1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đồ án công nghệ thông tin Xây dựng mô hình tính chi phí kinh doanh theo điểm tại Công ty cổ phần quản lý và đầu tư xây dựng đường bộ Hà Nội (Hà Tây cũ)

79 2,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 900,5 KB

Nội dung

Xuất phát từ những nguyên nhân trên, sau một thời gian thực tập kết hợp với những hiểu biết có được về bộ máy làm việc cũng như hoạt động tại công ty và kiến thức có được tại trường đại

Trang 1

MỤC LỤC

Danh mục chữ viết tắt

Danh mục bảng biểu sơ đồ

Lời mở đầu 1

Phần 1: Giới thiệu chung về công ty 2

1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển công ty 2

1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty 5

1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 10

1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh trong 5 năm (2003-2007) 13

Phần 2: Thực trạng công tác tính chi phí trong doanh nghiệp hiện nay 15

2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tính CPKD trong doanh nghiệp 15

2.1.1 Qui định của nhà nước 15

2.1.2 Đặc điểm quản trị trong doanh nghiệp 16

2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 17

2.1.4 Trình độ đội ngũ kế toán 19

2.2 Thực trạng công tác tính chi phí hiện nay tại công ty 21

2.2.1 Thực trạng 21

2.2.1.1 Tính chi phí sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp 22

2.2.1.2 Tính chi phí sử dụng nhân công trực tiếp 25

2.2.1.3 Tính chi phí sử dụng máy thi công 27

2.2.1.4 Tính chi phí sản xuất chung 32

2.2.2 Đánh giá thực trạng công tác tính chi phí hiện nay 36

2.2.3 Đề xuất mô hình tính CPKD theo điểm 38

2.2.3.1 Xây dựng các điểm chi phí 39

2.2.3.2 Tính, tập hợp, phân bổ và xây dựng bảng tính CPKD 40

2.2.3.3 Lợi ích từ mô hình 56

Trang 2

TĂNG THỊ HỒNG NHUNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Phần 3: Giải pháp triển khai mô hình tính CPKD mới 57

3.1 Định hướng phát triển của doanh nghiệp 57

3.2 Giải pháp triển khai mô hình tính CPKD trong doanh nghiệp 57

3.2.1 Nhóm giải pháp xây dựng mô hình 58

3.2.1.1 Đào tạo nguồn nhân lực 58

3.2.1.2 Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng 60

3.2.1.3 Hoàn thiện bộ máy quản lý 60

3.2.2 Nhóm giải pháp ápdụng mô hình vào doanh nghiệp 61

3.2.3 Kiến nghị với cấp trên 62

Lời kết đầu 63

Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục

ii

Trang 3

TĂNG THỊ HỒNG NHUNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Trang 4

TĂNG THỊ HỒNG NHUNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỔ

Bảng 1.1: Các kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong 5 năm (2003-2007) 12

Bảng 2.2: Bảng thanh toán lương CT đường 84 tháng 9/2008 26Bảng 2.3: Bảng thanh toán lương công nhân lái máy CT đường 84 tháng 9/2008 28Bảng 2.4: Bảng tổng hợp chi phí thuê máy thi công CT đường 84 29Bảng 2.5: Trích bảng phân bổ khấu hao TSCĐ theo CT đường 84 31Bảng 2.6 Bảng thanh toán lương CT đường 84 (bộ phận chỉ huy) 33

Bảng 2.12: Bảng tính CPKD theo điểm cấp doanh nghiệp 53

Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất tại công ty cổ phần quản lý và

Sơ đồ 2.1: Quy trình chung để xây dựng một con đường 18

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 20

iv

Trang 5

TĂNG THỊ HỒNG NHUNG v CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước đang phải đối mặt với

sự cạnh tranh ngày càng tăng trên một thị trường với xu hướng toàn cầu Để thành công trong môi trường mới này, họ phải thích ứng nhanh và sản xuất ra những sản phẩm với chi phí thấp đồng thời phải có chất lượng, từ đó đòi hỏi nhà quản lý phải

có những thông tin về chi phí đầy đủ, chính xác và được cập nhật Hệ thống tính chi phí truyền thống dựa vào việc phân bổ chi phí theo sản lượng đã mất đi sự chính xác khi mà lao động trực tiếp không còn chiếm một tỉ trọng đáng kể như trước nữa Những hệ thống tính chi phí truyền thống có xu hướng làm cho việc tính toán chi phí sản phẩm không được chính xác và dẫn đến những quyết định chiến lược không phù hợp Xuất phát từ những nguyên nhân trên, sau một thời gian thực tập kết hợp với những hiểu biết có được về bộ máy làm việc cũng như hoạt động tại công ty và kiến thức có được tại trường đại học, em quyết định chọn đề tài báo cáo chuyên đề

“ Xây dựng mô hình tính chi phí kinh doanh theo điểm tại Công ty cổ phần quản lý

và đầu tư xây dựng đường bộ Hà Nội (Hà Tây cũ)” Do kiến thức còn hạn hẹp và thời gian thực tập ngắn nên báo cáo không tránh khỏi sai sót, rất mong sự đóng góp

ý kiến của thầy cô và các bạn để báo cáo được hoàn chỉnh hơn.

Kết cấu chuyên đề gồm 3 phần:

Phần 1: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần quản lý và đầu tư xây dựng đường bộ

Hà Nội.

Phần 2:Thực trạng công tác tính chi phí trong doanh nghiệp hiện nay

Phần 3: Giải pháp triển khai mô hình tính CPKD mới trong doanh nghiệp

Trang 7

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY

1.1 SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

Một số thông tin về doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần quản lý và đầu tư xây dựng đường bộ

Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần quản lý và đầu tư xây dựng Hà Nội

là một công ty cổ phần có 51% vốn nhà nước trong đó:

+ Vốn điều lệ là 6.100.000.000 Việt Nam đồng được chia thành 610.000 phầnbằng nhau được gọi là cổ phần với mệnh giá 10.000/1 cổ phần

+ Nhà nước chỉếm giữ 51% vốn điều lệ của công ty, chiếm 311.100 cổ phần,tương đương 3.111.000.000 đồng (ba tỷ một trăm mười một triệu đồng chẵn);còn 49% vốn điều lệ chiếm 298.900 cổ phần bán cho các nhà đầu tư phổthông và cổ phần ưu đãi bán cho người lao động trong công ty tương đương2.989.000.000 đồng (hai tỷ chín trăm tám mươi chín triệu đồng chẵn)

Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp: công ty được thành lập theo quyết định2428/QĐ-UBND ngày 14/12/2007 về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước sang công

ty cổ phần, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0303001299 cấp ngày 2/7/2008 do

Sở kế hoạch đầu tư Hà Tây cũ cấp

Lịch sử hình thành và phát triển doanh nghiệp

Trang 8

Công ty cổ phần quản lý và đầu tư xây dựng đường bộ Hà Tây là một doanhnghiệp nhà nước được thành lập từ tháng 4/1979.

Ngày đầu thành lập công ty có tên là: Đoạn bảo dưỡng đường bộ 4, trực thuộc

Sở giao thông vận tải Hà Nội

Tháng 12 năm 1985 công ty được đổi tên thành Xí nghiệp cầu đường số 3 vẫntrực thuộc Sở giao thông vận tải Hà Nội

Từ thời gian này đến tháng 9/1991 công ty đã cùng với nghành giao thông HàNội cũng như các doanh nghiệp trong cả nước bước vào giai đoạn chuyển đổi cơ chế,xóa quan liêu bao cấp sang chế độ hạch toán độc lập theo cơ chế thị trường có địnhhướng xã hội chủ nghĩa Công ty đã đạt được những kết quả đáng kể về giá trị sảnlượng, ổn định việc làm, thu nhập và đời sống cán bộ công nhân được tăng lên

Từ tháng 9/1991 theo quyết định của nhà nước, công ty chuyển về tỉnh Hà Tây

cũ, trực thuộc Sở giao thông vận tải Hà Tây và đổi tên thành Đoạn quản lý đường bộ 2

Hà Tây theo quyết định số 178/QĐ ngày 12/06/1992 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây

Từ tháng 8/1999 đến 1/7/2008 công ty đổi tên thành công ty quản lý và sửa chữađường bộ II Hà Tây theo quyết định số 753/1999/QĐ-UB ngày 20/8/1999 của Ủy bannhân dân tỉnh Hà Tây

Ngày 1/7/2008 công ty thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang cổphần hóa theo lộ trình cổ phần hóa của nước ta Công ty đổi tên thành công ty cổ phầnquản lý và đầu tư xây dựng đường bộ II Hà Tây theo quyết định số 0303001299 cấpngày 2/7/2008 do Sở kế hoạch đầu tư Hà Tây cấp Sự chuyển đổi từ doanh nghiệp nhànước sang công ty cổ phần nhằm thay đổi phương thức quản lý với nhiều chủ sở hữutiền vốn trong đó số đông là người lao động trong công ty góp vốn tham gia vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh để đạt được hiệu quả cao về vốn và tài sản trong doanhnhiệp, với vai trò làm chủ người lao động được phát huy, tăng cường khả năng giámsát của nhà đầu tư đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và lợi ích các bênđều được đảm bảo hài hòa

Trang 9

Ngày 1/3/2009 công ty đổi tên thành Công ty cổ phần quản lý và đầu tư xâydựng đường bộ Hà Nội.

Chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước có 231 cán bộ công nhân viên sang công

ty cổ phần, doanh nghiệp đã giải quyết cho 131 lao động nghỉ dôi dư và được Tổngcông ty kinh doanh vốn nhà nước hỗ trợ 4,3 tỷ đồng trợ cấp cho lao động dôi dư Kể từngày 1/3/2009 tổng số lao động còn lại trong danh sách công ty là 110 lao động, kếthừa kết quả và thương hiệu của công ty trên địa bàn Sơn Tây cũng như trong khu vực

và nghành giao thông vận tải nói chung công ty đang hoạt động ngày càng đi lên

Kể từ khi thành lập đến nay, công ty cổ phần quản lý và đầu tư xây dựng đường

bộ Hà Nội đã qua nhiều lần đổi tên song vẫn với nhiệm vụ là quản lý xây dựng và sửachữa cầu đường bộ, công ty luôn được bình chọn là đơn vị xuất sắc trong khối quản lýgiao thông của tỉnh, đã nhận được nhiều bằng khen và giấy khen cho những kết quả vàthành tích đạt được trong các năm đã qua như: năm 2001 nhận bằng khem của côngđoàn giao thông vận tải Việt Nam, năm 2002 đoạt giải nhất con đường đẹp Việt Nam

và nhận bằng khen của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, năm 2003 nhận bằng khencủa Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh

Nhiệm vụ chức năng chủ yếu của công ty là quản lý duy tu, sửa chữa thườngxuyên và xây dựng các công trình giao thông đường bộ, đảm bảo an toàn giao thôngđường bộ khi có thiên tai địch họa xảy ra ở các tuyến đường quản lý

Với nhiệm vụ quản lý và sửa chữa thường xuyên cầu đường là cơ bản, hiện naycông ty đựoc giao quản lý sửa chữa 198km đường bộ và 36 chiếc cầu các loại thuộcphía Bắc tỉnh Hà Tây cũ trong đó

Đường quốc lộ bao gồm:

Tuyến đường 32 và 21A tổng số 58km đường nhựa, bê tông nhựaCác loại cầu:14 chiếc

Đường địa phương gồm 14 tuyến đường dài 140 km và 22 chiếc cầu

Trang 10

Bên cạnh đó công ty còn được phép tham gia sửa chữa và xây dựng các côngtrình giao thông theo hợp đồng hay đơn đặt hàng.

1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ TRONG CÔNG TY

Theo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty được bộ chủ quản phê duyệt, bộmáy quản lý của công ty bao gồm: giám đốc, 2 phó giám đốc, 4 phòng chức năng và 4đội sản xuất Mối qua hệ giữa các phòng ban được thể hiện trong sơ đồ 1.1

Bộ máy quản trị của công ty tuân theo mô hình trực tuyến được xây dựng dựatrên nguyên tắc cơ bản là hình thành đường quản trị thẳng từ trên xuống dưới, bất kìmột cấp quản trị nào trừ cấp cao nhất chỉ nhận mệnh lệnh từ một cấp trên trực tiếp vàhai bộ phận quản trị cùng cấp không liên hệ trực tiếp với nhau mà liên hệ thông quacấp trên chung của hai bộ phận đó Nhìn chung mô hình quản trị kiểu trực tuyến kháphổ biến tại các công ty trong nước, mô hình này có ưu điểm là đảm bảo tính thốngnhất trong hoạt động quản trị, xóa bỏ việc một cấp phải nhận mệnh lệnh từ nhiều cấpkhác Tuy nhiên nhược điểm của mô hình này là đòi hỏi cấp trên phải có trình độ tổnghợp cao vì không có sự tham gia của các chuyên gia trong hoạt động quản trị, đường raquyết định quản trị dài và phức tạp, ví dụ như trong trường hợp này giám đốc trực tiếpquản lý các đội sản xuất, khối lượng công việc của giám đốc rất lớn, đồng thời đòi hỏigiám đốc không chỉ có kiến thức về quản trị mà phải có cả kiến thức về kĩ thuật để cóthể trực tiếp chỉ đạo hoạt động sản xuất trong khi đó công ty không có phòng kĩ thuậtriêng biệt để giúp giám đốc trong công việc ra quyết định

Trang 11

SƠ ĐỒ 1.1: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN QUẢN LÝ VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG BỘ HÀ NỘI

(Nguồn: phòng tổ chức hành chính tổng hợp)

Hội đồng quản trị

Giám đốc kiêm chủ tịch HĐQT

Phó giám đốc nội chính Phó giám đốc kĩ thuật

Phòng kế toán tài vụ

Phòng kế hoạch kỹ thuật

Đội 1

Trang 12

Các bộ phận trong doanh nghiệp có chức năng nhiệm vụ như sau:

Hội đồng quản trị (đại hội đồng cổ đông): bao gồm toàn bộ các cổ đông theoqui định trong điều lệ, là nơi có quyết định cao nhất trong công ty Các quyết định củahội đồng quản trị được ban hành thông qua các nghị quyết về các vấn đề bầu, miễnnhiệm thay thế hội đồng quản trị, ban kiểm soát Hội đồng quản trị có quyền quyết định

tổ chức công ty dưới hình thức chia tách, sáp nhập, giải thể; quyết định sửa đổi điều lệ

tổ chức hoạt động của công ty

Giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị: là người quản lý công ty được bầu

từ hội đồng quản trị, là người có quyền hành cao nhất thực hiện các nhiệm vụ do hộiđồng thành viên góp vốn giao cho, chỉ huy tổ chức mọi hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty Giám đốc là đại diện hợp pháp của công ty chịu trách nhiệm với nhà nước,cấp trên và toàn thể cán bộ công nhân viên về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty, đồng thời cũng là người đại diện chính thức về đối ngoại, trực tiếp chịutrách nhiệm quan hệ với các cơ quan ban ngành cấp trên và với khách hàng, phụ trách

về phát triển khách hàng, tổ chức hành chính, tài chính kế toán, kí kết toàn bộ hợpđồng và báo cáo, các công văn thư từ ra bên ngoài trừ những phần đã ủy nhiệm cho cán

bộ cấp dưới theo qui định cụ thể Giám đốc cũng là người đề cử các chức vụ trongcông ty và quyết định thi đua khen thưởng, kỷ luật và là chủ tịch hội đồng tuyển dụngnhân viên

Các phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc, có thể thay thế giám đốcđiều hành sản xuất, tổ chức sản xuất theo định mức kinh tế kỹ thuật, nghiên cứu kỹthuật, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và công nhân phù hợp với nhu cầu trước mắt và lâu dàicủa công ty Hiện nay ở công ty có hai phó giám đốc là phó giám đốc kỹ thuật và phógiám đốc nội chính

+ Phó giám đốc nội chính là người chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công

ty, có quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể như: trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công

ty khi giám đốc đi vắng, có các quyền của giám đốc công ty khi được giám đốc ủyquyền, thực hiện các công việc khác do giám đốc giao cho

Trang 13

+ Phó giám đốc kỹ thuật: là người chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công

ty, trực thay và điều hành hoạt động của công ty khi giám đốc và phó giám đốc nộichính vắng mặt, trực tiếp phụ trách hoạt động sản xuất kinh doanh, có các quyền củagiám đốc công ty khi được giám đốc công ty ủy quyền, có quyền tổ chức, điều hành vàquản lý các hoạt động sản xuất kinhdoanh theo sự phân công của giám đốc và chịutrách nhiệm trước giám đốc công ty về các kết quả của những hoạt động đó, là người

ký vào các hợp đồng, văn bản ra bên ngoài khi được sự ủy quyền của giám đốc công ty

và ghi sổ theo dõi công văn hợp đồng của công ty

Các phòng trực thuộc công ty: có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho các phógiám đốc về công tác quản lý, sản xuất kinh doanh phù hợp với điều lệ hoạt động củacông ty và tuân theo các chế độ chính sách, các văn bản qui định của pháp luật hiệnhành

+ Phòng tổ chức hành chính tổng hợp có nhiệm vụ quản lý cơ sở vật chất kỹthuật, trang thiết bị văn phòng, máy móc thiết bị phương tiện vận tải và cung cấp vật

tư cho công tác duy tu đường bộ giúp lãnh đạo công ty duy trì công tác phục vụ sảnxuất và chuyên môn, cung ứng vật tư cho các đội duy tu, ghi chép tình hình nhập xuấtvật tư đảm bảo cung cấp kịp thời, đúng đủ cho các đội; tổ chức thực hiện chế độ trảlương, thưởng, kỷ luật; xây dựng đơn giá tiền lương hàng năm; quản lý, lưu trữ cácvăn bản đi và đến công ty; xây dựng nội qui, qui chế về công tác an ninh cho công ty,

tổ chức theo dõi huấn luyện phòng cháy chữa cháy, dân quân tự vệ

+ Phòng kế hoạch kỹ thuật: lập kế hoạch sản xuất hàng quí, năm và hồ sơ đấuthầu, hồ sơ hoàn công thanh toán vốn của các công trình, kiểm tra chất lượng các côngtrình xây dựng, hàng tháng tổ chức nghiệm thu nội bộ và nghiệm thu với sở chủ quản.+ Phòng quản lý giao thông: có trách nhiệm theo dõi khối lượng công việc củacác độ duy tu thực hiện hàng ngày, cung cấp số liệu vật tư cần dùng cho các đội, kiểmtra việc duy tu sửa chữa thường xuyên cầu đường bộ và an toàn giao thông

+ Phòng tài vụ: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc nội chính về côngtác tài chính kế toán và thông tin kinh tế nội bộ doanh nghiệp, có chức năng quản lý và

Trang 14

chi phí tài chính của công ty cho quá trình sản xuất, hạch toán lên giá thành công trình,hướng dẫn nghiệp vụ kế toán cho các đơn vị trực thuộc, kết hợp với các phòng bannghiệp vụ hoàn thành nhiệm vụ chung của công ty, tổ chức thực hiện ghi chép, xử lýcung cấp số liệu về tình hình kinh tế tài chính, phân phối và giám sát các nguồn vốnbằng tiền, bảo toàn và nâng cao hiệu đồng vốn, tham mưu với ban giám đốc xây dựngqui chế quản lý và chi tiêu trong sản xuất, các chi phí tiết kiệm đúng qui định, phân bổvốn đầu tư đúng thời điểm và đúng qui định.

+ Các đội sản xuất: gồm đội công ty là các đội 1, 3 và 4 phụ trách quản lý duy

tu thường xuyên trong địa bàn quản lý của công ty và các công trình xây dựng cơ bản

do công ty đấu thầu khai thác ngoài, đội 2 là đội may thi công phục vụ lái xe máy thicông cho các công trình

Ngoài bộ máy quản lý công ty còn có ban kiểm soát là bộ phận độc lập do hộiđồng quản trị bầu ra trong số các cổ đông của công ty Ban kiểm soát là đại diện củacác cổ đông được kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong công tác ghi chép sổ sách báocáo kế toán hàng quí hàng năm; có quyền kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý củahội đồng quản trị về việc chấp hành điều lệ của công ty, thực hiện các nghị quyết củahội đồng quản trị

Hoạt động quản trị của doanh nghiệp nhìn chung khá đơn giản các cấp hoạtđộng theo đúng chức năng nhiệm vụ của mình, các phòng ban trong công ty hầu nhưkhông theo kế hoạch chiến lược nào mặc dù hàng năm công ty vẫn xây dựng những kếhoạch cho năm sau nhưng các kế hoạch này rất ngắn hạn và chung chung không đề cậpđến các mục tiêu và cách thức hoàn thành mục tiêu một cách cụ thể Đây là đặc trưngdiển hình của các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam hiện nay hoạt động sản xuấtkinh doanh không theo chiến lược dài hạn hoặc có nhưng rất ngắn hạn không thể hiệntầm nhìn trong tương lai, hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu cho các đơn vị chủ quảnhoạch định do đó không thể tránh khỏi những thất bại trong kinh doanh, đặc biệt làtrong thời gian khó khăn về kinh tế như hiện nay thì những chiến lược cụ thể và hoạtđộng quản trị có hiệu quả là rất cần thiết Bởi vậy những thay đổi trong hoạt động quản

Trang 15

trị của công ty trong thời gian tới là không thể thiếu nhất là khi doanh nghiệp đãchuyển sang cổ phần hóa.

1.3 ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Loại hình sản xuất của doanh nghiệp: sản phẩm cầu đường là sản phẩm đơnchiếc, nơi sản xuất cũng là nơi tiêu thụ Sản phẩm của công ty phải được dự toán trướckhi tiến hành sản xuất hoặc thông qua đấu thầu và quá trình sản xuất phải so sánh vớigiá dự toán, phải lấy dự toán làm thước đo, sản phẩm sẽ được tiêu thụ theo giá trúngthầu hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào yêu cầu

và tiền vốn của chủ đầu tư Mặt khác không thể thanh toán vốn một lần mà phải tạmứng theo từng giai đoạn căn cứ vào biên bản nghiệm thu của từng sản phẩm, vì vậyphải phản ánh cho từng loại sản phẩm

Với những đặc điểm trên, đồng thời hoạt động trên, đồng thời hoạt động trên địaphận thành phố Sơn Tây và các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, các tuyến đường

do đơn vị quản lý chạy qua địa hình đồng bằng, trung du, miền núi và đô thị nên ảnhhưởng lớn đến công tác quản lý sửa chữa thường xuyên cũng như công tác lãnh đạochỉ đạo từ cấp trên tới các hạt, các cung đường Ngoài ra các yếu tố đặc điểm trên cũngảnh hưởng tới công tác tuyên truyền nhân dân địa phương nơi có tuyến đường đi quathực hiện pháp lệnh bảo vệ các công trình giao thông và các văn bản nhà nước quiđịnh, lập lại trật tự an toàn giao thông đô thị có phần nào khó khăn và giảm hiệu quả vìtrình độ dân trí, am hiểu pháp luật ở mỗi vùng, địa hình có sự khác biệt rõ rệt, có nơitrình độ của cán bộ chính quyền xã còn thấp nên hay né tránh không muốn mất lòngdân

Để tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì bộ máy tổ chức quản lý của công

ty cũng phải có những đặc điểm đặc trưng riêng, phù hợp với điều kiện cụ thể, cácbiện pháp thực hiện cũng phải vận dụng theo vùng, địa phương nhằm đạt mục đích sảnxuất của từng đơn vị Quá trình từ khi khởi công công trình cho đến khi kết thúc bàngiao đưa vào sử dụng thường là trong thời gian dài, phụ thuộc vào qui mô và tính chấtphức tạp về kỹ thuật của công trình

Trang 16

Qui mô sản xuất của doanh nghiệp hiện nay có 3 đội duy tu sửa chữa thườngxuyên đường bộ nằm trên các tuyến đường công ty quản lý và thi công các công trìnhkhai thác ngoài do công ty đấu thầu.

Ví dụ về sơ đồ dây chuyền sản xuất làm đường láng nhựa của công ty

Phá dỡ mặt đường cũ Rải đá 4*6 làm nền San phẳng

Lu chặt Đổ đá dăm Lu chặt Tưới nhựa đườngnóng chảy Phủ lớp đá mạt lên trên

Theo sơ đồ qui trình làm ra một con đường láng nhựa trên đòi hỏi các bước côngviệc rất rõ ràng bao gồm phải phá bỏ mặt đường cũ, dọn sạch vật liệu bỏ đi sau đódùng máy san gạt đá bằng bề mặt đường cần làm rồi đưa máy lu lên đảm bảo độ chặt(có nghiệm thu của bộ phận tư vấn giám sát từng phần công việc), tiếp đến đổ đá dămlên để lấp kín các lỗ hổng của nền đường, tiếp tục cho máy lu lu đến khi đạt độ phẳng

và độ chặt thì đun nhựa đường nóng chảy và tưới đều mặt đường, cuối cùng là rải đámạt lên trên để tạo độ nhám cho mặt đường, kết thúc là mời bên giao việc và các banngành có liên quan đến hiện trường để nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sửdụng

Đặc biệt trong quá trình sản xuất con đường không thể thiếu các yếu tố đầu vàoquan trọng là nguyên nhiên liệu, máy móc thiết bị và nhân công

 Về nguyên, nhiên liệu: đòi hỏi phải sử dụng số lượng lớn nguyên vật liệu,phong phú và đa dạng về chủng loại, quy cách mang những đặc điểm khác nhau.Những loại vật liệu là sản phẩm của ngành công nghiệp như xi măng, sắt, thép, gạch,

…; vật liệu là sản phẩm của ngành khai thác được đưa vào sử dụng ngay không quachế biến như đất, cát, sỏi, đá,…; vật liệu phải nhập khẩu như nhựa đường, bê tôngnhựa,…; nhiên liệu cung cấp năng lượng cho quá trình sản xuất như xăng, củi, dầu,…

 Về máy móc thiết bị: bao gồm các phương tiện vận tải như xe tải, ô tô,… đểvận chuyển nguyên vật liệu, lao đông đến chân công trình và các loại xe máy, thiết bịthi công như máy ủi, máy xúc bánh xích gầu nghịch, máy xúc bánh lốp gầu nghịch,máy lu bánh thép, máy san gạt,…

Trang 17

 Về nhân công: là những người lao động của công ty bao gồm cả lao độngchính thức và lao động thuê ngoài.

Những yếu tố trên là những đầu vào chủ yếu, quan trọng có ý nghĩa quyếtđịnh đến chất lượng công trình, do đó việc chuẩn bị cung cấp cho thi công phải đượccoi trọng sản phẩm cuối cùng của qui trình sản xuất là một con đường Chất lượng củasản phẩm phụ thuộc vào yêu cầu của nhà đầu tư, sản phẩm được tiêu thụ theo giá dựtoán, giá thỏa thuận với chủ đầu tư, việc bàn giao công trình chính là việc tiêu thụ sảnphẩm

1.4 KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG 5 NĂM (2004-2008)

Dựa vào bảng 1.1 về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 5 năm 2008) một số chỉ tiêu trên có thể nhận thấy giá trị sản lượng chung của doanh nghiệpđều tăng qua các năm, từ năm 2004 chỉ đạt trên 19 tỷ đồng thì đên năm 2008 con sốnày đã lên tới gần 40 tỷ đồng (tăng gần 203%), trong đó không chỉ sản lượng từ hoạtđộng duy tu thường xuyên trên địa bàn tăng 7300.000.000 đồng trong vòng 5 năm màsản lượng từ các hoạt động khai thác ngoài của doanh nghiệp cũng tăng đáng kế, đặcbiệt là trong năm 2005 sản lượng khai thác ngoài tăng thêm tới 6.773.773.000 đồng sovới năm 2004, năm 2006 sản lượng này cũng tăng thêm 4.263.692.000 đồng Từ nhữngkết quả này có thể thấy rõ doanh nghiệp đã có những cố gắng nỗ lực để hướng hoạtđộng của mình ra bên ngoài thị trường quen thuộc để có thể tăng thêm giá trị sản lượngđồng thời tăng doanh thu Có thể dễ dàng nhận thấy doanh thu của doanh nghiệp cũngtăng qua các năm, từ 17.444.172.000 đồng năm 2004 lên tới 35.551.222.000 đồng năm

(2004-2008 (tăng 203,79%) trong đó tăng ít nhất là năm 20067 chỉ cao hơn 2.810.515.000đồng so với năm 2006

Trang 18

Bảng 1.1: Các kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong 5 năm

6 Lợi nhuận sau thuế 188.668 99.761 593.039 446.247 216.077

(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)Tuy nhiên đi kèm với tăng doanh thu thì tổng chi phí sản xuất trong doanhnghiệp cũng tăng đáng kể, tăng 18.068.682.000 đồng tương đương 205,15% từ năm

2004 tới năm 2008 Biến động tăng tổng chi phí sản xuất chủ yếu là do sự tăng lên củachi phí nguyên vật liệu chiếm tới 70% giá trị công trình và chi phí quản lý doanhnghiệp trong giai đoạn 5 năm gần đây Chính nguyên nhân này khiến cho lợi nhuận củadoanh nghiệp trong vòng 5 năm có tăng lên nhưng không đáng kể và lợi nhuận củadoanh nghiệp lên xuống biến động không ổn định, so với mức tỷ lệ lạm phát cao vàbiến động nhiều về kinh tế như hiện nay thì mức lợi nhuận này chưa thực sự thuyếtphục Lợi nhuận cao nhất đạt được vào năm 2006, đạt 593.039.000 đồng tăng493.278.000 đồng tương đương 594,46% so với năm 2005, sự tăng lên đột biến này cóthể giải thích dựa trên giá trị sản lượng tăng cao đặc biệt là sản lượng khai thác ngoàikết hợp với tổng chi phí sản xuất ở mức vừa phải Tuy nhiên mức lợi nhuận này lại

Trang 19

giảm trong năm 2007 và xuống chỉ còn 216.007.000 đồng vào năm 2008 (giảm36,42%), năm đầu tiên doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, mức tăng không đáng kểcủa doanh thu kết hợp với biến động mạnh về giá cả trên thị trường là 2 nguyên nhânchính Dự báo trong năm 2009 tình hình cũng không khả quan hơn do ảnh hưởng củakhủng hoảng tài chính toàn cầu, báo cáo tài chính quí đầu cho thấy doanh nghiệp đạtdoanh thu 3.101.434.853 đồng và mức lợi nhuận khá thấp, chỉ đạt 17.613.093 đồng.

Trang 20

PHẦN 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍNH CHI PHÍ

TRONG DOANH NGHIỆP HIỆN NAY2.1 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÍNH CHI PHÍ KINH DOANH (CPKD) THEO ĐIỂM TẠI CÔNG TY

2.1.1 Qui định của nhà nước

Khái niệm tính CPKD hay kế toán quản trị (KTQT) với các doanh nghiệp ViệtNam nói chung và công ty cổ phần quản lý và đầu tư xây dựng đường bộ Hà Nội vẫncòn khá mới mẻ và hầu như các lý thuyết về khái niệm này phần lớn xuất phát từ sáchcủa nước ngoài Do đó các doanh nghiệp vẫn còn khá lúng túng trong việc nghiên cứu

và triển khai thực hiện Cùng với sự phát triển, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoátập trung sang nền kinh tế thị trường với tư cách là công cụ trong hệ công cụ quản lýkinh tế, kế toán đã được chia thành kế toán tài chính (KTTC) và KTQT Điều 10 củaChương I, Luật Kế toán Việt Nam có quy định về KTTC, kế toán quản trị, kế toán tổnghợp và kế toán chi tiết Cụ thể hơn ở điểm 1 của điều 10 Luật khẳng định “kế toán baogồm KTTC và KTQT” Cũng tại điểm 2 điều 10 quy định “Khi thực hiện công việc kếtoán tài chính và kế toán quản trị đơn vị kế toán phải thực hiện kế toán tổng hợp và kếtoán chi tiết.” (Trích luật kế toán số 03/2003/QH11 ban hành ngày 17/06/2003)

Bên cạnh việc sử dụng luật kế toán số 03/2003/QH11 ban hành ngày 17/06/2003làm cơ sở cho công tác kế toán trong các doanh nghiệp, Bộ Tài Chính đã ban hànhthông tư số 53/2006/TT-BTC hướng dẫn áp dụng KTQT trong doanh nghiệp nhằmgiúp các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tổ chức công tác tính CPKD Trong thông

tư đã chỉ rõ “Kế toán quản trị nhằm cung cấp các thông tin về hoạt động nội bộ củadoanh nghiệp, như: Chi phí của từng bộ phận (trung tâm chi phí), từng công việc, sảnphẩm; Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện với kế hoạch về doanh thu, chi phí, lợinhuận; quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ; Phân tích mối quan hệ giữa chi phí vớikhối lượng và lợi nhuận; Lựa chọn thông tin thích hợp cho các quyết định đầu tư ngắnhạn và dài hạn; Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh; nhằm phục vụ việc điều

Trang 21

hành, kiểm tra và ra quyết định kinh tế Kế toán quản trị là công việc của từng doanhnghiệp, Nhà nước chỉ hướng dẫn các nguyên tắc, cách thức tổ chức và các nội dung,phương pháp kế toán quản trị chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thựchiện.” (Trích thông tư số 53/2006/TT-BTC) Đồng thời trong thông tư cũng hướng dẫnchi tiết về cách thức tổ chức tính KTQT, một số nội dung KTQT chủ yếu, tổ chức bộmáy kế toán và bộ máy KTQT, có kèm theo phụ lục hướng dẫn các mẫu ghi chép chiphí phù hợp với việc tính toán CPKD.

Thông tư 53/2006/TT-BTC đã tạo dựng cho doanh nghiệp cơ sở ban đầu để xâydựng mô hình tính CPKD nhưng mô hình được xây dựng như thế nào để hoạt động cóhiệu quả lại phụ thuộc vào tình hình cụ thể Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể thamkhảo một số cơ sở pháp lý khác cũng phục vụ cho việc tổ chức tính CPKD như: quyếtđịnh số 48/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 14/9/1006 về việc banhành chế độ kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ; tài liệu tập huấn chế độ kếtoán doanh nghiệp vừa và nhỏ của vụ chế độ kế toán và kiểm toán năm 2006

2.1.2 Đặc điểm quản trị trong doanh nghiệp

Với lịch sử thành lập khá lâu dài, trong vòng 30 năm qua tổ chức bộ máy quản

lý sản xuất của công ty đã có nhiều thay đổi đáng kể Từ doanh nghiệp nhà nướcchuyển sang công ty cổ phần độc lập về vốn và có tài sản cố định cũng như mặt bằngcông ty hiện nay đã được định giá lại khi công ty chuyển sang hình thức cổ phần Điềuhành hoạt động của công ty hiện nay là giám đốc kiêm chủ tich hội đồng quản trị dohội đồng quản trị bầu ra; giám đốc cũng là người chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạtđộng của công ty, đại diện cho quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty trướcđại hội đồng cổ đông và cơ quan quản lý luật pháp của Nhà nước

Dựa trên mô hình về tổ chức bộ máy quản lý của công ty tại sơ đồ 1.1 (trang 6)

có thể thấy rõ bộ máy quản trị hiện nay của công ty tuân theo mô hình trực tuyến, kháđơn giản và gọn nhẹ Giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc kĩ thuật phụ trách và phógiám đốc nội chính, hai phó giám đốc phụ trách 4 phòng trong công ty bao gồm: phòng

Trang 22

hành chính tổng hợp, phòng quản lý giao thông, phòng kế toán tài vụ và phòng kếhoạch kỹ thuật; ngoài ra trong công ty có 4 đội sản xuất riêng biệt do giám đốc trựctiếp chỉ đạo và quản lý Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản trị như trên đảm bảo các chứcnăng sản xuất, kinh doanh của từng bộ phận được xác định rõ ràng rất thuận tiện choviệc xây dựng các điểm tính CPKD cho doanh nghiệp làm cơ sở cho việc xác định rõranh giới giữa các điểm chi phí (ĐCP) Với mô hình quản trị này khi hình thành cácĐCP trong doanh nghiệp sẽ đảm bảo làm sáng tỏ mối quan hệ tỷ lệ giữa CPKD phátsinh và kết quả tạo ra ở ĐCP Đồng thời đây là mô hình trực tuyến nên có thể dễ dànggắn ĐCP với trách nhiệm của từng cá nhân phụ trách Tuy nhiên có một hạn chế tại môhình này đó là chức năng nhiệm vụ của các bộ phận nên được phân định rõ ràng hơn đểtránh sự chồng chéo trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ví dụ như nên phân cho mộtphòng ban riêng phụ trách nguyên vật liệu và nhiên liệu vì trong ngành giao thông vậntải chi phí này chiếm tỷ lệ khá cao; tránh tình trạng như hiện nay phòng kế hoạch kỹthuật lập kế hoạch sản xuất trong năm và đinh mức nguyên nhiên vật liệu tuy nhiênphòng quản lý giao thông lại là nơi chính theo dõi nhu cầu của các đội sản xuất đểthông báo khối lượng cần thiết, từ đó sẽ dẫn đến những bất cập trong việc lập kế hoạchsản xuất của công ty

2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

Doanh nhiệp tổ chức sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ quy định của nhànước Đặc điểm quy trình công nghệ giao thông vận tải là một ngành sản xuất vật chấtmang tính công nghiệp, có những đặc điểm riêng biệt khác với các ngành sản xuấtkhác, sự khác biệt này có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý trong các đơn vị xâydựng cầu đường nói chung và doanh nghiệp nói riêng Sản phẩm của công ty là nhữngcây cầu con đường có tính chất đơn chiếc, quy mô sản xuất lớn, kết cấu phức tạp, thờigian sản xuất kéo dài Đồng thời do sản phẩm của công có đặc điểm không di chuyểnđược mà cố định ở một nơi do đó phải di chuyển máy móc, thiết bị, nhân công đến nơisản xuất khiến cho việc hạch toán, quản lý và sử dụng tài sản gặp nhiều khó khăn Quitrình chung để làm một con đường được mô tả trong sơ đồ 2.1 bao gồm các bước công

Trang 23

việc chủ yếu như đấu thầu, trúng thầu, kí hợp đồng, chuẩn bị thi công, thi công, nghiệmthu và bàn giao công trình.

SƠ ĐỒ 2.1: QUI TRÌNH CHUNG ĐỂ XÂY DỰNG MỘT CON ĐƯỜNG

(Nguồn: phòng kế hoạch kỹ thuật)Qui trình gồm một số bước công việc chủ yếu:

Nghiệm thu và bàn giao

công trình

Trang 24

- Lập đồ án thiết kế: công tác thiết kế bao gồm thiết kế mặt bằng, thiết kế côngtrình kỹ thuật hoặc hạng mục công trình, lập tổng dự toán công trình

- Thẩm tra và phê duyệt thiết kế tổng dự toán

- Chuẩn bị xây dựng: các công trình xây dựng chỉ được khởi công xây lắp khi chủđầu tư, tổ chức thiết kế, tổ chức xây lắp,… đã làm xong các công việc chuẩn bị xâydựng công tác chuẩn bị xây dựng bao gồm những công việc chủ yếu:

Chuẩn bị khu vực xây dựng: mặt bằng thi công các hạng mục công trìnhphục vụ thi công trình phục vụ thi công xây lắp

Tổ chức xây lắp: các hợp đồng thi công

Tổ chức cung ứng vật tư: đàm phán và ký kết các hợp đồng mua bán, cungứng vật tư

Tiến hành thi công xây lắp

Quyết toán vốn đầu tư, nghiệm thu, bàn giao và thực hiện bảo hành sảnphẩm

Nhìn chung quy trình này tương đối ổn định và thích hợp cho việc xây dựngnhững con đường hoặc cầu khác nhau theo yêu cầu của chủ đầu tư Hơn nữa qui trìnhcông nghệ này cũng đảm bảo cho việc tập hợp chi phí để tính giá thành theo từng khâuđơn giản hơn Tuy nhiên mô hình này cũng có hạn chế đó là chưa chỉ rõ chức năngnhiệm vụ của từng bộ phận trong từng khâu của qui trình, như vậy khi xây dựng môhình tính CPKD sẽ phải phân tách lại trách nhiệm trong từng khâu để từ đó có thể tậphợp được chi phí theo từng điểm

2.1.4 Trình độ đội ngũ kế toán

Phòng sản xuất kinh doanh kế toán tài vụ của công ty được tổ chức theo bộ máysản xuất kinh doanh kế toán tập trung Theo hình thức thì toàn bộ công tác kế toán củadoanh nghiệp được thực hiện tại phòng kế toán,ở các đội trực thuộc đội sản xuất không

tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh kế toán riêng mà chỉ bố trí nhân viên thống kê độilàm nhiệm vụ tập hợp chi phí ban đầu, thu thập kiểm tra chứng từ, định kỳ hàng tháng

Trang 25

nộp chứng từ về công ty qua các phòng kiểm tra như phòng tổ chức hành chính kiểmtra như phòng tổ chức hành chính kiểm tra đối chiếu rồi chuyển sang phòng tài vụ và

có giấy luôn chuyển chứng từ

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

(Nguồn: phòng kế toán tài vụ)Nhìn chung bộ máy kế toán của công ty khá đầy đủ đơn giản đáp ứng qui môhoạt động của công ty, công việc được phân chia cụ thể và rõ ràng, các nhân viênkhông phải kiêm nhiệm quá nhiều công việc cùng một lúc do đó đảm bảo hiệu quảcông việc Bộ phận kế toán thực hiện toàn bộ công việc kế toán trong công ty, từ giaiđaọn đầu tới giai đoạn lập báo cáo kế toán định kỳ Đội ngũ kế toán năng động, nhiệttình, am hiểu công việc và nghiệp vụ cũng như các chính sách về quản lý tài chính củanhà nước, tuân thủ các qui định về kế toán thống kê Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cậptồn tại cần được tháo gỡ như trình độ của đội ngũ kế toán vẫn còn yếu, số lượng nhânviên có trình độ đại học ít; đội ngũ kế toán tại công ty mới chỉ thực hiện theo mô hìnhtính CPTC mà chưa có sự quan tâm đến mô hình tính CPKD do đó không có cán bộ

Kế toán tổng hợp

và tính giá thành

Thủ quĩ

Thống kê các đội sản xuất

Trang 26

chuyên trách am hiểu về lý luận và cách thức triển khai mô hình tính CPKD Đây cũng

là một khó khăn bất cập khi triển khai xây dựng mô hình tính CPKD trong doanhnghiệp

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍNH CHI PHÍ HIỆN NAY TẠI CÔNG TY

2.2.1 Thực trạng

Trong công ty hiện nay vẫn chưa có bất kỳ mô hình tính CPKD hiện đại nào vàhiện nay trong công ty chỉ sử dụng phương pháp kế toán chi phí Phương pháp nàyđang ngày càng bộc lộ những khuyết điểm và cần phải có một mô hình khác thay thếnếu công ty thực sự muốn tồn tại và phát triển trong thời kỳ hiện nay Để nhận thức rõhơn về những bất cập của việc tính chi phí sản xuất (CPSX) và tập hợp giá thành trongcông ty, ta đi sâu tìm hiểu và phân tích vấn đề này

Đối tượng tập hợp chi phí đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức tốt nhấtcông việc kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm Việc xác định đối tượng

để tập hợp CPSX phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ vàđặc điểm quản lý của từng doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp sản xuất đối tượng tậphợp CPSX thường là sản phẩm hoặc bán thành phẩm (trong trường hợp bán thànhphẩm được bán ra ngoài) Xuất phát từ đặc điểm của nghành xây dựng giao thông, sảnphẩm đơn chiếc, nơi sản xuất cũng là nơi tiêu thụ; đồng thời để đáp ứng yêu cầu củacông tác quản lý và công tác kế toán, đối tượng tập hợp CPSX của công ty được xácđịnh là từng công trình hoặc hạng mục công trình

Do mới chỉ quan tâm đến công tác tính giá thành sản phẩm nên việc tập hợp chiphí sản xuất trong doanh nghiệp vẫn theo kiểu truyền thống Tại phòng kế toán công ty,mỗi công trình hoặc hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giaođều được mở riêng một sổ chi tiết để tập hợp chi phí thực tế phát sinh, các sổ này đượctập hợp theo tháng và được theo dõi theo từng khoản mục bao gồm: chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp (CPNVLTT), chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT), chi phí máy thicông (CPM), chi phí sản xuất chung (CPSXC) Cuối tháng kế toán cộng sổ chi tiết của

Trang 27

tất cả các công trình và tập hợp lại để lập bảng tổng hợp CPSX Trong tháng cuối quý,căn cứ vào các bảng tổng hợp CPSX của các tháng trong quý, kế toán lập bảng tổnghợp CPSX trong quý, làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong quý

để lập báo cáo CPSX và tính giá thành quý Công ty áp dụng phương pháp kê khaithường xuyên, việc theo dõi kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ theo phươngpháp thẻ ghi song song

2.2.1.1 Tính chi phí sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT) bao gồm toàn bộ NVL chính,NVL phụ, nhiên liệu, động lực,… dùng trực tiếp trong quá trinh xây dựng cầu đường.Trong các công trình giao thông, CPNVLTT chiếm một tỷ trọng lớn khoảng 70% chiphí giá thành công trình, do đó việc hạch toán chính xác đầy đủ khoản mục chi phí này

có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong SXKD vàđảm bảo tính chính xác giá thành công trình NVL trực tiếp của xí nghiệp bao gồmnhiều loại cụ thể như xi măng, sắt thép, sỏi đá,…CPNVLTT là loại chi phí trực tiếpnên được hạch toán chi tiết vào từng đối tượng sử dụng (công trình hoặc hạng mụccông trình) theo giá thực tế của loại vật liệu đó

Trình tự tập hợp và tính CPNVLTT trong doanh nghiệp có thể được tóm tắt như sau:

Việc xuất vật tư ở công ty xảy ra hai trường hợp là xuất vật tư qua kho và xuấtvật tư tại công trình, do đặc điểm của nghành xây dựng giao thông thường có nhiềuloại vật tư có khối lượng lớn và cồng kềnh như nhựa đường, đất đá,… nên phần lớnđược giao nhận trực tiếp tại chân công trình Đội trưởng thi công dựa vào tiến độ thicông của công trình để yêu cầu cung ứng vật tư theo tiến độ từng ngày hoặc kí hợpđồng mua bán vật tư theo yêu cầu tiến độ của công trường Như vậy, tại công trìnhnhập kho cũng là xuất kho luôn; cùng với chủ hàng cán bộ thi công công trình và cán

bộ vật tư tiến hành đo đếm số lượng vật tư giao nhận ở công trình để tiến hành lậpphiếu nhập kho, phiếu nhập kho làm thành hai liên, một liên gửi phòng tài vụ, một liênlưu lại phòng vật tư Đồng thời với việc nhập kho là việc lập phiếu xuất kho vật liệu

Trang 28

Phiếu xuất kho là cơ sở để kế toán hạch toán và ghi sổ khoản chi phí NVL cho côngtrình hay hạng mục công trình đó Nội dung phiếu xuất kho viết thành 3 liên, thủ khogiữ một liên để vào thẻ kho, công trình giữ một liên để theo dõi và quyết toán, phòngtài vụ giữ một liên để kế toán vật liệu làm cơ sơ hạch toán khoản mục CPNVLTT Giáxuất vật liệu là giá mua NVL và tính theo phương pháp đích danh.

Ví dụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình đường 84 km3+455 ÷ km 6+428 (CT đường 84) được thi công và hoàn thành trong tháng 9 năm

2008 Đặc điểm công trình đường 84 là công trình khoán gọn nên toàn bộ chứng từđược tập trung thành một tập bao gồm tất cả các phiếu nhập và phiếu xuất vật tư, khicông trình hoàn thành có biên bản nghiệm thu nội bộ và đã được phê duyệt, được luânchuyển đến phòng kế toán tài vụ thì kế toán trưởng duyệt chứng từ, kế toán tổng hợpđịnh khoản kế toán và lập chứng từ ghi sổ công trình đó Căn cứ vào phiếu xuất khonguyên vật liệu, kế toán lập bảng xuất kho vật tư cho CT đường 84

Dựa vào số liệu trong bảng 2.1 trích bảng tổng hợp xuất kho vật tư có thể nhận

thấy tổng CPNVLTT cho CT đường 84 là 493.888.745 đồng Đây là công trình khoán

gọn, các loại nguyên, nhiên liệu được xuất dùng ngay tại chân công trình nên việc tậphợp và tính toán giá trị sử dụng có độ chính xác cao Tuy nhiên vấn đề ở đây là việctính toán này mới chỉ đảm bảo nguyên tắc bảo toàn tài sản về mặt giá trị chứ chưa bảotoàn tài sản về mặt hiện vật, nếu có sự biến động giá cả trên thị trường thì doanhnghiệp không thể lường trước được Như vậy giá thành công trình sẽ luôn có sự biếnđộng do doanh nghiệp không lường trước được giá cả của các loại nguyên nhiên vậtliệu chính để có sự chuẩn bị trước Đồng thời do mới chỉ tính số liệu hạch toán để phục

vụ cho việc lập báo cáo tài chính, do đó khi lập kế hoạch kinh doanh khó có thể sửdụng lại các số liệu này

Trang 29

Bảng 2.1: Trích bảng tổng hợp xuất kho vật tư tháng 9/2008

Công trình đường 84 km 3+455 ÷ km 6+428

(Đơn vị tính: VNĐ)

17 Xi măng địa phương tấn 152 754.545 114.690.840

(Nguồn: tổng hợp phiếu xuất kho NVL của CT đường 84)

Trang 30

2.2.1.2 Tính chi phí sử dụng nhân công trực tiếp

Do đặc tính của nghành xây dựng cầu đường, lao động còn mang tính chất thủcông nên chi phí nhân công trực tiếp cũng chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành côngtrình Bởi vậy việc hoàn thành đúng và đủ chi phí này cũng rất quan trọng và có ảnhhưởng đến việc tính toán hợp lý và chính xác giá thành công trình Mặt khác nó cũng

có ý nghĩa quan trọng trong việc tính toán tiền lương, tiền công đảm bảo quyền lợichính đáng cho người lao động Tại công ty những công trình nhận thầu xây dựng cơbản đều giao khoán cho các đội thi công theo giá trị dự toán Sau đó công ty căn cứ vàokhối lượng và đơn giá tiền lương để trả lương cho công nhân theo lương khoán Việcnghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành cho đội, công ty dựa vào đơn giá nhâncông định mức và các chế độ Hợp đồng nghiệm thu gồm cán bộ phòng kế hoạch kỹthuật, 1 cán bộ tiền lương, kế toán trưởng và đội trưởng thi công

Tiền lương

Khoản mục CPNCTT của công ty được xác định đúng theo quy định chế độtiền lương bao gồm lương chính, tiền thưởng, các khoản phụ cấp có tính chất lương vàcác khoản trích theo lương Đối với lao động thi công trực tiếp tại CT, công ty áp dụnghình thức trả lương cứng (lương theo thời gian) theo công thức:

Lương thực tế = tiền lương ngày × số ngày làm việc

Căn cứ vào bảng chấm công của công nhân trực tiếp thi công tại CT đường 84bao gồm 20 người trong tổ 1, kế toán lập bảng thanh toán lương của tổ công nhân(bảng 2.2) Ngoài ra trong tháng 12/2007 để hoàn thành CT đường 84 công nhân có làm

thêm giờ với tổng lương thêm giờ là 11.300.000 đồng (do CT đường 84 cần hoàn

thành gấp trong vòng 1 tháng nên công nhân được huy động làm thêm ca 3 và ngày chủ

nhật) Căn cứ vào bảng lương của công nhân của CT đường 84 ta thấy tổng tiền lương phải trả cho nhân công của đơn vị là 51.300.000 đồng và quỹ lương cơ bản để tính các khoản trích theo lương là 32.944.000 đồng.

Trang 31

Bảng 2.2: Bảng thanh toán lương CT đường 84

Bộ phận tổ công nhân

(Đơn vị tính: VNĐ)

TT Họ và tên

Lương 1công

Lương tháng 12

Trừ 6% Còn lĩnhCông T.tiền

(Nguồn: sổ chi tiết CT đường 84)

Các khoản trích theo lương

Hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích nộp các khoản theo lương đúng vớichế độ quy định:

 Bảo hiểm xã hội (BHXH): 20% quỹ lương cơ bản trong đó 15% tính vào chiphí, 5% trừ vào lương cán bộ công nhân viên

 Bảo hiểm y tế (BHYT): 3% quỹ lương cơ bản trong đó 2% tính vào chi phí,1% trừ vào lương cán bộ công nhân viên

 Kinh phí công đoàn (KPCĐ): 2% tổng thu nhập thực tế tính vào chi phí

Kế toán trích các khoản theo lương tính vào CPSX của CT đường 84 như sau:

 BHXH = 15% × 32.944.000 đồng = 4.941.600 đồng

 BHYT = 2% × 32.944.000 đồng = 658.880 đồng

 KPCĐ = 2% × 51.300.000 đồng = 1.026.000 đồng

Tổng = 6.033.480 đồng

Trang 32

Các khoản trích theo lương trừ vào lương của công nhân trực tiếp sản xuất

2.2.2.3 Tính chi phí sử dụng máy thi công

Chi phí sử dụng máy thi công (CPM) bao gồm các loại chi phí liên quan đếnmáy dùng trực tiếp cho quá trình thi công các công trình và hạng mục công trình nhưmáy san, máy ủi, máy xúc,… Đây là loại chi phí đặc thù trong xây dựng cơ bản nóichung và ngành xây dựng cầu đường nói riêng Các loại chi phí này bao gồm:

 Chi phí nhiên liệu

 Chi phí khấu hao máy móc thiết bị

 Chi phí nhân công điều khiển máy

 Chi phí thuê ngoài máy móc thi công

 Chi phí sửa chữa máy thi công

Phân tích các loại chi phí này với CT đường 84

Chi phí nhiên liệu

Chi phí nhiên liệu bao gồm các chi phí về xăng dầu đã xuất dùng cho CT trongquá trình thi công để vận hành các lợi xe, máy Với CT đường 84, chi phí nhiên liệu chỉbao gồm dầu diesel đơn giá 15.500 đồng/ lít, khối lượng 1070 lít với tổng giá trị là

16.585.000 đồng.

Chi phí nhân công điều khiển máy thi công

Trong cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty có đội xe máy thi công, đội xe cónhiệm vụ chuyên chở nguyên vật liệu và lái máy thi công các CT Vì vậy phần lương

lái xe lái máy của công trường nào được tính thẳng vào CPM của CT đó Lương công

nhân lái máy tại CT đường 84 được thể hiện trong bảng sau đây

Trang 33

Bảng 2.3: Bảng thanh toán lương công nhân lái máy CT đường 84 tháng 9/2008

Trang 34

Chi phí thuê ngoài máy móc thi công là các chi phí phát sinh trong quá trình

thuê các loại máy móc thi công trong trường hợp không thể huy động máy móc củacông ty do những lý do bất thường hoặc các loại máy móc của công ty bị hỏng hóckhông thể sử dụng được, loại chi phí này được hạch toán trực tiếp vào CT dựa trên cácchứng từ hoặc hóa đơn mua hàng của đơn vị gửi về công ty Đối với CT đường 84 tổngchi phí thuê các loại máy thi công được liệt kê trong bảng sau:

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp chi phí thuê máy thi công CT đường 84

(Nguồn: sổ tổng hợp chứng từ CT đường 84)

Vậy tổng chi phí thuê máy thi công cho CT đường 84 là 46.100.000 đồng

Chi phí sửa chữa thường xuyên

Chi phí sửa chữa thường xuyên là các chi phí phát sinh trong quá trình sử dụngmáy móc thi công bị hỏng hóc cần phải sửa chữa loại chi phí này được hạch toán trựctiếp vào CT dựa trên các chứng từ hoặc hóa đơn mua hàng của đơn vị gửi về công ty.Đối với CT đường 84 dựa trên hóa đơn bán hàng trích tại phụ lục 5, công ty đã chi tiền

mặt cho khoản mua ngoài là 3.697.000 đồng.

Chi phí khấu hao

Phòng tài vụ là nơi quản lý toàn bộ TSCĐ của công ty Hàng tháng kế toán cótrách nhiệm theo dõi và tính khấu hao cơ bản để tính vào chi phí sử dụng máy thi công.Với chi phí KHTSCĐ tại công ty áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính cố định

Số liệu về giá trị tài sản ở công ty hiện nay căn cứ biên bản xác định giá trị doanhnghiệp từ tháng 3/2007 của công ty Quản lý sửa chữa đường bộ số II Hà Tây chuyển

Trang 35

sang nên cách tính khấu hao từ đó đến nay bằng cách lấy giá trị còn lại của tài sản chiacho số năm còn sử dùng tài sản đó.

Công ty không tiến hành trích trước sửa chữa lớn TSCĐ Căn cứ vào bảngtính khấu hao và tài sản đơn vị sử dụng mà kế toán tính và xác định số khấu hao tháng9/2008 của công ty theo bảng tại phụ lục 1 Chi phí sử dụng máy thi công tập hợp được

có liên quan đến CT đường 93 cũng thi công trong vòng 3 tháng (từ tháng 8/2008 đếntháng 10/2008) nên cuối tháng phải phân bổ chi phí sử dụng máy thi công theoCPNCTT và CPNVLTT Kế toán phân bổ khấu hao theo bảng phân bổ trang bên (CT

đường 84 có CPNVLTT + CPNCTT = 493.888.745 đồng + 68.900.000 đồng = 562.788.745 đồng) Riêng chi phí quản lý chung khấu hao nhà đội sản xuất được phân

bổ đều cho cả 3 đội sản xuất trong tháng, CT đường 84 do đội 1 phụ trách, CT đường

93 do đội 3 và đôi 4 phụ trách

Trang 36

Bảng 2.5: Trích bảng phân bổ khấu hao TSCĐ theo CT 84

Vậy tổng CPM dùng cho CT đường 84 bao gồm:

Chi phí nhiên liệu: 16.585.000 đồng

Chi phí nhân công lái máy: 10.200.000 đồng

Chi phí thuê máy thi công: 46.100.000 đồng

Chi phí khấu hao máy thi công: 626.000 đồng

Chi phí sửa chữa máy thi công: 3.697.000 đồng

Tổng = 77.208.000 đồng

Trang 37

2.2 1.4 Tính chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung (CPSXC) của công ty là những khoản chi phí không liênquan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất ra, phát sinh tại đội thi công có tính chất phục vụchung cho quá trình sản xuất, không liên quan đến CPNCTT và CPNVLTT CPSXCbao gồm:

 Chi phí nhân viên gián tiếp

 Chi phí công cụ dụng cụ

 Chi phí khấu hao nhà đội sản xuất

 Chi phí dịch vụ mua ngoài

 Tổng chi phí BHXH, BHYT và KPCĐ của công nhân viên CT thi công

Quá trình tập hợp CPSXC cũng bắt đầu từ những hóa đơn mua hàng, bảng thanhtoán lương và các chứng từ khác có liên quan Đội trưởng đội thi công hay thống kê tậphợp số liệu gửi về phòng tài vụ, từ đó kế toán phòng tài vụ đối chiếu với thực tế để lậpbảng phân bổ theo từng đối tượng và tiến hành định khoản các nghiệp vụ kinh tế phátsinh

Chi phí nhân viên gián tiếp

Chi phí nhân viên gián tiếp là toàn bộ lương trả cho đội trưởng đội thi công,thống kê và cán bộ kỹ thuật thi công CT Trong trường hợp các CT thi công đòi hỏi kỹthuật phức tạp cần có cán bộ kỹ thuật trực tiếp theo dõi và tham gia chỉ đạo thi công tại

CT còn đối với các CT thi công đơn giản các vấn đề về kỹ thuật sẽ do đội trưởng độithi công phụ trách, nếu gặp vấn đề khó khăn sẽ báo cáo lại với công ty để có sự trợgiúp Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian, căn cứ vào bảng chấm công,tiền lương ngày, kế toán tiền lương tính lương theo chế độ quy định theo công thứcsau:

Lương thực tế = tiền lương ngày × số ngày làm việc

Trong đó:

Lương cơ bản = hệ số lương × mức lương cơ bản

Trang 38

CT đường 84 là công trình nhỏ duy tu sửa chữa thường xuyên một đoạn củaquốc lộ 32 do công ty phụ trách, do đó nhân viên gián tiếp chỉ gồm lương cán bộ chỉhuy là đội trưởng và đội phó Chi phí nhân viên gián tiếp tại CT đường 84 được phảnánh trong bảng dưới đây

Bảng 2.6: Bảng thanh toán lương CT đường 84

Bộ phận chỉ huy CT

(Đơn vị tính: VNĐ)T

(Nguồn: sổ chi tiết CT đường 84)

Trong CT đường 84 lương thực tế phải trả cho chỉ huy CT là 6.080.000 đồng, lương làm thêm giờ là 1.300.000 đồng, tổng lương trả cho nhân viên gián tiếp tại CT là 7.380.000 đồng và quỹ lương cơ bản để tính các khoản trích theo lương là 4.048.400 đồng, các khoản trích theo lương được tính như sau:

 Trích đưa vào chi phí:

Trang 39

Chi phí công cụ dụng cụ

Chi phí công cụ dụng cụ được tính vào CPSXC là những công cụ dụng cụ xuấtdùng chung cho đội trong quá trình thi công như máy điện thoại, bảo hộ lao động,…giá xuất dùng là giá thực tế mua vào

Trong tháng 9/2008 tổng chi phí công cụ dụng cụ dùng cho CT đường 84 là

1.760.000 đồng.

Chi phí dịch vụ mua ngoài

Chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty bao gồm các khoản chi phí như tiền điện,tiền nước, tiền điện thoại,… Căn cứ vào chứng từ gốc có liên quan kế toán xác địnhphần chi phí mua ngoài để vào các bảng kê, sổ chi tiết, các nhật ký chứng từ Cuốitháng CT hoàn thành đội trưởng thi công tập hợp chứng từ gửi về phòng tài vụ, kế toántrưởng duyệt chứng từ sau đó kế toán tổng hợp lập chứng từ ghi sổ

Ví dụ với CT đường 84 hoàn thành trong tháng 9/2008 chi phí dịch vụ mua

ngoài gồm tiền điện được phản ánh trên chứng từ ghi sổ số 36 có giá trị là 500.000 đồng, tiền nước 100.000 đồng

Chi phí khấu hao nhà đội sản xuất

Tại các CT mà đơn vị thi công hoặc gần vị trí đó công ty cho xây dựng các nhàcung hoặc nhà đội phục vụ cho các đội tham gia xây lắp, khi tính chi phí sản xuấtchung cho công trình cũng phải tính cả khấu hao của nhà đội sản xuất (một CT có thểdùng nhiều nhà cung hoặc các CT cùng dùng chung một nhà cung) Khấu hao nhà độisản xuất được chia trung bình cho 3 đội sản xuất Dựa trên bảng 2.5 trích phân bổ khấuhao cho CT đường 84 trong tháng 9/2008 có chi phí khấu hao nhà đội sản xuất của CT

đường 84 là 521.894 đồng.

Ngày đăng: 24/04/2015, 22:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. ThS Phạm Hồng Hải: luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh “ Giải pháp hoàn thiện công tác tính chi phí kinh doanh tại xí nghiệp cưa xẻ gỗ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp hoàn thiện công tác tính chi phí kinh doanh tại xí nghiệp cưa xẻ gỗ
1. Báo cáo tài chính công ty Cổ phần quản lý và đầu tư xây dựng đường bộ Hà Tây năm 2004, 2005, 2006, 2008 Khác
2. GS. TS Nguyễn Thành Độ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền (đồng chủ biên): Giáo trình Quản Trị Kinh Doanh, NXB Đại học kinh tế quốc dân 2007 Khác
3. ThS.Nguyễn Văn Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (đồng chủ biên): Giáo trình quản trị nhân lực, NXB Lao Động – Xã Hội 2004 Khác
4. Chủ biên TS Nguyễn Ngọc Huyền: Giáo trình Quản trị chi phí kinh doanh, NXB Thống Kê 2003 Khác
6. Lịch sử hình thành và phát triển công ty Cổ phần quản lý và đầu tư xây dựng đường bộ Hà Tây Khác
7. Quyết định số 2428/QĐ-UBND ngày 14/12/2007 về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần Khác
8. GS.TS Nguyễn Đình Phan : Giáo trình quản trị chất lượng trong các tổ chức, NXB Lao Động – Xã Hội 2005 Khác
9. Nguyễn Hải Sản: Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính 2006 10. Chi phí sản xuất kinh doanh trong nghành xây lắp, www.webketoan.vn Khác
11. ThS. Huỳnh Lợi: Kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất từ kinh nghiệm thế giới đến áp dụng vào Việt Nam, www.webketoan.vn Khác
12. Bàn về hướng dẫn nội dung tổ chức KTQT ở các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay, www.webketoan.vn Khác
13. Quang Khải: Hệ thống quản lý chi phí, www.webketoan.vn 64 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w