KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN.

Một phần của tài liệu NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 60 - 62)

- Hiệu trưởng các trường tiểu học chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác bồi dưỡng giáo viên nên nhận thức của giáo viên đối với công

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN.

1. KẾT LUẬN.

1) Với mục đích đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đổi với hoạt động bồi dưỡng giáo viên tại các trường Tiểu học của tỉnh KonTum, chúng tôi đã đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu:

- Xác định cơ sở lý luận về quản lý công tác bồi dưỡng ĐNGV các trường tiểu học.

- Tìm hiểu thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng ĐNGV các trường tiểu học tỉnh KonTum trong một số năm gần đây.

- Đề xuất một số biện pháp quản lý chủ yếu của hiệu trưởng đối với công tác bồi dưỡng đội ngũ GVTH trong tỉnh KonTum; đồng thời bước đầu khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đó.

2) Trong nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên, chúng tôi nhận thấy chất lượng và hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học phụ thuộc vào các hoạt động quản lý của người hiểu trưởng ở các mặt hoạt động chủ yếu sau:

- Hoạt động quản lý của người hiểu trưởng đối với việc nâng cao nhận thức về bồi dưỡng giáo viên cho các lực lượng tham gia giáo dục và cho đội ngũ giáo viên.

- Công tác thiết lập và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên.

- Nội dung chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng.

- Cơ sở vật chất và các chính sách ưu đãi ngộ đối với giáo viên . - Phát huy sự chủ động trong hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên. - Công tác kiểm tra, đánh giá của các cấp quản lý.

3) Khi nghiên cứu thực trạng các hoạt động quản lý của người hiệu trưởng trên các mặt hoạt động trong công tác bồi dưỡng giáo viên nói trên, chúng tôi thấy ở nhiều trường người hiệu trưởng đã thực hiện được các nội dung hoạt động đó; nhưng kết quả chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng đó là do các hiệu trưởng chưa có một hệ thống biện pháp mang tính cần thiết và khả thi để tổ chức các hoạt động đó.

4) Từ những kết quả rút ra trong nghiên cứu lý luận, kết hợp với các kết quả nghiên cứu thực trạng, chúng tôi đã đề xuất một hệ thống gồm 6 biện pháp quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên. Các biện pháp này đã được chúng tôi kiểm chứng bước đầu và kết quả xin ý kiến chuyên gia cho thấy các biện pháp này đều là cần thiết và có tính khả thi.

Như vậy, các nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành, mục đích nghiên cứu đã đạt được và đặc biệt là giả thuyết khoa học mà chúng tôi đề ra đã được minh chứng.

Các giải pháp này có thể được các hiệu trưởng trường tiểu học ở tỉnh KonTum sử dụng để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên; đồng thời có thể áp dụng vào các trường tiểu học của một số tỉnh khác có hoàn cảnh KT-XH và đặc điểm về phát triển giáo dục giống như KonTum.

2. ĐỀ NGHỊ.

Để hiệu trưởng các trường tiểu học trong tỉnh KonTum thực hiện hiệu quả các biện pháp này, chúng tôi xin được đề nghị:

Một phần của tài liệu NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w