1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số vấn đề của pháp luật về chào bán chứng khoán ở Việt Nam

76 1,3K 28
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 400 KB

Nội dung

Một số vấn đề của pháp luật về chào bán chứng khoán ở Việt Nam

Trang 1

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của Đề tài

Chứng khoán và thị trường chứng khoán là một bộ phận gắn liền với nềnkinh tế thị trường Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời vào hoạt động từtháng 7 năm 2000 là sự kiện đánh dấu bước phát triển trong quá trình đổi mớinền kinh tế và hội nhập quốc tế của kinh tế Việt Nam Tuy đã chính thức vậnhành được hơn 6 năm nhưng nhìn chung thị trường chứng khoán vẫn được xem

là lĩnh vực mới mẻ ở nước ta

Trong thời gian qua, Nhà Nước đã tiến hành nhiều biện pháp tích cựcnhằm phát triển thị trường chứng khoán trong đó có việc hoàn thiện hệ thốngpháp luật về chứng khoán, đặc biệt là xây dựng và hoàn thiện pháp luật về chàobán chứng khoán Bộ phận pháp luật về chào bán chứng khoán được quy định ởnhiều văn bản pháp luật khác nhau dẫn đến việc hiểu và vận dụng đúng đắn cácquy định này là rất phức tạp Luật Chứng Khoán 2006 là văn bản có hiệu lựcpháp lý cao nhất về vấn đề này Vì vậy, nghiên cứu các quy định của pháp luậthiện hành về chào bán chứng khoán trong bối cảnh Việt Nam vừa trở thànhthành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO là một vấn đề cấp

thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc Khoá luận với đề tài “Một số vấn

đề của pháp luật về chào bán chứng khoán ở Việt Nam” mong muốn xem xét

thực trạng pháp luật rồi đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy địnhđiều chỉnh hoạt động chào bán chứng khoán ở Việt Nam hiện nay

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu pháp luật về chào bán chứng khoán ở Việt Nam hiện naykhông nhằm mục đích nào khác ngoài việc phân tích đánh giá các quy định phápluật hiện hành về hoạt động này và thực trạng áp dụng những quy định này Trên

cơ sở đó, đưa ra những đề xuất, kiến nghị và giải pháp cụ thể góp phần tiếp tụchoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về chào bán chứng khoán

Trang 2

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Luận văn tập trung nghiên cứu sâu những quy định pháp luật cụ thể liênquan trực tiếp đến chào bán chứng khoán trong đó có chào bán chứng khoán củadoanh nghiệp và chào bán chứng khoán của Chính Phủ và chính quyền địaphương trong những điều kiện cụ thể của nền kinh tế thị trường Việt Nam

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên nền tảng lý luận là các nguyên tắc vàphương pháp luận chủ nghĩa Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng nhữngquan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới Luận văn có kếthợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,phương pháp phân tích, đối chiếu so sánh, tổng hợp, khái quát hoá để giải quyếtnội dung khoa học của đề tài

5 Bố cục của luận văn

Luận văn được xây dựng phù hợp với mục đích, phạm vi nghiên cứu.Luận văn bao gồm các phần sau:

Chương I: Những vấn đề cơ bản của pháp luật về chào bán chứng khoán Chương II: Thực trạng pháp luật Việt Nam về chào bán chứng khoán Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về chào bán chứng khoán

Trang 3

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT CHÀO BÁN

CHỨNG KHOÁN

1 Khái niệm chứng khoán

1.1 Định nghĩa chứng khoán

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với chức năng huy động và phân

bổ nguồn vốn trung và dài hạn, thị trường chứng khoán sẽ là công cụ quan trọnggiúp các doanh nghiệp thu hút và tạo lập vốn phát triển thông qua việc chào bánchứng khoán và tham gia hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán

Theo quan điểm truyền thống, chứng khoán là phương tiện xác nhậnquyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với vốn của tổchức phát hành Như vậy nói đến chứng khoán là nói đến các quyền tài sản Đó

có thể là quyền của chủ nợ đối với người sở hữu chứng khoán, cũng có thể làquyền của người mua chứng khoán đối với phần vốn của công ty Về bản chất

nó chính là sự thể hiện quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và vốn bằng tiền tronghoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong các hoạt động kinh tế khác

Ở Việt Nam, khái niệm chứng khoán được quy định tại Luật Chứng

Khoán 2006- điều 6 Theo đó, “chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản và phần vốn của tổ chức phát hành Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử bao gồm các loại sau đây

a)Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

b)Quyền mua cổ phần,chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán”

1.2 Đặc điểm của chứng khoán

Chứng khoán là một loại hàng hoá đặc biệt, vì vậy nó có nhiều điểm khácbiệt so với các loại hàng hoá khác:

Trang 4

Thứ nhất, chứng khoán có tính sinh lời Điều đó có nghĩa là nó đem lại

cho người sở hữu một khoản thu nhập trong một thời gian nhất định Thu nhậpnày được đảm bảo bằng lợi tức được phân chia hàng năm hoặc việc tăng giá củachứng khoán trên thị trường Tính sinh lời tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt củachứng khoán, giúp các nhà đầu tư có khả năng lựa chọn các hình thức đầu tưvốn khác, đồng thời cũng là động lực để nhà đầu tư mua chứng khoán

Thứ hai, chứng khoán có tính thanh khoản cao Đặc điểm này thể hiện ở

khả năng nhanh chóng chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại.Tính thanh khoản của chứng khoán phụ thuộc vào từng loại chứng khoán, uy tíncủa chủ thể phát hành và biến động của thị trường So với các loại tài sản khác,chứng khoán có tính thanh khoản rất cao Đây cũng chính là lợi thế của chứngkhoán Nó tạo thuận lợi cho người sở hữu chứng khoán, khi không muốn nắmgiữ họ có thể bán để thu hồi tiền mặt

Thứ ba, tính rủi ro của chứng khoán Chứng khoán là một loại tài sản tài

chính mà giá trị của nó chịu tác động lớn của rủi ro Có nghĩa là nhà đầu tư cóthể không được hoàn lại đủ số tiền ban đầu đã bỏ ra đầu tư vào chứng khoán.Trong đầu tư chứng khoán, rủi ro được hiểu là sự sai biệt giữa lợi ích thực tế sovới mức sinh lời kỳ vọng, bao gồm rủi ro có hệ thống và rủi ro không hệ thống.Mức độ rủi ro phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình hình kinh doanh của doanhnghiệp, biến động của nền kinh tế, thậm chí là biến động chính trị xã hội Cácnhà đầu tư thường quan tâm tới việc xem xét đánh giá rủi ro liên quan trên cơ sở

đó đề ra các quyết định trong việc lựa chọn nắm giữ hay bán chứng khoán

Thứ tư, chứng khoán có tính tư bản giả, đó là tính không đồng nhất giữa

thị giá và mệnh giá của chứng khoán Nghĩa là sau khi được chào bán tại thịtrường sơ cấp, giá trị của chứng khoán thay đổi so với mệnh giá ban đầu và sau

đó do được giao dịch trên thị trường thứ cấp thị giá của nó sẽ phụ thuộc vào tìnhhình của thị trường Tuỳ thuộc vào cung cầu của thị trường mà thị giá có thể caohơn hoặc thấp hơn mệnh giá Tuy nhiên hiện nay phần lớn các chứng khoán đều

có thị giá cao hơn rất nhiều so với mệnh giá, thậm chí gấp hàng trăm lần

Trang 5

Từ những đặc điểm trên, có thể thấy chứng khoán là một loại hàng hoákhác hẳn với các loại thông thường khác Hiểu rõ những đặc điểm của chứngkhoán có thể dễ dàng giúp chúng ta tìm hiểu những lĩnh vực liên quan đếnchứng khoán nói chung và chào bán chứng khoán nói riêng.

1.3 Phân loại chứng khoán

Giống như các loại hàng hoá khác, chứng khoán rất đa dạng, phong phú

về chủng loại và hình thức Để phân loại chứng khoán người ta thường dựa vàomột số tiêu chí khác nhau như:

Căn cứ vào chủ thể phát hành, chứng khoán gồm hai loại: chứng khoáncủa doanh nghiệp và chứng khoán của Chính phủ Việc phân loại này là nhằmtạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư lựa chọn loại chứng khoán cho phù hợpvới yêu cầu của mình

Căn cứ vào bản chất, chứng khoán gồm hai loại: chứng khoán vốn vàchứng khoán nợ Chứng khoán vốn là loại chứng khoán xác nhận sự góp vốn vàquyền liên quan của người sở hữu đối với đối tượng phát hành ra nó Chứngkhoán nợ là loại chứng khoán theo đó chủ thể phát hành cam kết sẽ trả lại cả gốclẫn lãi sau một thời gian nhất định Mục đích của việc phân loại này là xác định

rõ quyền tài sản của chủ sở hữu chứng khoán đối với tổ chức phát hành

Căn cứ vào mối quan hệ giữa chủ thể phát hành và chủ sở hữu chứngkhoán có: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và một số chứng khoánphái sinh như chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tươnglai Đây là cách phân loại phổ biến và thông dụng hiện nay vì nó thể hiện đượcđặc trưng của chứng khoán theo tiêu chí phân loại nói trên

- Cổ phiếu: Đây là loại chứng khoán rất quan trọng cho việc tạo lập cũng

như đi vào hoạt động của thị trường chứng khoán Có nhiều định nghĩa khác

nhau về cổ phiếu Theo quy định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam: “cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn góp cổ phần của tổ chức phát hành” [ 8.1] Trong

thực tế, thường có nhiều loại cổ phiếu như cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi

Trang 6

trong đó cổ phiếu ưu đãi được chia thành nhiều lại cho nhà đầu tư những khảnăng lựa chọn đồng thời tạo cơ hội cạnh tranh cho tổ chức phát hành.

- Trái phiếu: Đây là chứng khoán nợ do doanh nghiệp hoặc Chính phủ

phát hành xác nhận quyền của chủ sở hữu đối với khoản nợ của chủ thể đó.Khoản nợ được tổ chức phát hành cam kết trả lại cho chủ sở hữu tại một thờiđiểm trong tương lai với một khoản lãi nhất định Trái phiếu cũng có nhiều loạinhư trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địaphương

Trái phiếu và cổ phiếu là hai loại chứng khoán phổ biến nhất hiện nay.Mỗi loại có một ưu thế riêng, đem lại cho nhà đầu tư những khả năng lựa chọn

để phù hợp với nhu cầu của mình Trái phiếu và cổ phiếu khác nhau ở một sốđiểm sau đây:

Thứ nhất, về bản chất, nếu như cổ phiếu là một loại chứng khoán vốn thì

trái phiếu lại là chứng khoán nợ Cổ phiếu xác nhận quyền và lợi ích hợp phápcủa người sở hữu đối với phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành còn trái phiếuxác nhận quyền và lợi ích của chủ sở hữu đối với phần vốn nợ Như vậy chủ sởhữu cổ phiếu là cổ đông của tổ chức phát hành còn chủ sở hữu trái phiếu là chủ

nợ của tổ chức đó Hệ quả là cổ đông có thể tham gia vào việc quản lý điều hànhdoanh nghiệp còn chủ nợ thì không có quyền này

Thứ hai, về tính sinh lời, cổ phiếu có tính sinh lời cao hơn trái phiếu Điều

này xuất phát từ bản chất của hai loại chứng khoán này Cổ phiếu là chứngkhoán xác nhận phần vốn cổ phần vì vậy mà khả năng đem lại một khoản thunhập phụ thuộc trực tiếp vào tình hình sản xuất kinh doanh của chủ thể pháthành Một doanh nghiệp “ăn nên làm ra” “lãi mẹ đẻ lãi con” thì cổ phiếu củadoanh nghiệp đó có giá rất cao, người sở hữu cổ phiếu có thể thu được mộtkhoản tiền khá lớn Trái lại khả năng sinh lời của trái phiếu bao giờ cũng ở mộtmức nhất định và khoản tiền này thường không đáng kể

Trang 7

Thứ ba, về tính thanh khoản Xuất phát từ tính sinh lời, cổ phiếu có tính

sinh lời cao hơn trái phiếu nên nó cũng có khả năng chuyển đổi thành tiền mặtnhanh hơn

Thứ tư, về tính rủi ro Cổ phiếu có tính rủi ro cao hơn trái phiếu Chỉ cần

một biến động nhỏ của thị trường cũng có thể khiến giá cổ phiếu giảm mạnh,thậm chí là vài lần Trong khi đó, lãi suất của trái phiếu luôn là một tỷ lệ nhấtđịnh so với mệnh giá

Thứ năm, về tính thời hạn Nếu cổ phiếu có tính dài hạn thì thời hạn của

trái phiếu là ngắn hơn Thông thường kỳ hạn của trái phiếu Chính phủ và chínhquyền địa phương là năm năm

- Chứng chỉ quỹ đầu tư: Đây là một loại chứng khoán đặc biệt Theo quy

định của pháp luật nước ta, đây là loại “chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư đối với phần vốn góp của quỹ đại chúng”[8.1] Chứng

chỉ quỹ cũng có một số đặc điểm giống cổ phiếu và trái phiếu, tuy nhiên nó lạikhông tham gia vào việc hình thành vốn của doanh nghiệp Đồng thời chủ sởhữu chứng chỉ quỹ không được tham gia vào việc quản lý, điều hành quỹ Phápluật của các quốc gia khác nhau có những quy định khác nhau về chứng chỉ quỹ

và công ty quản lý quỹ nên quyền và lợi ích của chủ sở hữu là khác nhau Tuynhiên về bản chất, chứng chỉ quỹ luôn là một loại chứng khoán vốn

Ngoài ba loại chứng khoán chủ yếu trên còn có các loại chứng khoán pháisinh Đây là loại chứng khoán phát sinh từ hoạt động giao dịch chứng khoán vàđược chuyển đổi sang chứng khoán thông qua hành vi giao dịch trên thị trường.Hiện nay có ba loại chứng khoán phái sinh phổ biến là chứng quyền, bảo chứngphiếu, hợp đồng quyền lựa chọn Tại Việt Nam, theo Luật Chứng Khoán 2006

có một số loại chứng khoán phái sinh như: chứng quyền, quyền mua cổ phần,quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai [8.1]

1.4 Vai trò của chứng khoán

Trang 8

Trong điều kiện ngày nay, chứng khoán ngày càng đóng vai trò quantrọng, cần thiết đối với nền kinh tế nói chung cũng như tổ chức phát hành và nhàđầu tư nói riêng.

Trước hết, đối với nhà đầu tư Đây là chủ thể chịu tác động trực tiếp nhất

của chứng khoán Khi một loại chứng khoán tăng giá họ sẽ là người đầu tiênđược hưởng khoản chênh lệch Nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoánnhằm thoả mãn nhu cầu về kinh tế hoặc tham gia quản lý điều hành Như vậy,chứng khoán chính là công cụ đáp ứng nhu cầu đó Bằng việc mua, bán, traođổi chứng khoán mà đặc biệt là cổ phiếu, nhà đầu tư thu được một khoản lợinhuận Bên cạnh việc thoả mãn nhu cầu lợi nhuận, thông qua chứng khoán, nhàđầu tư cũng có thể tham gia vào việc quản lý điều hành doanh nghiệp, khi họ sởhữu một số lượng cổ phiếu phổ thông nhất định Tuỳ thuộc vào nhu cầu cũngnhư ưu thế của từng loại chứng khoán mà những người này có thể đầu tư vào cổphiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư

Đối với tổ chức phát hành Đây chính là những chủ thể có nhu cầu huy

động vốn Tổ chức phát hành có thể là các doanh nghiệp bao gồm công ty cổphần, công ty trách nhiệm hữu hạn; các tổ chức tín dụng; công ty nhà nước trongthời gian chuyển đổi thành công ty cổ phần; Chính phủ; chính quyền địaphương Doanh nghiệp có thể chào bán chứng khoán để tạo lập vốn điều lệ hoặc

để tăng vốn điều lệ, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinhdoanh Với Chính phủ và chính quyền địa phương, khi có nhu cầu bù đắp bội chingân sách hoặc phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển, những chủ thể này có thểphát hành trái phiếu Đó là trái phiếu Chính phủ và trái phiếu chính quyền địaphương, tương ứng với từng cấp Như vậy, chứng khoán là công cụ đắc lực hỗtrợ cho nguồn vốn của doanh nghiệp và ngân sách Nhà nước

Đối với nền kinh tế Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế chuyển đổi, từ

chế độ bao cấp sang kinh tế thị trường, nhu cầu về vốn càng trở nên bức thiết.Trong khi đó chứng khoán giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc huy độngnguồn vốn trung và dài hạn Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì không

Trang 9

nơi nào có khả năng thu hút vốn nhanh và mạnh như thị trường chứng khoán.Chính vì vậy chứng khoán tồn tại như một tất yếu khách quan của nền kinh tế thịtrường Bên cạnh chức năng đó, chứng khoán và thị trường chứng khoán còn tạođiều kiện cho các doanh nghiệp cải thiện hệ thống tài chính và quản trị theothông lệ quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh Chứng khoán cũng chính là mộttrong những công cụ thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp Bằng việc cho phépcác công ty nhà nước phát hành cổ phiếu để chuyển đổi thành công ty cổ phần

2 Chào bán chứng khoán

2.1 Khái niệm về chào bán chứng khoán

Như trên đã nói, thị trường chứng khoán là nơi thu hút vốn nhanh vàmạnh nhất Để huy động nguồn vốn đó trên thị trường này, các doanh nghiệp vàcác chủ thể buộc phải chào bán chứng khoán, đưa chứng khoán ra thị trường, đổilại họ thu được vốn Chào bán chứng khoán là giai đoạn đầu, là tiền đề để thựchiện các hành vi sau này liên quan đến chứng khoán Như vậy không có chàobán chứng khoán thì sẽ không có những hoạt động như kinh doanh chứngkhoán, môi giới chứng khoán hay lưu ký chứng khoán

Chào bán chứng khoán được hiểu là việc đưa chứng khoán vào giao dịchtại thị trường chứng khoán sơ cấp Tại đây vốn của nhà đầu tư sẽ được chuyểngiao cho tổ chức chào bán thông qua việc nhà đầu tư mua chứng khoán Phải nóirằng chỉ có hoạt động chào bán mới làm tăng hàng hoá cho thị trường chứngkhoán Hơn thế, thông qua hoạt động chào bán, tổ chức chào bán mới có thểthành lập, tăng vốn điều lệ phục vụ nhu cầu kinh doanh hoặc bù đắp sự thiếu hụttạm thời của ngân sách nhà nước

Chào bán chứng khoán là tiền đề của các hoạt động khác liên quan đếnchứng khoán Nếu so sánh chào bán chứng khoán và kinh doanh chứng khoán cóthể thấy một số điểm khác biệt sau Hoạt động chào bán chứng khoán chỉ diễn ratrên thị trường sơ cấp trong khi kinh doanh chứng khoán lại chỉ diễn ra trên thịtrường thứ cấp Nếu như hoạt động kinh doanh chứng khoán có đối tượng làchứng khoán cùng các dịch vụ khác liên quan đến chứng khoán thì hoạt động

Trang 10

chào bán chứng khoán có đối tượng là chứng khoán Đây cũng chính là nhữngđặc điểm đặc thù của chào bán chứng khoán.

Tóm lại chào bán chứng khoán chính là việc tổ chức chào bán có đủ điềukiện đưa chứng khoán vào thị trường theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định.Hoạt động này giúp các tổ chức chào bán dễ dàng huy động vốn với chi phíthấp hơn các hình thức khác

2.2 Phương thức chào bán chứng khoán

Phương thức chào bán chứng khoán là những cách thức để đưa chứngkhoán từ tổ chức chào bán đến tay nhà đầu tư Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau

mà có thể có những phương thức chào bán khác nhau

Xét theo cách thức phân phối chứng khoán, có bốn phương thức chào bánchứng khoán:

Thứ nhất, phương thức bán trực tiếp Theo phương thức này, tổ chức chào

bán chứng khoán đến tay nhà đầu tư Mặc dù thông qua phương thức này ngườiđầu tư được trực tiếp mua chứng khoán, chi phí trung gian thấp nhưng lại khôngxác định được tổng lượng chứng khoán bán ra và vì thế mục tiêu huy động vốnkhông đạt được

Thứ hai, phương thức bán thông qua đại lý Theo đó, các tổ chức trung

gian- bên nhận đại lý- sẽ ký kết hợp đồng với tổ chức chào bán để bán chứngkhoán của họ trên thị trường sơ cấp Bên nhận đại lý có thể là các ngân hàngthương mại, các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm Các đơn vị này sẽđược hưởng hoa hồng theo tỷ lệ thoả thuận trên tổng lượng chứng khoán bánđược Ưu điểm của phương thức này là chứng khoán được bán với số lượngnhiều hơn Tuy nhiên tổ chức chào bán lại phải trả một khoản phí trung gian

Thứ ba, phương thức bán thông qua đấu thầu Theo đó, có một hoặc một

số nhà thầu được lựa chọn, cam kết sẽ phân phối hết số chứng khoán với điềukiện nhà thầu được hưởng một tỷ lệ phần trăm nhất định theo kết quả của đợtchào bán Với phương thức này, tổ chức chào bán sẽ đạt được mục tiêu huyđộng vốn trong một thời gian ngắn nhưng đổi lại, họ phải chịu một khoản phí

Trang 11

trung gian cao Tuy vậy, phương thức bán thông qua đấu thầu đặc biệt thích hợpvới việc phát hành tín phiếu.

Thứ tư, phương thức bảo lãnh phát hành Theo phương thức này có một

hoặc một số tổ chức bảo lãnh sẽ đứng ra giúp tổ chức chào bán thực hiện các thủtục trước khi chào bán chứng khoán Sau đó tổ chức bảo lãnh nhận mua sốchứng khoán để bán lại hoặc nhận mua số chứng khoán còn lại sau đợt pháthành Hiện nay các ngân hàng đầu tư thường đứng ra bảo lãnh phát hành Ưuđiểm của bảo lãnh phát hành là tổ chức chào bán đảm bảo huy động được nguồnvốn theo nhu cầu Tuy nhiên tổ chức chào bán phải trả cho tổ chức bảo lãnh mộtkhoản chi phí trung gian

Xét theo điều kiện được chào bán trên thị trường sơ cấp, có hai phươngthức phát hành:

Thứ nhất, chào bán riêng lẻ Chào bán riêng lẻ là phương thức chào bán

chứng khoán trong đó chỉ một số lượng nhà đầu tư nhất định được mua vớinhững điều kiện hạn chế, không tiến hành rộng rãi ra công chúng và tổ chứcchào bán không phải công khai thông tin Người bán có thể thực hiện các hành

vi mời chào một số nhà đầu tư nhất định để nhằm đáp ứng được tốt nhất nhucầu vốn của mình trước khi phát hành chứng khoán Phương thức chào bánchứng khoán riêng lẻ thường được áp dụng khi doanh nghiệp cần huy độngnguồn vốn không lớn mà lại không đáp ứng các điều kiện của chào bán chứngkhoán ra công chúng

Thứ hai, chào bán chứng khoán ra công chúng Đây là hình thức chào bán

chứng khoán rộng rãi đến đại bộ phận công chúng đầu tư Theo quy định chungcủa các nước trên thế giới việc chào bán chứng khoán ra công chúng phải tuânthủ một số điều kiện nhất định như điều kiện về mức vốn, nghĩa vụ công bốthông tin, đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán và phải được

sự chấp thuận của cơ quan này Ưu điểm của phương thức này là huy động đượcnguồn vốn lớn Thêm nữa, do chứng khoán chào bán ra công chúng được niêmyết tại thị trường tập trung nên có khả năng thanh khoản cao hơn nhiều so với

Trang 12

chứng khoán được chào bán riêng lẻ Đồng thời phương thức này cũng giúp tổchức chào bán quảng bá được tên tuổi, hình ảnh, uy tín trên các phương tiệntruyền thông từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh và cơ hội kinh doanh.

Việc quy định hai phương thức trên là rất phổ biến hiện nay Mục đíchphân biệt hai hình thức chào bán chứng khoán như trên trước hết là để quản lýhoạt động này qua đó bảo vệ công chúng đầu tư nhất là những nhà đầu tư nhỏkhông có kiến thức chuyên sâu Bởi vì để chào bán chứng khoán ra công chúng,

tổ chức chào bán phải là những công ty làm ăn có hiệu quả đáp ứng yêu cầu do

Uỷ ban chứng khoán nhà nước quy định Mặt khác việc phân biệt như trên cònnhằm xác định phạm vi thị trường của các loại chứng khoán đồng thời là điềukiện để xây dựng một thị trường chứng khoán an toàn, công khai và có hiệu quả,

2.3 Vai trò của hoạt động chào bán chứng khoán

So với kênh huy động vốn qua ngân hàng thương mại hay các định chếcho thuê tài chính, việc huy động vốn qua chào bán chứng khoán đem lại nhiềulợi ích, thể hiện rõ nét vai trò của hoạt động này

2.3.1 Đối với thị trường chứng khoán

Chào bán chứng khoán quyết định đến sự tồn tại và phát triển của thịtrường chứng khoán Hoạt động này cung cấp hàng hoá- chứng khoán vào thịtrường sơ cấp từ đó làm tiền đề cho các hoạt động khác diễn ra trên thị trườngthứ cấp Như vậy nếu không có thị trường chứng khoán sơ cấp thì cũng sẽ không

có thị trường thứ cấp Thêm nữa, nếu thị trường sơ cấp không đủ mạnh thì thịtrường thứ cấp cũng sẽ không thể phát triển Khi đó thị trường chứng khoán sẽkhông thể phát huy vai trò là một kênh chủ yếu huy động và phân bổ nguồn vốncho nền kinh tế Hoạt động chào bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp chính làviệc các chủ thể kinh tế trực tiếp gọi vốn của công chúng để đầu tư và phát triển,đưa thị trường sơ cấp trở thành công cụ để tự do hoá nền kinh tế Đồng thời vớiviệc thu hút vốn từ hoạt động chào bán chứng khoán, thị trường chứng khoán sẽgóp phần giảm bớt sức ép về cấp tín dụng cho hệ thống ngân hàng

2.3.2 Đối với chủ thể chào bán

Trang 13

Với Chính phủ, việc chào bán chứng khoán sẽ góp phần thu hút mạnh mẽnguồn vốn khổng lồ của toàn nền kinh tế và nguồn vốn từ đầu tư nước ngoài Từ

đó tạo động lực để giải quyết các vấn đề thiếu hụt ngân sách, thực hiện các dự

án công trình đầu tư về cơ sở hạ tầng góp phần thực hiện công cuộc công nghiệphoá hiện đại hoá đất nước Theo quy định của một số quốc gia trong đó có ViệtNam, Ngân hàng Nhà nước sẽ tạm ứng cho ngân sách trung ương để xử lý thiếuhụt tạm thời của quỹ ngân sách Việc Chính Phủ phát hành chứng khoán sẽ phầnnào giảm bớt áp lực cho Ngân hàng Nhà nước Đồng thời trong bối cảnh màviệc huy động vốn thông qua các kênh như đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI),viện trợ chính thức (ODA) không ổn định, chịu nhiều ảnh hưởng của các cuộckhủng hoảng tài chính - tiền tệ diễn ra trong khu vực và trên thế giới thì hoạtđộng trên của Chính phủ đóng vai trò vô cùng quan trọng Chính phủ có thểchào bán trái phiếu Kho bạc phục vụ ngân sách Nhà nước hoặc trái phiếu Côngtrình trung ương huy động vốn cho các dự án thuộc nguồn vốn đầu tư của ngânsách trung ương, trái phiếu đầu tư để huy động vốn đầu tư và trái phiếu ngoại tệ.Ngày nay, hoạt động chào bán trái phiếu của Chính Phủ diễn ra ngày càngthường xuyên, trở thành một bộ phận trong kế hoạch tổng thể của chiến lượchuy động vốn quốc gia

Với doanh nghiệp hoạt động chào bán chứng khoán cũng đóng vai trò

quyết định đến sự thành lập và phát triển của doanh nghiệp Thứ nhất, chào bán

chứng khoán để hình thành doanh nghiệp mới: chào bán chứng khoán để thànhlập công ty cổ phần và cổ phần hoá công ty Nhà nước Một công ty cổ phần mới

sẽ được hình thành trên cơ sở chào bán lần đầu cổ phiếu của công ty đồng thờichào bán cổ phiếu cũng là điều kiện tiên quyết để chuyển một công ty Nhà Nước

thành công ty cổ phần Thứ hai, chào bán chứng khoán còn là phương thức để

mở rộng quy mô vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Trên thực tế doanh nghiệp có nhiều hình thức để tăng vốn kinh doanh như:chuyển lợi nhuận, tích luỹ vào vốn sản xuất, vay vốn các tổ chức tín dụng hoặcngười lao động trong doanh nghiệp Trước đây doanh nghiệp thường vay ngân

Trang 14

hàng trong một thời gian ngắn và thường bắt buộc phải thế chấp, đồng thời họluôn ở trong trạng thái lo lắng về nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng Sự ra đời củachứng khoán cho phép doanh nghiệp có thêm khả năng cũng như cơ hội tiếp cậnvới một kênh huy động vốn mới linh hoạt và hiệu quả hơn Các doanh nghiệp cóthể chào bán cổ phiếu hoặc trái phiếu Đây là nguồn vốn được đảm bảo và cókhả năng sử dụng lâu dài Thêm nữa, với việc chào bán chứng khoán, doanhnghiệp có thể quảng bá hình ảnh, tên tuổi và uy tín của mình trước công chúng,củng cố các mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp từ đó tăng khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp tại thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.

3 Pháp luật về chào bán chứng khoán

3.1 Khái niệm pháp luật về chào bán chứng khoán

Như chúng ta đã biết, chào bán chứng khoán được coi là khâu đầu tiên,tạo tiền đề cho sự hình thành cũng như quá trình vận động và phát triển của thịtrường chứng khoán Hoạt động chào bán chứng khoán có thể huy động đượcnguồn vốn rất lớn nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế Tuy nhiên nếukhông có sự quản lý một cách chặt chẽ, hoạt động này có thể dẫn đến sự khủnghoảng của kinh tế, gây thiệt hại cho nhà đầu tư, từ đó ảnh hưởng xấu đến nềnkinh tế của đất nước Ví dụ, trong nhà trình chào bán nhà đầu tư muốn muachứng khoán phải đăng ký và đặt cọc tiền mua chứng khoán Không ít doanhnghiệp chiếm dụng nguồn vốn này nhằm mục đích riêng, coi khả năng thu lợi từcác đợt phát hành chứng khoán là công cụ lừa đảo Chính vì lẽ đó, pháp luậtphải can thiệp để đảm bảo chất lượng đầu vào của hàng hoá được cung ứng trênthị trường, sự an toàn cho nguồn vốn cũng như tạo ra môi trường giao lưu vềvốn an toàn và có hiệu quả Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật, tạo rakhung pháp lý buộc các chủ thể chào bán phải tuân theo, ổn định sự vận hànhđồng bộ của thị trường chứng khoán Đồng thời pháp luật về chào bán chứngkhoán phải được xây dựng phù hợp với điều kiện kinh tế và hoàn cảnh của đấtnước

Trang 15

Đối với các quốc gia theo hệ thống luật chung (Common Law) như Anh,

Mỹ, Úc , luật công ty của các điều chỉnh cả việc chào bán chứng khoán riêng lẻ

và chào bán chứng khoán ra công chúng, còn luật chứng khoán và thị trườngchứng khoán chỉ đề cập đến từng lĩnh vực của thị trường chứng khoán Đối vớicác quốc gia theo hệ thống luật châu Âu lục địa (Civil Law) như Pháp, Đức thìviệc chào bán chứng khoán ra công chúng được quy định tại Luật chứng khoán

và thị trường chứng khoán hoặc có luật chuyên biệt điều chỉnh là luật phát hànhchứng khoán ra công chúng

Ở Việt Nam tuy thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động nhưng đã

có ba văn bản pháp luật quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Đó là nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 1998, sau đó được thaythế bằng nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 và mới nhất làLuật chứng khoán 2006 có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2007 Theo đó,Luật chỉ có những quy định điều chỉnh hoạt động chào bán chứng khoán ra côngchúng Còn hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ thì tuỳ thuộc vào từng loạichứng khoán được chào bán sẽ chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luậtnhư Luật doanh nghiệp 2005; Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11năm 2004 về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần; Nghị định52/2006/NĐ-CP ngày 19 thánh 5 năm 2006 về phát hành trái phiếu doanhnghiệp, quyết định 02/2004/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế phát hànhgiấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy động vốn trong nước Hoạt độngchào bán chứng khoán của Chính phủ và chính quyền địa phương chịu sự điềuchỉnh của nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2003 về việc pháthành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính Phủ bảo lãnh và trái phiếuchính quyền địa phương So với nhiều nước khác trên thế giới, pháp luật vềchứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam trong đó có chào bán chứngkhoán ra đời rất muộn Điều này là hoàn toàn có thể lý giải được do thị trườngchứng khoán Việt Nam mới phát triển, thậm chí có những hoạt động liên quanđến chứng khoán mới ở giai đoạn sơ khai

Trang 16

Như vậy, pháp luật chào bán chứng khoán là tổng thể các quy phạm phápluật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các hoạt động bán,mời chào và phát hành cũng như phân phối chứng khoán.

3.2 Nội dung pháp luật về chào bán chứng khoán

3.2.1 Pháp luật về chào bán chứng khoán của doanh nghiệp

a Pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng.

Hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng thường được sử dụng đểhuy động nguồn vốn lớn Ở nước ta, cùng với sự lớn mạnh của thị trường chứngkhoán thì chào bán chứng khoán ra công chúng đang ngày càng trở thành mộtphương thức chào bán phổ biến Vì những lý do như trên mà chào bán chứngkhoán ra công chúng thường được quy định tập trung trong một văn bản phápluật Trước đây là Nghị định 48/1998/ NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 1998, Nghịđịnh 144/2004/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 và mới nhất là Luật chứngkhoán 2006 Theo đó tại điều quy định :

“Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán theo một trong các phương thức sau đây :

- Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả Internet;

- Chào bán chứng khoán cho từ một trăm nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

- Chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định”

So với nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 thì cáchgiải thích về chào bán chứng khoán ra công chúng của Luật chứng khoán 2006rộng hơn Thứ nhất là Luật quy định ba cách thức chào bán thay vì chỉ một nhưqui định trước đây của Nghị định Thứ hai, Luật không bắt buộc chào bán chứngkhoán ra công chúng phải qua trung gian Và có một điều quan trọng là Luậtthay thuật ngữ “phát hành chứng khoán ra công chúng”- vẫn được sử dụng trongcác văn bản pháp luật trước bằng “ chào bán chứng khoán ra công chúng”

Đồng thời để bảo vệ công chúng đầu tư qua đó duy trì lòng tin đối với thịtrường chứng khoán, Luật chứng khoán 2006 đã có những quy định nhằm quản

Trang 17

lý chặt chẽ hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng chủ yếu thông quaviệc yêu cầu giám sát tổ chức chào bán thực hiện công bố thông tin ngay từ khibắt đầu chào mời công chúng đầu tư mua chứng khoán

Về điều kiện và đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, ở các nước

có thị trường chứng khoán phát triển lâu đời như Anh, Mỹ, Nhật, pháp luật vềchứng khoán không quy định các điều kiện bắt buộc phải có để chào bán chứngkhoán ra công chúng mà chỉ quy định những thủ tục khi chào bán Sở dĩ có điềunày là do các nước này quản lý chứng khoán theo chế độ công bố thông tin Tức

là tổ chức chào bán công bố thông tin cho nhà đầu tư để họ tự quyết định Do

đó, sau khi doanh nghiệp chào bán chứng khoán, việc đăng ký để được niêm yếttại Sở giao dịch chứng khoán mới phải đáp ứng những điều kiện của Sở giaodịch Ngược lại, ở Việt Nam, Luật chứng khoán 2006 lại quy định những điềukiện để được phát hành chứng khoán ra công chúng Theo đó chủ thể phát hànhphải đáp ứng những điều kiện về tài chính, tình hình kinh doanh

Về đối tượng chào bán, Nghị định 144/2004/NĐ-CP ngày 28 tháng 11

năm 2003 chỉ điều chỉnh hoạt động phát hành chứng khoán ra công chúng củacông ty cổ phần, không điều chỉnh việc phát hành cổ phiếu của các doanhnghiệp Nhà nước cổ phần hoá, việc phát hành chứng khoán của các tổ chức tíndụng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổphần Luật chứng khoán 2006 đã khắc phục được hạn chế này Theo đó Luậtthống nhất điều chỉnh tất cả hoạt động phát hành và chào bán chứng khoán racông chúng của doanh nghiệp và quy định giao cho Chính phủ hướng dẫn cụ thể

về điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng đối với doanh nghiệp Nhànước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần,doanh nghiệp mới thành lập thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao;

về chào bán chứng khoán ra nước ngoài và các trường hợp cụ thể khác

Về công ty đại chúng, theo quy định của Luật chứng khoán 2006, công ty

đại chúng được tổ chức theo hình thức công ty cổ phần và phải tuân thủ nhữngđiều kiện nhất định Thông thường các công ty đại chúng là những công ty chào

Trang 18

bán chứng khoán ra công chúng Tuy nhiên, quy định pháp luật cho thấy khôngphải trong mọi trường hợp công ty đại chúng đều là tổ chức chào bán chứng

khoán ra công chúng mà có thể là công ty cổ phần có “ ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều

lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên” [8.1] Yêu cầu bắt buộc mà pháp

luật đặt ra với công ty đại chúng là phải có nghĩa vụ công bố thông tin

Về hồ sơ và thủ tục chào bán, Luật chứng khoán 2006 đã quy định cụ thể

các nội dung của bản cáo bạch Đồng thời Luật cũng quy định về trình tự thủ tụcchào bán chứng khoán ra công chúng: quy định về phân phối chứng khoán, vềviệc đình chỉ chào bán chứng khoán ra công chúng, về thời hạn chào bán chứngkhoán ra công chúng

Tóm lại, những qui định về chào bán chứng khoán ra công chúng đượcquy định khá cụ thể tại Luật chứng khoán 2006, góp phần tích cực vào việc bảo

vệ nhà đầu tư cũng như thị trường,

b Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ

Cũng giống như nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam chào bán chứngkhoán riêng lẻ không được quy định trong một văn bản pháp luật thống nhất vềchứng khoán và thị trường chứng khoán Vấn đề này chịu sự điều chỉnh củanhiều văn bản pháp luật khác nhau như: Nghị định 187/2003/NĐ-CP ngày 16tháng 11 năm 2004 về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần ,Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2006 hoặc Luật Doanh Nghiệp

2005 Cụ thể là:

Luật doanh nghiệp 2005 đã có những quy định về các vấn đề cơ bản nhưchủ thể chào bán (phát hành chứng khoán), loại chứng khoán được phát hànhcủa từng loại chủ thể, hình thức phát hành Về chủ thể và loại chứng khoán được

phát hành, theo Luật doanh nghiệp 2005, chỉ có công ty cổ phần và công ty trách

nhiệm hữu hạn mới được quyền phát hành chứng khoán Trong đó, công ty cổphần được quyền phát hành cổ phiếu và trái phiếu để huy động vốn còn công tytrách nhiệm hữu hạn được quyền phát hành trái phiếu Đồng thời Luật doanh

Trang 19

nghiệp 2005 chỉ quy định về phát hành chứng khoán riêng lẻ, trường hợp doanhnghiệp phát hành chứng khoán ra công chúng thì phải tuân theo những quy định

về “chào bán chứng khoán ra công chúng” của Luật Chứng khoán 2006 [8.1]

Về phát hành trái phiếu của doanh nghiệp theo Nghị định 52/2006/NĐ-CPngày 19 thánh 5 năm 2006 Nghị định đã quy định cụ thể các lại doanh nghiệpđược phép phát hành riêng lẻ trái phiếu; bao gồm: công ty cổ phần, công ty NhàNước trong thời gian chuyển đổi thành công ty cổ phần và công ty trách nhiệmhữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Nghị định cũng quy định vềnguyên tắc phát hành trái phiếu, điều kiện phát hành trái phiếu, đối tượng đượcmua trái phiếu, lãi suất, phạm vi giao dịch, các hình thức thanh toán giữa nhàđầu tư và tổ chức phát hành, phương thức phát hành, các loại trái phiếu doanhnghiệp và về công bố thông tin

Hiện nay cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là một xu thế tất yếu tạicác nước có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam Việc phát hành cổ phiếu đểchuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần được điều chỉnh bởi Nghị định187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 Nghị định quy định về đối tượng

và điều kiện cổ phần hoá, về hình thức cổ phần hoá, về xử lý tài chính cổ phầnhoá, xác định giá trị khi cổ phần hoá, về việc chào bán cổ phần Riêng về việcbán cổ phần Nghị định đã có những quy định cụ thể đối tượng được phép pháthành cổ phần, đối tượng được mua cổ phần, cơ cấu cổ phần lần đầu, phươngthức tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu Theo đó, không phải mọi công ty Nhànước đều được phép phát hành cổ phiếu để chuyển thành công ty cổ phần, vẫn

có những công ty Nhà nước thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ Vềphương thức chào bán cổ phiếu, công ty Nhà nước có thể lựa chọn hai hìnhthức: chào bán riêng lẻ và chào bán ra công chúng Tuy nhiên nếu doanh nghiệpchào bán với khối lượng cổ phần trên 10 tỷ thì bắt buộc phải lựa chọn hình thứcchào bán ra công chúng Đồng thời Nghị định cũng đã quy định trình tự thủ tụcchào bán cổ phiếu riêng lẻ Có thể nói, những qui định của Nghị định đã gópphần tích cực vào việc cổ phần hoá ở nước ta

Trang 20

3.2.2.Pháp luật về chào bán chứng khoán của Chính phủ và chính quyền địa phương

Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước Chính phủ và chính quyềnđịa phương được phép phát hành trái phiếu nhằm huy động vốn trong nhân dân,thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng của quốc gia vàđịa phương Trong số các loại trái phiếu được phép phát hành đó có trái phiếuKho bạc, trái phiếu công trình Trung ương, trái phiếu đầu tư, trái phiếu ngoại tệ

và trái phiếu chính quyền địa phương là chứng khoán

Hiện nạy, hoạt động chào bán các loại chứng khoán này của Chính phủ vàchính quyền địa phương chịu sự điều chỉnh của Nghị định 141/2003/NĐ-CPngày 20 tháng 11 năm 2003 về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếuđược Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương So với Nghịđịnh 72/1994/NĐ-CP ngày 26/7/1994 của Chính phủ về việc ban hành quy chếphát hành các loại trái phiếu Chính phủ, Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20tháng 11 năm 2003 đã có những thay đổi cơ bản: quy định về quyền phát hànhtrái phiếu của chính quyền địa phương, đa dạng hoá các loại trái phiếu chínhphủ, bổ sung các phương thức phát hành trái phiếu và xoá bỏ điều kiện pháthành của một số loại trái phiếu Chính phủ

3.3 Pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động chào bán chứng khoán

Để đảm bảo sự vận hành đồng bộ của thị trường chứng khoán, đảm bảocung cấp đầy đủ thông tin cho nhà đầu tư, một bộ phận cần thiết của pháp luật

về chào bán chứng khoán là pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt độngchào bán

Như vậy, pháp luật về quản lý Nhà nước đối với chào bán chứng khoán làtổng thể các qui phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điềuchỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý Nhà nước về chào bánchứng khoán

Trang 21

Đối với chào bán chứng khoán ra công chúng ở nước ta, quản lý Nhànước đối với hoạt động này được quy định thống nhất trong Luật chứng khoán

2006 Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý là Uỷ ban chứng khoán Nhà nước Trênthế giới có hai mô hình quản lý phổ biến đối với việc chào bán chứng khoán racông chúng, đó là: quản lý theo chất lượng (trên cơ sở xem xét điều kiện, tiêuchuẩn của tổ chức phát hành) và quản lý theo chế độ công bố thông tin đầy đủ

Mô hình quản lý theo công bố thông tin này đòi hỏi các chuẩn mực công bốthông tin phải đầy đủ, tổ chức phát hành phải ý thức được trách nhiệm công bốthông tin của mình đồng thời nhà đầu tự phải có trình độ hiểu biết năng lực nănglực chuyên môn họ sẽ tự cân nhắc và sẽ tự quyết định đầu tư Vì vậy mà môhình này thường được áp dụng tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật Ở Việtnam, do hiểu biết của nhiều nhà đầu tư còn hạn chế đồng thời các tổ chức chàobán chưa thực sự quen với chế độ công bố thông tin, công khai tình hình tàichính của mình, nên mô hình quản lý đối với hoạt động chào bán chứng khoán

ra công chúng là quản lý theo chất lượng Theo đó, tổ chức chào bán phải đăng

ký với Uỷ ban chứng khoán và được cơ quan này chấp thuận Đối với hoạt độngchào bán riêng lẻ, do được quy định ở các văn bản khác nhau nên quản lý nhànước đối với hoạt động này sẽ chịu sự điều chỉnh của từng văn bản pháp luậttương ứng

Tóm lại, những quy định của pháp luật chào bán chứng khoán là đòi hỏichung để bảo vệ nhà đầu tư và sự ổn định của thị trường.Từ đó pháp luật sẽ làcông cụ hữu hiệu hạn chế thiệt hại đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhàđầu nhỏ lẻ, cá thể, mới tham gia thị trường, đồng thời là biện pháp tích cực ngănchặn sự khủng hoảng của thị trường, góp phần tạo nên một thị trường chứngkhoán lành mạnh và có hiệu quả

Trang 23

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ

CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN

1 Chủ thể chào bán chứng khoán

1.1 Chính phủ

Chính phủ là chủ thể chào bán chứng khoán đặc biệt Điều này xuất phát

từ chức năng của Chính phủ Đó là cơ quan hành pháp, thực hiện hoạt độngquản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị an ninh quốc phòngvăn hoá, giáo dục y tế từ Trung ương đến địa phương Nhằm bù đắp thiếu hụtcho ngân sách Nhà nước, đáp ứng nhu cầu của quốc gia, pháp luật qui địnhChính phủ được phép phát hành trái phiếu Phát hành trái phiếu của Chính phủ

là một hình thức vay vốn trong dân chúng, để cân đối chênh lệch thu chi choNgân sách Nhà nước cũng như để thực hiện các chính sách kinh tế tiền tệ nhưchi cho đầu tư phát triển, phát triển kinh tế xã hội, chống lạm phát

Hiện nay tư cách chủ thể phát hành trái phiếu Chính phủ được quy địnhtại Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2003 về việc phát hànhtrái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chínhquyền địa phương

Tuy nhiên không phải tất cả các loại trái phiếu được quy định trong Nghịđịnh đều được coi là chứng khoán mà chỉ có trái phiếu kho bạc, trái phiếu côngtrình Trung Ương, trái phiếu ngoại tệ và trái phiếu đầu tư là chứng khoán Đồngthời theo quy định của pháp luật hiện hành, Chính phủ sẽ giao cho Kho Bạc NhàNước, Bộ Tài chính, các tổ chức tài chính và tổ chức tín dụng Nhà nước pháthành các loại chứng khoán này

Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, Trái phiếu Chính phủ vẫn là một kênhhuy động vốn quan trong của Nhà Nước, chiếm 90% khối lượng trái phiếu trênthị trường trái phiếu [7] Hàng năm, Chính phủ vẫn liên tục phát hành trái phiếuChính phủ để đáp ứng nhu cầu đầu tư, duy trì tốc độ phát triển kinh tế

Trang 24

1.2 Chính quyền địa phương

Với chức năng quản lý Nhà nước giống Chính Phủ thì chính quyền địaphương cũng có quyền phát hành trái phiếu chính quyền địa phương Tuy nhiênmột điểm khác cơ bản đó là Chính quyền địa phương chỉ được phát hành tráiphiếu trong phạm vi đơn vị hành chính địa phương mình

Cơ sở pháp lý về việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương đượccũng được quy định tại Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm

2003 Theo đó, chủ thể phát hành trái phiếu chính quyền địa phương là Uỷ bannhân dân cấp tỉnh Tuy nhiên chủ thể này không trực tiếp phát hành mà uỷquyền cho Kho bạc Nhà nước hoặc tổ chức tài chính, tổ chức tài chính trên địabàn phát hành Mục đích của việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương

là nhằm huy động vốn cho các dự án, công trình thuộc nguồn vốn ngân sách địaphương Có thể nói, trái phiếu chính quyền địa phương là một trong những công

cụ hữu hiệu đáp ứng nhu cầu vốn cho địa phương, giảm bớt gánh nặng cho ngânsách Trung ương khi ngân sách địa phương chưa đáp ứng kịp và vẫn đảm bảo sựphát triển cho địa phương

1.3 Doanh nghiệp

1.3.1 Chủ thể chào bán chứng khoán vốn

1.3.1.1 Công ty cổ phần

Hiện nay, công ty cổ phần có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế trong

đó có thị trường chứng khoán Như chúng ta đã biết, trong nền kinh tế thịtrường công ty cổ phần được xem là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy xãhội hoá sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đưa nền kinh tế từ kinh tế hànghoá vận hành theo cơ chế thị trường sang nền kinh tế thị trường Đối với thịtrường chứng khoán, công ty cổ phần tạo ra hàng hoá, góp phần hình thành thịtrường sơ cấp

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005, công ty cổ phần được quyềnphát hành chứng khoán So với các loại hình doanh nghiệp khác, công ty cổ

Trang 25

phần có ưu thế đặc biệt Đó là khả năng công ty cổ phần được quyền phát hànhrộng rãi cổ phiếu và trái phiếu để huy động vốn trong đó có cổ phiếu là loạichứng khoán vốn Việc chào bán cổ phiếu của công ty cổ phần nhằm tạo lập vốnđiều lệ để hình thành công ty hoặc để tăng vốn điều lệ Thực tế hiện nay, công ty

cổ phần giữ vai trò chủ yếu trong việc cung cấp hàng hoá cho thị trường thứ cấp,chứng khoán đã niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung chủ yếu là các cổphiếu của công ty cổ phần

Có thể nói, Luật doanh nghiệp 2005 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thànhlập công ty cổ phần, từ đó làm tăng chủ thể chào bán chứng khoán cho thịtrường chứng khoán Tuy nhiên Luật chỉ quy định việc chào bán riêng lẻ cổphiếu của công ty cổ phần để tăng vốn điều lệ còn việc chào bán ra công chúngphải tuân theo Luật chứng khoán 2006

1.3.1.2 Công ty Nhà nước cổ phần hoá

Cùng với quá trình “đổi mới”, chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấpsang nền kinh tế thị trường, việc cổ phần hoá các công ty Nhà nước đã trở thànhmột tất yếu khách quan Cũng chính vì lẽ đó, một chủ thể mới xuất hiện trongnhững năm gần đây, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho cácdoanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước,doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp Đó là công tyNhà nước cổ phần hoá

Để cổ phần hoá, công ty Nhà nước được quyền phát hành cổ phiếu (hay

cổ phần) Việc cổ phần hoá các công ty Nhà nước hiện nay chịu sự điều chỉnhcủa nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về việc chuyểncông ty Nhà nước thành công ty cổ phần thay thế Nghị định 64/2002/NĐ-CPngày 19 tháng 6 năm 2002 trước đây về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nướcthành công ty cổ phần Theo quy định của pháp luật hiện hành các công ty Nhànước được chuyển đổi bao gồm: Tổng công ty Nhà nước, công ty Nhà nước độclập, công ty thành viên hoạch toán độc lập của tổng công ty do Nhà nước quyếtđịnh đầu tư và thành lập, đơn vị hoạch toán phụ thuộc của công ty Nhà nước

Trang 26

Sau khi chào bán cổ phiếu thành công, các công ty Nhà nước sẽ chuyểnthành công ty cổ phần, chịu sự điều chỉnh của pháp luật về công ty cổ phần Làmột chủ thể khá đặc biệt nên trong việc chào bán cổ phiếu của công ty NhàNước cũng có những đặc điểm riêng Công ty Nhà nước cổ phần hoá thường cómột tỷ lệ nhất định cổ phần do Nhà Nước nắm giữ, đồng thời tại đây, người laođộng luôn được hưởng chính sách ưu đãi về giá khi mua cổ phần Đây là nhữngđiểm không thể thấy được ở việc chào bán cổ phiếu của các chủ thể khác.

Thực tế từ khi có Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm

2004, đã có hàng loạt công ty Nhà Nước cổ phần hoá thành công với hình thứcchào bán cổ phiếu như: công ty xi măng Hà Tiên, công ty nhựa Rạng Đông,công ty bóng đèn điện quang Trong năm 2006 đã có khoảng hơn 100 công tyNhà Nước chuyển đổi thành công ty cổ phần [7]

1.3.1.3 Công ty quản lý quỹ đầu tư

Nhắc đến chứng khoán vốn, bên cạnh cổ phiếu, không thể không nhắc đếnchứng chỉ quỹ đầu tư Như vậy công ty quản lý quỹ đầu tư cũng là một chủ thểchào bán chứng khoán vốn Theo quy định của Luật chứng khoán 2006, công tyquản lý quỹ đầu tư được chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư theo hình thức chào bán

ra công chúng Công ty quản lý quỹ đầu tư cũng là một chủ thể khá đặc biệt.Chủ thể này thực hiện việc thành lập các quỹ đầu tư chứng khoán- tập trung cácnguồn vốn của các nhà đầu tư để chủ yếu đầu tư vào chứng khoán và tiến hànhhoạt động đầu tư của quỹ Do quỹ đầu tư chứng khoán không được huy độngvốn vay để đầu tư chứng khoán nên việc phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư làphương thức chính để thu hút vốn, đáp ứng mục tiêu của quỹ Và hoạt độngchào bán chứng chỉ quỹ đầu tư ra công chúng do công ty quản lý quỹ thực hiện.Tại Việt Nam hiện nay, có khoảng 18 công ty quản lý quỹ đầu tư như công ty

cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Long với số vốn điều lệ lên đến

40 tỷ đồng, công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư BIDV-Vietnam Partner vốnđiều lệ là 32 tỷ đồng [7]

1.3.1.4 Công ty đại chúng

Trang 27

Việc quy định công ty đại chúng là một trong những điểm mới của Luậtchứng khoán 2006 Luật đã đưa ra khái niệm công ty đại chúng, bao quát 3 loạihình công ty cổ phần là công ty đã thực hiện việc chào bán chứng khoán ra côngchúng ( kể cả đã chào bán chứng khoán ra công chúng trước khi Luật chứngkhoán 2006 có hiệu lực); công ty có cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứngkhoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán; công ty do phát hành riêng lẻnhiều lần mà có cổ phiếu được ít nhất 100 nhà đầu tư sở hữu và có vốn điều lệthực góp từ 10 tỷ đồng trở lên Như vậy thực chất công ty đại chúng là nhữngcông ty cổ phần Do đó công ty đại chúng được quyền chào bán cổ phiếu Tuynhiên đây là những chủ thể có số lượng lớn các nhà đầu tư đã thực hiện việcchào bán rộng rãi chứng khoán ra công chúng Vì vậy gắn với việc quy định vềcông ty đại chúng, pháp luật cũng quy định một nghĩa vụ quan trọng của nó lànghĩa vụ công bố thông tin Đây là quy định đóng vai trò đặc biệt quan trọngtrong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư Trên thực tế trướcđây rất nhiều công ty cổ phần hoạt động với số vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng cótrên 100 nhà đầu tư sở hữu cổ phần nhưng họ chỉ thực hiện chào bán chứngkhoán riêng lẻ để lẩn tránh nghĩa vụ công bố thông tin [7] Vì vậy mà Nhà nướckhông quản lý được chất lượng chứng khoán cũng như thị trường chứng khoán.

Do đó việc quy định về công ty đại chúng góp phần minh bạch hoá các thông tintrên thị trường chứng khoán, hướng đến một thị trường chứng khoán an toàn vàhiệu quả, góp phần đắc lực vào việc phát triển nền kinh tế

1.3.2 Chủ thể chào bán chứng khoán nợ

Chứng khoán nợ là loại chứng khoán ghi nhận quyền chủ nợ của người sởhữu loại chứng khoán đó với tổ chức phát hành Đó chính là các loại trái phiếu.Hiện nay, tư cách chủ thể chào bán trái phiếu được quy định tại hai văn bảnpháp luật: Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2006 về phát hànhtrái phiếu doanh nghiệp và quyết định 02/2004/QĐ-NHNN về việc ban hành quychế phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng nhằm huy động vốn trongnước

Trang 28

Theo Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2006 chủ thể cóquyền phát hành trái phiếu doanh nghiệp bao gồm công ty cổ phần, công ty Nhànước trong thời gian chuyển đổi thành công ty cổ phần và công ty trách nhiệmhữu hạn theo quy định của Luật doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam Tuy nhiên Nghị định đã không quyđịnh một chủ thể mà theo Luật doanh nghiệp thì việc chủ thể này phát hành tráiphiếu để huy động vốn không bị cấm, đó là công ty trách nhiệm hữu hạn Chínhđiều này đã gây lúng túng trong việc áp dụng pháp luật về phát hành trái phiếucủa nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn Từ đó làm hạn chế khả năng huy độngvốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Theo quy định của quyết định 02/2004/QĐ-NHNN ngày 04 tháng 01 năm

2004 chủ thể có quyền phát hành trái phiếu để huy động vốn trong nước baogồm: các tổ chức tín dụng Nhà nước, tổ chức tín dụng cổ phần, quỹ tín dụngnhân dân trung ương, các tổ chức tín dụng liên doanh, các tổ chức tín dụng100% vốn nước ngoài và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạtđộng tại Việt Nam Có thể nói, phạm vi chủ thể được phép phát hành trái phiếu

là rất rộng Pháp luật đã có những quy định rất mở nhằm tạo điều kiện cho các tổchức tín dụng được huy động vốn hết khả năng của mình, đáp ứng nhu cầu vềvốn đang rất bức thiết hiện nay của các tổ chức tín dụng Một khi nhu cầu vềvốn của các tổ chức này được đảm bảo thì nhu cầu về vốn như một “cơn khát”của các doanh nghiệp sẽ được thoả mãn

Với những quy định rất thông thoáng của pháp luật về chủ thể được quyềnphát hành trái phiếu để huy động vốn, thị trường trái phiếu Việt Nam trongnhững năm tới hứa hẹn sẽ rất sôi động, thúc đẩy sự phát triển của các doanhnghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung

2 Các quy định của pháp luật về chào bán chứng khoán của doanh nghiệp 2.1 Các quy định của pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng

2.1.1 Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng

Trang 29

Thị trường chứng khoán Việt Nam mới phát triển trong một vài năm gầnđây nên đa số các nhà đầu tư là các nhà đầu tư nhỏ, không có kiến thức chuyênmôn về phân tích và đầu tư chứng khoán Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11tháng 7 năm 1998 và Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003

đã sử dụng khái niệm phát hành chứng khoán ra công chúng là chưa phù hợp vớichuẩn mực quốc tế và trong thực tiễn đã tạo nên nhiều kẽ hở để các tổ chức chàobán lách luật thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng mà không côngkhai thông tin theo quy định với lý do khi chào bán họ chưa biết là có dẫn đếnviệc phát hành chứng khoán ra công chúng hay không Khái niệm “ Chào bánchứng khoán ra công chúng” điều chỉnh bất kỳ hành vi chào mời, bán hay pháthành chứng khoán ra công chúng Điều này góp phần khắc phục một trongnhững trở ngại cơ bản đối với sự phát triển của thị trường chính thức hiện nay,

đó là sự thiếu đồng bộ trong luật pháp điều chỉnh việc chào bán chứng khoán racông chúng Chào bán chứng khoán ra công chúng được hiểu là việc chào bán rađông đảo công chúng đầu tư Chính vì vậy để bảo vệ quyền và lợi ích của cácnhà đầu tư, pháp luật nước ta quy định rất cụ thể điều kiện chào bán chứngkhoán ra công chúng

2.1.1.1 Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng

Được quy định tại khoản 1 điều 12 Luật chứng khoán 2006

Thứ nhất, về mức vốn điều lệ, doanh nghiệp phải có mức vốn điều lệ đã

góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 10 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên

sổ kế toán Trong đó vốn điều lệ thực có được tính bằng tổng số vốn kinh doanhtrừ vốn vay Quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu trên là hợp lý vì nó đảm bảo

sự an toàn, tạo sự ổn định cho thị trường chứng khoán, tạo niềm tin cho nhà đầu

tư, đảm bảo chất lượng chứng khoán Tại hai văn bản pháp luật trước đây vềchứng khoán và thị trường chứng khoán đều quy định về mức vốn điều lệ tốithiểu để phát hành chứng khoán ra công chúng, nhưng dường như nó tỏ rakhông hợp lý Theo điều 6 Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm

1998 mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng Tuy nhiên vào khoảng thời gian

Trang 30

1998-1999, yêu cầu về mức vốn điều lệ đó là quá cao so với tình hình thực tếcủa các doanh nghiệp Trong khi đó, thị trường chứng khoán tập trung đang rấtcần hàng hoá để đảm bảo lượng giao dịch tối thiểu, cần các doanh nghiệp lênsàn Điều kiện về vốn cao sẽ hạn chế doanh nghiệp phát hành chứng khoán racông chúng Sau đó tại điều 6 nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm

2003 quy định về điều kiện phát hành chứng khoán ra công chúng, mức vốnđiều lệ tối thiểu hạ xuống còn 5 tỷ đồng tại thời điểm đăng ký phát hành Mụcđích của quy định này là nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

có khả năng chào bán chứng khoán ra công chúng Tuy nhiên sau hơn hai năm,quy định này cũng tỏ ra không khả thi vì lượng doanh nghiệp chào bán cổ phiếukhông tăng mạnh Đồng thời do không có sự thống nhất về mức vốn điều lệ tốithiểu đối với tổ chức chào bán cổ phiếu và tổ chức chào bán trái phiếu nên quyđịnh này khó áp dụng trên thực tế Vì vậy đến Luật chứng khoán 2006, quy định

về điều kiện mức vốn điều lệ tối thiểu một lần nữa được sửa đổi là 10 tỷ Đồngthời xoá bỏ sự phân biệt của tổ chức chào bán cổ phiếu và tổ chức chào bán tráiphiếu Điều này là hoàn toàn phù hợp với tình hình tài chính hiện nay của cácdoanh nghiệp Ngay sau khi Luật chứng khoán có hiệu lực- ngày 1/1/2007, mộtloạt các công ty đã tiến hành chào bán chứng khoán ra công chúng: 2/1/2007công ty cổ phần xây dựng 565 (vốn điều lệ 19,5 tỷ đồng) tiến hành chào bán racông chúng 567.235 cổ phần lần đầu; ngày 10/1/2007 công ty xây dựng côngnghiệp (vốn điều lệ 38 tỷ đồng) chào bán ra công chúng 1376400 cổ phần [7]

Thứ hai, hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán

phải có lãi đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đang ký chào bán Đây làquy định khá hợp lý thay vì quy định hai năm có lãi liên tục như trước đây Lý

do là để một số doanh nghiệp có lãi trong hai năm liên tiếp cần một khoảng thờigian khá dài Trong khi đó có những doanh nghiệp đang rất cần chào bán chứngkhoán để huy động vốn đầu tư Vì vậy quy định như này là phù hợp, tạo cơ chếthông thoáng cho các doanh nghiệp chào bán chứng khoán ra công chúng Tuynhiên có ý kiến cho rằng quy định trên là không cần thiết, đặc biệt là các doanh

Trang 31

nghiệp do làm ăn thua lỗ rất cần vốn Nhưng họ lại gặp phải rào cản là bắt buộcphải lãi trước khi chào bán chứng khoán ra công chúng.

Thứ ba, có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ

đợt chào bán được đại hội đồng cổ đông thông qua Có thể nói, điều kiện này làrất cần thiết Nó là cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tư, tạoniềm tin cho họ Bởi vì, đối với công ty cổ phần, đại hội đồng cổ đông là cơquan quyết định cao nhất.So với Nghị định 144/200/NĐ-CP ngày 28 tháng 11năm 2003, quy định này có sự cụ thể hoá hơn Trước đây, pháp luật không yêucầu phải có phương án sử dụng vốn của tổ chức chào bán phải được đại hộiđồng cổ đông thông qua nên không đem đến một sự đảm bảo từ phía tổ chứcchào bán cho nhà đầu tư và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư vì vậy không khuyếnkhích họ mua cổ phiếu Như vậy Luật chứng khoán 2006 đã khắc phục đượcđiểm hạn chế này của Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003

2.1.1.2 Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng

Theo quy định tại khoản 2 điều 12 Luật chứng khoán 2006, doanh nghiệp

có đủ các điền kiện sau được chào bán trái phiếu ra công chúng

Thứ nhất, doanh nghiệp có mức vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký chào

bán từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán Quy địnhnày là sự kế thừa của nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003.Mức vốn tối thiểu mà pháp luật ấn định cho các tổ chức chào bán trái phiếu racông chúng là hoàn toàn phù hợp Mục đích là để đảm bảo chất lượng trái phiếuchào bán ra công chúng bởi vì mức vốn này đòi hỏi tổ chức chào bán phải lànhững doanh nghiệp có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính dồi dào Đồng thời vớimức vốn tối thiếu như vậy, doanh nghiệp vẫn có thể đảm bảo khả năng trả nợcho người sở hữu trái phiếu

Thứ hai, hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán

phải có lãi đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán, không

có khoản nợ quá hạn trên một năm So với quy định trước đây, điều kiện này có

sự sửa đổi theo hướng cụ thể hơn, từ đó củng cố niềm tin ở nhà đầu tư Với bản

Trang 32

chất là chứng khoán nợ, chủ thể sở hữu trái phiếu là chủ nợ của doanh nghiệpphát hành Khả năng được hoàn trả số tiền đầu tư luôn là mối quan tâm hàng đầucủa nhà đầu tư Vì vậy, Luật chứng khoán 2006 phần nào thắt chặt điều kiện này

là hoàn toàn hợp lý

Thứ ba, có phương án phát hành phương án sử dụng và trả nợ vốn thu

được từ đợt chào bán được hội đồng quản trị, hoặc hội đồng thành viên hoặc chủ

sở hữu thông qua Quy định này góp phần củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào

tổ chức chào bán, từ đó doanh nghiệp nhanh chóng đạt được mục đích huy độngvốn

Thứ tư, có cam kết thực hiện những nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối

với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, đảm bảo quyền và lợi ích củanhà đầu tư Trên đây là những điều kiện để doanh nghiệp có thể chào bán tráiphiếu ra công chúng Những quy định này nhằm đảm bảo tính thanh khoản, chấtlượng chứng khoán, đảm bảo tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư và khả năng thanhtoán của tổ chức phát hành So với quy định trước đây, các quy định bắt buộcphải có tổ chức bảo lãnh phát hành và việc xác định đại diện người sở hữu tráiphiếu đối với việc phát hành trái phiếu ra công chúng không được đề cập trongLuật chứng khoán 2006 Việc loại bỏ các quy định bắt buộc này sẽ tạo ra một cơchế mở thông thoáng hơn cho các chủ thể chào bán trái phiếu Thực tế, trongnăm 2007 một số doanh nghiệp lớn như: Vinashin, Petro Việt Nam, EVN đã có

kế hoạch huy động vốn thông qua chào bán trái phiếu ra công chúng lên đếnhàng nghìn tỷ đồng [7]

2.1.1.3 Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng

Chứng chỉ quỹ đầu tư là loại chứng khoán không phát hành riêng lẻ màchỉ có hình thức phát hành ra công chúng Việc chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư

có những điểm khác biệt so với chào bán cổ phiếu và trái phiếu Đó là chào bánchứng chỉ quỹ đầu tư lần đầu bao giờ cũng gắn với việc thành lập quỹ đầu tưchứng khoán Nói cách khác, quỹ đầu tư chứng khoán chỉ được thành lập nếuđợt chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư kết thúc thành công với số lượng, tỷ lệ theo

Trang 33

quy định của pháp luật Chứng chỉ quỹ đầu tư do công ty quản lý quỹ đầu tưphát hành Việc chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư ra công chúng được quy định tạikhoản 3 điều 12 Luật Chứng khoán 2006.

Thứ nhất, tổng giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán tối thiểu là 50 tỷ

đồng Việt Nam Có thể nói, đây là bước thay đổi đáng kể theo hướng cụ thể hoácủa Luật, nhằm một mặt tạo ra một khung pháp lý cần thiết cho nhiều tổ chứcchào bán, mặt khác đảm bảo chất lượng của chứng chỉ quỹ được chào bán.Trước đây, tại điều 9 Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003,

quy định về điều kiện phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư ra công chúng là: “1 Việc phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán ra công chúng lần đầu thực hiện đồng thời với thủ tục xin phép lập quỹ đầu tư chứng khoán 2 Việc phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán để tăng vốn của quỹ đầu tư chứng khoán phải được uỷ ban chứng khoán chấp nhận” Quy định chưa rõ ràng như trên gây

lúng túng cho chủ thể phát hành, nhưng đồng thời lại là kẽ hở cho nhiều chủ thểkhác lợi dụng Vì vậy việc Luật chứng khoán đã cụ thể hoá điều kiện chào bán

là điều cần thiết

Thứ hai, có phương án phát hành và phương án đầu tư vốn thu được từ

đợt chào bán chứng chỉ quỹ phù hợp với quy định của Luật chứng khoán 2006

Trên đây là toàn bộ những điều kiện mà pháp luật về chứng khoán đòi hỏimột tổ chức chào bán phải có khi muốn chào bán chứng khoán ra công chúng.Tuy mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 nhưng những quy định này thực sự gópphần tạo ra một thị trường chứng khoán an toàn, có hiệu quả, thực hiện đúngchức năng đối với nền kinh tế

2.1.2 Các quy định về thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng

Trang 34

Thứ nhất, Luật chứng khoán 2006 đã quy định cụ thể hồ sơ chào bán áp

dụng đối với từng loại chứng khoán được chào bán ra công chúng, cụ thể là: hồ

sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu

ra công chúng, hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư ra công chúng,trong đó những quy định đối với việc chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư mới đượcđưa vào Điều này chứng tỏ Nhà nước đã thấy được những lợi ích thiết thực củachứng chỉ quỹ đầu tư đối với việc huy động vốn

Thứ hai, nếu như trước đây, nội dung của bản cáo bạch, báo cáo tài chính

chỉ được quy định trong các văn bản hướng dẫn thi hành thì giờ đây nó đã đượcLuật hoá cụ thể nhằm xây dựng một thị trường chứng khoán lành mạnh côngkhai, đáp ứng tốt yêu cầu thông tin về từng tổ chức chào bán từ đó tạo niềm tincho nhà đầu tư đối với từng tổ chức chào bán nói riêng và thị trường chứngkhoán nói chung Đồng thời Luật chứng khoán cũng quy định về trách nhiệmcủa tổ chức, cá nhân liên quan đến hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra côngchúng, đảm bảo cho nhà đầu tư yên tâm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củahọ

Theo Luật chứng khoán 2006, hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán racông chúng được qui định tại điều 14 Điều luật này có đưa ra những yêu cầu cụthể đối với hồ sơ của từng loại cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ khi chào bán

ra công chúng Hồ sơ chào bán phải gồm các tài liệu sau: Giấy đăng ký chào bán(của từng loại chứng khoán: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư) ra côngchúng; Bản cáo bạch; Điều lệ của tổ chức phát hành (đối với chào bán cổ phiếu

và trái phiếu) hoặc dự thảo điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán (đối với chào bánchứng chỉ quỹ); Cam kết bảo lãnh (nếu có) Đối với từng loại chứng khoán khácnhau thì hồ sơ chào bán cũng đòi hỏi thêm một số giấy tờ khác Như hồ sơ đăng

ký chào bán cổ phiếu cần có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông quaphương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổphiếu ra công chúng; hồ sơ chào bán trái phiếu cần có quyết định của Hội đồngquản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua phương

Trang 35

án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn và cam kết thực hiện nghĩa vụcủa tổ chức phát hành; hồ sơ chào bán chứng chỉ quỹ cần có hợp đồng giám sátgiữa ngân hàng giám sát và công ty quản lý quỹ đầu tư Như vậy một bộ hồ sơđăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng gồm rất nhiều giấy tờ, nhưngquan trọng nhất là bản cáo bạch trong đó có báo cáo tài chính.

Về bản cáo bạch, điều 15 Luật chứng khoán 2006 quy định cụ thể nộidung của bản cáo bạch Bản cáo bạch phải đáp ứng yêu cầu là có đầy đủ thôngtin cần thiết, trung thực rõ ràng như thông tin về tổ chức phát hành, về đợt chàobán, hay báo cáo tài chính nhằm giúp nhà đầu tư có thể đánh giá đúng tình hìnhtài chính, tình hình sản xuất kinh doanh và triển vọng của tổ chức chào bán Cóthể nói, bản cáo bạch là bức tranh hoàn chỉnh về tổ chức chào bán Riêng đối vớichào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng, có ý kiến cho rằng luật quy định quá chitiết với nội dung như loại hình, quy mô quỹ; mục tiêu đầu tư chiến lược đầu tư,phương án phát hành, dự thảo điều lệ quỹ Đây là những nội dung mang tínhchất nghiệp vụ, không phải là biện pháp quản lý hay yêu cầu của thị trường Ưuđiểm của nó là tạo ra cơ sở pháp lý an toàn cho hành vi chào bán chứng chỉ quỹ

từ đó quyền và lợi ích của nhà đầu tư cũng được đảm bảo Tuy nhiên, chúng takhông thể không nhận thấy những bất cập của quy định này Đó là việc đòi hỏiquá cao về những nội dung trong bản cáo bạch sẽ gây rất nhiều khó khăn chochủ thể chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư ra công chúng-loại chứng khoán vàphương thức đầu tư còn đang rất mới mẻ ở Việt Nam Thực tế, sau ba tháng kề

từ ngày Luật chứng khoán có hiệu lực, vẫn chưa có công ty quản lý quỹ nàochào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng [7]

Về báo cáo tài chính, theo quy định của pháp luật, báo cáo tài chính gồmbảng cân đối kế toán, các báo cáo về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lưuchuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính Báo cáo tài chính hàng nămphải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp nhận Việc đưa ra yêu cầuphải có xác nhận của tổ chức kiểm toán nhằm giúp cho công chúng đầu tư cóđược thông tin chính xác, cập nhật về tình hình tài sản và hoạt động sản xuất

Trang 36

kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, đây chính là yêu cầu gây nhiều khókhăn, thậm chí cản trở việc niêm yết chứng khoán của một số doanh nghiệp.Hiện nay việc kiểm toán do các đơn vị trong nước thực hiện Chỉ có một số ít tổchức kiểm toán của nước ngoài được phép kiểm toán các doanh nghiệp ViệtNam Theo quy định của Luật chứng khoán 2006, báo cáo tài chính phải đượcxác nhận của tổ chức kiểm toán “được chấp nhận” nên việc lựa chọn tổ chứckiểm toán phải tuân theo quyết định số 76/2004/QĐ-BTC ngày 22 tháng 9 năm

2004, theo đó, hầu hết các công ty kiểm toán Việt Nam không đủ điều kiện thamgia Chính những quy định khắt khe này sẽ dẫn đến một tất yếu là sự độc quyền

và chi phí kiểm toán vượt quá sức của tổ chức phát hành mới lần đầu bước vàothị trường chứng khoán [7]

Có thể nói những quy định về hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán racông chúng tại Luật chứng khoán 2006 là rất cụ thể và chặt chẽ Nhưng cũngchính vì sự chặt chẽ đó mà nhiều doanh nghiệp tuy đủ điều kiện chào bán chứngkhoán ra công chúng nhưng vẫn chọn hình thức chào bán riêng lẻ để đảm bảođược bí mật kinh doanh của doanh nghiệp - một trong những điều kiện để cạnhtranh hết sức quan trọng

2.1.2.2 Thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng

Theo quy định của Luật chứng khoán 2006, việc phân phối chứng khoánchỉ được thực hiện sau khi tổ chức phát hành bảo đảm người mua chứng khoántiếp cận bản cáo bạch của hồ sơ đăng ký chào bán Tổ chức phát hành, tổ chứcbảo lãnh phát hành, tổ chức đại lý phải phân phối chứng khoán trong thời hạn 90ngày, kể từ ngày giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng có hiệulực Trong trường hợp tổ chức phát hành không thể hoàn thành việc phân phốichứng khoán trong thời hạn này, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước xem xét giahạn nhưng tối đa không quá 30 ngày Quy định này đã khắc phục được hạn chếcủa Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 Nghị định quyđịnh trong thời hạn 90 ngày mà tổ chức phát hành không phân phối hết chứngkhoán thì có thể làm đơn đề nghị Uỷ ban chứng khoán Nhà nước gia hạn phân

Trang 37

phối nhưng lại không giới hạn thời gian được phép phân phối tiếp vì vậy gâykhó khăn cho người quản lý cũng như tổ chức phát hành Sau khi phân phối hếtchứng khoán, tổ chức phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành phải báo cáokết quả đợt chào bán cho Uỷ ban chứng khoán Tiếp đó, sau 30 ngày kết thúcđợt chào bán chứng khoán, chứng khoán hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữuchứng khoán phải được chuyển giao cho người mua.

Như vậy, về cơ bản Luật chứng khoán 2006 đã quy định tương đối đầy đủ

về trình tự thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng Tuy nhiên trong mườiđiều luật của chương “chào bán chứng khoán ra công chúng” hoàn toàn không

có quy định về phương thức phát hành trong đó có một nội dung rất quan trọng

là hoạt động bảo lãnh phát hành Đối với chào bán chứng khoán ra công chúng,

sự thành bại của đợt chào bán có ý nghĩa rất quan trọng Để đảm bảo sự thànhcông cho một đợt chào bán, đòi hỏi tổ chức chào bán phải lựa chọn phương thứcphát hành tối ưu nhất Trong các phương thức chào bán chứng khoán ra côngchúng thì bảo lãnh phát hành được xem là phương thức an toàn nhất Hơn thếnữa một số trường hợp bắt buộc phải có tổ chức bảo lãnh phát hành thì luật lạikhông quy định

2.2 Quy định về chào bán riêng lẻ

2.2.1 Quy định về chào bán cổ phiếu

2.2.1.1 Chào bán cổ phiếu của công ty cổ phần

Chào bán cổ phiếu là quyền cơ bản của công ty cổ phần Hoạt động chàobán cổ phiếu riêng lẻ của công ty cổ phần chịu sự điều chỉnh của Luật doanhnghiệp 2005 Cũng theo quy định của Luật, việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ củacông ty cổ phần được thực hiện nhằm mục đích tạo lập vốn điều lệ hoặc để tăngvốn điều lệ Thực chất của việc chào bán cổ phiếu của công ty cổ phần là việccông ty bán cổ phần để huy động vốn, kết quả của việc bán cổ phần sẽ làm tăngvốn điều lệ và tỷ lệ sở hữu cổ đông Mặt khác, việc chào bán cổ phần có nghĩa làbán một phần quyền sở hữu công ty cho người mua cổ phần Điều này cũngđồng nghĩa với việc thay đổi cơ cấu quản lý và kiểm soát của công ty Vì vậy,

Trang 38

việc quyết định số lượng cổ phần, giá trị cổ phần, loại cổ phần trong mỗi đợtchào bán cần được cân nhắc kỹ lưỡng Hiện nay, việc chào bán cổ phần củacông ty cổ phần được quy định tại điều 87-Luật doanh nghiệp 2005.

Về quyền quyết định chào bán, Luật doanh nghiệp 2005 quy định Hội

đồng quản trị quyết định thời điểm, phương thức và giá chào bán Theo quyđịnh này, Hội đồng quản trị được trao thêm quyền năng mới Nếu Luật doanhnghiệp 1999 chỉ quy định Hội đồng quản trị có quyền quyết định giá cổ phầnđược đưa ra chào bán thì theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005, Hội đồngquản trị được quyết định cả phương thức chào bán và thời điểm chào bán Tuynhiên, pháp luật hiện hành lại không có quy định về quyền quyết định của cổphần được đưa ra chào bán Có thể nói, đây là một nội dung rất quan trọngkhông chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với các nhà đầu tư Nó cho thấy khảnăng về vốn của doanh nghiệp cũng như tiềm năng của các nhà đầu tư

Về giá cổ phần, giá chào bán cổ phần không được thấp hơn giá thị trường

tại thời điểm chào bán hoặc giá trị được ghi trong sổ sách tại thời điểm gần nhất.Luật doanh nghiệp 1999 cũng đưa ra qui định này, tuy nhiên về các trường hợpngoại lệ, Luật doanh nghiệp 2005 bổ sung một số điểm mới sau:

Thứ nhất, cổ phần chào bán lần đầu tiên cho những người không phải là

cổ đông sáng lập Đây là quy định khá hợp lý vì đây là cổ phần được chào “lầnđầu tiên”, đây cũng là lần đầu tiên nhà đầu tư tiếp cận với cổ phần của công tynên chưa xác định được giá thị trường của cổ phần Như vậy, Hội đồng quản trị

có quyền quyết định giá chào bán thất hơn giá thị trường Điều này sẽ đảm bảo

sự thành công của đợt chào bán cổ phần lần đầu, thu hút rộng rãi nhà đầu tư

Thứ hai, cổ phần chào bán cho tất cả các cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện

có của họ ở công ty Theo quy định này, các cổ đông đã nắm giữ cổ phần củadoanh nghiệp sẽ được quyền mua cổ phần theo tỷ lệ tương ứng, với giá bánkhông tham chiếu giá thị trường tại thời điểm chào bán Khi đó, giá cổ phần ápdụng cho các cổ đông cũ có thể sẽ thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chàobán Tuy nhiên có một vấn đề đặt ra Theo quy định của pháp luật, công ty cổ

Ngày đăng: 05/04/2013, 09:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ X- Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2006 Khác
2. Một số vấn đề pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam – Phạm Thị Giang Thu- NXB Chính trị quốc gia- 2004 Khác
3. Pháp luật về chào bán chứng khoán của doanh nghiệp – Trường đại học Luật Hà Nội- Nguyễn Minh Hằng, Luận án thạc sĩ luật học, năm 2001 Khác
4. Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán – Trường Đại học kinh tế quốc dân-2002 Khác
5. Tạp chí Luật học-Số tháng 8 năm 2006- Trường đại học Luật hà Nội Khác
6. Doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị trường chứng khoán- Phòng thương mại công nghiệp VCCI - Nhà xuất bản chính trị quốc gia- 2005 Khác
7. Báo đầu tư chứng khoán ( các số 41, 43, 44,45, 46, 48 năm 2006 : số 1, 2,3, 5, 7, 8, 9, 10, 12, 13-17 năm 2007) Khác
8.5. Luật các tổ chức tín dụng 1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng 2001 Khác
9.3. Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w