1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

70 2,4K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 786 KB

Nội dung

NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Trang 1

NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN

- Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vừa tạo ra quá trình hợp tác

để phát triển và vừa là quá trình đấu tranh gay gắt nhằm bảo vệ lợi ích quốcgia, bảo tồn bản sắc văn hoá và truyền thống của mỗi dân tộc

Những đặc trưng mang tính khách quan nêu trên đã tác động và làmbiến đổi nhanh chóng, sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội,trong đó có giáo dục Sự biến đổi đó được thể hiện trước hết ở quan niệmmới về mẫu hình nhân cách người học đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực xãhội trong bối cảnh chung nói trên Nhưng vì giáo dục lại là yếu tố cơ bản đểphát triển con người, tạo nguồn lực cho phát triển KT-XH, cho nên cũng vìcác yêu cầu mới về nguồn nhân lực xã hội đã dẫn đến sự tất yếu phải đổimới về giáo dục và quản lý giáo dục

Xét về bản thân hoạt động giáo dục, thì nguồn nhân lực giáo dục nóichung và trong đó đội ngũ nhà giáo lại là một trong các nhân tố đảm bảocho sự nghiệp đổi mới và phát triển giáo dục Nói cách khác, phẩm chất vànăng lực của đội ngũ giáo viên đóng vai trò quan trọng trong công cuộcđổi mới giáo dục

Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định nguồn lực conngười là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ côngnghiệp hoá, hiện đại hoá Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

đã có Chỉ thị số 40 CT/TW ngày 15/6/2004 về “Xây dựng, nâng cao chất

Trang 2

lượng nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục”; tiếp đó ngày 11/ 01/

2005 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg về việcPhê duyệt Đề án Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán

bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010 Như vậy, nâng cao chất lượngnhà giáo là nhiệm vụ hết sức quan trọng, nhưng không ít khó khăn đối vớicác cấp quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương Một trong các giảipháp cơ bản để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộquản lý giáo dục là tổ chức hoạt động đào tạo và bồi dưỡng thường xuyêncho đội ngũ này

Trong HTGDQD Việt Nam,Giáo dục tiểu học có ý nghĩa rất quantrọng đối với sự vận động và phát triển của toàn hệ thống Nó đóng vai trò

"nền tảng" nhằm đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành, phát triển toàn diệnnhân cách con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông vàgiáo dục đại học “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những

cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thểchất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơsở” [29, tr 21] Để đạt được mục tiêu nói trên cần có sự nỗ lực của toàn xãhội, của nhiều lực lượng , trong đó đội ngũ GVTH “giữ vai trò quyết định”

Vì vậy, công tác bồi dưỡng GVTH để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dụctiểu học trong giai đoạn hiện nay lại càng có ý nghĩa hơn

KonTum là một tỉnh miền núi, nằm ở cực bắc Tây nguyên, KT-XH củaTỉnh chậm phát triển Chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục tiểu họccủa Tỉnh còn chưa cao Đội ngũ GVTH của Tỉnh không đồng đều về trình

độ chính trị, chênh lệch về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, nhất là cácgiáo viên ở vùng sâu, vùng xa Điều đó đã đặt ra những vấn đề hết sức khókhăn trong việc nâng cao chất lượng GDTH Bởi vậy, việc nâng cao trình độcủa đội ngũ này là một yêu cầu cấp bách và hết sức nặng nề trước yêu cầuđổi mới giáo dục hiện nay

Trong những năm gần đây, Dự án Phát triển GVTH của Bộ Giáo dục

và đào tạo đã nghiên cứu đề xuất chuẩn đội ngũ GVTH và các biện phápnhằm thực hiện các chuẩn đó Đây có thể xem như cơ sở lý luận và thực tiễncho hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GVTH Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiềucông trình khoa học nghiên cứu về công tác bồi dưỡng đội ngũ GVTH; Đặc

Trang 3

biệt là chưa có công trình nào nghiên cứu về lĩnh vực này đối với sự nghiệpphát triển GDTH của tỉnh Kon Tum.

Chính vì vậy, chúng tôi chọn vấn đề: “Những biện pháp quản lý công

tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh KonTum trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận văn cuối khoá học.

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

Đề xuất những biện pháp quản lý của Hiệu trưởng các trường tiểuhọc đối với công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở tỉnh Kon Tum, nhằmgóp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH, đặng góp phần thực hiệnthắng lợi công cuộc đổi mới giáo dục tiểu học của Tỉnh trong giai đoạnhiện nay

3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.

3.1 Khách thể nghiên cứu.

Công tác bồi dưỡng ĐNGV các trường tiểu học của tỉnh KonTum

trước yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay

3.2 Đối tượng nghiên cứu:

Những biện pháp quản lý của Hiệu trưởng các trường tiểu học đốivới công tác bồi dưỡng GVTH ở tỉnh Kon Tum trong giai đoạn hiện nay

4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.

4.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác bồi dưỡng ĐNGVcác trường tiểu học

4.2 Tìm hiểu thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng ĐNGV các ường tiểu học tỉnh KonTum trong khoảng 3-5 năm gần đây

tr-4.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý chủ yếu của hiệu trưởng đối vớicông tác bồi dưỡng đội ngũ GVTH trong tỉnh KonTum

5 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.

Hiện nay đội ngũ GVTH ở tỉnh KonTum tuy đã phần nào đáp ứngđược yêu cầu thực hiện quá trình giáo dục; nhưng đứng trước yêu cầu pháttriển giáo dục hiện nay của tỉnh KonTum thì chất lượng của đội ngũ nàycòn nhiều bất cập

Trang 4

Nếu đề xuất được những biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng độingũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường tiểu học phù hợp với đặc điểmphát triển giáo dục của KonTum thì sẽ nâng cao được chất lượng đội ngũGVTH nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới GDTH.

6 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

- Khảo sát công tác bồi dưỡng ĐNGV của Hiệu trưởng các trường tiểuhọc tỉnh KonTum từ năm học dến năm học

- Nghiên cứu biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ GVTHcủa Hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh KonTum từ năm đến nay

7 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứngcủa Chủ nghĩa Mác - Lênin, trong nghiên cứu đề tài này, chúng tôi phốihợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu dưới đây:

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận.

Bằng việc nghiên cứu hệ thống các văn kiện của Đảng, Nhà nước vàngành Giáo dục về đường lối, chính sách phát triển giáo dục nói chung vàphát triển giáo dục tiểu học nói riêng trong giai đoạn cách mạng hiện nay;đồng thời nghiên cứu các công trình khoa học có liên quan đến quản lý vàquản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, , phương pháp này được

sử dụng với mục đích chỉ ra các cơ sở lý luận chủ yếu về hoạt động bồidưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH

7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

Bằng việc người nghiên cứu quan sát (tiếp cận và xem xét hoạt độngquản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trườngtiểu học), khảo sát (xây dựng các tiêu chí và hệ thống câu hỏi điều tra theonhững nguyên tắc, nội dung chủ định của người nghiên cứu để xin ý kiếncủa các đối tượng điều tra), xin ý kiến chuyên gia (bằng các phiếu hỏi);nhóm phương pháp này được sử dụng với mục đích tìm hiểu thực trạngchất lượng đội ngũ GVTH, thực trạng quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạtđộng bồi dưỡng đội ngũ GVTH tỉnh KonTum; đồng thời xem xét mức độcần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý

7.3 Nhóm các phương pháp hỗ trợ khác.

Trang 5

Bằng việc sử dụng một số thuật toán, phần mềm tin học; nhómphương pháp này nhằm mục đích xử lý các kết quả điều tra, phân tích kếtquả nghiên cứu, , ).

8 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn đượccấu trúc trong 3 chương sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu; 30 trang, từ trang 6đến trang 35

- Chương 2: Thực trạng quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động bồidưỡng đội ngũ giáo viên các trường tiểu học tỉnh KonTum; 37 trang, từtrang 36 đến trang 72

- Chương 3: Những biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt độngbồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường tiểu học tỉnh KonTum; trang, từtrang đến trang

Cuối cùng là tài liệu tham khảo và phụ lục;

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

1.1.1 Tình hình bồi dưỡng giáo viên ở một số nước trong khu vực

và trên thế giới.

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi hoạt động bồi dưỡng giáoviên là vấn đề phát triển cơ bản trong phát triển giáo dục Việc tạo mọi điềukiện thuận lợi để mọi người có cơ hội học tập suốt đời, học tập thườngxuyên để kịp thời bổ sung kiến thức và đổi mới phương pháp hoạt động

Trang 6

phù hợp với sự phát triển KT-XH là phương châm hành động của các cấpquản lý giáo dục

Tại Pakistan, có chương trình bồi dưỡng về sư phạm do nhà nước quyđịnh trong thời gian 3 tháng, gồm các nội dung như giáo dục nghiệp vụ dạyhọc, cơ sở tâm lý giáo dục, phương pháp nghiên cứu, đánh giá và nhận xéthọc sinh, , đối với đội ngũ giáo viên mới vào nghề chưa quá 3 năm

Ở Philippin, công tác bồi dưỡng cho giáo viên không tổ chức trongnăm học mà tổ chức bồi dưỡng vào các khoá học trong thời gian học sinhnghỉ hè Hè thứ nhất bao gồm các nội dung môn học, nguyên tắc dạy học,tâm lý học và đánh giá trong giáo dục; hè thứ hai gồm các môn về quan hệcon người, triết học giáo dục, nội dung và phương pháp giáo dục; hè thứ bagồm nghiên cứu giáo dục, viết tài liệu trong giáo dục và hè thứ tư gồm kiếnthức nâng cao, kĩ năng nhận xét, vấn đề lập kế hoạch giảng dạy, viết tài liệugiảng dạy sách giáo khoa, sách tham khảo, …

Tại Nhật Bản, việc bồi dưỡng và đào tạo lại cho giáo viên và cán bộquản lý giáo dục là nhiệm vụ bắt buộc đối với người lao động sư phạm.Tùy theo thực tế của từng đơn vị cá nhân mà các cấp quản lý giáo dục đề racác phương thức bồi dưỡng khác nhau trong một phạm vi theo yêu cầu nhấtđịnh Cụ thể là mỗi trường cử từ 3 đến 5 giáo viên được đào tạo lại một lầntheo chuyên môn mới và tập trung nhiều vào đổi mới phương pháp dạyhọc

Tại Thái Lan, từ 1998 việc bồi dưỡng giáo viên được tiến hành ở cáctrung tâm học tập cộng đồng nhằm thực hiện giáo dục cơ bản, huấn luyện

kĩ năng nghề nghiệp và thông tin tư vấn cho mọi người dân trong xã hội

Triều Tiên là một trong những nước có chính sách rất thiết thực về bồi

dưỡng và đào tạo lại đội ngũ giáo viên Tất cả đội ngũ giáo viên đều phảitham gia học tập đầy đủ các nội dung chương trình về nâng cao trình độ vànghiệp vụ chuyên môn theo quy định Nhà nước đã đưa ra hai chương trìnhlớn được thực thi hiệu quả trong thập kỉ vừa qua; đó là: “Chương trình bồidưỡng giáo viên mới” để bồi dưỡng giáo viên thực hiện trong 10 năm và

“Chương trình trao đổi” để đưa giáo viên đi tập huấn tại nước ngoài

1.1.2 Khái quát hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở Việt Nam.

Trang 7

Ngay sau năm 1975, việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên nói chungđược thực hiện trong bối cảnh cả nước phải khắc phục hậu quả khốc liệtcủa cuộc chiến tranh chống Mỹ, nên gặp rất nhiều khó khăn Chương trìnhđào tạo giáo viên ở các vùng miền được tổ chức theo các hình thức khácnhau, nội dung đào tạo khác nhau dẫn tới trình độ chuyên môn nghiệp vụcủa đội ngũ giáo viên cũng khác nhau Để đáp ứng yêu cầu của cải cáchgiáo dục, Đảng và Nhà nước ta có những chủ trương cấp bách để đào tạo

và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo nhiều loại hình khác nhau đặc biệt làđội ngũ GVTH như: đào tạo chính quy, tại chức, ngắn hạn và cấp tốc theocác hệ khác nhau 4 + 3, 7 + 2, 7 + 3, 9+3, 10 + 2, dẫn đến trình độ củaGVTH không đồng đều

Từ năm 1986, cả nước ta bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện để thựchiện mục tiêu CNH-HĐH, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng phát triểngiáo dục nhằm tạo động lực phát triển KT-XH Bắt đầu từ đây, việc đàotạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đã có những chuyển biến tích cực nhằmdần dần chuấn hoá đội ngũ này, mặc dù nguồn ngân sách giáo dục còn rấthạn hẹp Hai chu kì bồi dưỡng thường xuyên 1992-1996 và 1997-2000 đãcho phép đúc rút được những kinh nghiệm bổ ích về hoạt động bồi dưỡngnâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên phổ thông nói chung vàGVTH nói riêng; đồng thời cũng bộc lộ nhiều điều bất cập về nội dung,chương trình, hình thức tổ chức, cơ sở vật chất, tài liệu, thời gian, và đặcbiệt cho thấy những hạn chế trong các công tác quản lý của các cấp, dẫnđến hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên chưa cao, chưa đáp ứng kịp với sựphát triển giáo dục Do đó vấn đề quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng caochất lượng của đội ngũ giáo viên nói chung và GVTH nói riêng còn cầnphải tiếp tục nghiên cứu để đề ra những biện pháp hữu hiệu và có tính khảthi đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới

1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN.

1.2.1 Quản lý.

Thuật ngữ "Quản lý" lột tả bản chất hoạt động điều khiển các hoạtđộng của một tổ chức nhằm đạt tới mục tiêu Theo Từ điển Tiếng Việt:

“Quản lý là trông coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định” hoặc “Quản lý

là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định.” [52,

tr 800]

Trang 8

Trong thực tiễn, đã có nhiều cách hiểu và biểu đạt về khái niệm quản

lý, tuỳ theo mục đích tiếp cận khác nhau của mỗi tác giả

- Frederich Wiliam Taylor (1856-1915) người Mỹ cho là: “Quản lý lànghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằngphương pháp tốt nhất và rẻ tiền nhất ”; còn theo Paul Hersey và Ken BlancHard: “Quản lý là quá trình cùng làm việc và thông qua các cá nhân, cácnhóm cũng như các nguồn lực khác để hình thành các mục đích tổ chức”.[32,tr.12]

- Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì:

"Quản lý là hoạt động có định hướng có chủ đích của chủ thể quản lý đếnkhách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạtđược mục đích của tổ chức" [5,tr.11]

Xem xét nội hàm của một số khái niệm quản lý trên, chúng tôi cho là:

Quản lý chính là sự tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm làm cho tổ chức vận hành có hiệu quả như mong muốn

Hoạt động quản lý thể hiện qua sơ đồ đơn giản sau:

Sơ đồ 1.1 Mô hình về quản lý

Chủ thể

Quản lý

Công cụQuản lý

PhươngphápQuản lý

Khách thểQuản lý

Mục tiêuQuản lýMôi trường quản

Trang 9

Theo mô hình trên, hiệu quả quản lý phụ thuộc và các yếu tố: chủthể, khách thể, mục tiêu, phương pháp và công cụ quản lý Chủ thể quản lý

có thể là một cá nhân, một nhóm, hay một tổ chức; còn khách thể quản lý làmột người hay một nhóm người bị quản lý; công cụ quản lý là phương tiệntác động của CTQL tới khách thể quản lý; phương pháp quản lý là cáchthức tác động của chủ thể đến khách thể Mục tiêu quản lý là trạng tháitương lai của tổ chức sau khi có các tác động quản lý của CTQL

1.2.2 Chức năng quản lý.

Có nhiều cách diễn đạt khác nhau về chức năng của quản lý Thí dụ:

“Chức năng quản lý là dạng hoạt động quản lý, thông qua đó chủ thể quản

lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu nhấtđịnh” [34,tr 58]; hoặc “chức năng quản lý là tập hợp các nhiệm vụ mà chủthể quản lý phải thực hiện để đạt mục đích và mục tiêu quản lý đã đềra”[47, tr 141],

Theo chúng tôi chức năng quản lý là khái niệm mô tả về phương thức,

nội dung và quy trình tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong quá trình quản lý.

Quản lý có các chức năng cơ bản như sau:

- Kế hoạch hoá là việc dựa trên những thông tin thực trạng bộ máy tổ

chức, nhân lực, cơ sở vật chất và các điều kiện khác để vạch ra mục tiêu,

dự kiến nguồn lực (nhân lực, tài lực và vật lực), phân bổ thời gian, huyđộng các phương tiện và đề xuất các biện pháp thực hiện mục tiêu

- Tổ chức là việc thiết lập cấu trúc bộ máy, bố trí nhân lực và xây

dựng cơ chế hoạt động; đồng thời ấn định chức năng, nhiệm vụ cho các bộphận và cá nhân; huy động, sắp xếp và phân bổ nguồn lực nhằm thực hiệnđúng kế hoạch đã có

- Chỉ đạo là việc hướng dẫn công việc, liên kết, liên hệ, động viên,

kích thích, giám sát các bộ phận và mọi cá nhân thực hiện kế hoạch theodụng ý đã xác định trong bước tổ chức

- Kiểm tra là việc theo dõi và đánh giá các hoạt động bằng nhiều

phương pháp và hình thức (trực tiếp hoặc gián tiếp, thường xuyên hoặcđịnh kỳ, ) nhằm so sánh kết quả với mục tiêu đã xác định để nhận biết về

Trang 10

chất lượng và hiệu quả các hoạt động mà từ đó tìm ra những sai lệch và banhành các quyết định điều chỉnh.

Các chức năng cơ bản nêu trên luôn luôn được CTQL thực hiện liêntiếp, đan xen vào nhau, phối hợp và bổ sung cho nhau tạo thành một chutrình quản lý Trong chu trình đó, yếu tố thông tin luôn có mặt trong tất cảcác giai đoạn với vai trò vừa là điều kiện, vừa là phương tiện khi thực hiệncác chức năng Mối liên hệ này được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2 Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý

1.2.3 Biện pháp quản lý.

“Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề

cụ thể” [52, tr 64] ; hoặc “biện pháp là cách thức giải quyết một vấn đềhoặc thực hiện một chủ trương" [27 , tr 61] Tựu trung lại có thể hiểu: Biệnpháp là cách làm, cách thức thực hiện tiến hành, giải quyết một công việc,hoặc là phương pháp làm việc để thực hiện một chủ trương nào đó

Vận dụng vào quản lý, thì biện pháp quản lý là cách làm, cách thức

thực hiện tiến hành, giải quyết một công việc, hoặc là phương pháp làm việc để thực hiện một chủ trương nào đóđể đạt tớimục tiêu quản lý

1.2.4 Quản lý giáo dục (QLGD).

Kế hoạch hóa

THÔNG TIN QUẢN LÝ

Chỉ đạo

Trang 11

QLGD là một loại hình quản lý xã hội, tức là quản lý hoạt động giáodục trong xã hội Đã có một số định nghĩa tiêu biểu về QLGD như sau:

- P.V Khuđôminxky cho rằng: “Quản lý giáo dục là tác động có hệthống, có kế hoạch, có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhauđến tất cả các khâu của hệ thống giáo dục nhằm mục đích đảm bảo việcgiáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện

và hài hòa của họ” [24, tr 50]; còn M.I.Kônđakôp khẳng định: “Quản lýgiáo dục là tập hợp những biện pháp tổ chức cán bộ, giáo dục, kế hoạchhoá, tài chính, cung tiêu nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các

cơ quan trong hệ thống giáo dục, bảo đảm sự tiếp tục phát triển và mở rộng

hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng” [25 , tr 17]

- Theo PGS TS Đặng Quốc Bảo “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổngquan là điều hành, phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạothế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội Ngày nay, với sứ mệnh pháttriển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệtrẻ mà cho mọi người Cho nên, QLGD được hiểu là sự điều hành hệ thốnggiáo dục quốc dân” [1, tr 31]; còn theo cố GS TS Nguyễn Ngọc Quangthì: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kếhoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vậnhành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được cáctính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ làquá trình dạy học-giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến,tiến lên trạng thái mới về chất” [34, tr 7]

Như vậy, QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kếhoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống giáo dụcđược quản lý, vận hành theo đúng đường lối, quan điểm giáo dục củaĐảng, thực hiện được các mục tiêu giáo dục đề ra

1.2.5 Quản lý trường học.

Trường học là tế bào cơ sở, chủ chốt của bất kỳ hệ thống giáo dục ởcấp nào (từ trung ương đến địa phương) Trường học là đối tượng cuốicùng và cơ bản nhất của quản lý giáo dục Nó là tổ chức giáo dục cơ sở trựctiếp làm công tác đào tạo, thực hiện việc giáo dục con người Trường học làthành tố khách thể cơ bản của tất cả các cấp quản lý nói trên, lại vừa là một

hệ thống độc lập tự quản của xã hội Các cấp quản lý giáo dục tồn tại

Trang 12

không phải vì bản thân chúng, mà trước hết là phải vì chất lượng và hiệuquả hoạt động của trường học Thành tích thực chất của trường học làmnên chất lượng giáo dục Như vậy, chất lượng của giáo dục chủ yếu do chấtlượng của trường học tạo nên Chúng tôi thống nhất khái niệm quản lýtrường học của GS VS Phạm Minh Hạc như sau:

“Quản lý trường học là tác động có ý thức, có kế hoạch và hướng đíchcủa chủ thể quản lý (hiệu trưởng) đến khách thể quản lý (tập thể giáo viên.học sinh và các bộ phận khác), đến tất cả các mặt của đời sống nhà trường,nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu về các mặt KT-XH , tổ chức sư phạmcủa quá trình dạy học và giáo dục thế hệ trẻ và thực hiện tốt sứ mạng củanhà trường”[34, tr 35 ]

1.2.6 Bồi dưỡng.

Theo Từ điển Việt Nam năm 1994: Bồi dưỡng là làm cho tăng thêmnăng lực phẩm chất "Bồi dưỡng cán bộ, bồi dưỡng đạo đức, bồi dưỡng giáoviên, " " Bồi dưỡng là làm cho tốt hơn, giỏi hơn" [43, Tr.19]

Bồi dưỡng thực chất là quá trình bổ sung tri thức, kỹ năng, nhằm nângcao trình độ trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn nào đó mà người ta đã

có một trình độ chuyên môn nhất định Bồi dưỡng được coi là quá trình cậpnhật hoá kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổ túc văn hoá hoặc bổ túcnghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố những kĩ năng về chuyên môn haynghiệp vụ sư phạm theo các chuyên đề Đối với giáo viên, hoạt động bồidưỡng nhằm tạo điều kiện cho người giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục

có cơ hội củng cố và mở rộng một cách có hệ thống những tri thức, kĩ năngchuyên môn và nghiệp vụ sư phạm hoặc quản lý giáo dục sẵn có để laođộng nghề nghiệp một cách có hiệu quả hơn; mặt khác cũng qua bồi dưỡngngười học biết chọn lọc, tiếp thu phát huy các mặt mạnh, khắc phục bổsung những mặt còn hạn chế, bồi dưỡng kịp thời, động viên họ làm việc tựgiác với tinh thần trách nhiệm đạt hiệu suất cao

1.2.4 Đội ngũ và đội ngũ giáo viên.

Đội ngũ là khái niệm chỉ một tổ chức gồm nhiều người, tập hợp thànhmột lực lượng cùng một chức năng nghề nghiệp, Nói cách khác, đội ngũ

là một nhóm người được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng để thực

Trang 13

hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng nghề nghiệp hay không, nhưngđều cùng một mục đích nhất định [43, Tr.29].

Theo cách hiểu trên thì đội ngũ giáo viên là tập hợp những giáo viênđược tổ chức thành một lực lượng (có tổ chức), có chung một lý tưởng,mục đích, nhiệm vụ đó là thực hiện mục tiêu của ngành giáo dục đề ra cholực lượng, tổ chức đó Họ làm việc theo một kế hoạch thống nhất và gắn

bó với nhau thông qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quyđịnh của pháp luật

1.3 GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI GIÁO DỤC.

1.3.1 Giáo dục tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

1.3.1.1 Vai trò vị trí của giáo dục tiểu học.

- Điều 2 của Luật phổ cập giáo dục tiểu học quy định "Giáo dục tiểuhọc là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xâydựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất của các

em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cáchcon người Việt Nam xã hội chủ nghĩa"

- Điều 2 của Điều lệ Trường Tiểu học (ban hành theo Quyết định số 51/2007/BGDĐT ngày 31/8/2007) đã xác định vị trí của trường tiểu học là:

" Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc

dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng

Điều 3 : “Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học

1 Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượngtheo mục tiêu, chương trình giáo dục tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và Đào tạo ban hành

2 Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em tàn tật,khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáodục và chống mù chữ trong cộng đồng Nhận bảo trợ và quản lý các hoạtđộng giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dụctiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền Tổ chức kiểm tra vàcông nhận hoàn thành chương trình tiểu học của học sinh trong nhà trường

và trẻ em trong địa bàn quản lý của trường

3 Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh

Trang 14

4 Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chínhtheo quy định của pháp luật.

5 Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thựchiện hoạt động giáo dục

6 Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh thamgia các hoạt động xã hội trong cộng đồng

7 Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của phápluật”

Trường tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân.Trường tiểu học có tư cách pháp nhân và con dấu riêng" [38, tr 5] Trườngtiểu học có các loại hình như: trường tiểu học công lập và tư thục Ngoài racòn có trường tiểu học cho trẻ em thiệt thòi; các em bị tàn tật; trường phổthông dân tộc nội trú Điều 4, Điều lệ Trường Tiểu học quy định: “Trườngtiểu học, lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trườngchuyên biệt, cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học

1 Trường tiểu học được tổ chức theo hai loại hình : công lập và tưthục

a) Trường tiểu học công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng

cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên;

b) Trường tiểu học tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghềnghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vậtchất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách Nhà nước

2 Lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trườngchuyên biệt, gồm:

a) Lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học;

b) Lớp tiểu học trong trường phổ thông dân tộc bán trú;

c) Lớp tiểu học trong trường dành cho trẻ em tàn tật, khuyết tật;

d) Lớp tiểu học trong trường giáo dưỡng; trung tâm học tập cộng đồng

và trường, lớp tiểu học thực hành trong trường sư phạm

3 Cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học, gồm :lớp dành cho trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn không được đi học ở nhà

Trang 15

trường, lớp dành cho trẻ tàn tật, khuyết tật”.

1.3.1.2 Mục tiêu giáo dục tiểu học.

Tại mục 2 của Điều 27 Luật Giáo dục 2005 đã xác định mục tiêu củagiáo dục tiểu học như sau: "Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hìnhthành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạođức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tụchọc trung học cơ sở" [29, tr 22]

Mục tiêu của giáo dục tiểu học được cụ thể hoá thành mục tiêu củacác môn học và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình tiểu học.Đặc biệt, mục tiêu giáo dục tiểu học đã cụ thể hoá thành các yêu cầu cơbản cần đạt của học sinh tiểu học bao gồm các yêu cầu cơ bản về kiếnthức, kĩ năng, thói quen, niềm tin, thái độ, hành vi, định hướng, Cácyêu cầu cơ bản này lại được phân định thành các mức độ phù hợp vớitừng lớp ở bậc tiểu học

1.3.1.3 Kế hoạch giáo dục tiểu học.

Kế hoạch giáo dục tiểu học là văn bản được ban hành cùng vớichương trình tiểu học, trong đó quy định:

- Các môn học và thời lượng tối thiểu để dạy học từng môn học trongmỗi tuần lễ và trong mỗi năm học

- Các hoạt động giáo dục khác và thời lượng cần thiết cho mỗi hoạtđộng, phù hợp với đặc điểm của từng loại trường, từng địa phương

- Phân chia thời lượng trong mỗi buổi học, ngày học ở trường tiểuhọc

- Phương thức, cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở tiểu học

- Khả năng vận dụng thực hiện chương trình tiểu học cho các vùng,miền khác nhau, các đối tượng khác nhau

Chương trình giáo dục tiểu học mới đã được soạn thảo theo 5 định hướng:1) Chăm lo giáo dục toàn diện, đảm bảo sự phát triển hài hoà về đức,trí, thể, mĩ, hình thành các kĩ năng cơ bản

2) Nội dung chương trình cơ bản, hiện đại, tinh giản, thiết thực và cậpnhật sự phát triển của KH-CN;

Trang 16

3) Góp phần đẩy mạnh phương pháp dạy học;

4) Chương trình và sách giáo khoa có tính thống nhất cao và chuẩnhoá; chương trình thực sự là một kế hoạch hành động sư phạm

Theo chúng tôi, chương trình giáo dục tiểu học mới (phụ lục số ) córất nhiều điểm đổi mới so với chương trình cũ, nhưng vẫn còn một số nộidung quá tải, đặc biệt đối với những nơi chưa có điều kiện học 2 buổi/ngày

Đối với những nơi không có điều kiện dạy Ngoại ngữ, Tin học thờilượng của các môn tự chọn được dành thêm cho học sinh tự học tập, tự làmbài tại lớp có sự hướng dẫn của giáo viên

Để thực hiện tốt chương trình, Bộ GD & ĐT khuyến khích tổ chứcdạy học và quản lý học sinh ở nhà trường cả ngày (hoặc 2 buổi/ ngày)những lớp học 2 buổi/ ngày có điều kiện tổ chức giáo dục góp phần pháttriển năng lực của học sinh, trong đó có dạy học tự chọn (không bắt buộc)

về ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) và Tin học

1.3.2 Vai trò, nhiệm vụ của GVTH trước yêu cầu đổi mới giáo dục.

1.3.2.1 Vai trò của GVTH.

Đặc điểm lao động sư phạm của GVTH rất khác với lao động sư phạmcủa GV ở các bậc học khác: GVTH phải dạy nhiều môn: cả các môn tựnhiên và xã hội Do đó, yêu cầu họ phải có chuyên môn “đa khoa” vàcường độ lao động cao GVTH có vị trí, vai trò rất quan trọng, là người

“quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục” tiểu học và góp phầnthực hiện phổ cập giáo dục tiểu học Lời nói, cử chỉ, cuộc sống lao động sưphạm của họ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách mỗi học sinh.Trường tiểu học gắn liền với cộng đồng, do vậy hoạt động của GVTH ởtrong và ngoài nhà trường có tác dụng to lớn đến đời sống sinh hoạt vănhoá và đời sống ở địa phương, đặc biệt ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa,vùng dân tộc thiểu số

Trang 17

Chuẩn giáo viên được xem là thước đo năng lực nghề nghiệp của giáoviên Năng lực nghề nghiệp biểu hiện thành các lĩnh vực tạo nên chất lượnggiáo viên như: phẩm chất, kiến thức, kỹ năng Năng lực giáo viên hiện nayphải đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước Khi cóchuẩn giáo viên thì chúng ta mới có sơ sở để đánh giá chất lượng giáo viên.Mặt khác, nhờ có chuẩn, giáo viên mới xác định mục tiêu và phương hướngphấn đấu để nâng cao năng lực nghề nghiệp của mình đáp ứng với yêu cầuđổi mới giáo dục Chuẩn giáo viên ở các bậc học khác nhau là khác nhau.

1) Theo Điều 33, Chương IV của Điều lệ trường tiểu học do Bộ GD &

ĐT ban hành năm 2007 quy định về trình độ chuẩn được đào tạo như sau:

“1 Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học là có bằng tốtnghiệp trung cấp sư phạm

2 Giáo viên tiểu học có trình độ đào tạo trên chuẩn được hưởng chế độchính sách theo quy định của Nhà nước; được tạo điều kiện để phát huy tácdụng trong giảng dạy và giáo dục Giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn đượcđào tạo được nhà trường, các cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện họctập, bồi dưỡng đạt trình độ chuẩn để bố trí công việc phù hợp”

2) Theo tài liệu: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đổi mới quản lý giáo dục tiểu học - Dự án phát triển GVTH - Nhà XBGD 2004) thì chuẩn GVTH gồm 3 lĩnh vực (Phụ lục số )

1.3.4 Tiêu chuẩn GVTH theo tiêu chí trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

Ngày 26/4/1997, Bộ GD&ĐT đã có Quyết định số 1366/BGD-ĐT vềviệc ban hành Quy chế trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1996-

2000 và Quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn2001-2005 Quy chế này đã xác định: Trường tiểu học là cơ sở của giáo dụctiểu học - cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân Trường tiểu họcphải có đủ những tiêu chuẩn cần thiết để đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáodục theo yêu cầu của từng giai đoạn phát triển KT-XH của đất nước, nhằmđưa giáo dục Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia phải đạt đủ 5 tiêu chuẩn sau:

Trang 18

- Tiêu chuẩn 1: Tiêu chuẩn về tổ chức quản lý trường tiểu học phải có

đội ngũ cán bộ quản lý (Hiệu trưởng - Phó hiệu trưởng) có trình độ chuyênmôn đạt chuẩn, có năng lực quản lý, có uy tín, luôn thực hiện đúng chứcnăng, nhiệm vụ được giao và đạt hiệu quả cao trong điều hành tổ chức,quản lý và chuyên môn trong đơn vị

Các tổ chức hành chính, chuyên môn, đoàn thể và Hội đồng giáo dụctrong trường hoạt động có hiệu quả, có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất vìmục đích chung, vì sự nghiệp giáo dục chung

- Tiêu chuẩn 2: Tiêu chuẩn về xây dựng đội ngũ giáo viên.

Trường tiểu học phải có đủ về số lượng giáo viên, đủ về loại hình đàotạo, có trình đọ đạt chuẩn và trên chuẩn (Trung học sư phạm, Cao đẳng,Đại học) Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có kế hoạch và tích cựctham gia bồi dường và tự bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ

- Tiêu chuẩn 3: Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất.

Bao gồm diện tích, khuôn viên, sân chơi bãi tập, phòng học, thư viện,phòng chức năng, các trang thiết bị giáo dục tiểu học và điều kiện vệ sinh,xanh - sạch - đẹp đạt theo tiêu chuẩn quy định

- Tiêu chuẩn 4: Tiêu chuẩn về xã hội giáo dục

Trường tiểu học phải giữ mối quan hệ tốt với các tổ chức xã hội như

tổ chức Đoàn thanh niên, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Tạo điều kiệncho các tổ chức xã hội tham gia vào hoạt động giáo dục Tạo điều kiện vềnguồn lực và sự đóng góp để tạo điều kiện thuận lợi để nhà trường có hiệuquả các mặt giáo dục

- Tiêu chuẩn 5: Tiêu chuẩn về hoạt động và chất lượng giáo dục.

Mọi hoạt động của nhà trường đều nhằm mục đích nâng cao hiệu quả,chất lượng giáo dục Trường tiểu học phải thực hiện tốt mục tiêu giáo dụctiểu học, nội dung xã hội phương pháp giáo dục và kế hoạch dạy học tiểuhọc; đồng thời thực hiện tổ công tác phổ cập giáo dục tiểu học, đặc biệt làphổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi

Điều đáng chú ý là qua hai tiêu chuẩn 1 và 2 ta nhận thấy điều kiện

cũng như vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm của đội ngũ quản lý, đặc biệt làgiáo viên không những đạt trình độ quy định mà còn phải không ngừng học

Trang 19

tập bồi dưỡng để nâng cao trình độ đáp ứng với yêu cầu của trường chuẩnQuốc gia Ngày 24/10/2005 Bộ GD & ĐT đã ra Quyết định số32/2005/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành Quy chế công nhận trường tiểuhọc đạt chuẩn Quốc gia theo hai mức, đặc biệt là đội ngũ GVTH ở trườngtiểu học đạt chuẩn quốc gia mức 2 (các tiêu chí về đội ngũ giáo viên tiêubiểu là: mỗi giáo viên có ít nhất 1 báo cáo cải tiến đổi mới phương phápgiảng dạy trong 1 năm; giáo viên có sử dụng công nghệ thông tin tronggiảng dạy).

Năm tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia theo hai mức là những quyđịnh có tính chất bắt buộc, các tiêu chuẩn có giá trị như nhau để xây dựngthành mô hình trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của từng giai đoạn tiếptheo có yêu cầu cao hơn

Đây là yếu tố quan trọng để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện,góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Mặt khác, từ các tiêu chuẩn đó đãkhẳng định việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để đạt chuẩn có tầm quantrọng để đưa nhà trường đạt chuẩn quốc gia

1.4 HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC.

1.4.1 Tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng giáo viên.

Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng KH-CN, sự phát triểnkinh tế tri thức, xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đã tác độngmạnh mẽ và toàn diện đối với đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của

xã hội Khoảng cách giữa nghiên cứu và ứng dụng cũng ngày càng được rútngắn Con người được coi là trung tâm của sự phát triển Một xã hội dựavào sức mạnh của tri thức, bắt nguồn từ sự khai thác tiềm năng của conngười, lấy việc phát huy nguồn lực con người làm nhân tố cơ bản của sựphát triển nhanh chóng và bền vững Những đặc trưng trên dẫn đến nhữngyêu cầu mới về nhiệm vụ cho giáo dục như không những chỉ trang bị kiếnthức mà phải chăm lo hình thành trong lớp trẻ các hành vi về tình cảm, thái

độ, khả năng thích ứng đề góp phần xây dựng mái nhà chung của thế giới,ngăn chặn các hiểm hoạ, nhằm phát triển xã hội bền vững và ổn định

Quá trình dạy học đòi hỏi người giáo viên phải không bồi dưỡngthường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ để tránh bị lạc hậu trước nhưngbiến đổi không ngừng của của xã hội Tự học, tự rèn, tự bồi dưỡng, tự

Trang 20

nghiên cứu là hoạt động thiết thực nhất trong quá trình tự hoàn thiện củabản thân mỗi nhà giáo để nâng cao năng lực và vị thế của người thầy; lànhu cầu tất yếu để họ tồn tại và phát triển, đáp ứng được yêu cầu của thờiđại bùng nổ thông tin như hiện nay.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đề ra:

“Phát triển đội ngũ giáo viên, coi trọng chất lượng và đạo đức sư phạm, cảitiến chế độ đãi ngộ, đảm bảo về cơ bản đội ngũ giáo viên đạt chuẩn quốcgia và tỷ lệ giáo viên so với học sinh theo yêu cầu của từng cấp học" "Vềxây dựng đội ngũ giáo viên, cần có kế hoạch cụ thể về bồi dưỡng giáo viênthực hiện chương trình mới Chiến lược phát triển giáo dục từ năm 2001 -

2010 cũng khẳng định "Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về sốlượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăngquy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục" [8, tr.12] Các chủtrương trên đã được ngành giáo dục triển khai theo Quyết định số 59/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/12/2003 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT về việc Banhành chương trình bồi dưỡng thường xuyên GVTH chu kỳ 3 (2003-2007).Như vậy, việc tổ chức bồi dưỡng nhằm nâng cao, hoàn thiện trình độchính trị, chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ giáo viên đang là một việc làmchiến lược có ý nghĩa cấp bách và cơ bản nhằm nâng cao trình độ đội ngũgiáo viên nước ta ngang tầm trong khu vực

1.4.2 Những hoạt động trong công tác bồi dưỡng GVTH.

1.4.2.1 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên

Trong các hoạt động bồi dưỡng giáo viên thì việc xây dựng kế hoạchbồi dưỡng là vấn đề trước nhất và mang tính định hướng cho mọi hoạtđộng Kế hoạch đó phải thể hiện được các yêu cầu chủ yếu sau:

1) Khảo sát tình hình đội ngũ giáo viên để phân loại thành các nhóm

khác nhau nhằm định hướng các nội dung và hình thức bồi dưỡng cho mỗi

nhóm Có thể tổ chức việc khảo sát và phân loại theo các cách tiếp cận sau:

- Phân loại theo nội dung bồi dưỡng: bồi dưỡng chuyên mônnghiệp vụ; bồi dưỡng năng lực, phương pháp sư phạm; bồi dưỡng việc thựchiện và đảm bảo chương trình và sách giáo khoa mới; bồi dưỡng việc sửdụng phương tiện và thiết bị dạy học

Trang 21

- Phân loại theo mục tiêu bồi dưỡng: bồi dưỡng nâng cao; bồidưỡng chuẩn hoá; bồi dưỡng hoàn chỉnh (kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ)

- Phân loại theo đối tượng bồi dưỡng: bồi dưỡng giáo viên mới ratrường, bồi dưỡng giáo viên lâu năm, bồi dưỡng giáo viên phụ trách côngtác Đội; bồi dưỡng giáo viên chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật,

- Phân loại theo tính chất và quy mô: bồi dưỡng giáo viên giỏi,bồi dương giáo viên cốt cán, bồi dưỡng giáo viên theo phân môn (toán,tiếng Việt, ), bồi dưỡng đại trà,

- Phân loại theo kế hoạch thời gian: bồi dưỡng dài hạn; ngắn hạn;bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ; bồi dưỡng theo chuyên đề,

- Phân loại theo chuẩn giáo viên phổ thông: phân loaị theo chuẩngiáo là việc viên dựa trên quy định vể trình độ đào tạo

2) Xác định mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng.

Cần chỉ ra hoạt động bồi dưỡng nhằm vào đối tượng nào, bồi dưỡng

để người tham dự bồi dưỡng thu nhận được những kiến thức, kỹ năng và cóthái độ như thế nào Nói cụ thể hơn là sau bồi dưỡng thì đội ngũ giáo viênđạt được mức độ như thế nào so với các chuẩn của đội ngũ GVTH

3) Dự kiến các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực và thời gian) cho hoạt động bồi dưỡng.

Đây là công việc chuẩn bị về lĩnh vực tổ chức nhằm định hướng đượcchọn ai, ở đâu để làm giảng viên, chi phí cho mọi hoạt động bồi dưỡng sẽ ởnguồn nào, tài liệu và phương tiện vật chất khác (như hội trường máy mócthiết bị, ) được khai thác ở đâu, thời lượng để thực hiện chương trình bồidưỡng và tổ chức vào thời gian nào trong năm học,

3) Dự kiến các biện pháp thực và hình thức hiện mục tiêu bồi dưỡng.

Dự kiến các biện pháp và hình thức tổ chức là việc làm cũng khôngkém phần quan trọng Việc này được thực hiện khi thực hiện chương trìnhbồi dưỡng Nó thể hiện việc tổ chức bồi dưỡng tập trung cả thời gian, haytập trung từng giai đoạn, tổ chức thành lớp hay theo nhóm, ở tại huyện hay

tổ chức kết hợp với tham quan thực tế, và cuối cùng là biện pháp đánhgiá như thế nào (thi hay làm tiểu luận, )

1.4.2.2 Lựa chọn nội dung và chương trình bồi dưỡng

Trang 22

Từ mục tiêu bồi dưỡng (bồi dưỡng đạt những chuẩn gì về kiến thức,

kỹ năng và thái độ), xác định đối tượng bồi dưỡng (bồi dưỡng cho ai), bồidưỡng cái gì (nội dung chương trình bồi dưỡng), bồi dưỡng như thế nào(phương pháp và hình thức bồi dưỡng), bồi dưỡng với thời lượng bao nhiêu(kế hoạch bồi dưỡng)

Nội dung bồi dưỡng GVTH được phân định trên cơ sở chuẩn GVTH(đã nêu tại mục 1.3.3.), trong đó bao gồm các lĩnh vực chủ yếu:

- Bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị (yêunước, yêu chủ nghĩa xã hội, chấp hành luật pháp nhà nước, quy định củangành, thực hiện nhiệm vụ chức năng của người GVTH; yêu nghề, thươngyêu tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh; có tinh thần trách nhiệmtrong công tác, có ý thức tổ chức kỷ luật, có đạo đức, lối sống lành mạnh,

có tinh thần hợp tác; có tinh thần tự học, phấn đấu nâng cao trình độ chínhtrị, chuyên môn nghiệp vụ

- Bồi dưỡng để cập nhật và nâng cao kiến thức (có kiến thức khoa học

cơ bản để dạy các môn học trong chương trình tiểu học; có kiến thức cơbản về Tâm lý học sư phạm và trẻ em, Giáo dục học và phương pháp dạyhọc các bộ môn ở tiểu học; có hiểu biết về những chủ trương, chính sáchlớn của Đảng, Nhà nước đối với kinh tế, văn hoá, xã hội và giáo dục, cókiến thức phổ thông về những vấn đề xã hội như: môi trường, dân số, anninh quốc phòng, an toàn giao thông, quyền trẻ em, y tế học đường, phòngchống ma tuý và các tệ nạn xã hội; có hiểu biết về tình hình chính trị, kinh

tế, văn hoá, xã hội của địa phương nơi trường đóng

- Bồi dưỡng về kỹ năng sư phạm (kỹ năng giáo dục, dạy học, tổ chức)

Cụ thể: biết lập kế hoạch bài học, tổ chức hoạt động dạy học theo hướngđổi mới phương pháp dạy học nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu củabài học; biết làm công tác chủ nhiệm lớp và tổ chức các hoạt động giáo dụcnhư sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động của Đội Thiếuniên và Sao Nhi đồng; biết giao tiếp, ứng xử với học sinh, cha mẹ học sinh,đồng nghiệp và cộng đồng, … biết lập hồ sơ, lưu giữ và sử dụng hồ sơ vàoviệc giảng dạy và giáo dục học sinh

1.4.2.3 Tổ chức nhân lực thực hiện hoạt động bồi dưỡng

Vấn đề này được thể hiện trên hai mặt:

Trang 23

- Người được bồi dưỡng (các GVTH được chọn, cử và được triệutập tham gia khoá bồi dưỡng) Nó trả lời câu hỏi họ là ai, triệu tập họ nhưthế nào, số lượng là bao nhiêu, Nói tóm lại là tổ chức đội ngũ người họctrong hoạt động bồi dưỡng

- Ai là giảng viên hoặc báo cáo viên trong lớp bồi đưỡng để phổbiến chủ trương đường lối và các quy định của Đảng, Nhà nước và củaNgành về phát triển giáo dục và những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung,chương trình và sách giáo khoa mới; ai là báo cáo viên về thực tiễn tại các

cơ sở giáo dục, Nói tóm lại là tổ chức đội ngũ người dạy trong hoạt độngbồi dưỡng

1.4.2.4 Tổ chức các điều kiện và phương tiện kỹ thuật cho hoạt động bồi dưỡng.

- Chuẩn bị trụ sở nơi bồi dưỡng (phòng học, phòng hoặc bãi tập, máymóc và thiết bị dạy học, điện nước, tổ chức nơi ở, chỗ ăn, phương tiện giaothông, )

- Chuẩn bị nguồn kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng (tiền soạn thảochương trình, giáo trình, tiền phụ cấp giảng cho giảng viên, tiền văn phòngphẩm, tiền thuê các thiết bị, ) và các khoản chi phí khác để phục vụ chohoạt động bồi dưỡng

1.4.2.5 Tổ chức hoạt động bồi dưỡng

Đây là việc làm thực hiện nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch đã cónhằm thực nhiện nội dung và chương trình bồi dưỡng Trong đó thực hiệnviệc giảng dạy lý thuyết, tổ chức các hoạt động thực hành, đánh giá kết quảhọc tập của người được bồi dưỡng (theo các hình thức đã định)

Trong tổ chức hoạt động bồi dưỡng cần lưu ý nhiều nhất đến phương

pháp bồi dưỡng Bởi vì một nội dung quan trọng nhất trong công tác bồi

dưỡng đội ngũ giáo viên là bồi dưỡng để họ có đủ năng lực đổi mớiphương pháp dạy học của họ; cho nên vấn đề lựa chọn và sử dụng cácphương pháp trong việc bồi dưỡng là có ý nghĩa quan trọng để nâng caonăng lực đổi mới phương pháp dạy học cho người được bồi dưỡng

1.4.2.6 Đánh giá và triển khai kết quả bồi dưỡng

Trang 24

Đánh giá kết quả bồi dưỡng là việc xây dựng được các tiêu chí đánhgiá không chỉ tập trung vào đánh giá kết quả người học, mà phải có các tiêuchí đánh giá tổng thể cả mặt hoạt động trong công tác bồi dưỡng như: kếhoạch đã hợp lý và khả thi tới mức độ nào, tổ chức có gì tốt và có gì cònkhiếm khuyết, nội dung chương trình có đáp ứng nhu cầu bổ sung kiến thức

và kỹ năng của người học đến đâu, phương pháp, hình thức thời gian và địađiểm đã phù hợp với điều kiện của cơ quan tổ chức bồi dương và phù hợpvới hoàn cảnh người học chưa

1.5 HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

1.5.1 Trách nhiệm và tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường tiểu học.

1.5.1.1 Trách nhiệm và tiêu chuẩn.

Trách nhiệm và tiêu chuẩn của Hiệu trưởng tiểu học được quy định tạiđiều 18, chương 2 của Điều lệ Trường tiểu học do Bộ GD & ĐT ban hànhnăm 2000 ( ,tr )

Với trách nhiệm của mình, hiệu trưởng trường tiểu học phải quản lýđội ngũ giáo viên, phải có trách nhiệm nâng cao phẩm chất và trình độchuyên môn cho đội ngũ này sao cho họ có đủ năng lực thực hiện các hoạtđộng giáo dục và dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học hiệnnay

1.5.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn.

Điều ,Điều lệ trường tiểu học cũng quy định về nhiệm vụ và quyềnhạn của hiệu trưởng ( , tr ) Qua đó cho thấy hiệu trưởng có nhiệm vụquản lý giáo viên Nhiệm vụ này bao hàm các hoạt động chủ yếu là xâydựng và phát triển đội ngũ GV thông qua nhiều biện pháp, trong đó có cácbiện pháp về tổ chức các hoạt động bồi dưỡng

Để quản lý quá trình dạy học đạt tới mục tiêu mong muốn thì hiệutrưởng phải quản lý tốt sự vận động và phát triển của mọi thành tố cấu trúccủa quá trình đó; Một trong những thành tố chủ yếu và có tính quyết địnhđến chất lượng và hiệu quả dạy học là đội ngũ giáo viên Mà một nội dung

cơ bản trong hoạt động quản lý đội ngũ giáo viên là quản lý hoạt động bồidưỡng đội ngũ này

Trang 25

1.5.2 Mối quan hệ giữa hoạt động quản lý của người hiệu trưởng tiểu học với chất lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên.

Như trên đã phân tích, chất lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng giáoviên phụ thuộc phần nhiều vào công tác quản lý của người hiệu trưởng đốivới lĩnh vực này Để quản lý có chất lượng công tác bồi dưỡng đội ngũ giáoviên, hiệu trưởng tiểu học phải quan tâm đầy đủ tới các lĩnh vực sau:

1.5.2.1 Nhận thức về hoạt động bồi dưỡng giáo viên đối với hoạt động quản lý của hiệu trưởng.

Chất lượng và hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên phụ thuộc vàohoạt động quản lý của hiệu trưởng trong việc nâng cao nhận thức cho cáclực lượng tham gia giáo dục, đặc biệt là của ĐNGV

1.5 2 Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của người hiệu trưởng đối với chất lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên.

Việc định ra các kế hoạch khả thi về quản lý công tác bồi dưỡng độingũ giáo viên của hiệu trưởng nhà trường như kế hoạch bồi dưỡng cụ thểcho từng năm học, bồi dưỡng định kỳ, bồi dưỡng thường xuyên, tự bồidưỡng, có tác dụng định hướng cho hoạt động bồi dưỡng Nó chỉ ra mụctiêu, dự kiến các biện pháp, dự kiến huy động nguồn lực để thực hiện cóhiệu quả các hoạt động tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động bồidưỡng giáo viên

Chất lượng của hoạt động lập kế hoạch quản lý của người hiệutrưởng có mối quan hệ mật thiết đến chất lượng và hiệu quả công tác bồidưỡng giáo viên

1.5.2.3 Nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng đối với chất lượng và hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên

Khi thực hiện công tác bồi dưỡng đội ngũ, nếu biết kết hợp chặt chẽgiữa đào tạo và bồi dưỡng, đồng thời coi đào tạo và bồi dưỡng là một quátrình xen kẽ, nối tiếp nhau thì chất lượng bồi dưỡng sẽ được nâng cao Nộidung bồi dưỡng kết hợp kiến thức cơ bản với kỹ năng, năng lực sư phạm cầnthiết theo hướng cần gì học nấy và thực hiện phương châm học suốt đời Cầnchú ý đến trình độ đào tạo, nhu cầu bồi dưỡng của từng cá nhân giáo viêntrên cơ sở đó có nội dung và phương pháp phù hợp với nhu cầu, lợi ích,

Trang 26

hứng thú của từng loại đối tượng giáo viên, có kế hoạch thu hút tất cả giáoviên vào các hình thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

Phương pháp và hình thức bồi dưỡng là công cụ và phương tiện đểđạt tới mục tiêu bồi dưỡng Vì vậy, hiệu trưởng cần phải biết cải tiến nộidung và hình thức bồi dưỡng nhằm đảm bảo sự kết hợp cân đối và hài hoàgiữa yêu cầu trước mắt với yêu cầu lâu dài đối với công tác bồi dưỡng giáoviên Người hiệu trưởng phải biết căn cứ vào tiêu chuẩn giáo viên trongtrường chuẩn quốc gia, các chuẩn giáo viên tiểu học do Bộ GD&ĐT đã banhành để xác định và luôn luôn cải tiến về nội dung, chương trình, phươngpháp và hình thức bồi dưỡng

1.5.2.4 Chất lượng của các điều kiện vật chất, chế độ chính sách đối với hoạt động bồi dưỡng giáo viên.

Cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật là điều kiện và phương tiện tất yếu đểthực hiện hoạt động bồi dưỡng giáo viên Không thể tổ chức hoạt động bồidưỡng khi không có các điều kiện như kinh phí, tài liệu tham khảo, phònghọc, thiết bị dạy học, phương tiện giao thông, điện, nước, sân vườn, bãitập,

Cần xây dựng các chế độ chính sách, khuyến khích về vật chất và tinhthần, chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với việc tự giác thực hiện việc

bồi dưỡng của mỗi giáo viên nhằm tạo động lực để giáo viên tích cực tự giác

tham gia vào hoạt động bồi dưỡng

Như vậy, chất lượng và hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên phụthuộc vào hoạt động quản lý có hiệu quả các điều kiện phục vụ hoạt độngbồi dưỡng của người hiệu trưởng

1.5.2.5 Hoạt động tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên đối với chất lượng

và hiệu quả bồi dưỡng giáo viên.

Học và tự học là hai mặt có mối quan hệ hữu cơ đối với việc nâng caochất lượng dạy học Cũng như vậy, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cũng luôngắn kết với nhau để tạo chất lượng của hoạt động bồi dưỡng

Trong hoàn cảnh hiện nay khi mà các phương tiện thông tin phát triểnmạnh mẽ, các ứng dụng và tiện ích của thông tin nhiều, thì người giáo viên

có thể tự khai thác các kiến thức “cần phải biết” để phục vụ cho hoạt độnggiáo dục và dạy học của mình Hiệu trưởng tiểu học phải có biện pháp

Trang 27

khuyến khích và giúp đỡ GV tự học Điều này có ảnh hưởng lớn đến chấtlượng chung của công tác bồi dưỡng giáo viên.

1.5.2.6 Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên

Để hoạt động bồi dưỡng giáo viên ngày càng có hiệu quả thì ngườihiệu trưởng phải kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng sau mỗi đợt tổ chức Hoạt động này giúp người hiệu trưởng biết được những mặt tốt để pháthuy, những lệch lạc để điều chỉnh và nhưng sai phạm để có quyết định xửlý; mặt khác nó giúp cho chính đội ngũ giáo viên biết được các hạn chế(chưa đạt yêu cầu của bồi dưỡng) để cố gắng hơn Như vậy kiểm tra vàđánh giá có tác động đến chất lượng và hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáoviên

Kết luận chương 1

Chất lượng nguồn nhân lực đang là mục tiêu và động lực của pháttriển KT-XH Để đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH nói chung và pháttriển giáo dục nói riêng thì phải nâng cao chất lượng giáo dục, trước hết lànâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung và GVTH nóiriêng thì cần tiến hành hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn giáo viên

đã được Bộ GD&ĐT quy định

Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên và các yếu tố quản

lý có tác động đến chất lượng hoạt động bồi dưỡng giáo viên bao gồm:

- Sự tác động của hiệu trưởng đến nhận thức của các lực lượng thamgia giáo dục, trong đó chủ yếu là nhận thức của đội ngũ giáo viên

- Kế hoạch thực hiện hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên do hiệutrưởng thiết lập và thực hiện

- Nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức bồidưỡng do người hiệu trưởng chọn lọc để thực hiện hoạt động bồi dưỡng

- Các điều kiện vật chất và phương tiện thực hiện hoạt động bồidưỡng đội ngũ giáo viên do hiệu trưởng huy động và quản lý sử dụng

- Hoạt động tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên dưới sự tổ chức vàquản lý của người hiệu trưởng

Trang 28

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

của người hiệu trưởng

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở TỈNH

KONTUM 2.1 KHÁI QUÁT VỀ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH KONTUM.

2.1.1 Điều kiện tự nhiên và phát triển KT-XH nói chung.

Kon Tum là một tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới nằm ở cực BắcTây Nguyên được tái lập lại vào tháng 10 năm 1991, có độ cao từ 550-700mét so với mặt nước biển, có tọa độ địa lý từ 107020'15" đến 108033'30"kinh độ Đông và từ 13055'10" đến 15027'15" vĩ độ Bắc

Diện tích tự nhiên của tỉnh Kon Tum là 9.614,5 km2; phía Đông giáptỉnh Quảng Ngãi, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp tỉnhAtôpơ, Sê Kông (Lào) và tỉnh Ratanakiri (Campuchia) với đường biên giớidài 280,7 km; phía Nam giáp tỉnh Gia Lai

Tổng số đơn vị hành chính của tỉnh gồm có 8 huyện và 1 thị xã(KonTum); với 95 xã, phường, thị trấn Dân số tỉnh KonTum là 377.007người (tính 31/12/2000) với nhiều dân tộc anh em khác nhau như: Kinh, XêĐăng, Bana, Gia rai, Giẻ Triêng, Brâu, Rơ Mâm, và một bộ phận nhỏ cácdân tộc ở phía Bắc di cư vào sinh sống (Tày, Mường, Thái, )

Các dân tộc có số lượng khác nhau, trong đó người dân tộc thiểu sốchiếm tỉ lệ 54.3%, dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ 45,7% trong tổng dân số của cảtỉnh

KonTum là một tỉnh nghèo so với cả nước, nền kinh tế của tỉnh cóđiểm xuất phát thấp Trong những năm gần đây, mặc dù tỉnh KonTum đã

có sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, nhưng nông - lâm - thủy sản vẫnchiếm một tỉ trọng khá lớn "Giai đoạn 2000-2005 tỉ trọng công nghiệp -xây dựng

Trang 29

tăng từ 15,69% lên 19,04%; thương mại - dịch vụ tăng từ 38,05% lên38,58%; nông - lâm - thủy sản từ 45,89% giảm xuống 42,38%" [12,Tr.12].Tổng sản phẩm (GDP) bình quân hàng năm tăng 11% Tốc độ tăngtrưởng bình quân của nông nghiệp là 9,15/năm; công nghiệp - xây dựngtăng trưởng cao, bình quân hàng năm đạt 16,76%; thương - mại dịch vụ cóbước phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân 11,18%/ năm.[12, Tr.13]Văn hóa xã hội có buớc tiến bộ, nhiều vấn đề xã hội bức xúc đã đượcquan tâm giải quyết Công tác xóa đói giảm nghèo được triển khai tích cực,

cơ bản đã xóa hết hộ đói, giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo từ 17,91% năm 2000xuống còn 9,23% năm 2005 (tiêu chí năm 2000), thu nhập bình quân đầungười từ 182 USD năm 2000 tăng lên 289 USD (4,7 triệu đồng) năm 2005 Vấn đề lao động, việc làm có bước chuyển biến đáng kể, hàng nămgiải quyết việc làm cho trên 3.000 lao động Công tác đào tạo nghề đượcquan tâm hơn; mạng lưới trường, lớp dạy nghề được mở rộng đến một sốhuyện với nhiều hình thức đào tạo đa dạng; tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồidưỡng đạt 21%

Chương trình quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đãthực hiện tốt (KonTum là tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia vềxóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học); đồng thời tăng cường công tácphổ cập giáo dục trung học cơ sở (đã có 43% số xã được công nhận)

Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được tăng cường về cơ sở vật chất, trangthiết bị và đội ngũ y, bác sĩ (81% xã có trạm y tế kiên cố, bán kiên cố; 48%

số xã cố bác sĩ) Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được duy trì, giảm

tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 2,1% (năm 2000 tỷ lệ này là 2,5%), tỷ lệ trẻ

em suy dinh dưỡng giảm từ 37% năm 2000 xuống còn 26,6% năm 2005 Nhiều công trình văn hóa, phúc lợi xã hội được đầu tư xây dựng Các

di tích lịch sử, văn hóa được bảo vệ và từng bước tôn tạo Đến nay, 100%

số hộ được phủ sóng phát thanh; 85% số hộ được phủ sóng truyền hình;100% số xã được cấp phát báo Nhân dân và Báo KonTum [12, Tr,15-16]Mặc dù trong những năm qua KT-XH của tỉnh KonTum đã có sựchuyển biến tích cực, nhưng theo đánh giá chung thì KonTum vẫn là mộttỉnh nghèo, chậm phát triển Không những gặp khó khăn về vốn, thiết bị và

Trang 30

công nghệ mà KonTum còn gặp khó khăn cả về nguồn nhân lực có khảnăng tiếp thu và áp dụng các tiến bộ KH-CN

Cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, lạc hậu, đầu tư manh mún, hiệu quảthấp Tập quán sản xuất ở các xã vùng sâu, vùng xa còn mang tính tự cấp,

tự túc

Đời sống của nhân dân, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùngđồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo còn cao

so với mặt bằng chung của khu vực Tây Nguyên và cả nước

Trình độ dân trí thấp, có sự chênh lệch quá lớn về trình độ hiểu biếtgiữa đồng bào các dân tộc thiểu số so với người Kinh, giữa thành thị vớinông thôn và vùng sâu, vùng xa; các hủ tục mê tín, dị đoan còn tồn tại.Kon Tum là một tỉnh còn trong tình trạng nghèo, nhưng có thế mạnh

về tài nguyên đất đai và rừng, tiềm năng về thủy điện Nếu giải quyết tốtcác vấn đề về vốn, cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí, đặc biệt là về nguồn lựccon người (nhờ phát triển giáo dục, thì KonTum sẽ sớm thoát khỏi tìnhtrạng đói nghèo, lạc hậu và tiến nhanh đến CNH-HĐH

2.1.2 Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo.

2.1.2.1 Tình hình chung về phát triển giáo dục và đào tạo.

Năm 1991, tỉnh KonTum được tái lập, sự nghiệp GD&ĐT gặp rấtnhiều khó khăn Hệ thống trường lớp mất cân đối nghiêm trọng, nhất là hệthống trường mầm non, tiểu học

Phần lớn phòng học là nhà cấp 4 và tạm bợ bằng tre, nứa Số thôn làngbản trắng về giáo dục chiếm 2/3 trong tổng số thôn làng bản của toàn tỉnh.Lực lượng giáo viên vừa thiếu về số lượng lại vừa yếu về chất lượng (trình

độ đạt chuẩn chỉ chiếm 65%)

Tỉ lệ huy động học sinh trong độ tuổi vào tiểu học thấp ( 69,4%) Tỉ lệhọc sinh yếu kém, lưu ban, bỏ học rất cao (có nhiều xã tỉ lệ học sinh bỏ học

là 100% như Đăkplo, ĐăkChoong - Đăkglei)

Trước hiện trạng đó, với sự chỉ đạo sâu sát của cấp uỷ Đảng, chínhquyền, sự đầu tư đúng mức cho ngành giáo dục và quyết tâm nỗ lực củatoàn ngành giáo dục, sự nghiệp GD&ĐT của KonTum đã từng bước khôiphục, hoàn thiện và phát triển nhanh chóng

Trang 31

Giai đoạn 2001-2005, ngành giáo dục tỉnh KonTum đã có sự khởisắc Mạng lưới trường học đã phát triển rộng khắp các xã, phường Sốphòng học tạm bợ ở các xã vùng sâu, vùng xa đang được thay thế dần bằngphòng học xây cấp 4 trở lên Toàn tỉnh không nơi nào còn hiện tượng học

ca 3 Hệ thống trường lớp được mở rộng và củng cố đã góp phần ổn địnhcho việc dạy học ở các cấp học, thu hút được hầu hết trẻ em trong độ tuổiđến trường

Bảng 1 Số lượng trường học của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2001-2005

Đơn vị tính: Trường

Năm học Cấp học 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh KonTum tháng 3/2005)

Cùng với sự phát triển của hệ thống trường học, số học sinh khôngngừng tăng lên ở các cấp học qua các năm học Đặc biệt, nhờ chính sách ưuđãi của Đảng và Nhà nước đầu tư cho sự nghiệp phát triển giáo dục đối vớicon em đồng bào dân tộc thiểu số và sự phát triển của hệ thống trườngtrung học phổ thông dân tộc nội trú, trung học cơ sở bán trú nên số lượnghọc sinh dân tộc thiểu số tăng nhanh qua các năm học

Bảng 2 Số lượng học sinh của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2001-2005

Trang 32

Đơn vị tính: Người

Năm học Cấp học 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005

Tiểu học 60.367 59.963 59.724 55.574 Trung học cơ sở 26.716 29.716 31.845 31.430 Trung học phổ thông 7.438 8.641 9.933 11.420

TH chuyên nghiệp 892 1.028 1.144 1.301 Cao đẳng 610 732 767 1.670

Tổng cộng 112.986 118.578 121.484 121.722

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh KonTum tháng 3/2005)

Song song với sự phát triển về hệ thống trường học và qui mô họcsinh, đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy cũng được tăng cường về sốlượng lẫn chất lượng, tạm đáp ứng yêu cầu trước mắt của sự nghiệp pháttriển giáo dục Đến nay không còn tình trạng giáo viên tự ý bỏ việc, đờisống tinh thần và vật chất của giáo viên ngày càng được cải thiện và nângcao

Nhìn chung, đội ngũ giáo viên đáp ứng được cơ bản nhiệm vụ giảngdạy trong tình hình mới Đại bộ phận giáo viên tận tụy với nghề, có phẩmchất đạo đức tốt, cần cù chịu khó, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức họctập, bồi dưỡng nâng cao trình độ Phẩm chất chính trị và đạo đức nghềnghiệp đã có bước trưởng thành đáng kể, đến nay đã có 1.168 giáo viên làĐảng viên (chiếm tỷ lệ 18%)

Công tác bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng chuẩn, bồi dưỡng cập nhật chuyênmôn, nghiệp vụ đã được quan tâm triển khai thường xuyên và có hiệu quả

Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở các cấp học, bậc học không ngừng đượctăng lên, tính đến 31/8/2005 đã cao hơn bình quân chung của cả nước Cụthể: giáo viên Mầm non: 871/1.054 (chiếm tỷ lệ 97,29%); giáo viên Tiểuhọc: 2.628/2.869 (tỷ lệ 91,52%); giáo viên Trung học cơ sở: 1.871/1.923(tỷ lệ 97,29%); giáo viên Trung học phổ thông: 556/563 (tỷ lệ 98,75%)

Trang 33

Số giáo viên đạt trình độ trên chuẩn đào tạo cũng được tăng nhanh.

Cụ thể: giáo viên Mầm non: 34/1.054 (tỷ lệ 0,32%); giáo viên Tiểu học:543/2.869 (tỷ lệ 18,92%); giáo viên Trung học cơ sở: 640/1.923 (tỷ lệ33,28%); giáo viên Trung học phổ thông: 5/563 (0,09%); chưa tính khoảnghơn 750 GVTH đang theo học trên chuẩn

Bảng 3 Số lượng giáo viên của tỉnh KonTum giai đoạn 2001-2005

Đơn vị tính: Người

Năm học Cấp học 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005

Trung học cơ sở 1.342 1.601 1.638 1.923 Trung học phổ thông 387 388 484 563

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Kon Tum tháng 3/2005)

Mặc dù đội ngũ giáo viên hàng năm được tăng cường đáng kể, về cơbản đủ số lượng, song hiện thiếu không ít giáo viên dạy các môn năngkhiếu như: thể dục, công nghệ, mỹ thuật , và một số giáo viên đặc thùdạy một số bộ môn tại các trường chuyên nghiệp Đa số giáo viên có tuổiđời, tuổi nghề còn trẻ; số giáo viên có kinh nghiệm chưa nhiều; đội ngũgiáo viên nhìn chung chất lượng không đồng đều giữa các ngành học, bậchọc, giữa các huyện trong tỉnh không ít giáo viên còn lúng túng về phươngpháp dạy - học nhằm khuyến khích sự chủ động, sáng tạo của học sinh; một

số giáo viên (đặc biệt là GVTH ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khókhăn) hạn chế về năng lực chuyên môn, chưa đáp ứng được yêu cầu củaviệc thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông

Trang 34

Đội ngũ CBQL hầu hết được đề bạt, bổ nhiệm đều qua các lớp đàotạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ; tinh thần trách nhiệm, năng lực quản lý, chỉđạo được nâng lên, góp phần xây dựng nhiều trường tiên tiến xuất sắc.Tuy nhiên, vẫn còn một số CBQL ở một số trường thiếu năng lực chỉđạo, điều hành; chưa có nhiều sáng tạo trong việc vận dụng các chỉ thị củacấp trên nhằm chuyển hoá vào công việc của đơn vị mình một cách phùhợp.

Cơ sở vật chất không ngừng được đầu tư và tăng cường theo hướngđồng bộ, chuẩn hoá và hiện đại Năm 2001, số phòng học tạm của cả tỉnhchiếm tỉ lệ 28%, hiện nay còn 13%

Trang thiết bị dạy học, sách giáo khoa, sách tham khảo ở thư việncũng được tăng cường; hiện có hơn 40% số trường tiểu học ; 50% sốtrường THCS và 100% trường THPT, phổ thông dân tộc nội trú (DTNT) cóthư viện và hoạt động thường xuyên, các trường THPT và các phòng giáodục đã nối mạng Internet; 50% số trường THCS và 25% số trường tiểu họcđược trang bị máy tính văn phòng

Sự nghiệp giáo dục KonTum đang từng bước chuyển mình và đạtđược những thành tựu đáng khích lệ Tuy nhiên, với những khó khăn mangtính đặc thù như đội ngũ giáo viên của Tỉnh không đồng đều về trình độchính trị, chênh lệch về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, chất lượng chưathật đảm bảo nhất là đội ngũ giáo viên ở vùng sâu, vùng xa

Đại hội Đại biểu tỉnh Đảng bộ KonTum lần thứ XIII đã đề ra phươnghướng, nhiệm vụ của ngành GD&ĐT giai đoạn 2006-2010 như sau: "Củng cố

và nâng cao chất lượng toàn diện giáo dục phổ thông; đẩy mạnh phổ cập tiểuhọc đúng độ tuổi, hoàn thành đúng tiến độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở,tiến tới phổ cập giáo dục trung học phổ thông ở những nơi có điều kiện" Đầu tư nâng cấp và mở rộng hệ thống trường, lớp; tăng cường trangthiết bị dạy và học, nhất là bậc tiểu học và trung học cơ sở Triển khai kịpthời, đầy đủ chính sách hỗ trợ đối với học sinh dân tộc thiểu số".[12,48-49]

2.1.2.2 Thực trạng giáo dục tiểu học tỉnh KonTum

i) Mạng lưới trường, lớp.

Trang 35

Giáo dục tiểu học KonTum trong những năm qua đã có những tiến bộ

rõ rệt về cả chiều rộng lẫn chiều sâu Năm 2000 KonTum được công nhậnđạt chuẩn quốc gia về công tác phổ cập giáo dục tiểu học - xoá mù chữ, đếnnăm 2005 tỉnh đã có 20 xã , phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu họcđúng độ tuổi Đây là mốc quan trọng đánh dấu sự ổn định của sự nghiệpgiáo dục tiểu học tỉnh nhà Giáo dục tiểu học từng bước được tách độc lậpvới giáo dục trung học cơ sở Mạng lưới trường lớp ngày càng được mởrộng và ổn định, các lớp học đã được mở đến các thôn, bản lẻ nhằm tạođiều kiện cho học sinh đến trường Chương trình dạy học được thực hiệntheo phương châm đa dạng hoá, phù hợp với điều kiện giáo dục vùng caoTây Nguyên

Trong 5 năm gần đây số trường tiểu học tăng 29 trường, số lớp tiểuhọc đã tăng được 249 lớp, tách được thêm 11 trường tiểu học từ trườngTHCS Số trường, lớp học 2 buổi/ ngày mới chỉ chiếm số lượng nhỏ (năm

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh KonTum tháng 3/2005)

Về cơ sở vật chất của các trường và lớp được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 5: Số lượng trường, lớp tiểu học và CSVC năm 2005 - 2006

Ngày đăng: 05/04/2013, 09:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý GD&ĐT, Hà Nội Khác
2. Đặng Quốc Bảo (2001), Tổng quan về tổ chức và quản lý. Tài liệu cấp cho lớp cao học - tổ chức và quản lý công tác VH-GD khoá 3 Khác
3. Nguyễn Văn Bình (tổng chủ biên) (1999), Khoa học tổ chức và quản lý - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Trung tâm Nghiên cứu khoa học tổ chức quản lý, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
4. Nguyễn Thanh Bình (2004), Đội ngũ giáo viên yếu tố góp phần tạo nên chất lượng giáo dục, Tạp chí phát triển giáo dục, Hà Nội Khác
5. Nguyễn Quốc Chí-Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về quản lý, Trường Cán bộ quản lý GD & ĐT và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2”, Hà Nội Khác
6. Chỉ thị 40 / CT của Ban bí thư TW Đảng về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục Khác
7. Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI (2003), Kinh ngiệm của các quốc gia, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
8. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 (ban hành kèm theo QĐ số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ),Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
9. Nguyễn Thị Doan - Đỗ Minh Cương - Phương Kỳ Sơn (1996), Các học thuyết quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
10. Nguyễn Bá Dương (1999), Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo, Nxb CTQG, Hà Nội Khác
11. Dự án phát triển giáo viên tiểu học - Bộ GD&ĐT (2004), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Khác
12. Đảng Bộ tỉnh Kon Tum (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIII, Kon Tum Khác
13. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
14. Nguyễn Minh Đường ( 1996), Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX 07-14, Hà Nội Khác
15. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
16. Harold Koontz, Cyril Odonnel, Heinz Weihrich (1994), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Khác
17. Phạm Minh Hạc chủ biên (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ CNH-HĐH, Nxb CTQG, Hà Nội Khác
18. Học viện Hành chính Quốc gia (1997), Quản lý nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội Khác
19. Hà Sỹ Hồ (1985), Những bài giảng về quản lý trường học-tập... , Nxb Giáo dục. Hà Nội Khác
20. Trần Bá Hoành (1994), Tổng quang về đội ngũ giáo viên, Viện Khoa học GD Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Mô hình về quản lý - NHỮNG  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Sơ đồ 1.1. Mô hình về quản lý (Trang 8)
Sơ đồ 1.1.  Mô hình về quản lý - NHỮNG  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Sơ đồ 1.1. Mô hình về quản lý (Trang 8)
Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý - NHỮNG  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý (Trang 10)
Bảng 1. Số lượng trường học của tỉnh KonTum giai đoạn 2001-2005 - NHỮNG  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Bảng 1. Số lượng trường học của tỉnh KonTum giai đoạn 2001-2005 (Trang 31)
Bảng 1. Số lượng trường học của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2001-2005 - NHỮNG  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Bảng 1. Số lượng trường học của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2001-2005 (Trang 31)
Bảng 3. Số lượng giáo viên của tỉnh KonTum giai đoạn 2001-2005 - NHỮNG  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Bảng 3. Số lượng giáo viên của tỉnh KonTum giai đoạn 2001-2005 (Trang 33)
Bảng 3. Số lượng giáo viên của tỉnh KonTum giai đoạn 2001-2005 - NHỮNG  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Bảng 3. Số lượng giáo viên của tỉnh KonTum giai đoạn 2001-2005 (Trang 33)
Bảng 4: Số lượng trường, lớp tiểu học từ 2001-2005 Năm họcSố trường  - NHỮNG  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Bảng 4 Số lượng trường, lớp tiểu học từ 2001-2005 Năm họcSố trường (Trang 35)
Bảng 4: Số lượng trường, lớp tiểu học từ 2001-2005 Năm học Số trường - NHỮNG  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Bảng 4 Số lượng trường, lớp tiểu học từ 2001-2005 Năm học Số trường (Trang 35)
Bảng 6: Số lượng học sinh tiểu học từ 2001- 2005: Năm họcTổng số học sinh Tổng số học sinh dân  - NHỮNG  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Bảng 6 Số lượng học sinh tiểu học từ 2001- 2005: Năm họcTổng số học sinh Tổng số học sinh dân (Trang 37)
Bảng 6: Số lượng học sinh tiểu học từ 2001 - 2005: - NHỮNG  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Bảng 6 Số lượng học sinh tiểu học từ 2001 - 2005: (Trang 37)
Bảng số 8: Xếp loại học lực học sinh tiểu học từ 2001- 2005: - NHỮNG  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Bảng s ố 8: Xếp loại học lực học sinh tiểu học từ 2001- 2005: (Trang 38)
Bảng số 7: Xếp loại đạo đức học sinh tiểu học từ 2001- 2005: - NHỮNG  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Bảng s ố 7: Xếp loại đạo đức học sinh tiểu học từ 2001- 2005: (Trang 38)
Bảng số 7: Xếp loại đạo đức học sinh tiểu học từ 2001 - 2005: - NHỮNG  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Bảng s ố 7: Xếp loại đạo đức học sinh tiểu học từ 2001 - 2005: (Trang 38)
Bảng số 8: Xếp loại học lực học sinh tiểu học từ 2001 - 2005: - NHỮNG  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Bảng s ố 8: Xếp loại học lực học sinh tiểu học từ 2001 - 2005: (Trang 38)
Số lượng học sinh tiểu học của toàn tỉnh thể hiện tại bảng sau: - NHỮNG  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
l ượng học sinh tiểu học của toàn tỉnh thể hiện tại bảng sau: (Trang 39)
Bảng 9: Tỉ lệ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi - NHỮNG  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Bảng 9 Tỉ lệ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (Trang 39)
Bảng 9: Tỉ lệ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi Các tiêu chí 2000 - 2001 2004 - 2005 - NHỮNG  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Bảng 9 Tỉ lệ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi Các tiêu chí 2000 - 2001 2004 - 2005 (Trang 39)
Bảng 10: Thực trạng về học sinh tiểu học năm 2005- 2006 - NHỮNG  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Bảng 10 Thực trạng về học sinh tiểu học năm 2005- 2006 (Trang 40)
Bảng 10: Thực trạng về học sinh tiểu học năm 2005 - 2006 - NHỮNG  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Bảng 10 Thực trạng về học sinh tiểu học năm 2005 - 2006 (Trang 40)
Bảng 11: Số lượng GVTH và tỉ lệ giáo viên/lớp - NHỮNG  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Bảng 11 Số lượng GVTH và tỉ lệ giáo viên/lớp (Trang 41)
Bảng 11: Số lượng GVTH và tỉ lệ giáo viên / lớp Năm học Tổng số GV Tổng số lớp Tỉ lệ GV/ lớp - NHỮNG  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Bảng 11 Số lượng GVTH và tỉ lệ giáo viên / lớp Năm học Tổng số GV Tổng số lớp Tỉ lệ GV/ lớp (Trang 41)
Bảng 12: Trình độ đào tạo của đội ngũ GVTH - NHỮNG  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Bảng 12 Trình độ đào tạo của đội ngũ GVTH (Trang 42)
Bảng 12: Trình độ đào tạo của đội ngũ GVTH - NHỮNG  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Bảng 12 Trình độ đào tạo của đội ngũ GVTH (Trang 42)
Bảng 13: Giáo viên giỏi các cấp năm học 2005- 2006 Tổng số  - NHỮNG  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Bảng 13 Giáo viên giỏi các cấp năm học 2005- 2006 Tổng số (Trang 43)
Bảng 13: Giáo viên giỏi các cấp năm học 2005 - 2006 - NHỮNG  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Bảng 13 Giáo viên giỏi các cấp năm học 2005 - 2006 (Trang 43)
Bảng 1 4: Thống kê tuổi đời, tuổi nghề của GVTH năm học 2005- 2006 Tuổi đời (năm)Tuổi nghề (năm) - NHỮNG  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Bảng 1 4: Thống kê tuổi đời, tuổi nghề của GVTH năm học 2005- 2006 Tuổi đời (năm)Tuổi nghề (năm) (Trang 44)
Bảng 14 : Thống kê tuổi đời, tuổi nghề của GVTH năm học 2005 -  2006 - NHỮNG  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Bảng 14 Thống kê tuổi đời, tuổi nghề của GVTH năm học 2005 - 2006 (Trang 44)
Bảng 16: Bồi dưỡng giáo viên thay sách giáo khoa mới giai đoạn 2002-2005 - NHỮNG  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Bảng 16 Bồi dưỡng giáo viên thay sách giáo khoa mới giai đoạn 2002-2005 (Trang 50)
Bảng 16: Bồi dưỡng giáo viên thay sách giáo khoa mới - NHỮNG  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Bảng 16 Bồi dưỡng giáo viên thay sách giáo khoa mới (Trang 50)
Bảng17. Ý kiến về nội dung bồi dưỡng giáo viên - NHỮNG  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Bảng 17. Ý kiến về nội dung bồi dưỡng giáo viên (Trang 51)
- Ý kiến về hình thức bồi dưỡng giáo viên: - NHỮNG  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
ki ến về hình thức bồi dưỡng giáo viên: (Trang 52)
Do đặc điểm địa hình của tỉnh phức tạp, một số giáo viên ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, .. - NHỮNG  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
o đặc điểm địa hình của tỉnh phức tạp, một số giáo viên ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, (Trang 55)
Bảng 20. Ý kiến của CBQL trường tiểu học về nội dung bồi dưỡng GVTH tỉnh KonTum - NHỮNG  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Bảng 20. Ý kiến của CBQL trường tiểu học về nội dung bồi dưỡng GVTH tỉnh KonTum (Trang 55)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w