- Chất lượng học sinh
2.2.2. Về trình độ đào tạo và chất lượng của ĐNGV tiểu học
Trình độ của ĐNGV có ý nghĩa quyết định đối với các hoạt động giáo dục, đặc biệt là trong công tác giảng dạy. Trình độ ĐNGV thể hiện trên các mặt: Phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức, kiến thức, năng lực sư phạm.
Phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức: trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh KonTum không có GVTH bỏ nghề hoặc vi phạm pháp luật của nhà nước. Tỉ lệ giáo viên là Đảng viên ngày càng tăng, đó là một minh chứng cho sự giác ngộ lý tưởng cách mạng ngày càng cao trong ĐNGV tiểu học. hiện nay số giáo viên là đảng viên chiếm 16%.
Tư cách đạo đức của ĐNGV được biểu hiện thành lối sống, hành vi trong hoạt động giáo dục, sự quý trọng danh dự, nghề nghiệp, tình đoàn kết và thương yêu, tôn trọng nhân cách học sinh. Nhìn chung ĐNGV tiểu học tỉnh KonTum là những người yêu nghề, yêu học sinh, yên tâm công tác và gắn bó với cộng đồng, địa phương nơi trường đóng.
Trình độ chuyên môn sư phạm của giáo viên là trình độ kiến thức mà giáo viên được đào tạo ban đầu ở trường sư phạm và những kiến thức khác do tự học và bồi dưỡng. Khảo sát thực trạng về trình độ đào tạo của ĐNGV tiểu học tỉnh KonTum cho thấy: trong tổng số 2859 giáo viên có 2020 giáo viên đạt chuẩn (tỉ lệ 70,65% ) và có 714 giáo viên trên chuẩn chiếm tỉ lệ 24,97%. Như vậy vẫn còn 125 GVTH chưa đạt chuẩn chiếm tỉ lệ 4,38%.
Đến thời điểm tháng 3 năm 2006, số GVTH trong tỉnh có trình độ đại học là: 601 chiếm 21,02%; số giáo viên có trình độ CĐSP là: 113 chiếm 3,95%; só giáo viên có trình độ THSP là: 2020 chiếm 70,65% và số giáo viên có trình độ sơ cấp là 125 chiếm 4,38%. Thực tế, tuy số lượng giáo viên có trình độ đại học, cao đẳng và tỉ lệ đạt chuẩn khá cao, nhưng năng lực thực tiễn công tác (giảng dạy, giáo dục) chưa tương xứng. Đây là một mâu thuẫn giữa trình độ và năng lực trong vấn đề chất lượng ĐNGVTH.(xem bảng 12, 13). Mâu thuẫn này do nhiều lý do tạo thành: Cơ cấu ĐNGV chưa hợp lý (thừa môn này nhưng lại thiếu môn kia; vùng khó khăn, giáo viên trẻ, tay nghề non nớt chiếm số đông và ngược lại, vùng thuận lợi lại có trường thừa giáo viên có kinh nghiệm). Do hoàn cảnh lịch sử, tỉnh KonTum còn tồn tại một bộ phận không nhỏ giáo viên được đào tạo dạng “cấp tốc”, chưa đạt chuẩn, năng lực sư phạm quá yếu. Hầu hết giáo viên có trình độ đại học, cao đẳng được đào tạo theo hình thức tại chức, cử tuyển, từ xa, công tác đào tạo chính quy ở trường CĐSP (vì những lý do khách quan) trong một thời gian dài chưa đảm bảo chất lượng, đối tượng học sinh có tính đặc thù, điều kiện phục vụ, công tác giảng dạy chưa đáp ứng, chưa đủ điều kiện để giáo viên nâng cao nghiệp vụ sư phạm, kể cả công tác bồi dưỡng thường xuyên hàng năm cho giáo viên cũng chưa được đảm bảo.
Bảng 12: Trình độ đào tạo của đội ngũ GVTH
Tổng số Đại học Cao đẳng THSP Sơ cấp
SL % SL % SL % SL %
(Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh KonTum, tháng 3/2006)
Bảng 13: Giáo viên giỏi các cấp năm học 2005 - 2006 Tổng số
Giáo viên
Giáo viên giỏi cấp trường
Giáo viên giỏi cấp huyện
Giáo viên giỏi cấp tỉnh
Giáo viên giỏi cấp quốc gia
SL % SL % SL % SL %
2859 381 13,3 232 8,1 54 1,9 6 0,2
( Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Kon Tum )
Bảng13 cho thấy: số giáo viên giỏi từ cấp trường đến cấp quốc gia chưa đạt được 1/3 tổng số GVTH của tỉnh (673/2859 chiếm tỉ lệ 23,53%). Trong đó GVG quốc gia mới chỉ đạt 0,2 %. Điều này thể hiện một phần sự hạn chế về chất lượng của GNGVTH tỉnh KonTum.
2.2.3. Về cơ cấu ĐNGV tiểu học.
Cơ cấu ĐNGV được khảo sát và đánh giá trên các mặt: cơ cấu chuyên môn, giới tính, tuổi đời, tuổi nghề, thành phần dân tộc. Sự phù hợp về mặt cơ cấu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công, phân nhiệm, đảm bảo cho các hoạt động trong nhà trường thực hiện đạt kết quả cao.
Cơ cấu chuyên môn: Tính đến đầu năm 2006, tổng số GVTH của toàn tỉnh là 2859 trong đó chỉ có 278 giáo viên phụ trách công tác đoàn, đội và giáo viên dạy các môn năng khiếu như: Âm nhạc, Thể dục, Mỹ thuật. Như vậy cơ cấu chuyên môn ĐNGV các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh KonTum chưa cân đối, thiếu đồng bộ. đây là một rào cản lớn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ.
Cơ cấu về giới tính và thành phần dân tộc: Trong tổng số 2859 GVTH của toàn tỉnh chỉ có 574 giáo viên nam, chiếm tỉ lệ là 20.08%, còn lại 2285 giáo viên nữ chiếm tỉ lệ 79,92%, trong đó giáo viên người dân tộc là 531 chiếm tỉ lệ 18,57 %, nhiều trường tiểu học không có giáo viên nam, thiên chức người phụ nữ là sinh con và nuôi con nhỏ nên họ phải có thời gian nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ, ... đây là một trong những yếu tố làm cho việc bố trí công tác giảng dạy gặp nhiều khó khăn.
Do đặc thù của tỉnh KonTum, hiện tại có tới 71,8% là học sinh dân tộc thiểu số trong tổng số học sinh tiểu học của tỉnh. Nên chăng, ngành giáo dục tỉnh nói chung và các trường tiểu học nói riêng cần thiết phải có một tỉ
lệ nhất định giáo viên người dân tộc thiểu số để vừa thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, vừa phát huy khả năng đặc trưng dân tộc của giáo viên trong việc giảng dạy và quản lý học sinh?
Hiện nay số lượng giáo viên người DTTS ở ngành giáo dục nói chung và ở ngành giáo dục tiểu học nói riêng trên địa bàn tỉnh KonTum chiếm tỉ lệ thấp. Tỉ lệ GVTH người dân tộc thiểu số so với tổng số GVTH chỉ chiếm 18,57%. Việc giáo viên người dân tộc chiếm tỉ lệ thấp trong các trường tiểu học, nhất là các trường nằm trong vùng đồng bào dân tộc sinh sống, những trường có 100% là học sinh dân tộc, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục, đặc biệt là chất lượng PCGDTH.
Cơ cấu về tuổi đời và tuổi nghề: Tuổi đời và tuổi nghề của ĐNGV tiểu học được khảo sát ở 4 mức (xem bảng 14):
- Mức thứ nhất tuổi đời dưới 30, tuổi nghề dưới 5 năm. Ở mức này được xem là tuổi đời còn trẻ, tuổi nghề còn ít.
- Mức thứ hai: tuổi đời từ 31 đến 40 và tuổi nghề từ 5 đến 15 năm. Ở mức độ này, giáo viên tiểu học được xem là ở độ đang trưởng thành.
- Mức thứ ba: tuổi đời từ 41 đến 50, tuổi nghề từ 16 đến 25 năm. Ở mức này, giáo viên ở độ trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm, năng lực phát triển ở mức độ cao, có tính thận trọng và ý thức về trách nhiệm cao trong công việc nhưng ít năng động.
- Mức thứ 4: tuổi đời từ 51 đến 60, tuổi nghề trên 25 năm. Ở mức này sự phát triển của giáo viên giảm về cả thể chất lẫn tinh thần. Năng lực lao động biểu hiện bằng kinh nghiệm, rất thận trọng nên hạn chế về sự năng động, sáng tạo.
Bảng 14 : Thống kê tuổi đời, tuổi nghề của GVTH năm học 2005 - 2006 Tuổi đời (năm) Tuổi nghề (năm)
30 31-40 41-50 51-60 5 5-15 16-25 25 Tổng số 1356 1014 357 132 1202 1045 408 204 Tỉ lệ % 47.43 35.46 12.49 4.62 42.0 4 36.55 14.27 7.14
( Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh KonTum ) Bảng 14 cho thấy:
- ĐNGVTH học tỉnh KonTum có tuổi đời trẻ chiếm 47.43%, tuổi nghề dưới 5 năm chiếm tỉ lệ 42.04%. đây là điều đáng mừng cho sự nghiệp giáo dục tỉnh KonTum nhất là trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ. Đây là lực lượng trẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo trong mọi công việc nhất là trong công cuộc đổi mới giáo dục tiểu học như hiện nay. Nhưng đây cũng là một vấn đề mà các nhà quản lý giáo dục trong nhà trường cần có sự quan tâm đúng mức: đội ngũ giáo viên trẻ có ít kinh nghiệm trong việc dạy học và quản lý học sinh, ... họ dễ bị dao động, nhất là trong tình hình ổn định công tác ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.
- Số giáo viên có tuổi đời từ 31 đến 40, tuổi nghề từ 5 năm đến 9 năm chiếm hơn 1/3 tổng số GVTH của tỉnh. Đây chính là lực lượng nòng cốt, có thâm niên giảng dạy và kinh nghiệm phong phú, có thể phát huy thế mạnh trong công tác và giảng dạy, đa số giáo viên giỏi của tỉnh là ở trong độ tuổi này. Đây là lực lượng mạnh, tạo nên hiệu quả giáo dục cao trong những năm qua.
- Số giáo viên ở mức thứ 3 và mức thứ 4 chiếm số lượng ít tỉ lệ khoảng gần 20%. Phần lớn số giáo viên này hiện nay đang là cán bộ quản lý trong các trường tiểu học.