Mối quan hệ giữa hoạt động quản lý của người hiệu trưởng tiểu học với chất lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên.

Một phần của tài liệu NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 25 - 28)

tiểu học với chất lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên.

Như trên đã phân tích, chất lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên phụ thuộc phần nhiều vào công tác quản lý của người hiệu trưởng đối với lĩnh vực này. Để quản lý có chất lượng công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, hiệu trưởng tiểu học phải quan tâm đầy đủ tới các lĩnh vực sau:

1.5.2.1 Nhận thức về hoạt động bồi dưỡng giáo viên đối với hoạt động quản lý của hiệu trưởng.

Chất lượng và hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên phụ thuộc vào hoạt động quản lý của hiệu trưởng trong việc nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia giáo dục, đặc biệt là của ĐNGV.

1.5..2 Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của người hiệu trưởng đối với chất lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên.

Việc định ra các kế hoạch khả thi về quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng nhà trường như kế hoạch bồi dưỡng cụ thể cho từng năm học, bồi dưỡng định kỳ, bồi dưỡng thường xuyên, tự bồi dưỡng, ... có tác dụng định hướng cho hoạt động bồi dưỡng. Nó chỉ ra mục tiêu, dự kiến các biện pháp, dự kiến huy động nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các hoạt động tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên.

Chất lượng của hoạt động lập kế hoạch quản lý của người hiệu trưởng có mối quan hệ mật thiết đến chất lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên.

1.5.2.3 Nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng đối với chất lượng và hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên.

Khi thực hiện công tác bồi dưỡng đội ngũ, nếu biết kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và bồi dưỡng, đồng thời coi đào tạo và bồi dưỡng là một quá trình xen kẽ, nối tiếp nhau thì chất lượng bồi dưỡng sẽ được nâng cao. Nội dung bồi dưỡng kết hợp kiến thức cơ bản với kỹ năng, năng lực sư phạm cần thiết theo hướng cần gì học nấy và thực hiện phương châm học suốt đời. Cần chú ý đến trình độ đào tạo, nhu cầu bồi dưỡng của từng cá nhân giáo viên trên cơ sở đó có nội dung và phương pháp phù hợp với nhu cầu, lợi ích,

hứng thú của từng loại đối tượng giáo viên, có kế hoạch thu hút tất cả giáo viên vào các hình thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

Phương pháp và hình thức bồi dưỡng là công cụ và phương tiện để đạt tới mục tiêu bồi dưỡng. Vì vậy, hiệu trưởng cần phải biết cải tiến nội dung và hình thức bồi dưỡng nhằm đảm bảo sự kết hợp cân đối và hài hoà giữa yêu cầu trước mắt với yêu cầu lâu dài đối với công tác bồi dưỡng giáo viên. Người hiệu trưởng phải biết căn cứ vào tiêu chuẩn giáo viên trong trường chuẩn quốc gia, các chuẩn giáo viên tiểu học do Bộ GD&ĐT đã ban hành để xác định và luôn luôn cải tiến về nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức bồi dưỡng.

1.5.2.4. Chất lượng của các điều kiện vật chất, chế độ chính sách đối với hoạt động bồi dưỡng giáo viên.

Cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật là điều kiện và phương tiện tất yếu để thực hiện hoạt động bồi dưỡng giáo viên. Không thể tổ chức hoạt động bồi dưỡng khi không có các điều kiện như kinh phí, tài liệu tham khảo, phòng học, thiết bị dạy học, phương tiện giao thông, điện, nước, sân vườn, bãi tập,...

Cần xây dựng các chế độ chính sách, khuyến khích về vật chất và tinh thần, chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với việc tự giác thực hiện việc bồi dưỡng của mỗi giáo viên nhằm tạo động lực để giáo viên tích cực tự giác tham gia vào hoạt động bồi dưỡng.

Như vậy, chất lượng và hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên phụ thuộc vào hoạt động quản lý có hiệu quả các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng của người hiệu trưởng .

1.5.2.5. Hoạt động tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên đối với chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng giáo viên.

Học và tự học là hai mặt có mối quan hệ hữu cơ đối với việc nâng cao chất lượng dạy học. Cũng như vậy, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cũng luôn gắn kết với nhau để tạo chất lượng của hoạt động bồi dưỡng.

Trong hoàn cảnh hiện nay khi mà các phương tiện thông tin phát triển mạnh mẽ, các ứng dụng và tiện ích của thông tin nhiều, thì người giáo viên có thể tự khai thác các kiến thức “cần phải biết” để phục vụ cho hoạt động giáo dục và dạy học của mình. Hiệu trưởng tiểu học phải có biện pháp

khuyến khích và giúp đỡ GV tự học. Điều này có ảnh hưởng lớn đến chất lượng chung của công tác bồi dưỡng giáo viên.

1.5.2.6. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên .

Để hoạt động bồi dưỡng giáo viên ngày càng có hiệu quả thì người hiệu trưởng phải kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng sau mỗi đợt tổ chức . Hoạt động này giúp người hiệu trưởng biết được những mặt tốt để phát huy, những lệch lạc để điều chỉnh và nhưng sai phạm để có quyết định xử lý; mặt khác nó giúp cho chính đội ngũ giáo viên biết được các hạn chế (chưa đạt yêu cầu của bồi dưỡng) để cố gắng hơn. Như vậy kiểm tra và đánh giá có tác động đến chất lượng và hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên.

Kết luận chương 1

Chất lượng nguồn nhân lực đang là mục tiêu và động lực của phát triển KT-XH. Để đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH nói chung và phát triển giáo dục nói riêng thì phải nâng cao chất lượng giáo dục, trước hết là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung và GVTH nói riêng thì cần tiến hành hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn giáo viên đã được Bộ GD&ĐT quy định.

Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên và các yếu tố quản lý có tác động đến chất lượng hoạt động bồi dưỡng giáo viên bao gồm:

- Sự tác động của hiệu trưởng đến nhận thức của các lực lượng tham gia giáo dục, trong đó chủ yếu là nhận thức của đội ngũ giáo viên.

- Kế hoạch thực hiện hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên do hiệu trưởng thiết lập và thực hiện.

- Nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng do người hiệu trưởng chọn lọc để thực hiện hoạt động bồi dưỡng.

- Các điều kiện vật chất và phương tiện thực hiện hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên do hiệu trưởng huy động và quản lý sử dụng.

- Hoạt động tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên dưới sự tổ chức và quản lý của người hiệu trưởng.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của người hiệu trưởng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương 2

Một phần của tài liệu NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 25 - 28)