Bồi dưỡng chuẩn hoá trình độ giáo viên 5.6 7.8 26.6 4Bồi dưỡng theo chuyên đề ở trường, cụm

Một phần của tài liệu NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 52 - 55)

- Chất lượng học sinh

3Bồi dưỡng chuẩn hoá trình độ giáo viên 5.6 7.8 26.6 4Bồi dưỡng theo chuyên đề ở trường, cụm

trường

25.1 26.8 48.15 Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ và 5 Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ và

đổi mới chương trình phổ thông

30.1 32.6 37.3

Qua bảng 18 ta thấy rằng: Trong những năm qua, việc bồi dưỡng giáo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học đã được hiệu trưởng áp dụng các hình thức như: Bồi dưỡng qua các lớp tập trung dài hạn, ngắn hạn( cử giáo viên đi học nâng chuẩn theo các hệ chuyên tu, tại chức, từ xa, ...), bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, bồi dưỡng theo các

chuyên đề, bồi dưỡng tại trường, cum trường, bản thân các giáo viên tự học, tự bồi dưỡng. Hình thức tổ chức bồi dưỡng GVTH tỉnh KonTum nói chung đa dạng, linh hoạt và phong phú. Từ việc quản lý công tác bồi dưỡng của các hiệu trưởng trường tiểu học đến việc kết hợp với Trường Cao đằng Sư phạm của tỉnh mở các lớp bồi dường dài hạn, ngắn hạn và việc tổ chức các chuyên đề ngắn ngày trong năm học, tổ chức bồi dưỡng thường xuyên trong hè , ...đã giúp giáo viên có nhiều cơ hội học tập, dần dần đưa công tác bồi dưỡng thành nhu cầu, thành ý thức tự giác nhất là đối với giáo viên ở những vùng thị trấn, vùng đông dân cư và ở các trường lớn trong tỉnh. Song cũng có một số lượng không nhỏ các giáo viên cho rằng các hình thức bồi dưỡng nêu trên là chưa phù hợp, như vậy các nhà quản lý cần phải tìm hiểu nguyên nhân này để khắc phục cho các kỳ bồi dưỡng sau.

2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG GVTH TỈNH KONTUM TRONG NHỮNG NĂM QUA TÁC BỒI DƯỠNG GVTH TỈNH KONTUM TRONG NHỮNG NĂM QUA

2.4.1. Những điểm mạnh.

Được sự quan tâm và chỉ đạo chặt chẽ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự quan tâm và tạo nhiều điều kiện thuận lợi của các cấp lãnh đạo Đảng và Chính quyền địa phương, ngành GD&ĐT tỉnh KonTum tiến hành tổ chức triển khai có hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên.

Bộ GD&ĐT đã có kế hoạch triển khai cụ thể về công tác bồi dưỡng thường xuyên cho từng chu kỳ, đặc biệt là chu kỳ 2003-2007, có sự chỉ đạo chặt chẽ cho các Sở GD&ĐT, các trường Sư phạm, các Phòng GD&ĐT, các trường tiểu học; đã cung cấp đủ tài liệu, sổ tay hướng dẫn và hướng dẫn sử dụng băng hình đến từng GVTH .Việc đầu tư kinh phí bồi dưỡng cũng được đáp ứng kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho người học.

Bộ GD&ĐT đã tổ chức tốt các lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt các tỉnh để triển khai kịp thời và đúng mục tiêu và chủ trương bồi dưỡng.

2.4.2. Những điểm yếu.

2.4.2.1. Việc nâng cao nhận thức đối với hoạt động bồi dưỡng.

Qua khảo sát cho thấy hầu hết hiệu trưởng các trường tiểu học trong tỉnh đều nhận thức được rằng vấn đề bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là điều không thể thiếu trong mỗi nhà trường. Bởi vì giáo viên là

nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, nếu chất lượng giáo viên của nhà trường kém thì rõ ràng chất lượng giáo dục không thể là điều ngược lại.

Sau một thời gian triển khai và thực hiện công tác bồi dưỡng, đa số giáo viên tham gia bồi dưỡng đã nhận thức được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác giáo dục, hiểu biết về công tác quản lý giáo dục và các lĩnh vực khoa học được mở rộng, gắn với quan điểm đổi mới của Đảng để từ đó vận dụng vào thực tế công tác giảng dạy góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Ý thức tổ chức, thái độ học tập, nghiên cứu của giáo viên trong các lớp bồi dưỡng rất nghiêm túc với tinh thần tự giác và cầu thị. Như vậy, nhận thức của giáo viên qua các đợt bồi dưỡng đã nâng lên rõ rệt.

Song vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu của công tác bồi dưỡng. Điều này có ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng. Nguyên nhân khách quan là: công tác tuyên truyền , giáo dục chưa thật tốt; công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá giáo viên chưa thật chặt chẽ và chưa được coi trọng. Nguyên nhân chủ quan là: một số lớp tập huấn BDGV chất lượng chưa cao, do chưa thực sự đổi mới phương pháp, cách tổ chức bồi dưỡng để gây hứng thú và tạo ra ý thức chủ động, sáng tạo của người học; chưa gắn BDGV với công tác đánh giá, khen thưởng, đề bạt, ... đối với giáo viên; các điều kiện phục vụ cho bồi dưỡng như tài liệu, kinh phí, cơ sở vật chất còn hạn chế, người học chưa thực sự chủ động tích cực khắc phục khó khăn để học tập tại các khoá bồi dưỡng.

2.4.2.2. Công tác thiết lập và thực hiện kế hoạch quản lý của hiệu trưởng đối với công tác bồi dưỡng giáo viên.

Mặc dù tỉnh đã có kế hoạch bồi dưỡng tương đối cụ thể gửi về các trường, song vần còn có một số hiệu trưởng các trường tiểu học đã không tính đến nhu cầu cụ thể, nguyện vọng bồi dưỡng của từng cá nhân hoặc không nhì thấy những điểm yếu, những mặt hạn chế của giáo viên để giải quyết cho giáo viên trong công tác bồi dưỡng, các lớp bồi dưỡng còn mang tính đại trà, số lượng lớp nhiều khi quá đông nhất là với chương trình bồi dưỡng thường xuyên. Đội ngũ cốt cán khi tiếp thu về truyền đạt lại qua nhiều tầng nên khi đến từng giáo viên thì lượng tri thức đã bị hao hụt.

Do đặc điểm địa hình của tỉnh phức tạp, một số giáo viên ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, ... thường có tâm lý e ngại khi phải đi học bồi dưỡng ở các địa điểm trung tâm như vậy đối với họ việc bồi dưỡng này mang tính bắt buộc. Các lớp học thường chung cho tất cả các đối tượng chứ chưa phân hoá theo trình độ đào tạo, phân vùng địa lý hay phân hoá theo năng lực chuyên môn. Hàng năm các trường tiểu học chưa đánh giá, phân loại chuyên môn cho từng giáo viên nên có ảnh hưởng rất lớn đến công tác bồi dưỡng giáo viên. Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên trong các nhà trường vẫn chưa sát với nhu cầu bồi dưỡng của từng giáo viên. Bên cạnh đó, ĐNGV cốt cán chưa ổn định, một số giáo viên chưa chưa thực sự đủ năng lực làm công tác bồi dưỡng; việc hướng dẫn cho học viên tự học; việc giải đáp thắc mắc cho giáo viên chưa hiệu quả.

2.4.2.3. Về nội dung chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng giáo viên.

Bảng19. Ý kiến của CBQL trường tiểu học về hình thức bồi dưỡng GVTH tỉnh KonTum

TT Hình thức Mức độ đánh giá( % )

Rất phù

hợp Phù hợp

Chưa phù hợp

1 Bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn tại huyện/ tỉnh theo hình thức học tại chức, chuyên

Một phần của tài liệu NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 52 - 55)