MỤC LỤC
Nội dung khiếu kiện chủ yếu là đòi lại đất đai, đòi quyền lợi liên quan đến đất đai, phản ánh cán bộ có nhiều sai phạm trong quản lý, phân phối đất đai, sử dụng đất đai, thu chi tài chính liên quan đến đất đai vi phạm các quy định của Nhà nước, …Điển hình như: vụ khiếu kiện tranh chấp đất đai của trên 2000 hộ dân ở huyện Ba tri, Giồng tôm, Thạch phú của tỉnh Bến tre; vụ khiếu kiện về đất đai của trên 300 hộ dân với Nông trường 30/4 tỉnh Sóc trăng, …. Mặt khác, trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng phát sinh nhiều khiếu kiện về cách làm thiếu công khai, mất dân chủ, giá đền bù thấp, không nhất quán, không công bằng; nhiều dự án thu hội đất để sử dụng vào mục đích kinh doanh song đền bù cho dân với giá thấp, sau đó đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhất định rồi tổ chức đấu giá cao gấp nhiều lần; không ít trường hợp bớt xén tiền đền bù, tham nhũng tiêu cực, gây bất bình trong nhân dân khiến họ phát sinh khiếu kiện. - Quá trình phát triển công nghiệp hoá, đô thị hoá, xây dựng kết cấu hạ tầng ngày càng nhiều, đất đai cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nơi ở phải di chuyển, đời sống, việc làm của người dân gặp nhiều khó khăn, cộng thêm dân số tăng nhanh, quyền dân chủ của nhân dân ngày càng được mở rộng, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao; tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, tiền tệ hoỏ giỏ trị và lợi ớch thể hiện rất rừ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, âm mưu thủ đoạn của kẻ thù lợi dụng hoặc kích động thông qua hình thức khiếu kiện để gây mất ổn định nhằm chống phá công cuộc đổi mới và xây dựng Chủ nghĩa Xã hội của nhân dân ta.
- Việc giáo dục, tuyên truyền chính sách, pháp luật nhất là chính sách, pháp luật về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa gắn với vận động thuyết phục, đặc biệt là ở những vùng dân trí thấp, chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến người đi khiếu nại không hiểu biết pháp luật, khi đã được giải quyết và giải thích vẫn không hiểu và luôn cho minh là đúng, minh bị oan nên đi khiếu kiện gây không ít khó khăn cho chính quyên các cấp trong thời gian vừa qua.
- Năm 2000, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường Vụ Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập 6 đoàn công tác liên ngành, có đại diện các ban ngành của Đảng, Mặt trận, các đoàn thể của Trung ương đi kiểm tra, đôn đốc và phối hợp cùng với các địa phương giải quyết các vụ khiếu kiện nhất là các vụ khiếu kiện đông người, phức tạp, tồn đọng, kéo dài ở 21 tỉnh, thành phố; các tỉnh, thành phố còn lại cũng đã lập các đoàn công tác liên ngành ở địa phương, hoạt động theo cơ chế như đoàn công tác liên ngành của Chính phủ để giải quyết các khiếu kiện của công dân. Trước sự quan tâm và chỉ đạo sắt sao của Trung ương và Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai nói riêng, đã tạo ra sự chuyển biến khá tích cực trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân có tác dụng nâng cao trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của hệ thống chính trị, nâng cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở và các ngành có liên quan của Trung ương, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền các cấp trong giải quyết khiếu kiện đông người, vượt cấp có phần giảm bớt và lắng dịu, đã khẳng định chủ trương và. Ví dụ: Theo Luật khiếu nại, tố cáo quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại của UBND cấp tỉnh như sau: Chủ tịch UBND cấp tỉnh giao cho Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh hoặc Chánh thanh tra tỉnh xem xét, kết luận và kiến nghị giải quyết đối với các khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp tỉnh; đối với khiếu nại mà Chủ tịch UBND cấp huyện đã giải quyết nhưng còn khiếu nại mà nội dung thuộc phạm vi quản lý của mình thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giao cho Chánh thanh tra tỉnh tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết.
Theo Nghị định 62 quy định việc thực hiên Luật khiếu nại, tố cáo thì việc xác minh, kết luận và kiến nghị giải quyết một số trường hợp khiếu nại tranh chấp quyền sử dụng đất đai quyền sử dụng đất đã được UBND cấp huyện giải quyết lần đầu rồi còn tiếp tục khiếu nại lên cấp tỉnh là nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan thanh tra cấp tỉnh chứ không còn là trách nhiệm của Sở Địa chính như theo quy định của Luật đất đai, và ngược lại, nếu căn cứ vào Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thì “ trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có giá trị pháp lý cao hơn”,.
- Chỉ đạo các cấp uỷ Đảng và Thủ trưởng các bộ, ngành, Chủ tịch UBND các cấp ở địa phương thực hiện có kết quả Chỉ thị số 09/CT-TW ngày 6/3/2002 của Ban bí thư Trung ương Đảng về “một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại,tố cáo hiện nay”; kế hoạch số 01 về kiểm tra sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. - Hàng năm thành lập các đoàn kiểm tra của Trung ương tiến hành kiểm tra các địa phương, Bộ, ngành về trách nhiệm thực hiện Chỉ thị số 09, quy chế dân chủ tại cơ sở, trách nhiệm của Thường vụ tỉnh uỷ, Thành uỷ trong việc chỉ đạo giải quyết khiếu nại của công dân, trong việc để phát sinh khiếu kiẹn phức tạp, đông người vượt cấp lên Trung ương, khiếu kiện tồn đọng kéo dài, không được giải quyết.
- Yêu cầu quan trọng là các cấp uỷ, chính quyền các cấp phải chỉ đạo có chương trình, kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thường xuyên việc tiếp công dân và giải quyết khiếu kiện, không để phát sinh những vụ khiếu kiện phức tạp, khi có vụ việc khiếu kiện diễn biến phức tạp xảy ra thì cấp uỷ và thủ trưởng các cấp, các ngành phải đích thân chỉ đạo, trực tiếp kiểm tra, giao trỏch nhiệm cho cơ quan chức năng làm rừ, xỏc minh sự việc, nhất thiết phải tiến hành đối thoại, dân chủ với người khiếu kiện và người bị khiếu kiện để làm rừ bản chất vụ việc trờn cơ sở đú tỡm cỏch giải quyết dứt điểm, đúng chính sách pháp luật, có tình, có lý. Phải tiến hành kiểm tra làm rừ đỳng sai của từng nội dung khiếu nại, tố cáo để xử lý, sai ở đâu thì sửa ở đó và phải sửa cho đúng, cho nghiêm; cơ quan, đơn vị, cá nhân nào làm sai thì phải chịu trách nhiệm và nhận lỗi với nhân dân, tuỳ theo tính chất sai phạm và thái độ thành khẩn của người có khuyết điểm sai phạm để xử lý đúng mức, không bênh vực che chắn nhưng cũng cần phải tỉnh táo trước sức ép của những người khiếu kiện muốn kết tội năng theo ý riêng của mình thường xảy ra ở một số nơi có tình trạng khiếu kiện đông người phức tạp.
Phải tiến hành rà soát lại thực tế và nhu cầu sử dụng đất ở các nôn trường, lâm trường, tập đoàn kinh tế khai hoang, các cơ quan, đơn vị quân đội, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh, kịp thời những trường hợp vi phạm Luật đất đai, tuỳ tiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mua bán đất trái phép, cho thuê đất để mưu cầu cho lợi ích kinh tế cục bộ, kiên quyết thu hồi đất sử dụng không đúng mục đích, sử dụng lãng phí, …giao lại cho các địa phương quản lý và giao cho dân để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc xây dựng các công trình công cộng. Đối với những khiếu kiện liên quan đến việc đền bù giải toả Việc thực hiện đền bù giải toả hiện nay áp dụng quy định của Nghị định 22/1999/NĐ - Chính phủ ngày 24/4/1998, song quá trình thực hiện Nghị định 22 đã bộc lộ một số hạn chế, bất hợp lý khi áp dụng, đặc biệt là khung giá đền bù, nguồn gốc đất để đền bù, việc quy định hệ số K để điều chỉnh giá đền bù sao cho sát với giá thị trường đã gây nhiều khó khăn cho việc áp giá đền bù, mỗi địa phương áp dụng hệ số K một khác.