đồng bào đi kinh tế mới vẫn di canh, di cư, khai phá đất rừng để sinh sống mà không biết đến quy hoạch, không biết đến sự quản lý của các đơn vị quân đội, các nông, lâm trường đến khi xảy ra khiếu kiện mới biết, gây khó khăn cho việc giải quyết.

- Khiếu kiện về đền bù giải phóng mặt bằng giữa các hộ dân với Ban quản lý các dự án và chính quyền địa phương trong việc giải quyết vấn đề lợi ích của người dân phải di dời nhà ở, tài sản và trả lại đất khi thực hiện các dự án phát triển công nghiệp hoá, đô thị hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng. Vấn đề này không chỉ khiếu kiện về giá đền bù mà còn phát sinh nhiều vướng mắc trong việc Nhà nước quy định phải xác định nguồn gốc của đất đai mới áp dụng mức đền bù, hỗ trợ. Trong khi đó việc xác định này rất khó khăn, không thống nhất, không có quy định cụ thể để làm căn cứ tính đền bù, hỗ trợ dẫn đến thắc mắc, khiếu kiện gay gắt.

Mặt khác, trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng phát sinh nhiều khiếu kiện về cách làm thiếu công khai, mất dân chủ, giá đền bù thấp, không nhất quán, không công bằng; nhiều dự án thu hội đất để sử dụng vào mục đích kinh doanh song đền bù cho dân với giá thấp, sau đó đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhất định rồi tổ chức đấu giá cao gấp nhiều lần; không ít trường hợp bớt xén tiền đền bù, tham nhũng tiêu cực, gây bất bình trong nhân dân khiến họ phát sinh khiếu kiện.

Những khiếu kiện này đang là vấn đề nổi cộm rất phức tạp, diễn ra ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước đặc biệt là ở những thành phố

xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà kho, sân bay, bến cảng lớn của đất nước.

- Khiếu kiện đòi lại nhà, đất đai do Nhà nước quản lý thuộc diện cải tạo trước đây nhưng không làm đủ thủ tục, hồ sơ trưng thu, trưng mua hoặc để thất lạc hồ sơ, nay chủ đất cũ dùng nhiều hình thức xin hoặc đòi lại đất. Các khiếu kiện này cũng diễn ra khá gay gắt, tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn như: Hà nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà nẵng, Hải phòng, Cần thơ, Bà rịa – Vũng tầu.

- Đất đai, nhà cửa liên quan đến tôn giáo, trải qua quá trình lịch sử có nhiều biến động, Nhà nước đã quản lý hoặc sử dụng vào mục đích khác, nay chính sách đất đai và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước cởi mở hơn nên đã phát sinh nhiều khiếu kiện đòi lại.

- Khiếu kiện đòi lại đất đai ở vùng biên giới phía Bắc và Tây Nam của tổ quốc. Sau những diễn biến lịch sử, do chiến tranh biên giới nhiều người đã phải di dời khỏi khu vực cư trú, từ tuyến 1 lùi về tuyến 2, sau đó đất đai đã được giao cho người khác sử dụng trong quá trình thự hiện chính sách đưa dân lên biên giới để sản xuất và chiến đấu giữ đất đai, bảo vệ biên giới. Gần đây, sau khi tình hình đã ổn định, biên giới tổ quốc được phân chia cụ thể, điều kiện làm ăn, sinh hoạt trở lại bình thường và có nhiều thuận lợi thì nhiều người trước đây có đất cũ ở khu vực biên giới trở lại xin lại đất đai để tiếp tục sản xuất.

- Về tố cáo liên quan đến đất đai chủ yếu tập trung phản ánh với Nhà nước và yêu cầu giải quyết tình trạng chính quyền địa phương (chủ yếu là cấp xã) giao đất, cấp đất sai thẩm quyền, mà thực chất là bán đất, giao không đúng danh sách được phê duyệt theo quyết định giao đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, giao sai vị trí, sai diện tích, không đúng quy hoạch, thu tiền vượt gấp nhiều lần so với quy định của Nhà nước, sử dụng

tiền thu từ đất không đúng chế độ tài chính, lấn chiếm đất công, tư lợi, tham nhũng. Tình trạng này diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương trong cả nước.

- Khiếu kiện việc chính quyền địa phương để lại quỹ đất công ích vượt qúa quy định, chính quyền quản lý và sử dụng đất công ích sai mục đích, thậm chí ở nhiều địa phương để đất công ích từ 12 -15% , để đem đấu thầu dài hạn, giấu diện tích để không phải nộp nghĩa vụ thuế với Nhà nước sau đó ăn chia lợi ích cục bộ.

- Khiếu kiện về tình trạng chính quyền địa phương cho thuê đất đai trái thẩm quyền, thời hạn thuê dài, có trường hợp tới 20, 30 năm trong khi đó giá thuê thấp; sau đó người thuê đất lại tự ý chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư, đất chuyên dùng. Quỹ đất công ích 5% không tập trung, thường nằm phân tán ở các hộ dân nên không sử dụng để thực hiện quy hoạch cũng như điều chỉnh quy hoạch được.Trong bối cảnh dư thừa lao động ở khu vực nông thôn, đất đai nhiều nhưng lại quản lý và sử dụng như trên đã làm phát sinh nhiều khiếu kiện.

Việc sử dụng tiền cấp, bán đất vào xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng có rất nhiều vi phạm, khai khống, gian lận, chi tiêu tài chính bừa bãi, tư lợi, tham ô, mất dân chủ xảy ra gay gắt nhất và tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc.

- Ở các địa phương thực hiện Nghị định 64/ CP ngày 27/9/1993, quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Thời hạn giao đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản là 20 năm, đất để trồng cây lâu năm là 50 năm. Như vậy, đất sản xuất nông nghiệp đã được giao hết (chỉ còn diện tích đất công ích 5%), dẫn đến tình trạng trẻ lớn đến

đất đai, gây ra tình trạng thiếu, thừa, người thì không có đất sản xuất, người thì nắm giữ quá nhiều đất nhưng lại không có lao động. Bên cạnh đó, tình trạng di chuyển chỗ ở, thay đổi sinh hoạt do yêu cầu của cuộc sống như xây dựng gia đình, đi vùng kinh tế mới, …không mang theo tiêu chuẩn đất nông nghiệp đi được. Trong khi đó, các địa phương lại không còn đất đai để điều tiết nên gây nên khiếu kiện khó giải quyết.

- Ở nhiều đơn vị, có những vùng đất mà diện tích, hình thể, ranh giới đất thiếu chuẩn xác, thậm chí chưa rõ, chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người dân cứ lấn chiếm đất để sản xuất, nay xác định lại để thu hồi người dân không trả mà khiếu kiện gay gắt.

- Khiếu kiện đòi lại đất mà chính quyền cũ lấy để lập ấp chiến lược, lập căn cứ quân sự, trại lính, kho tàng, … trước năm 1975.

- Tố cáo chính quyền vi phạm pháp luật đất đai, nhất là trong việc thu hôi đất, giao đất xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ bản, góp vốn bằng đất để liên doanh với nước ngoàivà xây dựng cơ sở hạ tầng để kinh doanh nhà ở, đất ở tạo điều kiện làm giầu cho một số người trên chính mảnh đất của người dân lao động.

- Khiếu nại của các tổ chức tôn giáo đòi lại đất cũ đã hiến, cho mượn hoặc Nhà nước đã quản lý điều phối sử dụng từ những năm sau giải phóng. Số lượng đơn thư loại này ít nhưng rất đáng quan tâm vì nó liên quan đến vấn đề tôn giáo, một vấn đề hết sực nhạy cảm.

b. Những khiếu kiện về đất đai trong mối quan hệ giữa công dân với công dân

- Khiếu kiện xin lại đất đai cũ đã được đưa vào hợp tác xã, tập đoàn sản xuất mà hiện nay các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất này đã bị giải thể, chính quyền địa phương đã giao cho người khác sử dụng đất đai. Đây là

vấn đề nổi cộm, phức tạp, đặc biệt là tập trung ở vùng nông thôn Nam bộ. Việc khiếu kiện này đã có từ lâu nhưng trở lên phức tạp từ những năm 1991, đối tượng chủ yếu là những người dân nguyên là chủ sở hữu của những phần đất đang bị tranh chấp, khiếu kiện. Đặc biệt, tại một số địa phương Nam bộ như Bến tre và một số tỉnh khác, việc tranh chấp, khiếu kiện đã dẫn đến xo sát, hành hung, gây thương tích và chết người, nhiều hộ dân mất trắng đất sản xuất, tình hình trên đã gây hậu quả rất xấu về mặt an ninh trật tự xã hội, gây tâm lý hoang mang, lo sợ không yên tâm sản xuất trong nội bộ nhân dân.

- Khiếu kiện đòi lại đất đai trong quá trình thực hiện chủ trương “nhường cơm, sẻ áo” thời kỳ 1975 – 1980 mà hiện nay người được nhường đất không sản xuất nông nghiệp mà bán đất kiếm lời trong khi người trước đây đã nhường đất đời sống gặp rất nhiều khó khăn, thiếu đất sản xuất.

- Khiếu kiện đòi lại đất trước đây vì những lý do khác nhau đã cho người khác mượn, ở nhờ, …nay người mượn lại đem bán hoặc cho thuê nên những người chủ đất cũ bức xúc đòi lại.

- Khiếu kiện đòi lại đất hương hoả, đất nhờ người khác trông coi, người được nhờ trông coi qua thời gian dài đã coi như của mình, nay chủ cũ có nhu cầu sử dụng đòi lại.

- Khiếu kiện tranh chấp lối đi trong ngõ, xóm, ranh giới đất ở, đất vườn, đất sản xuất thuộc quyền sử dụng của các hộ gia đình cũng diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương trong cả nước.

- Khiếu kiện tranh chấp đất giữa đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới với đồng bào địa phương, trong đó có đồng bào dân tộc mà lúc đầu người dân địa phương đã nhượng đất cho dân đến xây dựng kinh tế mới.

- Khiếu kiện tranh chấp giữa người dân về những vùng đất bãi bồi ven sông, ven biển để nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản cũng diễn biến khá phức tạp ở một số địa phương.

- Tố cáo về việc lấn chiếm đất công, tự ý chuyển mục đích sử dụng

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w