- Giải quyết khiếu nại, tố có và tranh chấp, kiến nghị, đề nghị, phản ánh về đất đai là một trong 13 nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất đai, là hoạt động của cơ quan nhà nước
Trang 1LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
THÁI NGUYÊN - NĂM 2018
Trang 2THÁI NGUYÊN - NĂM 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này làtrung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận vănnày đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều đã đượcchỉ rõ nguồn gốc./
Thái nguyên, ngày … tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn
Phạm Trung Kiên
Trang 4LỜI CẢM ƠN!
Trong thời gian học tập, nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp tại TrườngĐại học Nông lâm Thái Nguyên, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ,đóng góp ý kiến và chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo, bạn bè, UBNDhuyện và các phòng, ban, UBND các xã, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành đến GS.TS Đặng Văn Minh, Phó giám đốc Đại học Thái Nguyên, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo tôi trong suốt quá trình làm luận văn Xin chân thành cảm ơn tới tất cảcác thầy giáo, cô giáo trong Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, Khoa quản lýtài nguyên và các thầy cô giáo của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đãdạy dỗ, truyền thụ cho tôi kiến thức lý luận về các môn học, giúp tôi có được
cơ sở lý luận vững vàng để vận dụng vào thực tiễn
Cuối cùng, tôi xin trân thành cảm ơn gia đình, ban bè và đồng nghiệpcông tác đã luôn tạo điều kiện quan tâm, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quátrình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Xin trân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày … tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn
Phạm Trung Kiên
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN! ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài 3
3 Ý nghĩa của đề tài 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
1.1 Cơ sở khoa học và pháp lý công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai 4
1.1.1 Cơ sở khoa học 4
1.1.2 Cơ sở pháp lý 4
1.2 Các quy định về công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp và kiến nghị, phản ánh về đất đai 6
1.2.1 Khái niệm về tiếp dân, xử lý đơn thư 6
1.2.2 Khái niệm về khiếu nại, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ khiếu nại 7
1.2.3 Khái niệm về tố cáo, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tố cáo 11
1.2.4 Khái niệm tranh chấp đất đai 14
1.2.5 Khái niệm kiến nghị, phản ánh về đất đai 14
1.2.6 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai
15 1.2.7 Trình tư, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp và kiến nghị phản ánh về đất đai 19
Trang 61.3 Cơ sở thực tiễn về khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên thế giới
và Việt Nam 23
1.3.1 Một số mô hình tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên thế giới 23
1.3.2 Tình hình tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai ở Việt Nam thời gian qua 28
1.3.3 Tình hình khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Lào Cai 29
1.4 Một số kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học về khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai thời gian qua 31
1.5 Đánh giá chung 33
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 35
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 35
2.1.2 Thời gian nghiên cứu 35
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu 35
2.2 Nội dung nghiên cứu 35
2.2.1 Tình hình cơ bản trên địa bàn nghiên cứu 35
2.2.2 Thực trạng khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai huyện Mường Khương giai đoạn 2014-2017 36
2.2.3 Kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện Mường Khương giai đoạn 2014-2017 36
2.2.4 Ý kiến của người dân, cán bộ về khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện Mường Khương giai đoạn 2014-2017 36
2.2.5 Những thuận lợi, khó khăn và các nguyên nhân chính trong khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai huyện Mường Khương 36
2.2.6 Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai trong thời gian tới 37
Trang 72.3 Phương pháp nghiên cứu 37
2.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 37
2.3.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 37
2.3.4 Phương pháp kế thừa các tài liệu liên quan 39
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40
3.1 Tình hình cơ bản trên địa bàn nghiên cứu 40
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 40
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 42
3.1.3 Tình hình quản lý, sử dụng đất 44
3.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, KT-XH, tình hình quản lý sử dụng đất tác động đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai 46
3.2 Thực trạng khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai huyện Mường Khương giai đoạn 2014-2017 48
3.2.1 Tình hình đơn thư về đất đai 48
3.2.2 Công tác lãnh, chỉ đạo tiếp dân giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai 49
3.2.3 Công tác tiếp dân 51
3.2.4 Thực trạng khiếu nại, tố cáo về đất đai 55
3.2.5 Thực trạng tranh chấp, kiến nghị phản ánh về đất đai 56
3.3 Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện mường khương giai đoạn 2014-2017
57 3.3.1 Kết quả phân loại và xử lý đơn thư 57
3.3.2 Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai 61
3.3.3 Kết quả giải quyết tranh chấp, kiến nghị phản ánh về đất đai 71
3.4 Ý kiến của người dân, cán bộ về khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện Mường Khương giai đoạn 2014-2017 79
Trang 83.5 Những thuận lợi, khó khăn và các nguyên nhân chính trong khiếu nại,
tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện mường khương 82
3.5.1 Những thuận lợi, kết quả đạt được 82
3.5.2 Những tồn tại, hạn chế 84
3.5.3 Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai 85
3.6 Đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện mường khương trong thời gian tới 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 98
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
UBND Ủy ban nhân dân
GCNQSD Giấy chứng nhận quyền sử dụng ATTTXH An toàn trật tự xã hội
Trang 102014-2017 trên địa bàn huyện Mường Khương 48
Bảng 3.5 Tổng hợp tình hình tiếp dân, phân loại và xử lý đơn thư về
đất đai theo từng năm huyện Mường Khương, giai đoạn2014-2017 54Bảng 3.6 Tổng hợp tình hình tiếp dân, phân loại và xử lý đơn thư về
đất đai theo từng vùng của huyện Mường Khương, giaiđoạn 2014-2017 54Bảng 3.7 Kết quả phân loại đơn thư về đất đai sau khi xác minh, đối chiếu 59
Bảng 3.8 So sánh kết quả phân loại đơn thư về đất đai trước và sau
khi xác minh, đối chiếu 60Bảng 3.9 Phân loại đơn khiếu nại, tố cáo về đất đai huyện Mường
Khương giai đoạn 2014-2017 62Bảng 3.10 Phân loại đơn khiếu nại, tố cáo về đất đai theo vùng huyện
Mường Khương, giai đoạn 2014-2017 63Bảng 3.11 Kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về đất đai huyện
Mường Khương, giai đoạn 2014-2017 64Bảng 3.12 Phân loại, xử lý đơn thư tranh chấp, kiến nghị phản ánh về
đất đai huyện Mường Khương giai đoạn 2014-2017 71Bảng 3.13 Phân loại, xử lý đơn thư tranh chấp, kiến nghị p hản ánh
về đất đai theo vùng huyện Mường Khương, giai đoạn2014-2017 73
Trang 11Bảng 3.14 Kết quả giải quyết tranh chấp, kiến nghị phản ánh về đất
đai huyện Mường Khương, giai đoạn 2014-2017 74Bảng 3.15 Tổng hợp kết quả điều tra, phỏng vấn trực tiếp cán bộ và
nhân dân về KNTC tại huyện Mường Khương giai đoạn2014-2017 79Bảng 3.16 Tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng giải quyết một số
vụ việc về đất đai tại huyện Mường Khương giai đoạn2014-2017 81Bảng 3.17 Tổng hợp đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai
nhiều lần trên huyện Mường Khương, giai đoạn 2014-2017 85
Trang 12MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tài sản quan trọng nhấtcủa mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là cơ sở, điều kiện cần cho mọihoạt động sản xuất và đời sống của xã hội
Tổng kết 10 năm thực hiện Luật đất đai năm 2003, Nghị quyết NQ/TW - Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng
19-ta (khóa XI) đã khẳng định: "Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyếtHội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tụcđổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phầnkhai thác và phát huy có hiệu quả nguồn lực đất đai phục vụ mục tiêu pháttriển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định xã hội, an ninhlương thực quốc gia, bảo vệ môi trường ”
Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về đất đai thời gian qua cũng bộc
lộ nhiều mặt hạn chế, bất cập, yếu kém và luôn là vấn đề nóng bỏng, bức xúccủa toàn xã hội Bên cạnh những địa phương, những đơn vị thực hiện quản lý
và sử dụng đất đúng pháp luật vẫn còn không ít các địa phương, đơn vị buônglỏng công tác quản lý đất đai Việc tổ chức thực hiện pháp luật đất đai chưa tốtdẫn đến xảy ra nhiều vi phạm như: sử dụng đất không đúng mục đích đượcgiao, lấn, chiếm đất đai, mua bán đất trái phép, giao đất và cấp đất không đúngthẩm quyền… gây ra các tranh chấp, khiếu kiện, tố cáo các hành vi vi phạmpháp luật về đất đai ngày càng nhiều Ở những địa phương yếu kém, nhữngkhiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai đó dẫn đến các đơn thư yêu cầu giảiquyết liên tục bị tồn đọng, trở thành điểm nóng, kéo dài tác động xấu đến mọimặt đời sống kinh tế - xã hội của địa phương
Trang 13Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém nêu trên là: Đất đai
có nguồn gốc rất đa dạng; chính sách đất đai thay đổi qua nhiều thời kỳ; chủtrương, chính sách, pháp luật hiện hành về đất đai và các lĩnh vực có liên quancòn có nội dung chưa đủ rõ, chưa phù hợp; việc thể chế hoá còn chậm, chưathật đồng bộ Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai và các chínhsách, pháp luật có liên quan chưa nghiêm Công tác tuyên truyền, giáo dục vàquán triệt các chủ trương, chính sách, pháp luật về đất đai còn kém hiệu quả;việc thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý đất đai chưa tốt Ý thức chấphành pháp luật về đất đai của một bộ phận cán bộ và nhân dân còn hạn chế.Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi sai phạm chưa nghiêm
và đặc biệt là hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranhchấp về đất đai còn thấp
Mường Khương là một huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai, cóđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phong phú, đa dạng, đồng thời có vị trí đặcbiệt quan trọng về quốc phòng, an ninh Với xuất phát điểm thấp nên mặc dùđang phát triển khá nhanh nhưng Mường Khương vẫn nằm trong 62 huyệnnghèo của cả nước Trong nền kinh tế thì sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm vaitrò chủ đạo Do đó, ngoài những tồn tại, hạn chế chung nêu trên thì những khókhăn, hạn chế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa… của huyệncũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác tổ chức thực hiện pháp luậtđất đai
Trong thời gian tới, yêu cầu về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sửdụng tiết kiệm, hợp lý nguồn tài nguyên đất phục vụ chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của huyện Mường Khương, tỉnhLào Cai sẽ ngày càng trở lên cấp thiết Điều này càng đòi hỏi phải đánh giáđúng thực trạng, xây dựng hệ thống các giải pháp, biện pháp nâng cao hiệuquả quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là công tác giải quyết khiếu nại, tốcáo và tranh chấp đất đai nhằm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xãhội, khai thác hiệu quả tiềm năng, nguồn lực đất đai cho phát triển bền vững
Đây cũng chính là lý do tôi lựa chọn đề tài "Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2014-2017 ".
Trang 142 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá thực trạng tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấpđất đai trên địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2014-2017theo từng nội dung cụ thể
- Đánh giá kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấpđất đai trên địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2014-2017
- Tổng hợp ý kiến của người dân và cán bộ quản lý về khiếu nại, tố cáo
và tranh chấp đất đai
- Phân tích những khó khăn, tồn tại và hạn chế Từ đó rút ra nguyênnhân và xây dựng, đề xuất các giải pháp, biện pháp phù hợp với tình hìnhthực tế nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đấtđai trên địa bàn huyện
3 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
- Tìm hiểu và nắm bắt được thực tiễn hoạt động giải quyết khiếu nại, tốcáo, tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai
- Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và triển khai các đề án nhằm nâng caohiệu quả tiếp dân xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đấtđai tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai nói riêng, các huyện vùng caobiên giới khu vực Tây Bắc bộ nói chung
Ý nghĩa trong thực tiễn:
- Đánh giá đúng thực trạng, xác định nguyên nhân tồn tại, hạn chế, đềxuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranhchấp về đất đai trên địa bàn huyện Mường Khương thời gian tới
- Làm cơ sở nghiên cứu, áp dụng triển khai thực hiện có hiệu quả trongthực tiễn tại các địa phương có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tương đồng
- Góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triểnkinh tế bền vững Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ
và nhân dân tại địa phương
Trang 15CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI 1.1.1 Cơ sở khoa học
- Công tác tiếp dân, xử lý đơn thư là công việc đầu tiên trong quá trìnhtiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp và những bức xúc củacông dân về quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính hoặc nhữngvướng mắc, kiến nghị, đề nghị của công dân mà cơ quan nhà nước có thẩmquyền xem xét, giải quyết
- Giải quyết khiếu nại, tố có và tranh chấp, kiến nghị, đề nghị, phản ánh
về đất đai là một trong 13 nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất đai,
là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyển nhằm giải quyết những bấtđồng, mâu thuẫn trong nội bộ giữa các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham giavào quan hệ đất đai, tìm ra những giải pháp, biện pháp trên cơ sở pháp luậtnhằm phục hồi các quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, đồng thời truy cứutrách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật đất đai Trong mọitrường hợp, việc giải quyết phải đảm bảo nguyên tắc đất đai là sở hữu toàndân do nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp và các bức xúc về đất đai phảiđảm bảo ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế
và nâng cao đời sống nhân dân
1.1.2 Cơ sở pháp lý
Tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai là nghĩa vụ,trách nhiệm của các cơ quan nhà nước Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệtquan tâm đến công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp vềđất đai, đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, các văn bản pháp luật vàhướng dẫn thi hành đã tạo hành lang pháp lý vững chắc trong triển khai thựchiện, gồm:
Trang 16- Hiến pháp năm 1992; Hiến pháp năm 2013;
- Luật Đất đai các năm 1987; 1993; 1998; 2001; 2003 và năm 2013;
- Luật khiếu nại năm 2011;
- Luật tố cáo năm 2011;
- Luật Thanh tra 2011;
Trang 17- N g h ị q u y ết 3 9 / 201 2/ QH1 3 t i ế p t ụ c n â n g cao h i ệu l ự c, h i ệu q u ả t h ự c hi
ệ n c h í n h s á c h , ph á p l u ật t r o n g g i ải q u y ết k h i ế u n ạ i , t ố c á o c ủ a c ô n g d â n đ ố i
v ớ i các qu y ết đ ị n h h à n h c h í n h v ề đ ấ t đ a i ;
- T hôn g t ư 02/2015/T T - B T N M T h ư ớ n g d ẫ n N gh ị địn h 43/2014/ NĐ - C P ;
- T h ôn g t ư 0 6 /2 0 1 3/ T T - TT CP q u y đ ị n h q u y t r ì n h g i ả i qu y ết t ố cáo
1.2 CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC TIẾP DÂN, XỬ LÝ ĐƠN THƯ, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TRANH CHẤP VÀ KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH VỀ ĐẤT ĐAI
1.2.1 Khái niệm về tiếp dân, xử lý đơn thư
Tiếp dân là công việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có vai tròquan trọng trong quản lý hành chính nhà nước, góp phần giải quyết nhữngvấn đề của công dân, tổ chức giúp chính quyền nắm được tình hình, tâm tưnguyện vọng của nhân dân trên địa bàn quản lý, gắp kết giữa chính quyền vớinhân dân, phát huy dân chủ
Xử lý đơn thư là công việc của cán bộ tiếp dân và cán bộ chuyên mônđược thực hiện trước và sau khi tiếp nhận đơn thư, nhằm giúp khiếu nại, tốcáo của công dân và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhànước có thẩm quyền được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật
Trang 181.2.2 Khái niệm về khiếu nại, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan
hệ khiếu nại
1.2.2.1 Khái niệm về khiếu nại
Tại khoản 1, điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 [6] nêu rõ: Khiếu nại làviệc công dân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật đề nghị cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vihành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong
cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi
đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình
- Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chứcthực hiện quyền khiếu nại
- Rút khiếu nại là việc người khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cánhân có thẩm quyền chấm dứt khiếu nại của mình
- Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại là cơ quan nhà nước, tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghềnghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân
- Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người cóthẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính,hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cóquyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại
- Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền giải quyết khiếu nại
- Người có quyền, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức màkhông phải là người khiếu nại, người bị khiếu nại nhưng việc giải quyết khiếunại có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ
- Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nướchoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành đểquyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nướcđược áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể
Trang 19- Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, củangười có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặckhông thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
- Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết địnhgiải quyết khiếu nại.
Theo quy định tại khoản 2, điều 204 của Luật đất đai năm 2013 [27]:
“Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại”, Như vậy, Khiếu nại về đất đai là việc người sử dụng đất theo quy định của pháp luật đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực đất đai của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
1.2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ khiếu nại.
a Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại.
Tại điều 12 của Luật Khiếu nại năm 2011 [6] nêu rõ:
Người khiếu nại có các quyền sau đây:
- Tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền khiếu nại
- Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại
để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
- Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp thamgia đối thoại;
- Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giảiquyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bímật nhà nước;
- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lýthông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu
đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp chongười giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
Trang 20- Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩncấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hànhchính bị khiếu nại;
- Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình vềchứng cứ đó;
- Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyếtđịnh giải quyết khiếu nại;
- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồithường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
- Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quyđịnh của Luật tố tụng hành chính;
- Rút khiếu nại
Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
- Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
- Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp
lý của việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giảiquyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày vàviệc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
- Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếunại trong thời gian khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạmđình chỉ thi hành theo quy định tại Điều 35 của Luật này;
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệulực pháp luật
- Người khiếu nại thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy địnhcủa pháp luật
b Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại.
Tại điều 13 Luật Khiếu nại năm 2011 [6] nêu rõ:
Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:
Trang 21- Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vihành chính bị khiếu nại;
- Được biết, đọc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ do ngườigiải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệuthuộc bí mật nhà nước;
- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lýthông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu
đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao cho ngườigiải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
- Nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
- Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp thamgia đối thoại;
- Chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại của cơ quan, đơn
vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại;
- Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, giảitrình về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hànhchính bị khiếu nại khi người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, đơn vị kiểmtra, xác minh yêu cầu trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có yêu cầu;
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệulực pháp luật;
- Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hànhchính bị khiếu nại;
- Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hànhchính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật về tráchnhiệm bồi thường của Nhà nước
- Người bị khiếu nại thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quyđịnh của pháp luật
Trang 221.2.3 Khái niệm về tố cáo, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan
hệ tố cáo
1.2.3.1 Khái niệm tố cáo.
Tại điều 2 Luật tố cáo năm 2011 [7] quy định:
Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơquan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật củabất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợiích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
- Người tố cáo là công dân thực hiện quyền tố cáo
- Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo
- Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyềngiải quyết tố cáo
- Giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tốcáo và việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo
Theo quy định tại khoản 2 điều 205 của Luật đất đai năm 2011 [27]: tố cáo về đất đai là việc người sử dụng đất theo thủ tục quy định của pháp luật báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật đất đai của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc
đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Theo quy định của Luật Tố cáo năm 2011 [7], thì Tố cáo hành vi viphạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, côngchức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lýcán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết
1.2.3.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tố cáo.
a Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo.
Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo được quy định tại điều 9 Luật Tốcáo năm 2011 [7], cụ thể:
Người tố cáo có các quyền sau đây:
Trang 23- Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền theo quy định của pháp luật.
- Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhânkhác của mình
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việcthụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan cóthẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết tố cáo
- Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quyđịnh mà tố cáo không được giải quyết
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đedọa, trả thù, trù dập
- Được khen thưởng theo quy định của pháp luật
Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
- Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình
- Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệuliên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình
- Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra
b Q u y ề n v à n g hĩ a vụ c ủ a n g ười b ị t ố c á o
Tại điều 10 Luật Tố cáo năm 2011 [7] nêu rõ:
Người bị tố cáo có các quyền sau đây:
- Được thông báo về nội dung tố cáo
- Đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật
- Nhận thông báo kết luận nội dung tố cáo
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tốcáo sai sự thật, người cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật
- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi,cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tốcáo không đúng gây ra
Trang 24Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
- Giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tàiliệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cánhân có thẩm quyền
- Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra
c Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo.
Tại điều 11 Luật Tố cáo năm 2011 [7], nêu rõ:
Người giải quyết tố cáo có các quyền sau đây:
- Yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nộidung tố cáo
- Yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liênquan đến nội dung tố cáo
- Tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ để giảiquyết tố cáo theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp theo thẩmquyền để ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật
- Kết luận về nội dung tố cáo
- Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cánhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật
Người giải quyết tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
- Bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc giảiquyết tố cáo
- Áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc yêu cầu cơquan chức năng áp dụng các biện pháp để bảo vệ người tố cáo, người thânthích của người tố cáo, người cung cấp thông tin có liên quan đến việc tố cáo
- Không tiết lộ thông tin gây bất lợi cho người bị tố cáo khi chưa có kếtluận về nội dung tố cáo
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết tố cáo
- Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi giải quyết tố cáo trái phápluật của mình gây ra
Trang 251.2.4 Khái niệm tranh chấp đất đai
Khái niệm tranh chấp đất đai lần đầu tiên được ghi nhận chính thứctrong Luật Đất đai năm 2003, cụ thể là tại khoản 26 Điều 4 Luật Đất đai năm
2003 quy định: “Tranh chấp Đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai” Đến Luật
Đất đai năm 2013 việc giải thích tranh chấp đất đai được tiếp tục ghi nhận vàkhẳng định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013[27]
1.2.5 Khái niệm kiến nghị, phản ánh về đất đai
Trong thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo, cơ quan quản lý hànhchính còn phân ra 02 loại đơn khác đó là đơn kiến nghị và phản ánh Đây lànhững loại đơn (vụ việc) phát sinh trong thực tiễn (thường chiếm tỷ lệ khá caođặc biệt là trong lĩnh vực đất đai) mà không thể xếp vào hai loại đơn khiếu nạihay tố cáo, bởi chúng có những tính chất và đặc điểm riêng
Đến nay chưa có tài liệu nào chính thức nêu ra khái niệm cơ bản cũngnhư quy định về trình tự thủ tục và thời hạn, thời hiệu giải quyết các loại đơnnày Vì vậy, việc đưa ra khái niệm cơ bản, phân định tính chất, đặc điểm vàquy định cụ thể về trình tự, thủ tục giải quyết 02 loại đơn nói trên trong vănbản pháp luật là rất cần thiết
a Kiến nghị về đất đai:
Là việc công dân hoặc tổ chức đề nghị với cá nhân, hoặc cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền cần xử lý hoặc điều chỉnh, sửa đổi hoặc có cácgiải pháp, biện pháp và hình thức quản lý, điều hành về lĩnh vực đất đai đãđược triển khai thực hiện gây thiệt hại, kém hoặc không có hiệu quả trong quátrình quản lý
b Phản ánh về đất đai:
Là việc công dân, tổ chức nêu lên và đề xuất với cá nhân, đơn vị, tổchức có thẩm quyền xem xét, xử lý kịp thời những sự việc phát sinh trong lĩnhvực đất đai làm ảnh hưởng xấu đến các hoạt động bình thường hoặc gây thiệthại đến lợi ích hợp pháp trong đời sống xã hội của cá nhân, tổ chức và tập thể
Trang 261.2.6 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai
1.2.6.1 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai được quy định từ Điều 17đến Điều 26 Luật khiếu nại năm 2011 [6] và quy định tại khoản 2, điều 204của Luật đất đai năm 2013 [27], như sau:
- Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) và Thủtrưởng cơ quan thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọichung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyếtđịnh hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm domình quản lý trực tiếp
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền:
+ Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vihành chính của mình;
+ Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vihành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấphuyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hếtthời hạn nhưng chưa được giải quyết
- Thủ trưởng cơ quan thuộc sở Tài nguyên & MT có thẩm quyền giảiquyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính củamình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp
- Giám đốc sở Tài nguyên và MT có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán
bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp; giải quyết khiếu nại lần hai đối vớiquyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở
và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nạilần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nạilần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; giải
Trang 27quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính củaChủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở Tài nguyên & MT đã giảiquyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạnnhưng chưa được giải quyết; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyếtkhiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình…
Như vậy, việc xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại là vô cùng quan trọng trong quá trình khiếu nại hành chính về đất đai Việc quy định thẩm quyền giải quyết một cách cụ thể sẽ tránh việc đùn đẩy, thiếu trách nhiệm trong giải quyết cũng như tránh được sự chồng chéo về thẩm quyền từ
đó nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai.
1.2.6.2 Thẩm quyền giải quyết tố cáo.
Theo quy định từ điều 13 đến điều 16 Luật Tố cáo năm 2011 [7], thẩmquyền giải quyết tố cáo cụ thể như sau:
Nguyên tắc xác định thẩm quyền.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về đất đai trong việc thực hiệnnhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơquan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giảiquyết
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật đất đai trong việc thực hiện nhiệm
vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổchức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổchức đó giải quyết
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công
vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơquan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ,công chức, viên chức bị tố cáo phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quangiải quyết
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật đất đai trong việc thực hiện nhiệm
vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm do cơ quantiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự
Trang 28Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về đất đai của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước.
- Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi viphạm pháp luật đất đai trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ,công chức do mình quản lý trực tiếp
- Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi viphạm pháp luật đất đai trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch,Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu, cấp phó của ngườiđứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và cán bộ,công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp
- Giám đốc sở Tài nguyên & MT có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành
vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứngđầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn trực thuộc cơ quanmình và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi viphạm pháp luật đất đai trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch,Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu, cấp phó của ngườiđứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cán bộ,công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp…
1.2.6.3 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định, hướng dẫnchi tiết tại Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 [3] Tranh chấpđất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì đượcgiải quyết như sau:
- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có mộttrong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 [27] vàtranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết
Trang 29- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặckhông có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai
2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranhchấp đất đai theo quy định sau đây:
+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp cóthẩm quyền theo quy định
+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của phápluật về tố tụng dân sự
- Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy bannhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai đượcthực hiện như sau:
+ Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cưvới nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng
ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật
về tố tụng hành chính
+ Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôngiáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng
ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tàinguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định củapháp luật về tố tụng hành chính
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định, hướng dẫnchi tiết tại Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 Tranh chấp đấtđai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giảiquyết như sau:
- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có mộttrong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranhchấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết
Trang 30- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặckhông có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai
2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranhchấp đất đai theo quy định sau đây:
+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp cóthẩm quyền theo quy định
+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của phápluật về tố tụng dân sự
- Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy bannhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai đượcthực hiện như sau:
+ Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cưvới nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu khôngđồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định củapháp luật về tố tụng hành chính
+ Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôngiáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng
ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tàinguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định củapháp luật về tố tụng hành chính
1.2.7 Trình tư, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp và kiến nghị phản ánh về đất đai
1.2.7.1 Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại.
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai được quy định tại điều
27 Luật Khiếu nại [6] và từ điều 5 đến điều 23 của Thông tư số TTCP ngày 31/10/2013 của Thủ Thanh tra Chính phủ, cụ thể như sau:
Trang 3107/2013/TT Thụ lý, chuẩn bị xác minh nội dung khiếu nại.
- Tiến hành xác minh nội dung khiếu nại.
- Ban hành, gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại và lập, quản
lý hồ sơ giải quyết khiếu nại.
1.2.7.2 Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo.
Trình tự giải quyết tố cáo về đất đai được quy định tại điều 18 Luật Tốcáo năm 2011 [7] và từ điều 5 đến điều 23 của Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013 của Thủ Thanh tra Chính phủ, cụ thể như sau:
- Tiếp nhận, chuẩn bị xác minh tố cáo;
- Tiến hành xác minh nội dung tố cáo;
- Kết luận nội dung tố cáo, xử lý tố cáo và công khai kết quả giải quyết
tố cáo;
1.2.7.3 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai.
a Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải tại UBND cấp xã.
Điều 202 luật đất đai năm 2013 [27] quy định:
Bước 1: Tổ chức hòa giải.
Bước 2: Lập biên bản hòa giải.
b Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự hành chính.
Điều 203 Luật đất đai năm 2013 [27] quy định:
“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặckhông có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thìđương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đấtđai theo quy định sau đây:
- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp cóthẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của phápluật về tố tụng dân sự;
Trang 32Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy bannhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai đượcthực hiện như sau:
- Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cưvới nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng
ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật
về tố tụng hành chính;
- Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôngiáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng
ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tàinguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định củapháp luật về tố tụng hành chính” [6]
Đối tượng tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân:các đương sự không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định
và lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân xã
- Đối với tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân
cư với nhau thì khiếu nại đến chủ thể có thẩm quyền giải quyết là Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện Nếu một bên hoặc các bên đương sự khôngđồng ý với quyết định giải quyết lần đầu thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịchUBND cấp tỉnh
- Đối với tranh chấp giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhauhoặc giữa các đối tượng đó với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thìcác đương sự này có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh Nếumột trong các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lầnđầu này thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môitrường để yêu cầu giải quyết
Trang 33c Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự tố tụng dân sự.
Điều 203 luật đất đai năm 2013 [27] quy định các tranh chấp đất đaithuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân là các tranh chấp đất đai mà đương sự
có giấy tờ về đất hoặc không có giấy tờ về đất nhưng lựa chọn giải quyếttranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân
Việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án được thực hiện theo quyđịnh chung tại Bộ luật tố tụng dân sự Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức cóquyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tạiTòa án có thẩm quyền
Bước 1: Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ
đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ
sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án
Bước 2: Tòa án đã thụ lý vụ án, tiến hành hòa giải Đây là giai đoạn bắt
buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự do Tòa án chủ trì và tiến hành.Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày màcác bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc
Bước 3: đưa vụ án ra xét xử Tòa án nhân dân có thẩm quyền xét xử
theo thủ tục xét xử sơ thẩm ra bản án hoặc quyết định
Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo
1.2.7.4 Trình tự, thủ tục giải quyết kiến nghị, phản ánh.
Do tính chất đặc thù của hai loại đơn kiến nghị và phản ánh, nên khôngthể áp dụng trình tự, thủ tục giải quyết như đối với đơn khiếu nại, tố cáo Vìvậy, nên phân ra 02 loại như sau:
- Những nội dung vụ việc kiến nghị, phản ánh mang tính sự vụ, cấpthiết, cần cử cán bộ kiểm tra cụ thể, nếu thấy đúng như sự việc kiến nghị,phản ánh, thì có thể cho triển khai ngay các biện pháp khắc phục mà khôngcần thiết phải thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra theo trình tự, thủ tục
Trang 34- Những nội dung vụ việc cần có thời gian xác minh làm rõ thì phải cóthời gian xác minh, kiểm chứng, đánh giá mới đi đến kết luận cụ thể, chínhxác Đối với những vụ việc này thì cá nhân, cơ quan quản lý có thẩm quyềncần thành lập các tổ chuyên môn, có thể có sự phối hợp của nhiều cơ quan, bộphận kiểm tra, xác minh cụ thể để kết luận và đưa ra biện pháp giải quyết.
Tuy nhiên, dù kiến nghị hay phản ánh về đất đai ở trong trường hợpnào, thì việc xem xét xử lý, giải quyết cần thực hiện kịp thời, nhanh chóng,hiệu quả Các biện pháp đưa ra để xem xét, giải quyết không nhất thiết phảitheo một trình tự, thủ tục nhất định, mà cơ quan, người có thẩm quyền cần căn
cứ tính chất, nội dung vụ việc để đưa ra các giải pháp, biện pháp giải quyết phùhợp
1.3 Cơ sở thực tiễn về khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên thế giới và Việt Nam
1.3.1 Một số mô hình tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên thế giới
* Ở Anh:
Hoạt động tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo ở Anh “được tổ chức theo ngành dọc và hoạt động khá độc lập với Chính phủ cũng như với chính quyền các địa phương Các cơ quan thanh tra có trách nhiệm giải quyết các khiếu kiện của người dân đối với chính quyền địa phương và các nhà chức trách” [18].
Đây là kiểu thiết chế bộ máy đặc trưng của chế độ “Tam quyền phânlập” Mục đích của họ là nhằm chấn chỉnh những sai sót (nếu có) trong côngtác quản lý nhà nước ở địa phương Phương châm làm việc của các cơ quanthanh tra ở địa phương là mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức đều bình đẳng trướcpháp luật Các cuộc điều tra của cán bộ thanh tra đối với mỗi vụ việc sẽ đượctiến hành một cách bí mật và người dân sẽ không phải thanh toán chi phí chocác cuộc điều tra đó Hàng năm cơ quan thanh tra địa phương ở Anh thườngxuất bản một cuốn sổ tay trong đó đưa ra những giải đáp đơn giản nhất chongười dân về những vấn đề liên quan tới công tác thanh tra, giải quyếtkhiếu nại tố cáo
Trang 35Khiếu nại ở Anh trước hết được Hội đồng địa phương (chính quyền)giải quyết, điều này tạo điều kiện cho chính quyền giải trình những hành vi bịkhiếu nại Tuy nhiên, trong một số trường hợp người dân có thể gửi đơn trựctiếp tới cơ quan thanh tra.
Một điểm khá đặc trưng ở Anh là: Một yêu cầu bắt buộc đối với người dân đó là họ phải lý giải được vì sao không chấp nhận với sự giải quyết của chính quyền địa phương và mong muốn cơ quan thanh tra phải làm gì để thực hiện những yêu cầu của hoh, yêu cầu phải theo đúng quy định pháp luật.
Bởi việc tổ chức theo ngành dọc và khá độc lập nên việc người dân longại có sự thông đồng trong các kết quả giải quyết khiếu nại giữa cơ quanthanh tra và chính quyền địa phương là rất ít xảy ra
Giống như pháp luật Việt Nam, người dân không thể đồng thời vừakhiếu nại lên cơ quan thanh tra vừa đưa vụ việc ra toà án Với những quyếtđịnh của cơ quan thanh tra đã công bố thì theo pháp luật của Anh người dânkhông được khiếu nại những quyết định này Họ chỉ có thể khiếu nại lên toàtối cao về những quyết định đó Một khuyến nghị được đưa ra là nếu có thểngười dân nên nhờ luật sư hoặc sự giúp đỡ của văn phòng tư vấn công dân
* Ở Trung Quốc:
Trung quốc là một quốc gia có lịch sử rất lâu đời, có diện tích và dân sốvào loại lớn nhất thể giới, với đa dân tộc và tôn giáo Có thể thấy để quản lý
xã hội, quốc gia này phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nảy sinh, bức xúc trong
xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển mạnh vừa qua
Trước đây, trong bối cảnh của tình hình chính trị xã hội Trung Quốc,việc dân tố cáo hay khiếu nại quan chức chính quyền các cấp là điều hết sứckhó khăn, tỷ lệ thành công không nhiều Lý do một phần vì cơ chế quản lýhành chính và sự bao che lẫn nhau trong cùng hệ thống chính quyền [53]
Tại kỳ họp lần thứ IX của Uy Ban Thường Vụ Quốc hội Trung Quốc ngày
29 tháng 4 năm 1999, đã thông qua Luật Khiếu nại hành chính, hay còn gọi làLuật Phúc nghị nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, có hiệu lực từ 1/10/1999,theo đó huỷ bỏ “Điều lệ khiếu nại hành chính” ngày 9/10/1994 của Quốc vụviện
Trang 36- Theo Luật này thì mọi cá nhân, các tổ chức đều có quyền trực tiếpkhiếu nại đến cơ quan đưa ra quyết định hành chính, cơ quan chủ quản cấptrên của cơ quan đó, thậm chí cao hơn nữa có thể nhờ đến quốc vụ viện, làmtrọng tài phán quyết Khiếu nại bằng hình thức như văn bản hoặc bằng miệngđều được chấp nhận Điều 3 của Luật Khiếu nại hành chính Trung Quốc quyđịnh nơi có quyền tiếp và thụ lý đơn khiếu nại hành chính.
Người dân có thể thực hiện khiếu nại hành chính hoặc trực tiếp tiếnhành tố tụng hành chính Hiện tại Chính phủ Trung Quốc cổ vũ người dânnên tiến hành khiếu nại vì thủ tục khiếu nại đơn giản, không tốn chi phí vàhiệu quả cao hơn
Luật khiếu nại hành chính chương 6 đưa ra trách nhiệm pháp luật chonhững cơ quan thụ lý hành chính, bao gồm:
- Cơ quan đứng ra thụ lý khiếu nại hành chính không đưa ra lý do chínhđáng mà từ chối thụ lý hoặc không theo quy định chuyển giao cho cơ quanthụ lý có thẩm quyền, không tuân theo thời hạn xử lý, thì người trực tiếp phụtrách và những người có liên quan khác sẽ bị cảnh cáo, kỷ luật, nếu nghiêmtrọng hơn sẽ bị giáng cấp, đuổi việc
- Cơ quan hành chính bị khiếu nại, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ củahành vi, mà người trực tiếp phụ trách và những ngưòi liên quan khác sẽ bịcảnh cáo, kỷ luật, nếu nghiêm trọng sẽ bị giáng cấp, đuổi việc, nếu cấuthành tội phạm thì bị truy tố về hình sự Sau khi quyết định khiếu nại hànhchính được đưa ra, cơ quan bị khiếu nại không thực thi quyết định, tuỳ theomức độ nặng nhẹ, người đứng đầu cơ quan đó sẽ bị giáng cấp, chuyển côngtác hoặc buộc thôi việc
Một số thành tích và những bài học kinh nghiệm của Trung Quốc:
Trong 10 năm, Trung Quốc đã thụ lý 770.000 vụ việc khiếu nại hànhchính, chỉnh sửa 110.000 quyết định hành chính, điều tiết hoà giải thành công150.000 tranh chấp hành chính, hơn 85% vụ khiếu nại hành chính tại các cơquan địa phương đã được giải quyết ổn thoả, bảo đảm quyền và lợi ích hợppháp của nhân dân
Trang 37Năm 2009, Chính phủ Trung Quốc còn thí điểm xây dựng Uỷ ban giảiquyết khiếu nại hành chính tại các tỉnh, thành phố lớn Uỷ ban giải quyếtkhiếu nại hành chính làm việc theo nguyên tắc tập trung quyền lực xử lýkhiếu nại, đưa khiếu nại từ những đơn vị nhỏ lẻ tập trung xử lý, đưa những vụviệc quan trọng, có ảnh hưởng lớn tập trung xử lý; đồng thời tiến hành kiểmtra giám sát, xử lý khiếu nại hành chính trong khu vực quản lý Uỷ ban giảiquyết khiếu nại hành chính ban đầu chỉ thí điểm tại 8 tỉnh, sau đó mở rộng 12tỉnh, tỷ lệ sửa sai cho những quyết định hành chính đạt 47% trên toàn quốc.
Uỷ ban khiếu nại hành chính có vai trò tích cực trong minh bạchhành vi hành chính, công khai giải quyết khiếu nại, xoá bỏ những nghi
hoặc vốn ăn sâu trong tiềm thức của người dân Trung Quốc “làm quan thường bao che lẫn nhau”.
Có thể thấy rõ kết quả giải quyết khiếu nại hành chính được nâng cao
rõ rệt Ví dụ: tỉnh Hắc Long Giang trước đây chỉ sửa sai cho hành vi hànhchính là 8,9% nhưng từ khi thành lập Uỷ ban giải quyết khiếu nại hànhchính từ năm 2009, tỷ lệ sửa sai đạt đến 47% Thành phố Trung Sơn tỉnhQuảng Đông, từ khi thực thi Uỷ ban giải quyết khiếu nại hành chính (tháng4/2010), tỷ lệ thụ lý đơn khiếu nại tăng lên gấp 3, cao gấp 20 % số lượng thụ
lý vụ án so với toà án cùng cấp
Việc hoàn thiện và phát triển hơn nữa Luật Khiếu nại hành chính, bộmáy thụ lý giải quyết khiếu nại hành chính của Trung Quốc, cũng như Uỷ bangiải quyết Khiếu nại hành chính là việc cần thiết trong một xã hội ngày càngphát triển Mục tiêu mà Chính phủ Trung Quốc đặt ra ở đây là, người dânkhông mất một đồng, không phải đi đường vòng mà trực tiếp đến nơi cầnkhiếu nại để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
* Ở Nhật Bản:
Ở Nhật Bản, công dân có quyền khiếu nại bất cứ hành vi và quyết địnhnào của nhà nước kể cả các văn bản qui phạm pháp luật, các chính sách củanhà nước nếu như họ cho rằng những hoạt động đó ảnh hưởng bất lợi đếnquyền và lợi ích của họ
Trang 38Hệ thống các cơ quan tiếp nhận và giải quyết khiếu nại h ành chínhcủa Nhật Bản được tổ chức thực sự đầy đủ, toàn diện và linh hoạt ở cả hệthống hành pháp, tư pháp và lập pháp đảm bảo bất cứ một khiếu nại nàocủa người dân cũng được xem xét thấu đáo và thoả đáng Có khoảng 32 địaphương thành lập ra cơ quan thanh tra để tiếp nhận và giải quyết các khiếunại của địa phương.
* Mô hình tiếp công dân và tư vấn hành chính tại Cục đánh giá Hành chính thuộc Bộ Nội vụ và Truyền thông
Tại Nhật bản, các cơ quan trung ương có các bộ phận tiếp nhận đơnthư ở hầu hết các cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp Ở Bộ Nội vụ vàTruyền thông có Cục đánh giá Hành chính được giao chuyên trách đảmnhận chức năng tiếp nhận đơn khiếu nại gửi các cơ quan hành chính ởtrung ương và khu vực Để làm tốt chức năng này, Bộ Nội vụ và Truyềnthông thành lập 50 văn phòng đại diện đặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố đểtrực tiếp tiếp nhận và một phần giải quyết khiếu nại của công dân Ngoài
ra, còn có Hội cứu trợ hành chính để tư vấn cho những vụ việc khiếu nại vềchính sách có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địaphương, ngành Một phương thức khác nữa là có khoảng 5000 người(thường là cán bộ về hưu) tự nguyện tham gia việc tiếp nhận các khiếu nạicủa người dân, họ được ủy quyền để tiếp nhận và tư vấn cho công dân
Có thể nói, hệ thống tư vấn hành chính của Nhật Bản rất tiện lợi và
có hiệu quả Hệ thống này được chia thành ba bộ phận: Cục đánh giá hànhchính thuộc Bộ Nội vụ và Truyền thông, Hội tư vấn hành chính và Ủy bancứu trợ hành chính Các cơ quan này hoạt động tương đối độc lập với nhau,thực hiện nhiệm vụ tư vấn, tiếp nhận khiếu nại và giải quyết khiếu nại củangười dân một cách nhanh chóng
* Mô hình giải quyết khiếu nại của thanh tra thành phố KAWASAKI
Cơ quan làm nhiệm vụ giải quyết khiếu nại tại thành phốKAWASAKI được gọi là Ombudsman có nghĩa là cơ quan thanh tra Cơ
Trang 39quan gồm 9 người trong đó có 4 người trực tiếp làm nhiệm vụ chuyên môn,mỗi năm giải quyết khoảng 100 vụ việc với lượng dân số của thành phốkhoảng 1,5 triệu người Khi nhận được đơn khiếu nại của người dân thì cácthanh tra viên nghiên cứu và thụ lý Nhiệm vụ chính của thanh tra là tìm ra
sự thật và đứng về phía người dân để bảo vệ Do đó, thanh tra viên phải thuthập tài liệu, nghiên cứu và tìm ra sự hợp lý, đúng sai để có biện pháp giảiquyết Trong trường hợp mà người khiếu nại không đồng ý với việc giảiquyết của người bị khiếu nại thì có thể hướng dẫn họ ra tòa, ngược lại nếungười bị khiếu nại mà sai nhưng không sửa theo quyết định của thanh trathì có thể được báo cáo cấp trên để có biện pháp xử lý Tuy nhiên, trongthực tiễn, chưa có trường hợp nào như vậy xảy ra
Tóm lại, khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính tại Nhật Bảnđược thực hiện một cách chủ động và khoa học đảm bảo mọi khiếu nại củangười dân đều được tiếp nhận và giải quyết một cách thoả đáng Hệ thống tiếpnhận và giải quyết khiếu nại rất đa dạng, thuận tiện Mặt khác, việc xem xétgiải quyết các khiếu nại là một kênh để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụcủa các cơ quan hành chính làm tăng thêm hiệu quả giải quyết
1.3.2 Tình hình tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai ở Việt Nam thời gian qua
Từ nhiều năm nay, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đặc biệt đến việclãnh chỉ đạo, thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp tronglĩnh vực đất đai Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, thời gian gần đây diễnbiến khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai có chiều hướng gia tăng, tính chấtphức tạp, vẫn chiếm trên 70% so với các khiếu nại, tố cáo trong cả nước, cónhững tỉnh, thành phố riêng về đất đai chiếm số lượng rất lớn như: thành phố
Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Thái Bình, Cần Thơ, Hải Dương,Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu
Trang 40Tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp của công dân trong lĩnh vực đấtđai diễn ra gay gắt, phức tạp ở hầu hết các địa phương trong cả nước, nhiềunơi đã trở thành điểm nóng Số lượng đơn vượt cấp gửi đến các cơ quan ởTrung ương nhiều, nội dung thể hiện tính bức xúc gay gắt, không chấp nhậnvới cách giải quyết của chính quyền địa phương Nhiều vụ việc công dân tụtập thành đoàn, đi xe, căng cờ, biểu ngữ kéo đến các cơ quan chính quyền,Đảng,… nhằm gây áp lực đòi được giải quyết quyền lợi theo yêu cầu Sốlượng công dân tập trung đông chủ yếu ở các kỳ họp Hội đồng nhân dân,Quốc hội, Đại hội đảng, có nơi công dân tập trung huy động thương binh, phụ
nữ, người già, trẻ em bao vây trụ sở chính quyền xã, huyện, tỉnh, doanhnghiệp gây mất trật tự, an toàn xã hội [17], [18], [19]
Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, hàng năm Bộnhận được gần 10.000 lượt đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực tàinguyên và môi trường của công dân 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương, trong đó đơn thuộc lĩnh vực đất đai chiếm trên 95% tổng số đơn Đơnthư vượt cấp có chiều hướng giảm, tuy nhiên vụ việc khiếu kiện đông người
có chiều hướng gia tăng, đồng thời có biểu hiện các thế lực thù địch lợi dụngtình hình để lôi kéo, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước
Nội dung khiếu, tố tập trung chủ yếu vào việc bồi thường giải phóngmặt bằng, bố trí tái định cư đặc biệt là tại các địa phương phát triển côngnghiệp mạnh với tính chất gay gắt, tụ tập đông người gây mất trật tự an toàn
và bức xúc trong xã hội Việc các chính quyền, cơ quan, cán bộ lợi dụng chức
vụ, quyền hạn để trục lợi, gây nhũng nhiễu trong công tác thu hồi, giao đất,cho thuê đất có chiều hướng gia tăng
1.3.3 Tình hình khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã thành lập, củng cố và kiện toàn bantiếp công dân từ tỉnh đến các huyện, thành phố và tổ tiếp công dân xã,phường, thị trấn; ban hành các văn bản và nội quy, quy chế tổ chức tiếpcông dân, các quy định về trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân, giải quyếtđơn thư, khiếu nại, tố cáo