II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,TỐ CÁO TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY
2. Những giải pháp chung
2.2. Một số kiến nghị, giải pháp trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đa
khiếu nại, tố cáo về đất đai
a. Kiến nghị, giải pháp trong công tác tiếp dân
Trong tình hình khiếu kiện hiện nay, cấp uỷ Đảng và Thủ trưởng các bộ, ngành, Chủ tịch UBND các cấp phải thực sự quan tâm, thường xuyên chỉ đạo việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp , các ngành, các địa phương. Các chỉ thị của Đảng và Chính phủ về công tác tiếp dân giải quyết khiếu nại, tố cáo phải được quán triệt sâu sắc và chấp hành nghiêm túc. Nơi nào để xảy ra khiếu kiện đông người, phức tạp không được giải quyết kịp thời, đến nơi, đến chốn thì cấp uỷ đứng đầu cơ quan Nhà nước phải chịu trách nhiệm.
Để tăng cường hiệu quả của công tác tiếp dân ở địa phương, cũng như ở Trung ương cần phải:
công dân, đảm bảo trang nghiêm, thể hiện sự tôn trọng đối với công dân, tạo thuận lợi cho công dân phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo một cách dân chủ, đúng pháp luật, có kỷ cương, trật tự. Trường hợp người khiếu kiện không đúng nơi, đúng chỗ thì người phụ trách trụ sở chỉ đạo tổ chức vận động, thuyết phục công dân để công dân đến đúng nơi có thẩm quyền giải quyết để trình bầy sự việc; tiếp nhận và hướng dẫn chu đáo để công dân đè đúng nơi có thẩm quyền giải quyết đồng thời theo dõi, kiểm tra việc giải quyết của nơi đã nhận đơn để công dân yên tâm việc khiếu kiện sẽ được giải quyết.
+ Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phải bố trí có trụ sở tiếp công dân khang trang, thuận tiện, trang bị các phương tiện cần thiết phục vụ việc tiếp công dân chu đáo. Bố trí cán bộ có đủ năng lực và tư cách, nắm vững chủ trương chính sách, pháp luật củ Đảng và Nhà nước để làm công tác tiếp dân. Có quy chế chặt chẽ về tiếp dân theo đúng quy định của Luật khiếu nại, tố cáo và Nghị định số 89// CP về công tác tiếp dân, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân công trách nhiệm giữa các cơ quan ở Trung ương có cán bộ tiếp công dân ở trụ sở, quan hệ giữa cán bộ tiếp dân của các cơ quan với đồng chí phụ trách trụ sở. Người phụ trách trụ sở tiếp dân chịu trách nhiệm trước Trung ương và Chính phủ về công việc của trụ sở đã được xác định và phân công cụ thể.
+ Các cán bộ tiếp công dân của các cơ quan từ Trung ương đến địa phương phải bố trí thời gian để tiếp dân thường xuyên tại trụ sở. Trường hơp vắng mặt phải báo cáo đồng chí phụ trách trụ sở biết để thông báo cho dân. Cơ quan bố trí tiếp công dân theo lịch hành tuần và phải có thông báo lịch tiếp dân bằng văn bản liêm yết công khai cho dân biết.
để đảm bảo tốt sự an toàn, trật tự nơi tiếp dân; nắm chắc tình hình khiếu kiện ở khu vực ngoài trụ sở để khi có công dân khiếu kiện ở nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước hoặc ở cơ quan, Văn phòng Trung ương, Quốc hội, Chính phủ thì cử cán bộ phối hợp kip thời để giải thích cho nhân dân về trụ sở tiếp dân, kiên quyết không để tình trạng dân khiếu kiện không đúng nơi, đúng chố. Công an thu giữ khẩu hiệu, cờ, tranh ảnh công dân mang theo đi khiếu kiện ở nơi công cộng. Phối hợp với công an, cảnh vệm cơ quan đoàn thể của phường, tổ dân phố sở tại vận động, giải thích không để người khiếu kiện căng lều bạt, sinh hoạt, ăn ở dài ngày trước trụ sở tiếp công dâm, không để lưu trú qua đêm tại trụ sở. Khi có tình trạng gây mất trật tự thì yêu cầu và phối hợp với các lực lượng công an, cảnh việ giải quyết ngay.
+ Đối với các đoàn khiếu kiện đông người, phức tạp, bức xúc thì đồng chí phụ trách trụ sở phải nắm được nội dung khiếu kiện, chỉ đạo yêu cầu địa phương cử cán bộ lên trụ sở tiếp và yêu cầu dân về địa phương giải quyết theo quy định. Những khiếu kiện nổi cộm, gay gắt thì phải báo kịp thời cho lãnh đạo Thanh tra Nhà nước để có biện pháp giải quyết.
+ Cán bộ tiếp công dân của các cơ quan Trung ương ở trụ sở, khi tiếp dân phải xem xét kỹ lưỡng nội dung khiếu kiện để hướng dẫn công dân khiếu kiện đến đúng nơi có thẩm quyền giải quyết, không chuuyển đơn vòng vo, không chỉ dẫn đề cơ quan khác làm phức tạp thêm việc khiếu kiện. Thái độ tiếp công dân phải bình tĩnh, cởi mở, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của dân để xử lý vụ việc theo đúng thẩm quyền.
+ Khi cần thiết và có thể bố trí được thì tổ chức kiểm tra một số vụ việc nổi cộm để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết kịp thời khiếu kiện của công dân mà trụ sở đã hướng dẫn giải quyết.
+ Phụ trách trụ sở dự trù hàng năm về kinh phí để giải quyết những công tác đột xuất của trụ sở, đồng thời xem xét chế độ cho cán bộ chuyên trách tiếp công dân từ Trung ương đến cơ sở.
- Không ngừng phát huy và nâng cao tính dân chủ trong công tác tiếp dân.
- Yêu cầu quan trọng là các cấp uỷ, chính quyền các cấp phải chỉ đạo có chương trình, kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thường xuyên việc tiếp công dân và giải quyết khiếu kiện, không để phát sinh những vụ khiếu kiện phức tạp, khi có vụ việc khiếu kiện diễn biến phức tạp xảy ra thì cấp uỷ và thủ trưởng các cấp, các ngành phải đích thân chỉ đạo, trực tiếp kiểm tra, giao trách nhiệm cho cơ quan chức năng làm rõ, xác minh sự việc, nhất thiết phải tiến hành đối thoại, dân chủ với người khiếu kiện và người bị khiếu kiện để làm rõ bản chất vụ việc trên cơ sở đó tìm cách giải quyết dứt điểm, đúng chính sách pháp luật, có tình, có lý.
- Duy trì và phối hợp tốt công tác tiếp dân của Sở Địa Chính, Phòng Địa chính ở các quận, huyện, thị xã theo quy định của pháp luật. Trong đó nên có một ngày trùng với lịch tiếp công dân cảu UBND tỉnh để tiện cho việc chỉ đạo giải quyết công việc của nhân dân. Coi công tác tiếp dân là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Đối với việc phức tạp về đất đai thuộc thẩm quyền của cấp huyện, cấp xã, Sở Địa chính cử cán bộ về địa phương phối hợp đối thoại với công dân.
b. Những giải pháp trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Các địa phương, các ngành chấn chỉnh, khắc phục các mặt tồn tại, yếu kém trong công tác tổ chức tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, xem xét giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền đảm bảo theo đúng quy định của Luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản pháp luật có
ngành mình, những vụ việc khiếu kiện thuộc thẩm quyền cấp nào, ngành nào thì cấp đó, ngành đó phải thị lý, giải quyết kịp thời và dứt điểm không để káo dài hoặc đùn dẩy vụ việc lên trên. Xử lý nghiêm minh những trường hợp thiếu trách nhiệm không chấp hành nghiêm túc những quy định của Trung ương và Chính phủ về tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân.
Rà soát, phân loại những vụ việc khiếu kiện phức tạp, đông người để có biện pháp giải quyết đúng đắn, kịp thời, hạn chế tình hình phức tạp thêm. Những vụ việc thực sự khó khăn. phức tạp vượt quá thẩm quyền của địa phương thì phải báo cáo kịp thời, xin ý kiến chỉ đậo của Chính phủ và Thanh tra Nhà nước.
- Việc xử lý đơn thư phải kịp thời, không được để tồn đọng, không luân chuyển vòng vo. Các cơ qun không có trách nhiên\mj và thẩm quyền giải quyết thì không tiếp nhận đơn, nếu nhận đựơc đơn thư thì thông báo và hướng dẫn người đi khiếu kiện gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết tránh tình trạng một vụ vệc nhưng khiếu kiện đền nhiều nơi, khiếu kiện vượt cấp; không giải quyết đơn nặc danh, mạo danh.
- Đề nghị cấp uỷ và thủ trưởng từng Bộ, ngành, địa phương có biện pháp hữu hiệu chấn chỉnh lập alị trật tự kỷ cương trong khiếu kiện và giải quyết khiếu kiện, tăng cường các biện pháp và hình thức tuyên truyền gáio dục về nhận thức và tôn trọng chấp hành pháp luật. Người đi khiếu kiện phải đúng nơi, đúng chỗ, đúng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như Luật khiếu nại, tố cáo đã quy định, khắc phục tình hình khiếu kiện đông người tràn lan, vượt cấp đến cơ quan, công sở làm việc của Trung ương Đảng, Quốc Hội, Chính phủ và nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo.
- Có biện pháp xử lý đối với những ngườic cố tình lợi dụng quyền khiếu nại , tố cáo để gây rối, làm mất an ninh trật tự xã hội, cơ quan chức
năng theo dõi sát tình hình, phát hiện kịp thời, kiên quyết xử lý các đối tượng kích động, tổ chức tập hựo lực lượng sử dụng khiếu kiện như là một phương tiện để có ý đồ xấu gây mất ổn định.
- Để dạt được mục tiêu giải quyết khiếu hiện tại cơ sở và các huyện cần tăng cường củng cố xây dựng tổ chức bộ máy cơ quan thanh tra các cấp thực sự trong sạch, vững mạnh; phải bổ sung đủ biên chế cán bộ tương xưng với nhiệm vụ được giao, nhất là thanh tra cấp huyện, cấp xã. Hằng năm số vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp cơ sở chiếm tỷ lệ trên dưới 50% vì vậy cần có biên chế thanh tra viện chuyên trách để giúp Chủ tịch UBND các cấp xem xét, giải quyết các vụ khiếu kiện thuộc thẩm quyền thì mới dứt điểm ngay tại cơ sở.
- Giải quyết kịp thời, triệt để ngay tại nơi các vụ khiếu kiện phát sinh. Khi có khiếu kiện xảy ra yêu cầu xem xét, xác định rõ nguyên nhân phát sinh để có giải pháp xử lý sớm. Phải tiến hành kiểm tra làm rõ đúng sai của từng nội dung khiếu nại, tố cáo để xử lý, sai ở đâu thì sửa ở đó và phải sửa cho đúng, cho nghiêm; cơ quan, đơn vị, cá nhân nào làm sai thì phải chịu trách nhiệm và nhận lỗi với nhân dân, tuỳ theo tính chất sai phạm và thái độ thành khẩn của người có khuyết điểm sai phạm để xử lý đúng mức, không bênh vực che chắn nhưng cũng cần phải tỉnh táo trước sức ép của những người khiếu kiện muốn kết tội năng theo ý riêng của mình thường xảy ra ở một số nơi có tình trạng khiếu kiện đông người phức tạp. Những trường hợp khiếu kiện không có căn cứ, thiếu chuẩn xác thì trả lời và giải thích rõ để chấm dứt khiếu kiện.
- Phải bảo đảm dân chủ, kỷ cương trong giải quyết khiếu nại, tố cáo + Giải quyết khiếu nại, tố cáo là vấn đề phức tạp nếu biết dựa vào dân, tôn trọng quyền dân chủ của nhân dân thì sẽ được lòng dân, được nhân
hiệu quả. Có nhiều địa phương mấy năm qua đã phải giải toả hàng chục ngàn hộ dân để chỉnh trang đô thị và phát triển công nghiệp, lãnh đạo chủ chốt đã trực tiếp đến từng khu vực dân cư lắng nghe ý kiến đề đạc yêu cầu, nguyện vọng của dân, trao đổi bàn bạc, vận động, thuyết phục nhân dân giải quyết đền bù và bố trí tái định cư công bằng hợp lý, đảm bảo lợi ích chính đáng của nhân dân nên việc giải phóng mặt bằng thực hiện rất nhanh, gọn, không xảy ra khiếu kiện phức tạp.
+ Cần chú trọng việc tổ chức đối thoại trong quá trình xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đối thoại là phương pháp thực hiện dân chủ công khai trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Qua đó các bên liên quan được bày tỏ ý kiến làm rõ đúng sai để người chủ trì đối thoại có cơ sở xem xét, kết luận, giải quyết vụ việc được chặt chẽ, đúng pháp luật, phù hợp với thực tế.
+ Cần coi trọng công tác hoà giải ở cơ sở để tạo điều kiện cho nhân dân tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo tại chỗ những vụ khiếu kiện phát dinh ở cơ sở. Trên thực tế ở nhiều xã, phường đã tổ chức hoà giải thành công 70 – 80% các vụ khiếu kiện phát sinh ở cơ sở đảm bảo ổn định trật tự trong địa bàn dân cư.
+ Đi đôi với việc phát huy dân chủ phải rất coi trọng và đảm bảo kỷ cương pháp luật. Các quyết định giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật phải được các bên có liên quan chấp hành nghiêm chỉnh. Công dân phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ trong khi khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện có trật tự, đúng nơi, đúng chỗ. Những trường hợp cố tình lợi dụng khiếu nại, tố cáo để gây rối trật tự, vi phạm pháp luật phải được xử lý thích đáng.
- Phải có sự chỉ đạo chặt chẽ và phối hợp đồng bộ trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đảm bảo sự chỉ đạo kịp thời, chuẩn xác đối với các vụ khiếu nại, tố cáo cần thường xuyên nắm được những thông tin cần
thiết để phát hiện những vấn đề nảy sinh có thể dẫn đến khiếu kiện nhằm phòng ngừa, ngăn chặn trước hoặc xử lý sớm những vụ việc xảy ra. Tổ chức kiểm tra có tổ chức có trọng điểm theo chương trình, kế hoạch và kiểm tra đột xuất để nhận định, đánh giá tình hình thực tế và có các giải pháp xử lý đúng đắn, không để vụ việc bùng phát phức tạp. Qua kiểm tra, đôn đốc có nhận xét, đánh giá để yêu cầu chính quyền cấp dưới giải quyết những vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng. Thực hiện nghiêm các quyết định giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật. Đối với những vụ việc khiếu kiện đông người cấp ủy và chính quyền phải tập trung chỉ đạo, xử lý khẩn trương và chặt chẽ để nhanh chóng ổn định tình hình, trường hợp cần có sự giúp đỡ của Trung ương thì phải phối hợp chặt chẽ và thống nhất về quan điểm chủ trương, biện pháp để tổ chức thực hiện.
+ Gắn công tác tiếp dân với việc kiểm tra đôn đốc xử lý các vụ khiếu nại, tố cáo đã được tiếp nhận và hướng dẫn công dân về nơi có thẩm quyền giải quyết, khắc phục tình trạng người khiếu kiện gửi đơn nhiều lần đến nhiều nơi vẫn không được giải quyết dứt điểm. Nâng cao trách nhiệm của cán bộ tiếp dân để đáp ứng yêu cầu, tăng cường hiệu lực và hiệu quả của công tác tiếp dân, xây dựng lòng tin và tránh phiền hà khi công dân đến cơ quan Nhà nước để bầy tỏ yêu cầu, nguyện vọng.
+ Tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền vận động công dân hiểu rõ và chấp hành nghiêm pháp luật, ủng hộ và giúp đỡ cấp uỷ Đảng, chính quyền xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo.-
- Tuyên truyền chính sách pháp luật của đất đai và các luật khác liên quan đến giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo; giải thích rõ để công dân hiểu đúng và tự giác chấp hành quyết định giải quyết đúng đắn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, chấm dứt vụ việc ngay từ nơi phát sinh.
- Tăng cường kiểm tra chỉ đạo, rà soát các vụ việc mới phát sinh, các vụ tồn đọng, phức tạp trong địa bàn; lập kế hoạch chi tiết, giao trách nhiệm cho cán bộ và định thời gian giải quyết; tổ chức thực hiện triệt để, dứt điểm quyết định giải quyết của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo hướng:
+ Đối với các vụ việc đã được các cấp, các ngành giải quyết hết thẩm quyền theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo trước đây, vụ việc đã có quyết định giải quyết cuối cùng đúng trình tự, thủ tục, đúng chính sách