Lý do chọn đề tài Tôi lựa chọn đề tài “Phát triển dịch vụ Quản lý danh mục đầu tư tại Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán An Bình” làm đề tài luận văn thạc sĩ với các lý do
Trang 1Danh mục các chữ viết tắt.
Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ
Tóm tắt luận văn
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 4
1.1 Danh mục đầu tư chứng khoán 4
1.1.1.Chứng khoán 4
1.1.2.Danh mục đầu tư 7
1.1.3.Danh mục đầu tư chứng khoán 8
1.2 Lợi nhuận và rủi ro trong đầu tư chứng khoán 8
1.2.1.Lợi nhuận và rủi ro 8
1.2.2.Thái độ đối với rủi ro 9
1.2.3.Đo lường lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro 12
1.2.4.Lợi nhuận và rủi ro của danh mục đầu tư 13
1.2.5.Phân loại rủi ro 14
1.3 Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán 18
1.3.1.Mục đích quản lý danh mục đầu tư 18
1.3.2.Nội dung quản lý danh mục đầu tư 20
1.3.3.Các kiểu danh mục đầu tư 21
1.3.4.Các chiến lược quản lý danh mục đầu tư 22
1.4 Dịch vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán 26
Trang 226 1.4.3.Quy trình dịch vụ quản lý danh mục đầu tư chứng
khoán 27
1.4.4.Các tổ chức liên quan 30
1.4.5.Đạo đức nghề nghiệp kinh doanh chứng khoán 31
Chương 2 THỰC TRẠNG DỊCH VỤ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN AN BÌNH 33
2.1 Tổng quan và thị trường chứng khoán Việt Nam 33
2.1.1.Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam 33
2.1.2.Thị trường tập trung 34
2.1.3.Thị trường phi tập trung (OTC market) 38
2.1.4.Thị trường tự do (Grey market) 38
2.1.5.Rủi ro và lợi nhuận trên thị trường chứng khoán 39
2.1.6.Các tổ chức kinh doanh chứng khoán 46
2.1.7.Khuôn khổ pháp lý 48
2.1.8.Đạo đức nghề nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam 48 2.1.9.Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam 50 2.2 Thực trạng dịch vụ quản lý danh mục đầu tư tại Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán An Bình 51
Trang 32.2.2.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phầnquản lý quỹ đầu tư chứng khoán An Bình 522.2.3.Ngành nghề kinh doanh 522.2.4.Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 532.2.5.Dịch vụ quản lý danh mục đầu tư tại Công ty cổ phầnquản lý quỹ đầu tư chứng khoán An Bình 552.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 582.4 Đánh giá hoạt động quản lý danh mục đầu tư tại Công ty cổphần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán An Bình 592.4.1.Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động quản lýdanh mục đầu tư tại Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tưchứng khoán An Bình 592.4.2.Đánh giá hoạt động quản lý danh mục đầu tư tại Công
ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán An Bình 612.4.3.Nguyên nhân 62
Chương 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN AN BÌNH 64
3.1 Định hướng phát triển dịch vụ quản lý danh mục đầu tư tạiCông ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán An Bình 643.1.1.Định hướng 643.1.2.Lộ trình phát triển 65
Trang 43.2.1.Tăng cường năng lực cán bộ chuyên môn 66
3.2.2.Hoàn thiện bộ máy hoạt động và công tác quản trị 68
3.2.3.Xây dựng và hoàn thiện các quy trình hoạt động 69
3.2.4.Phát triển các gói dịch vụ 70
3.2.5.Tăng cường năng lực tài chính 71
3.2.6.Phát triển khách hàng 71
3.2.7.Chiến lược quản lý danh mục 72
3.2.8.Kỹ thuật tính toán 72
3.3 Kiến nghị 73
3.3.1.Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước 73
3.3.2.Kiến nghị đối với Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán An Bình 76
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
Trang 5HaSTC Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
HOSE Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí MinhTTCK Thị trường chứng khoán
Trang 6Bảng 2.1 Quy mô niêm yết trên HOSE 34
Bảng 2.2 Quy mô niêm yết trên HaSTC 37
Bảng 2.3 Số lượng Ngân hàng lưu ký 47
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ số lượng cổ phiếu niêm yết trên HOSE 35
Biểu đồ 2.2 Biểu đồ số lượng cổ phiếu niêm yết trên HaSTC 37
Biểu đồ 2.3 Biểu đồ chỉ số VN Index 40
Biểu đồ 2.4 Biểu đồ chỉ số HASTC Index 42
Biểu đồ 2.5 Biểu đồ số lượng công ty chứng khoán 46
Biểu đồ 2.6 Biểu đồ số lượng công ty quản lý quỹ 47
Biểu đồ 2.7 Số vốn nhận quản lý đầu tư tại Công ty quản lý qũy An Bình 58
Hình 1.2 Rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống 18
Hình 1.3 Kết hợp hai chứng khoán A và B để giảm rủi ro 19
Hình 2.1 Tỷ lệ lợi nhuận và rủi ro trên HOSE 41
Hình 2.2 Tỷ lệ lợi nhuận và rủi ro trên HaSTC 43
Sơ đồ 1.1 Mô hình dịch vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán 26 Sơ đồ 1.2 Quy trình dịch vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán .28
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triểnmạnh mẽ và chỉ số VNIndex được coi là chỉ số phản ánh sự pháttriển của thị trường Chỉ số VNIndex đã tăng từ 100 điểm ngày28/07/2000 đến 1.103,88 điểm đóng cửa ngày 16/10/2007 sau hơn 7năm Tuy nhiên, trong hơn 7 năm đó chỉ số VNIndex tăng trưởngkhông thật sự ổn định, mà dao động lên xuống rất mạnh Qua đó, cóthể thấy tiềm năng tăng trưởng của thị trường chứng khoán ViệtNam rất cao nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro
Trong những năm qua, trên thị trường chứng khoán Việt Nam,phần lớn cả các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức đều chủ yếu tự mìnhtham gia đầu tư Những nhà đầu tư này phần lớn không được đàotạo bài bản về chứng khoán Do đó, đã dẫn đến hiện tượng đầu tưtheo phong trào, đẩy giá chứng khoán tăng nóng, sau đó lại rơinhanh dẫn đến sự thua lỗ và mất niềm tin của rất nhiều nhà đầu tưđồng thời có tác động không tốt tới sự phát triển bền vững của thịtrường
Để đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán,Luật chứng khoán đã ra đời và có hiệu lực từ 01/01/2007 Sau đó, Quychế tổ chức và hoạt động của công ty quản lý quỹ đã được ban hànhkèm theo quyết định số 35/2007/QĐ-BTC ngày 15/05/2007 của Bộ
Trang 9Tài chính Theo quy chế này, Công ty quản lý quỹ được phép thựchiện nghiệp vụ Quản lý danh mục đầu tư.
Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán An Bìnhđược thành lập vào cuối năm 2006 Hiện nay, Công ty đã được Ủyban chứng khoán nhà nước cho phép thực hiện 2 nghiệp vụ cơ bản
là quản lý quỹ đầu tư và quản lý danh mục đầu tư Trong đó, quản
lý danh mục đầu tư là việc công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoánthực hiện quản lý theo uỷ thác của từng nhà đầu tư trong mua, bán,nắm giữ chứng khoán
Nhu cầu thị trường đã có, cơ sở pháp lý cho dịch vụ quản lýdanh mục đầu tư cũng bước đầu được thiết lập Vì vậy, Công ty cổphần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán An Bình cần phải phát triểndịch vụ Quản lý danh mục đầu tư một cách bài bản, chuyên nghiệp
để tối đa hóa lợi ích trên cơ sở giảm thiểu rủi ro cho khách hàng
1 Lý do chọn đề tài
Tôi lựa chọn đề tài “Phát triển dịch vụ Quản lý danh mục đầu tư tại Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán An Bình” làm đề tài luận văn thạc sĩ với các lý do sau:
Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài, dịch vụ quản lý danhmục đầu tư là hết sức cần thiết trong sự phát triển của thị trườngchứng khoán nói chung và Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tưchứng khoán An Bình nói riêng
Với những kiến thức được trang bị trong quá trình học cao họctại Trường đại học Kinh tế quốc dân, tôi mong muốn có thể ứng
Trang 10dụng những lý thuyết đã nghiên cứu vào thực tế thị trường chứngkhoán Việt Nam.
Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị phát triển dịch vụ Quản
lý danh mục đầu tư tại Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứngkhoán An Bình
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Dịch vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán tại Công ty cổphần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán An Bình từ khi thành lập đếnnay
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài đã đi vào nghiên cứu các nội dung cơ bản về quản lýdanh mục đầu tư và dịch vụ quản lý danh mục đầu tư Đây là mộtnội dung không mới ở nước ngoài nhưng còn khá mới mẻ ở ViệtNam Đề tài đã chỉ ra những vấn đề cơ bản, cốt lõi nhất của lýthuyết quản lý danh mục đầu tư hiện đại
Trang 11Đề tài cũng đã phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ quản lýdanh mục đầu tư tại Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứngkhoán An Bình Từ đó đánh giá những thuận lợi, khó khăn mà Công
ty đang gặp phải Đồng thời đề tài cũng phân tích thực trạng thịtrường chứng khoán Việt nam Do đó đề tài đã đưa ra một số giảipháp và kiến nghị để phát triển dịch vụ quản lý danh mục đầu tư tạiCông ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán An Bình sát vớithực tế hiện nay Đây là những giải pháp và kiến nghị mang tínhthực tiễn cao có thể áp dụng vào hoạt động của Công ty
Trang 12Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
1.1.Danh mục đầu tư chứng khoán
1.1.1 Chứng khoán
Chứng khoán là hàng hóa của thị trường chứng khoán, đó lànhững tài sản tài chính vì nó mang lại thu nhập và khi cần người sởhữu có thể bán nó để thu tiền về Chứng khoán là các loại giấy tờ cógiá và có thể mua bán trên thị trường, gọi là thị trường chứng khoán,khi đó chứng khoán là hàng hóa trên thị trường đó Dùng từSecurity, nghĩa gốc là an toàn, để gọi tên chứng khoán xuất phát từviệc coi nắm giữ chứng khoán là việc sở hữu an toàn và thuận tiệnmột tài sản nào đó Theo sự phát triển của thị trường, chứng khoánngày càng phong phú, đa dạng
Nói chung người ta phân chia chứng khoán thành 4 nhómchính là cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ chuyển đổi, và các công cụphái sinh
Cổ phiếu là một loại chứng khoán được phát hành dưới dạngchứng chỉ hoặc bút toán ghị sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi íchhợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn củamột công ty cổ phần Khi sở hữu cổ phiếu, người đó trở thành cổđông của công ty, và có những quyền lợi sau:
Trang 13 Nhận cổ tức Cổ tức là một phần trong lợi nhuận kinh doanhcủa công ty mà mỗi một cổ đông được chia tùy theo tỷ lệ gópvốn Mức chi trả cũng như hình thức chi trả cổ tức phụ thuộcvào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và doHội đồng Quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông quyết định.
Quyền mua thêm cổ phiếu mới Trong quá trình hoạt động,công ty được phép phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn Đểbảo vệ quyền lợi cho các cổ đông hiện tại khi phát hành thêm
cổ phiếu công ty thường dành quyền ưu tiên mua thêm cổphiếu mới cho những cổ đông này tương ứng với tỷ lệ góp vốncủa họ với giá ưu đãi hơn so với các cổ đông mới
Quyền bỏ phiếu Cổ đông phổ thông có quyền bỏ phiếu chocác chức vụ quản lý công ty, bỏ phiếu quyết định các vấn
đề quan trọng của công ty
Quyền tiếp cận thông tin Cổ đông có quyền được thông báokịp thời mọi diễn biến trong công ty, đặc biệt những tình hình
có khả năng tác động mạnh đến giá cổ phiếu, và các báo cáotài chính định kỳ và các loại thông báo cũng là các thông tin
mà cổ đông có quyền tiếp cận
Trái phiếu là một loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ trả nợbao gồm cả gốc và lãi của tổ chức phát hành đối với người sở hữutrái phiếu Tổ chức phát hành ở đây có thể là chính phủ (như Tráiphiếu kho bạc, Tín phiếu kho bạc) hay chính quyền địa phương(như Trái phiếu đô thị) nhằm huy động vốn cho một chương trình
Trang 14quốc gia hay dự án nào đó, hoặc công ty nhằm huy động vốn màkhông mở rộng đối tượng quản lý Với tư cách là người sở hữutrái phiếu hay gọi là trái chủ sẽ được quyền ưu tiên thanh toán tàisản thanh lý khi công ty phá sản trước các cổ đông Tuy nhiên tráichủ lại không được tham gia vào các quyết định cũng như thamgia quản lý trong các tổ chức phát hành.
Hiện nay buôn bán chứng khoán trên thị trường chứng khoánđược coi là ngành kinh doanh đơn giản nhất (do ai cũng có thể đầu
tư với thủ tục đơn giản) nhưng cũng phức tạp nhất (vì chứa đựng rấtnhiều rủi ro) Chứng khoán không chỉ dừng lại là một giấy chứngnhận quyền sở hữu mà nó đã trở thành một hàng hóa ưa thích chonhững nhà đầu tư và đầu cơ Nhà đầu tư thường mua cổ phiếu củacác công ty có triển vọng phát triển vào thời điểm có lợi, trên cơ sởphân tích kỹ thuật, rồi giữ chúng lại lâu dài để hưởng cổ tức Cònnhà đầu cơ kinh doanh cổ phiếu bằng cách mua cổ phiếu vào khi dựđoán nó sẽ sớm lên giá sau đó "rình" cơ hội bán cổ phiếu vào lúc giáđỉnh điểm để kiếm lời
Theo Luật Chứng khoán do Quốc hội nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày
01 tháng 01 năm 2007 thì:
“Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợppháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chứcphát hành Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ,bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:
Trang 15a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyềnchọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứngkhoán.”
Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợppháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chứcphát hành
Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợppháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức pháthành
Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu củanhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng
Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phầnphát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu bổ sung nhằm bảo đảmcho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phiếu mới theo những điềukiện đã được xác định
Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng vớiviệc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sởhữu chứng khoán được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhấtđịnh theo mức giá đã được xác định trước trong thời kỳ nhất định
Quyền chọn mua, quyền chọn bán là quyền được ghi tronghợp đồng cho phép người mua lựa chọn quyền mua hoặc quyền bánmột số lượng chứng khoán được xác định trước trong khoảng thờigian nhất định với mức giá được xác định trước
Trang 16Hợp đồng tương lai là cam kết mua hoặc bán các loại chứngkhoán, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán nhất định vớimột số lượng và mức giá nhất định vào ngày xác định trước trongtương lai.
1.1.2 Danh mục đầu tư
Theo Từ điển thuật ngữ thị trường chứng khoán: “Danh mục đầu tư là kết hợp sở hữu từ hai trở lên các đầu tư chứng khoán, trái phiếu, hàng hóa, bất động sản, công cụ tương đương tiền mặt, hay các tài sản khác bởi một cá nhân hay nhà đầu tư thuộc tổ chức Mục đích của danh mục đầu tư là làm giảm rủi ro bằng cách đa dạng hóa đầu tư”.
Đối với hộ gia đình, hay cá nhân, danh mục này có thể gồmngoại tệ mạnh (Đô-la Mỹ hoặc Euro), vàng và kim cương, một sốlượng nhất định cổ phiếu, tiền mặt và trái phiếu, đất và bất độngsản, v.v
Một danh mục đầu tư được biết đến như là cách làm giảm bớtrủi ro do gắn tài sản của cá nhân hay công ty lệ thuộc duy nhất vàomột loại tài sản Đối với đầu tư tài chính, danh mục đầu tư càng đặcbiệt có ý nghĩa quan trọng, vì hoạt động đầu tư tài chính lớn nhấtthường xảy ra ở các quỹ đầu tư, huy động vốn từ các TTCK lớn Các
cổ đông của các quỹ này thường khó lòng nắm bắt được chi tiết thôngtin hoạt động của các quỹ cho tới những thời điểm thông báo chi tiết
Trang 17định kỳ, do đó, nguyên tắc đầu tư của danh mục là một công cụ quản
lý chính các cam kết của ban giám đốc điều hành các quỹ đầu tư
Đối với các quỹ đầu tư, danh mục thường phân phối giữa cácloại tài sản và công cụ tài chính: Cổ phiếu, trái phiếu, tiền mặt, pháisinh
1.1.3 Danh mục đầu tư chứng khoán
Như vậy, kết hợp giữa hai khái niệm “chứng khoán” và “danhmục đầu tư” ở trên chúng ta có thể hiểu Danh mục đầu tư chứngkhoán là kết hợp sở hữu từ hai trở lên các đầu tư chứng khoán bởimột cá nhân hay nhà đầu tư thuộc tổ chức Mục đích của danh mụcđầu tư chứng khoán là làm giảm rủi ro bằng cách đa dạng hóa đầu
tư chứng khoán
1.2.Lợi nhuận và rủi ro trong đầu tư chứng khoán
1.2.1 Lợi nhuận và rủi ro
1.2.1.1 Lợi nhuận
Lợi nhuận (return) là thu nhập có được từ một khoản đầu tư,thường được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm1 giữa thu nhập và giá trịkhoản đầu tư bỏ ra Ví dụ bạn bỏ ra 100$ để mua một cổ phiếu,được hưởng cổ tức là 7$ một năm và sau một năm giá thị trường của
cổ phiếu đó là 106$ Lợi nhuận bạn có được khi đầu tư cổ phiếu nàylà: (7$ + 6$)/100 = 13% Như vậy lợi nhuận đầu tư của bạn có được
Trang 18từ hai nguồn: (1) cổ tức được hưởng từ cổ phiếu, và (2) lợi vốn –tức là lợi tức có được do chứng khoán tăng giá Tổng quát:
1
1 ) (
t
P
P P
Pt là giá cổ phiếu ở thời điểm t,
Pt -1 là giá cổ phiếu ở thời điểm (t – 1)
Nếu lấy cổ tức và giá cổ phiếu theo giá trị thực tế thì chúng ta có lợinhuận thực, nếu lấy cổ tức và giá cổ phiếu theo số liệu kỳ vọng thìchúng ta có lợi nhuận kỳ vọng
1.2.1.2 Rủi ro
Rủi ro được định nghĩa là sự sai biệt của lợi nhuận thực tế so với lợinhuận kỳ
vọng Giả sử bạn mua trái phiếu kho bạc để có được lợi nhuận
là 8% Nếu bạn giữ trái phiếu này đến cuối năm bạn sẽ được lợinhuận là 8% trên khoản đầu tư của mình Nếu bạn không mua tráiphiếu mà dùng số tiền đó để mua cổ phiếu và giữ đến hết năm, bạn
có thể có hoặc có thể không có được cổ tức như kỳ vọng Hơn nữa,cuối năm giá cổ phiếu có thể lên và bạn được lời cũng như giá cóthể xuống khiến bạn bị lỗ Kết quả là lợi nhuận thực tế bạn nhậnđược có thể khác xa so với lợi nhuận bạn kỳ vọng Nếu rủi ro đượcđịnh nghĩa là sự sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ
Trang 19vọng thì trong trường hợp trên rõ ràng đầu tư vào trái phiếu có thểxem như không có rủi ro trong khi đầu tư vào cổ phiếu rủi ro hơnnhiều, vì xác suất hay khả năng sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so vớilợi nhuận kỳ vọng trong trường hợp mua trái phiếu thấp hơn trongtrường hợp mua cổ phiếu.
Mặc dù có sự khác nhau giữa 2 khái niệm rủi ro và sự khôngchắc chắn, nhưng đối với các học thuyết kinh tế, 2 thuật ngữ này cóthể sử dụng thay thế cho nhau Có một cách định nghĩa được chấpnhận khá rộng rãi là: “rủi ro là sự không chắc chắn của những kếtquả trong tương lai”
1.2.2 Thái độ đối với rủi ro
Để minh họa và phân biệt thái độ của nhà đầu tư đối với rủi ro,chúng ta xem xét trò chơi có tên Let’s Make a Deal do Monty Hallđiều khiển chương trình như sau: Monty Hall giải thích rằng bạn đượcphép giữ lấy bất cứ thứ gì bạn tìm thấy khi mở cửa số 1 hoặc số 2.Đằng sau một trong hai cửa này là 10.000$ trong khi cửa còn lại làmột đống vỏ xe đã sử dụng có giá trị thị trường là 0 Hall cũng chobiết thêm rằng bạn có quyền được mở một trong hai cửa và có thểtrúng giải thưởng 10.000$ nếu mở đúng cửa hoặc nhận đống vỏ xevứt đi nếu mở sai cửa Ngoài ra, Hall có thể cho bạn một số tiền nếunhư bạn từ bỏ quyền được mở cửa của bạn, cũng đồng nghĩa với từ
bỏ lợi nhuận kỳ vọng để nhận lấy một số tiền chắc chắn
Trang 20Nói tóm lại các lựa chọn của bạn có thể là mở cửa hoặc không
mở cửa Nếu mở cửa bạn có khả năng trúng giải và nhận 10.000$cũng có khả năng trật giải và nhận 0$ Nếu bạn chọn không mở cửabạn sẽ được một số tiền chắc chắn Rõ ràng việc chọn lựa của bạntùy thuộc vào số tiền mà Hall sẽ trả cho bạn để bạn hủy bỏ cáiquyền được mở cửa của mình Giả sử rằng nếu Hall trả bạn 2.999$hay ít hơn số này thì bạn sẽ chọn phương án mở cửa và kỳ vọng sẽtrúng giải Nếu Hall trả cho bạn 3.000$ bạn không thể quyết địnhđược nên chọn phương án nào: mở cửa hay lấy tiền Nhưng nếuHall trả bạn 3.001$ hay
cao hơn nữa bạn sẽ chọn phương án lấy tiền và từ bỏ việc mởcửa
Với phương án mở cửa bạn có cơ hội 50/50 sẽ nhận 10.000$hoặc 0$ Số tiền kỳ vọng của bạn do đó là: (10.000 x 0,5) + (0 x 0,5)
= 5.000$ Nhưng khi Hall trả bạn 3.000$ bạn không quyết địnhđược nên chọn phương án nào Điều này chứng tỏ rằng bạn bàngquan khi đứng trước 2 phương án: (1) có được 5.000$ với rủi rokèm theo và (2) có được 3.000$ không có rủi ro kèm theo Số tiền3.000$ ở đây làm cho bạn cảm thấy không có sự khác biệt giữa việclựa chọn lấy 3.000$ với sự chắc chắn hoặc lấy 5.000$ với rủi rokèm theo Số tiền này được gọi là số tiền chắc chắn tương đương(certainty equivalent – CE) với số tiền lớn hơn nhưng rủi ro hơn.Dựa vào số tiền chắc chắn tương đương này,
Người ta đưa ra định nghĩa thái độ đối với rủi ro như sau:
Trang 21 CE < giá trị kỳ vọng => risk aversion (ngại rủi ro)
CE = giá trị kỳ vọng => risk indifference (bàng quan với rủiro)
CE > giá trị kỳ vọng => risk preference (thích rủi ro)
Đối với những người ngại rủi ro, chênh lệch giữa giá trị kỳvọng và CE chính là phần giá trị tăng thêm để bù đắp rủi ro (riskpremium)
Hình sau cho thấy mối tương quan giữa rủi ro và lợi nhuậnyêu cầu của nhà đầu tư thuộc ba dạng trên:
Hình 1.1 Thái độ đối với rủi ro
Nguồn: Phân tích tài chính – 2006
Trang 22Học thuyết về quản lý danh mục đầu tư giả định rằng các nhàđầu tư về cơ bản là không thích rủi ro, nghĩa là nếu đưa ra lựa chọngiữa hai tài sản với cùng mức lợi nhuận kỳ vọng thì họ sẽ chọn tàisản có mức rủi ro thấp hơn Bằng chứng chứng minh hầu hết cácnhà đầu tư không thích rủi ro là việc họ mua hàng loạt các sản phẩmbảo hiểm (bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm ô tô, bảo hiểm sức khỏe
…) Bằng chứng nữa của việc ghét rủi ro là sự khác nhau trong lợitức hứa hẹn của các loại trái phiếu được xếp hạng rủi ro khác nhau
Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là tất cả mọi người đều ghétrủi ro Sự thực là không phải tất cả mọi người đều mua bảo hiểm
Có người không hề mua bất kỳ bảo hiểm nào, có người chỉ mua mộtvài loại bảo hiểm Hơn nữa, họ thậm chí còn mua xổ số hoặc đánhbạc trong khi đều biết rằng lợi nhuận kỳ vọng là âm Kết hợp giữa
sự thích rủi ro và ghét rủi ro trên có thể được lý giải bởi thái độ đốivới rủi ro phụ thuộc vào số tiền liên quan Mọi người có thể mạohiểm đánh bạc với số tiền nhỏ nhưng mua bảo hiểm để bảo vệ họkhỏi những rủi ro lớn tiềm ẩn
Như vậy, trong khi vẫn thừa nhận sự đa dạng của thái độ đốivới rủi ro, các nhà kinh tế học giả định rằng hầu hết các nhà đầu tưđầu tư một số tiền lớn vào danh mục đầu tư là những người ghét rủi
ro Vì vậy, chúng ta kỳ vọng vào mối quan hệ cùng chiều giữa lợinhuận kỳ vọng và rủi ro
Trang 231.2.3 Đo lường lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro
1.2.3.1 Đo lường lợi nhuận kỳ vọng
Lợi nhuận kỳ vọng, ký hiệu là E(R) được định nghĩa như sau:
(
Trong đó:
E(R) là tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng
Ri là tỷ suất lợi nhuận xảy ra ở tình huống thứ i
Pi là xác suất xảy ra tình huống thứ i
n là tổng số tình huống có thể xảy ra
Như vậy lợi nhuận kỳ vọng chẳng qua là trung bình gia quyền củacác lợi nhuận có thể xảy ra với trọng số chính là xác suất xảy ra
1.2.3.2 Đo lường rủi ro
Có nhiều quan niệm về cách thức đo lường rủi ro Một cách đolường rủi ro phổ biến nhất là phương sai, hoặc độ lệch chuẩn của lợinhuận kỳ vọng Một cách khác đo lường rủi ro là biên độ dao độngcủa lợi nhuận kỳ vọng Biên độ dao động càng lớn thì rủi ro cànglớn
Mặc dù có nhiều cách đo lường rủi ro khác nhau, nhưng cácnhà kinh tế theo học thuyết Markowitz sử dụng phương sai hoặc độlệch chuẩn của lợi nhuận vì các lý do (1) theo cảm nhận trực quancủa các nhà kinh tế học, (2) được mọi người thừa nhận rộng rãi, và(3) được sử dụng trong nhiều học thuyết kinh tế về định giá tài sản
Trang 24Phương sai:
n i
i
R Variance
Pi là xác suất xảy ra tỷ suất lợi nhuận Ri
Độ lệch chuẩn chính là căn bậc 2 của phương sai:
n
P R E R Deviation
dard
S
2 1
) ( (
) (
1.2.4 Lợi nhuận và rủi ro của danh mục đầu tư
1.2.4.1 Lợi nhuận của danh mục đầu tư
Lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư đơn giản chỉ là trung bình
có trọng số của các lợi nhuận kỳ vọng của từng chứng khoán trongdanh mục đầu tư Trọng số ở đây chính là tỷ trọng của từng loạichứng khoán trong danh mục đầu tư
Công thức tính lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư như sau:
(
Trong đó:
E(Rport) là tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư
Wi là tỷ trọng trong danh mục đầu tư của tài sản thứ i
E(Ri) là tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của tài sản thứ i
n là tổng số các khoản đầu tư trong danh mục
Trang 251.2.4.2 Rủi ro của danh mục đầu tư
Rủi ro của danh mục đầu tư được đo lường bởi độ lệch chuẩncủa danh mục đầu tư Không giống lợi nhuận, việc xác định độ lệchchuẩn của danh mục đầu tư rất phức tạp do ảnh hưởng của yếu tố hiệpphương sai (covariance), tức là mức độ quan hệ giữa rủi ro của cácchứng khoán trong danh mục đầu tư
Độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư được xác định bởi công thức:
m là tổng số chứng khoán có trong danh mục đầu tư,
Wj là tỷ trọng của chứng khoán j trong danh mục,
Wk là tỷ trọng của chứng khoán k trong danh mục,
σj,k là hiệp phương sai giữa lợi nhuận của chứng khoán j và k.Hiệp phương sai lợi nhuận của 2 chứng khoán là chỉ tiêu đolường mức độ quan hệ tuyến tính giữa 2 chứng khoán
1.2.5 Phân loại rủi ro
1.2.5.1 Rủi ro hệ thống (Systematic risk)
Trong đầu tư, những rủi ro do các yếu tố nằm ngoài công ty,không kiểm soát được và có ảnh hưởng rộng rãi đến cả thị trường vàtất cả mọi loại chứng khoán được gọi là rủi ro hệ thống hay là rủi rokhông phân tán được Rủi ro hệ thống là những rủi ro từ bên ngoàicủa một ngành công nghiệp hay của một doanh nghiệp, chẳng hạn
Trang 26như chiến tranh, lạm phát, sự kiện kinh tế và chính trị Đa dạnghóa đầu tư cũng không thể loại bỏ loại rủi ro này Những công tychịu ảnh hưởng cao của rủi ro hệ thống là những công ty mà doanh
số, lợi nhuận và giá chứng khoán thường theo sát các diễn biến kinh
tế và những diễn biến trên thị trường chứng khoán Phần lớn cáccông ty trong những ngành công nghiệp cơ bản và khai khoáng,những ngành có định phí lớn hay những ngành liên quan đến sảnxuất ô tô chịu ảnh hưởng rất cao của rủi ro hệ thống, ví dụ ngànhthép, cao su, kính, Rủi ro hệ thống được chia làm 3 loại rủi rochính:
Rủi ro thị trường: Giá cả cổ phiếu có thể dao động mạnhtrong một khoảng thời gian ngắn mặc dù thu nhập của công
ty vẫn không thay đổi Nguyên nhân của nó có thể rất khácnhau nhưng phụ thuộc chủ yếu vào cách nhìn nhận của cácnhà đầu tư về các loại cổ phiếu nói chung hay về một nhómcác cổ phiếu nói riêng Những thay đổi trong mức sinh lờiđối với phần lớn các loại cổ phiếu thường chủ yếu là do sự
hy vọng của các nhà đầu tư vào nó thay đổi và gọi là rủi rothị trường
Rủi ro thị trường xuất hiện do có những phản ứng của cácnhà đầu tư đối với những sự kiện hữu hình hay vô hình Sựchờ đợi đối với chiều hướng sụt giảm lợi nhuận của cáccông ty nói chung có thể là nguyên nhân làm cho phần lớncác loại cổ phiếu thường bị giảm giá Các nhà đầu tư
Trang 27thường phản ứng dựa trên cơ sở các sự kiện thực, hữu hìnhnhư các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội còn các sự kiện vôhình là các sự kiện nảy sinh do yếu tố tâm lý của thị trường.Rủi ro thị trường thường xuất phát từ những sự kiện hữuhình, nhưng do tâm lý không vững vàng của các nhà đầu tưnên họ hay có phản ứng vượt quá các sự kiện đó Những sựsút giảm đầu tiên trên thị trường là nguyên nhân gây sợ hãiđối với các nhà đầu tư và họ sẽ cố gắng rút vốn và sau đókéo theo những phản ứng dây chuyền làm tăng vọt số lượngbán, giá cả chứng khoán sẽ rơi xuống thấp so với giá trị cơ
sở
Rủi ro lãi suất: Rủi ro lãi suất nói đến sự không ổn địnhtrong giá trị thị trường và số tiền thu nhập trong tương lai,nguyên nhân là dao động trong mức lãi suất chung Nguyênnhân cốt lõi của rủi ro lãi suất là sự lên xuống của lãi suấtTrái phiếu Chính phủ, khi đó sẽ có sự thay đổi trong mứcsinh lời kỳ vọng của các loại chứng khoán khác, đó là cácloại cổ phiếu và trái phiếu công ty Nói cách khác, chi phívay vốn đối với các loại chứng khoán không rủi ro thay đổi
sẽ dẫn đến sự thay đổi về chi phí vay vốn của các loạichứng khoán có rủi ro
Rủi ro sức mua: Rủi ro thị trường và rủi ro lãi suất có thể đượcđịnh nghĩa là những biến cố về số tiền thu được hiện nay củanhà đầu tư Rủi ro sức mua là biến cố của sức mua của đồng
Trang 28tiền thu được Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát đối vớikhoản đầu tư, biến động giá càng cao thì rủi ro sức mua càngtăng nếu nhà đầu tư không tính toán lạm phát vào thu nhập kỳvọng.
Mỗi chứng khoán có một mức độ riêng rủi ro không thể phântán được và được đo bằng hệ số bêta (b) Việc tính toán hệ số Bêtacũng hết sức phức tạp, bêta cho thấy cái cách mà một chứng khoánphản ứng trước những nhân tố của thị trường Nói khác đi, giá củamột chứng khoán càng phản ứng với thị trường mạnh mẽ bao nhiêuthì hệ số bêta của chứng khoán đó càng cao bấy nhiêu Bêta của mộtchứng khoán được tính thông qua mối liên hệ (chính xác là hệ sốtương quan) giữa suất sinh lợi của chứng khoán đó và suất sinh lợicủa thị trường mà chứng khoán đó đang giao dịch
1.2.5.2 Rủi ro phi hệ thống (Unsystematic risk)
Rủi ro phi hệ thống là những rủi ro do các yếu tố nội tại gây
ra, nó có thể kiểm soát được và chỉ tác động đến một ngành, mộtcông ty, một hoặc một số chứng khoán Rủi ro phi hệ thống do cácyếu tố như khả năng quản lý điều hành, đình công hay những yếu tốkhác gắn với những thay đổi của một công ty gây ra Do những rủi
ro này thường ảnh hưởng đến một công ty cụ thể nên nó phải đượcxem xét cho từng công ty một cách riêng biệt Có các loại rủi rokhông hệ thống như sau:
Trang 29 Rủi ro kinh doanh: Rủi ro kinh doanh là rủi ro phát sinh từ tìnhtrạng hoạt động của công ty Khi có những thay đổi trong tìnhtrạng này, công ty có thể sẽ bị giảm lợi nhuận và cổ tức
Rủi ro tài chính: Người ta thường tính toán rủi ro tài chínhbằng việc xem xét cấu trúc vốn của một công ty Sự xuất hiệncủa các khoản nợ trong cấu trúc vốn sẽ tạo ra cho công tynhững nghĩa vụ trả lãi Và vì những nghĩa vụ trả lãi này phảiđược thanh toán trước nên nó có tác động lớn đến cổ tức
Rủi ro về tính thanh khoản: Có nhiều thời điểm thị trườngOTC bị đóng băng, nhiều nhà đầu tư chấp nhận bán lỗ cổphiếu OTC mà không thể bán được Trong khi đó, thôngthường bạn có thể dễ dàng bán được chứng khoán niêm yếtnếu chấp nhận một mức giá rẻ
Rủi ro về thông tin: Thông tin hạn chế về doanh nghiệp và tínhchất không minh bạch trong thông tin là một điểm rất hạn chếđối với cổ phiếu OTC
Trang 30Hình 1.2 Rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống
Nguồn: Phân tích tài chính – 2006
1.3.Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán
1.3.1 Mục đích quản lý danh mục đầu tư
Thứ nhất, đa dạng hoá danh mục đầu tư là nhu cầu của ngườiđầu tư, có trường hợp giá cả của mọi chứng khoán được định giá
Trang 31đúng nhưng mỗi chứng khoán vẫn chứa đựng rủi ro và những rủi ronày có thể san sẻ thông qua việc đa dạng hoá danh mục đầu tư
Thứ hai, việc lựa chọn danh mục đầu tư phải tính đến ảnhhưởng của thuế Nhà đầu tư phải chịu mức thuế cao thường khôngmuốn trong danh mục của mình có những chứng khoán giống nhưtrong danh mục của những người chịu thuế thấp
Thứ ba, quản lý danh mục đầu tư là cần thiết vì liên quan đếnlứa tuổi của khách hàng đầu tư Các nhà đầu tư ở các lứa tuổi khácnhau sẽ có nhu cầu riêng trong chính sách lựa chọn danh mục đầu tư
và liên quan đến rủi ro Thông thường người già ưa thích đầu tư vàonhững chứng khoán có độ an toàn cao như trái phiếu Chính phủ, còngiới trẻ lại thích đầu tư vào những chứng khoán có độ rủi ro caonhưng kỳ vọng mức lợi tức cao
Trang 32Hình 1.3 Kết hợp hai chứng khoán A và B để giảm rủi ro
Nguồn: Phân tích tài chính – 2006
1.3.2 Nội dung quản lý danh mục đầu tư
Quản lý danh mục đầu tư là việc xây dựng một danh mục đầu
tư đáp ứng tốt nhất mục tiêu của nhà đầu tư và sau đó thực hiện theodõi, giám sát và điều chỉnh danh mục đầu tư nhằm đạt được tốt nhấtmục tiêu đầu tư đã đề ra
Mục tiêu quan trọng nhất của nhà đầu tư là đạt được lợi nhuậncao nhất trong mức độ rủi ro có thể chấp nhận, hoặc rủi ro thấp nhấttrong mức lợi nhuận kỳ vọng đặt ra
Trang 33Như vậy bản chất của quản lý danh mục đầu tư chứng khoán
là việc định lượng mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận phù hợp vớimỗi nhà đầu tư
Theo một nghiên cứu, trên 90% nguyên nhân tác động đếnhiệu quả hoạt động của một danh mục đầu tư theo thời gian là doviệc phân bổ tài sản đầu tư
Có nhiều yếu tố quan trọng giúp bạn đưa ra được một chiến lượcđáp ứng nhu cầu đầu tư của mình, bao gồm thời hạn đầu tư, các mụctiêu cá nhân và sự nghiệp và mức độ chấp nhận rủi ro của bạn đến đâu.Một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng thànhcông của kế hoạch đầu tư chính là tận dụng được hiệu quả của việc đadạng hoá danh mục đầu tư mang lại
Phân bổ danh mục đầu tư hợp lý vào các tài sản khác nhau cóthể giúp bạn cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận Đa dạng hoá danhmục đầu tư sẽ giúp bạn ít bị tổn thất do biến động bất lợi của thịtrường gây ra hơn là chỉ đầu tư vào một loại chứng khoán hay mộtloại tài sản đơn lẻ Bên cạnh đó, danh mục đầu tư được đa dạng hoácũng giúp bạn đạt được kế hoạch đầu tư lâu dài
Việc phân bổ tài sản hiệu quả có thể được thực hiện bằngnhiều phương pháp Trong đó, phương pháp từng đạt giải NobelKinh tế năm 1990 đó là Lý thuyết quản lý danh mục đầu tư hiện đại.Trọng tâm của lý thuyết này là “đường cong hiệu quả” (efficientfrontier) Được đúc kết từ các phân tích chuyên sâu về mối quan hệgiữa rủi ro và lợi nhuận trên thị trường tài chính, đường cong này
Trang 34giúp xác định danh mục đầu tư thích hợp bao gồm kết hợp cả cổphiếu và trái phiếu “Đường cong hiệu quả” có thể được xác địnhbên cạnh đường đồ thị danh mục tài sản đầu tư, phụ thuộc vào mứcngại rủi ro của bạn vào mỗi thời điểm đầu tư.
1.3.3 Các kiểu danh mục đầu tư
Dựa trên tính chất rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của các loạichứng khoán khác nhau có thể kết hợp các loại chứng khoán thànhcác kiểu danh mục đầu tư khác nhau Kiểu danh mục đầu tư thiên vềtăng trưởng sẽ có tỷ trọng cổ phiếu lớn Kiểu danh mục đầu tư thiên
về thu nhập sẽ có tỷ trọng trái phiếu lớn
Các đặc tính của cổ phiếu ngoài việc được sử dụng làm nềntảng cho việc ước lượng tỷ suất sinh lợi kỳ vọng chúng còn được sửdụng rộng rãi như là một cách mô tả phong cách quản lý vốn đầu tư
Ví dụ một danh mục có tỷ số P/E vượt mức trung bình của thịtrường có thể được mô tả như danh mục P/E cao hay danh mục cổphiếu tăng trưởng Tương tự, một danh mục được hình thành với P/
E trung bình thấp hơn nhiều so với P/E của một chỉ số thị trường cóthể được coi là danh mục P/E thấp hay danh mục có giá
Thông thường các danh mục đầu tư thường gặp là:
Danh mục tăng trưởng: Các danh mục đầu tư tăng trưởng nắmgiữ cổ phiếu của các công ty mà khả năng sinh lợi của nó đựocmong đợi là sẽ tăng cao hơn tỷ lệ trung bình Các nhà quản lý
Trang 35danh mục đầu tư thường quan tâm nhiều đến việc tăng trưởngvốn hơn là thu nhập cổ tức.
Danh mục thu nhập và tăng trưởng: Tăng trưởng vốn, thu nhập
cổ tức và thậm chí tăng trưởng cổ tức tương lai là các đặcđiểm hấp dẫn các nhà quản lý Tuy nhiên, họ thường tập trungchủ yếu vào tiềm nằn tăng trưởng vốn Việc đầu tư này thườngtạo ra hứng thú cho những nhà đầu tư muốn một cái gì đó hơnthu nhập và có lẽ ít giảm giá hơn những cái được đưa ra bởidanh mục tăng trưởng Danh mục đầu tư này bao gồm cả cáccông ty tăng trưởng và các cổ phiếu thu nhập với bản báo cáothanh toán cổ tức tốt
Danh mục cân bằng: Danh mục đầu tư cân bằng cố gắng đểđạt được 3 mục tiêu: thu nhập, tăng trưởng vốn đều đặn và bảotoàn vốn Chúng thực hiện điều này bằng cách đầu tư vào cáctrái phiếu, các chứng khoán chuyển đổi và có lẽ thêm một vàiloại cổ phiếu ưu tiên cũng như cổ phiếu thường Nhìn chungcác danh mục này thường đầu tư từ 40% – 60% giá trị quỹ vàotrái phiếu Chúng thường tập trung chú ý vào các chứng khoánđược phát hành bởi các công ty chất lượng cao
Danh mục ngành: Các danh mục loại này thường tập trung vàocác ngành cụ thể Lợi nhuận của các danh mục này thườngkhông đồng nhất với mức lợi nhuận trung bình của thị trường
Trang 36 Danh mục trái phiếu: Danh mục này sẽ giúp các nhà đầu tưnhỏ có khả năng tiếp cận với việc đầu tư vào trái phiếu Danhmục này đảm bảo an toàn và có thu nhập cố định.
Danh mục phái sinh: Danh mục này tập trung đầu tư vào cácchứng khoán phái sinh
1.3.4 Các chiến lược quản lý danh mục đầu tư
1.3.4.1 Chiến lược đầu tư chủ động
Đầu tư chủ động là chiến lược quản lý danh mục đầu tư trong
đó nhà đầu tư tiến hành việc đầu tư với mục tiêu đạt kết quả tốt hơncác chỉ số chuẩn mực trên thị trường
Một cách lý tưởng, các nhà quản lý quĩ đầu tư tiến hành khaithác những sự kém hiệu quả của thị trường bằng việc mua vào cácchứng khoán bị định giá thấp, hay bán khống các chứng khoán bịđịnh giá cao Tuỳ thuộc vào các mục tiêu cụ thể của một danh mụcđầu tư hay của một quĩ tương hỗ, mà hoạt động đầu tư chủ độngcũng có thể cố gắng đạt được mục tiêu giảm thiểu rủi ro hay biếnđộng của các khoản đầu tư thay vì mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận caotrong dài hạn
Các nhà quản lý quĩ đầu tư chủ động có thể sử dụng nhiềuchiến lược đầu tư khác nhau Những chiến lược này có thể bao gồmnhững công cụ định lượng như tỉ lệ P/E, PEG, các dự đoán nộingành để cố gắng dự đoán xu thế kinh tế vĩ mô dài hạn (vd xu thếtập trung vào cổ phiếu năng lượng hay nhà đất), hay chiến lược mua
Trang 37cổ phiếu của các công ty tạm thời không được ưa chuộng hoặc đang
bị định giá thấp Một số quĩ đầu tư chủ động còn theo đuổi nhữngchiến lược khác, như kinh doanh chênh lệch giá cổ phiếu sáp nhập(merger abitrage), mua bán khống (short position), kinh doanhquyền chọn, phân bổ tài sản tài chính
Hiệu quả của một danh mục đầu tư chủ động hoàn toàn phụthuộc vào năng lực của những nhà quản lý đầu tư và đội ngũ nghiêncứu Trên thực tế, về lâu về dài đa số các kế hoạch đầu tư chủ độngkiểu này hiếm khi vượt qua được các mức chuẩn thị trường Khitính toán đầy đủ các chi phí quản lý, giao dịch thì các kế hoạch đầu
tư này có khi còn kém hiệu quả hơn bình quân thị trường, cho dùcác chứng khoán mà nó đầu tư thu được kết quả tốt Tuy nhiên, nếukhông sử dụng chiến lược đầu tư chủ động mà sử dụng chiến lượcđầu tư bị động, thì việc làm đó chẳng khác gì đánh bạc Do đó màcác nhà đầu tư vẫn luôn dành ưu tiên nhất định cho các quĩ đầu tưchủ động Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư còn nhận thấy đầu tư chủ động
là một chiến lược đầu tư hấp dẫn trong một số phân khúc thị trườngnhất định mà ở đó thị trường hoạt động không hiệu quả, ví dụ nhưđầu tư vào các cổ phiếu của các công ty có qui mô nhỏ (small cap)
1.3.4.2 Chiến lược đầu tư thụ động
Chiến lược đầu tư thụ động là chiến lược đầu tư trong đó nhàquản lý quĩ cố gắng đưa ra càng ít quyết định đầu tư càng tốt đểgiảm thiểu chi phí giao dịch, bao gồm cả thuế thu nhập tài chính
Trang 38Một chiến lược đầu tư phổ biến là mô phỏng danh mục đầu tưcủa một chỉ số chứng khoán nổi tiếng nào đó, các quĩ đầu tư kiểu nàygọi là các quĩ đầu tư theo chỉ số chứng khoán - Index fund Đặc tínhcủa chiến lược đầu tư thụ động được đúc kết trong 1 câu chỉ đạo đốivới các nhà quản lý quỹ: "Đừng có làm gì cả, hãy cứ ngồi yên đấythôi!" Từ đặc điểm này có thể thấy rõ, chiến lược đầu tư thụ động hoàntoàn ngược lại với chiến lược đầu tư chủ động.
Chiến lược đầu tư thụ động được sử dụng phổ biến nhất ở thịtrường cổ phiếu, trong đó các quĩ đầu tư chỉ số chứng khoán môphỏng theo các chỉ số chứng khoán lớn như Dow Jones, S&P 500.Ngoài ra, chiến lược này cũng được sử dụng đối với các loại hìnhđầu tư khác như trái phiếu, hàng hoá hay các hedge fund Ngày nay
có vô vàn các chỉ số chứng khoán trên thế giới, và hàng ngàn quĩđầu tư theo chỉ số chứng khoán hiện đang xây dựng danh mục đầu
tư mô phỏng theo những chỉ số này Một trong những quĩ tương hỗlớn nhất thế giới, Vanguard 500, cũng là một quĩ đầu tư thụ động
Với rất nhiều nhà đầu tư, khái niệm đầu tư thụ động khá là lạlẫm Nó dựa trên cơ sở những quan điểm chủ yếu sau trong kinh tếhọc tài chính sau:
Về lâu về dài, mỗi nhà đầu tư trung bình đều có kết quả đầu tưthuần (chưa trừ chi phí giao dịch) tương đương với bình quânthị trường Do đó, càng giảm được chi phí giao dịch bao nhiêuthì nhà đầu tư càng có lợi bấy nhiêu
Trang 39 Giả định rằng thị trường hoạt động hiệu quả, có nghĩa là mứcgiá cân bằng trên thị trường sẽ phản ánh một cách toàn diệntổng thể các thông tin thị trường, do vậy không thể nào "vượtmặt thị trường" bằng chiến lược đầu tư chủ động, vốn dựa trênviệc khai thác những chỗ kém hiệu quả của thị trường.
Vấn đề giữa người uỷ thác đầu tư và người đại diện: một nhàđầu tư (người uỷ thác) cấp tiền cho một nhà quản lý danh mụcđầu tư (người đại diện) phải cho nhà quản lý những quyền ưutiên nhất định để nhà quản lý điều hành danh mục đầu tư phùhợp với yêu cầu về rủi ro/lợi nhuận của nhà đầu tư, đồng thờinhà đầu tư cũng phải giám sát chặt chẽ hoạt động của nhàquản lý danh mục đầu tư
Thị trường theo chiều giá lên trong thập niên 1990 đã giúpkích thích tăng trưởng mang tính hiện tượng của các danh mục đầu
tư theo chỉ số chứng khoán Các nhà đầu tư đã thu được lợi nhuậntuyệt đối chỉ đơn giản bằng cách rót tiền vào các danh mục đầu tưchuẩn hoá theo các chỉ số chứng khoán lớn trên thị trường như S&P
500, Russell 3000, hay Wilshire 5000
Ở Mỹ, các quĩ đầu tư theo chỉ số chứng khoán đều "vượt mặt"
đa số các quĩ đầu tư chủ động, đặc biệt khi mà mức phí họ thu thấphơn nhiều so với các quĩ đầu tư chủ động Thu nhập sau thuế củacác quĩ này cũng cao hơn nhiều so với các quĩ đầu tư chủ động
Một vài nhà quản lý quĩ đầu tư chủ động có thể thu được kếtquả đầu tư cao hơn kết quả tăng trưởng của chỉ số chứng khoán
Trang 40trong một vài năm nhất định, thậm chí là ổn định trong nhiều nămliên tiếp Tuy nhiên, các nhà đầu tư nhỏ vẫn luôn băn khoăn rằngbao nhiêu % trong sự thành công đó là do kĩ năng, bao nhiêu % là
do may mắn, và nên đặt niềm tin vào những nhà quản lý quĩ nào
1.4.Dịch vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán
1.4.1 Dịch vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán
Theo Mục 26, Điều 6 Luật Chứng khoán do Quốc hội ban hành
và chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2007: “Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là việc công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện quản lý theo uỷ thác của từng nhà đầu tư trong mua, bán, nắm giữ chứng khoán”.
1.4.2 Mô hình dịch vụ quản lý danh mục đầu tư
chứng khoán
Thông thường một công ty quản lý tài sản sẽ có 2 dịch vụchính là quản lý quỹ và quản lý danh mục đầu tư Mô hình như sau: