Kiến thức cơ bản về các lĩnh vực KT-XH

Một phần của tài liệu NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 56 - 58)

- Chất lượng học sinh

5Kiến thức cơ bản về các lĩnh vực KT-XH

KT-XH

28.8 41.6 29.9Nội dung, hình thức bồi dưỡng giáo viên đã góp phần tích cực trong Nội dung, hình thức bồi dưỡng giáo viên đã góp phần tích cực trong việc đổi mới giáo dục tiểu học, và đã nâng dần chất lượng ĐNGV tiểu học, bên cạnh đó vẫn còn một số nội dung, hình thức bồi dưỡng,có những chuyên đề, bộ phận của chuyên đề chưa hợp lý, chưa gắn với giáo dục tiểu học, thậm chí chưa phù hợp với đối tượng bồi dưỡng. Các chương trình bồi dưỡng chưa chú ý đến đặc điểm địa phương, vùng miền để đề ra các nội dung bồi dưỡng phù hợp. Các biện pháp đề ra chưa cụ thể, chưa đủ mạnh đặc biệt là ở các chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên, biện pháp còn mang tính hình thức, các văn bản pháp quy còn nhiều bất cập, tại cùng một thời điểm với số giáo viên tham gia bồi dưỡng đông, do đó việc bồi dưỡng đôi khi còn mang tính hình thức. Rất ít những thắc mắc được đề xuất, có chăng cũng chỉ là câu hỏi về những khó khăn cụ thể của nghề nghiệp. Tài liệu có trong tay, nhưng sự nghiên cứu thực sự còn rất hạn chế. Câu hỏi kiểm tra được yêu cầu dồn vào một vài chủ điểm cho trước dẫn tới việc đánh giá kết quả chưa thực chất dần đến hiệu quả của công tác bồi dưỡng chưa cao.

Phương pháp bồi dưỡng giáo viên chậm đổi mới, chủ yếu giáo viên thuyết trình, học viên tập trung nghe giảng, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của học viên, ... Vì nhiều lý do khách quan và chủ quan mà giáo viên dạy chương trình và SGK mới vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như: lúng túng trong phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh; trong việc sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại; vẫn còn nhiều giáo viên ở vùng sâu, vùng xa dạy theo phương pháp cũ.

Như vậy hiệu trưởng nhà trường phải thật sự nổ lực trong công tác bồi dưỡng giáo viên nhằm giúp cho giáo viên trong nhà trường sau khi được bồi dưỡng hoặc cử đi bồi dưỡng nâng cao nhận thức nghề nghiệp, nâng cao hiểu biết về nội dung môn học và về phương pháp dạy học, giáo dục theo hướng đổi mới, vừa thiết thực, vừa cụ thể giúp giáo viên vận dụng có hiệu quả trong công tác giáo dục và giảng dạy hàng ngày.

2.4.2.4. Về các điều kiện vật chất và chế độ chính sách đối với giáo viên trong hoạt động bồi dưỡng.

Cơ sở vật chất đối với công tác bồi dưỡng trong những năm qua đã được đầu tư thích đáng nhưng đối với yêu cầu công tác bồi dưỡng nhằm đổi mới chương trình giáo dục phổ thông như hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Việc chuẩn bị cho công tác bồi dưỡng giáo viên như: SGK, sách giáo viên, thiết bị, phòng học, kinh phí, giảng viên, ... chưa đồng bộ và kịp thời, vẫn còn tình trạng phòng học bố trí hàng trăm người ngồi nghe giảng viên giảng. Điều kiện ăn ở, nghỉ trưa, nghỉ qua đêm cho giáo viên còn nhiều khó khăn, tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng chưa phát hành và biên soạn, cấp đủ, kịp thời, giáo viên chưa có thời gian tự nghiên cứu tài liệu trướng khi đến lớp, phương tiện bồi dưỡng còn thiếu thốn, lạc hậu, ...

Các chính sách nhằm động viên, khuyến khích các giáo viên tham dự các khoá bồi dưỡng và sau khi đã tham gia bồi dưỡng (có chứng chỉ) cũng còn chưa thực sự rõ ràng và thực hiện chưa kịp thời.

2.4.2.5. Về việc quản lý đối với công tác tự học và tự bồi dưỡng vủa giáo viên.

Công tác tự học, tự bồi dưỡng là phương thức rất quan trọng song hầu hết hiệu trưởng các trường tiểu học chưa xây dựng được kế hoạch cho tập thể và cá nhân ngay tại cơ sở trường học. Việc tổ chức, quản lý hoạt động

tự học hầu như chưa được các cấp quản lý chú ý tới, mà chỉ tuỳ thuộc vào ý thức tự giác và nổ lực của từng giáo viên. song hầu như tính tự giác của giáo viên chưa cao nên việc quản lý và chỉ đạo về công tác bồi dưỡng còn hình thức, kém hiệu quả.

Chưa có cơ chế, chế tài được quy định cụ thể trong các nhà trường đối với các giáo viên không tham gia hoặc chưa hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo quy định, bên cạnh đó cũng chưa có cơ chế khen thưởng kịp thời đối với những đơn vị, cá nhân thực hiện tốt việc bồi dưỡng thường xuyên, do đó phần nào chưa động viên và khuyến khích được khả năng tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên.

2.4.2.6. Về kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng giáo viên.

Kiểm tra, đánh giá là một trong những khâu rất quan trong trong công tác bồi dưỡng giáo viên. Trong những năm qua các cấp lãnh đạo , hiệu trưởng các trường tiểu học, ĐNGV đã thực hiện tương đối tốt công tác BDGV nhưng mới chỉ dừng lại ở kiểm tra sau một số chuyên đề, có chuyên đề thông báo được kết quả, có chuyên đề không kiểm tra, mới chỉ tổ chức thi cấp chứng chỉ cho các chương trình BDTX theo chu kỳ. Tuy nhiên chương trình thi này do mang tính đại trà nên kết quả chưa thực sự phản ánh chất lượng, hiệu quả của công tác bồi dưỡng. Đổi mới kiểm tra, đánh giá là biện pháp để có thông tin hai chiều, kích thích được công tác bồi dưỡng.

2.4.3. Nguyên nhân của những yếu kém.

Một phần của tài liệu NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 56 - 58)