Quy định về chào bán riêng lẻ

Một phần của tài liệu Một số vấn đề của pháp luật về chào bán chứng khoán ở Việt Nam (Trang 37 - 50)

2. Các quy định của pháp luật về chào bán chứng khoán của doanh nghiệp 1 Các quy định của pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng

2.2.Quy định về chào bán riêng lẻ

2.2.1. Quy định về chào bán cổ phiếu

2.2.1.1. Chào bán cổ phiếu của công ty cổ phần

Chào bán cổ phiếu là quyền cơ bản của công ty cổ phần. Hoạt động chào bán cổ phiếu riêng lẻ của công ty cổ phần chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp 2005. Cũng theo quy định của Luật, việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ của công ty cổ phần được thực hiện nhằm mục đích tạo lập vốn điều lệ hoặc để tăng vốn điều lệ. Thực chất của việc chào bán cổ phiếu của công ty cổ phần là việc công ty bán cổ phần để huy động vốn, kết quả của việc bán cổ phần sẽ làm tăng vốn điều lệ và tỷ lệ sở hữu cổ đông. Mặt khác, việc chào bán cổ phần có nghĩa là bán một phần quyền sở hữu công ty cho người mua cổ phần. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thay đổi cơ cấu quản lý và kiểm soát của công ty. Vì vậy,

việc quyết định số lượng cổ phần, giá trị cổ phần, loại cổ phần trong mỗi đợt chào bán cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Hiện nay, việc chào bán cổ phần của công ty cổ phần được quy định tại điều 87-Luật doanh nghiệp 2005.

Về quyền quyết định chào bán, Luật doanh nghiệp 2005 quy định Hội

đồng quản trị quyết định thời điểm, phương thức và giá chào bán. Theo quy định này, Hội đồng quản trị được trao thêm quyền năng mới. Nếu Luật doanh nghiệp 1999 chỉ quy định Hội đồng quản trị có quyền quyết định giá cổ phần được đưa ra chào bán thì theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005, Hội đồng quản trị được quyết định cả phương thức chào bán và thời điểm chào bán. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành lại không có quy định về quyền quyết định của cổ phần được đưa ra chào bán. Có thể nói, đây là một nội dung rất quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với các nhà đầu tư. Nó cho thấy khả năng về vốn của doanh nghiệp cũng như tiềm năng của các nhà đầu tư.

Về giá cổ phần, giá chào bán cổ phần không được thấp hơn giá thị trường

tại thời điểm chào bán hoặc giá trị được ghi trong sổ sách tại thời điểm gần nhất. Luật doanh nghiệp 1999 cũng đưa ra qui định này, tuy nhiên về các trường hợp ngoại lệ, Luật doanh nghiệp 2005 bổ sung một số điểm mới sau:

Thứ nhất, cổ phần chào bán lần đầu tiên cho những người không phải là cổ đông sáng lập. Đây là quy định khá hợp lý vì đây là cổ phần được chào “lần đầu tiên”, đây cũng là lần đầu tiên nhà đầu tư tiếp cận với cổ phần của công ty nên chưa xác định được giá thị trường của cổ phần. Như vậy, Hội đồng quản trị có quyền quyết định giá chào bán thất hơn giá thị trường. Điều này sẽ đảm bảo sự thành công của đợt chào bán cổ phần lần đầu, thu hút rộng rãi nhà đầu tư .

Thứ hai, cổ phần chào bán cho tất cả các cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ ở công ty. Theo quy định này, các cổ đông đã nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp sẽ được quyền mua cổ phần theo tỷ lệ tương ứng, với giá bán không tham chiếu giá thị trường tại thời điểm chào bán. Khi đó, giá cổ phần áp dụng cho các cổ đông cũ có thể sẽ thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chào bán. Tuy nhiên có một vấn đề đặt ra. Theo quy định của pháp luật, công ty cổ

phần có nhiều loại cổ phần khác nhau. Tuỳ thuộc vào loại cổ phần mà họ nắm giữ, các cổ đông có các quyền và nghĩa vụ khác nhau. Ví dụ cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông sẽ được hưởng mức cổ tức thấp hơn cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức nhưng thay vào đó, những cổ đông này lại có quyền dự đại hội đồng cổ đông, có quyền đề cử người vào hội đồng quản trị và biểu quyết về những quyết định của công ty. Vì thế để đảm bảo sự công bằng giữa các cổ đông, quy định này cần điều chỉnh theo hướng cụ thể hơn “ cổ phần chào bán cho tất cả các cổ đông theo tỷ lệ cổ phần của từng loại hiện có của họ ở công ty” sẽ chính xác, đảm bảo sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật.

Thứ ba, cổ phần chào bán cho người môi giới và người bảo lãnh. Qui định này là sự kế thừa của Luật doanh nghiệp 1999 tuy nhiên Luật doanh nghiệp 2005 lại bổ sung một nội dung quan trọng khắc phục thiếu sót của văn bản trước đó. “Số chiết khấu hoặc tỷ lệ chiết khấu cụ thể phải được sự chấp thuận của số cổ đông đại diện cho ít nhất 75% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết”. Như vậy, sự ưu tiên về giá cho các đối tượng này không phải là không có giới hạn. Tuy nhiên, khi bổ sung quy định về quyền biểu quyết của đại hội đồng cổ đông trong trường hợp này, Luật 2005 lại bỏ qua cách tính giá chào bán cổ phần- một nội dung rất quan trọng được quy định khá cụ thể và chi tiết tại điểm c khoản 1 điều 61 Luật doanh nghiệp 1999.

Về chào bán thêm cổ phần phổ thông, đây là một nội dung khá quan trọng

của Luật doanh nghiệp 2005 và là một quy định hoàn toàn mới so với Luật doanh nghiệp 1999. Khoản 2- điều 87 quy định “trường hợp công ty phát hành

thêm cổ phần phổ thông và chào bán số cổ phần đó cho tất cả các cổ đông phổ thông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ tại công ty”. Điều luật cũng đã cũng đã

cụ thể hoá thủ tục, trình tự chào bán cổ phần phổ thông cho các cổ đông hiện có của doanh nghiệp. Đó là quy định về thông báo chào bán thêm cổ phần cho các cổ đông; các nội dung cụ thể của thông báo trong đó có tổng số cổ phần dự kiến phát hành, số cổ phần cổ đông được quyền mua, giá chào bán cổ phần, thời hạn đăng ký mua. Chính những quy định về việc gửi thông báo đến từng cổ đông đã

khẳng định hình thức chào bán cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2005 là chào bán riêng lẻ. Ngoài ra còn có quy định về chuyển quyền ưu tiên mua cổ phần của cổ đông cho người khác, về xử lý số cổ phần còn lại sau đợt phát hành.

Tóm lại, hoạt động chào bán riêng lẻ cổ phiếu của công ty cổ phần chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp 2005. Như vậy có sự phân biệt giữa hai hình thức chào bán cổ phiếu của công ty cổ phần là chào bán riêng lẻ và chào bán ra công chúng. Hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng chịu sự điều chỉnh của Luật chứng khoán 2006. Thực tế, xu hướng từ trước đến giờ hầu hết các doanh nghiệp đều lựa chọn hình thức chào bán riêng lẻ để huy động vốn

2.2.1.2. Chào bán cổ phiếu của công ty Nhà nước cổ phần hoá

Hiện nay ở Việt Nam việc chào bán cổ phiếu để chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần được quy định tại Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần thay thế Nghị định 64/2000/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Có thể nói, cổ phần hoá công ty Nhà nước chính là một tiến trình, một “dự án” phát triển kinh tế, cải cách kinh tế mang tính đột phá không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các nước có nền kinh tế chuyển đổi nhằm thay đổi hình thức sở hữu của các doanh nghiệp từ Nhà nước sang đa sở hữu để Nhà nước không chịu áp lực về vốn, người lao động gắn bó với doanh nghiệp. Đồng thời nhằm tăng năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Về đối tượng cổ phần hoá, như ta đã biết đó là những công ty Nhà nước

không thuộc diện Nhà nước phải nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Về đối tượng và điều kiện được mua cổ phần của công ty Nhà nước cổ phần hoá: tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội hoạt động theo luật pháp Việt Nam

và cá nhân người Việt Nam định cư ở trong nước được quyền mua cổ phần với số lượng không hạn chế; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hoá theo quy định pháp Việt

Nam. Có thể nói, những quy định về đối tượng và điều kiện được mua cổ phần tại Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 là rất thông thoáng, nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá công ty Nhà nước ở nước ta.

Về cơ cấu cổ phần lần đầu, pháp luật quy định cơ cấu cổ phần lần đầu

trong doanh nghiệp cổ phần hoá theo cơ cấu ưu tiên nhất định:

(i) Cổ phần Nhà nước nắm giữ.

(ii) Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh

nghiệp tại thời điểm quyết định cổ phần hoá được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm làm việc.

(iii) Nhà đầu tư chiến lược được mua tối đa 20%số cổ phần bán theo giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ưu đãi.

(iv) Cổ phần bán đấu giá công khai cho các nhà đầu tư không thấp hơn

20% vốn điều lệ

Việc sắp xếp thứ tự mua cổ phần cho những đối tượng như vậy vừa đảm bảo vai trò của Nhà nước đối với doanh nghiệp mà Nhà nước cần nắm giữ cổ phần, vừa đảm bảo quyền lợi cho người lao động, giúp họ yên tâm sản xuất. Bên cạnh đó, việc dành tối thiểu 20% vốn điều lệ để chào bán đấu giá cổ phần công khai giúp doanh nghiệp có thêm điều kiện để thu hút vốn đầu tư và có thêm nhiều cổ đông ngoài doanh nghiệp- là điều kiện để doanh nghiệp có thể niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán tập trung.

Về giá bán cổ phần lần đầu, so với Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19

tháng 6 năm 2002 thì quy định về giá chào bán cổ phần lần đầu tại điều 8 Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 là một quy định mới. Quy định này góp phần cụ thể hoá, tạo ra một khung pháp lý về giá bán cổ phần cho các đối tượng. Theo đó, điều luật đã đưa ra ba mức giá bán với ba đối tượng khác nhau. Đối với người lao động giá bán cổ phần được giảm 40% so với giá đấu bình quân; đối với nhà đầu tư chiến lược giá bán cổ phần được giảm 20% so với giá đấu bình quân; còn giá bán cho các đối tượng khác được thực hiện theo giá đấu bình quân. Như vậy, giá đấu bình quân là tiêu chuẩn xác định giá bán cổ

phần cho người lao động và nhà đầu tư chiến lược. Tuy nhiên chính quy định này cũng thể hiện những ưu thế và hạn chế rất rõ ràng. Nếu giá đấu thành công của từng nhà đầu tư cao thì tổ chức chào bán nhanh chóng thu hút được nguồn vốn lớn. Thế nhưng, khi đó tất yếu giá đấu bình quân cũng cao lên và vì vậy mà giá bán cổ phần cho người lao động cũng lên. Lúc này, khả năng được sở hữu cổ phần của người lao động tại doanh nghiệp hầu như khó thực hiện. Trên thực tế, thường xảy ra tình trạng các nhà đầu tư lớn “mua hộ” cổ phần của người lao động trong doanh nghiệp. Như vậy, ưu đãi dành cho người lao động khó được đảm bảo mà mục tiêu cổ phần hoá công ty Nhà nước cũng không mấy khả thi.

Về phương thức bán cổ phần, nếu như Nghị định 64/2000/NĐ-CP ngày 19

tháng 6 năm 2002 trước đây chỉ đơn thuần qui định phương thức bán cổ phần tại chính doanh nghiệp hoặc thông qua tổ chức trung gian tài chính thì đến Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004, đấu giá cổ phần là phương thức bắt buộc để chào bán cổ phần của công ty Nhà nước. Mục đích của việc áp dụng phương thức này là đảm bảo sự công bằng cho các nhà đầu tư. Theo quy định tại điều 30 của Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 tuỳ thuộc vào khối lượng cổ phần mà việc bán đấu giá cổ phần có thể diễn ra ở nhiều nơi khác nhau như tại chính công ty Nhà nước, tại tổ chức tài chính trung gian. Tuy nhiên nếu khối lượng cổ phần bán ra trên 10 tỷ thì bắt buộc phải bán đấu giá tại trung tâm giao dịch chứng khoán. Với phương thức bán đấu giá này, pháp luật quy định cụ thể trình thủ tục thực hiện. Theo đó, doanh nghiệp, tổ chức tài chính trung gian và trung tâm giao dịch chứng khoán thông báo công khai tại nơi tiến hành bán đấu giá hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng những vấn đề liên quan đến việc bán đấu giá cổ phần. Sau khi thực hiện bán đấu giá, cơ quan thực hiện bán đấu giá phải xác định giá đấu bình quân để tính giá ưu đãi cho các nhà đầu tư chiến lược và người lao động. Cuối cùng doanh nghiệp sẽ tiến hành phân phối cổ phần. Khoảng thời gian để doanh nghiệp hoàn thành việc bán cổ phần là 4 tháng kể từ ngày quyết định phê duyệt phương án cổ phần hoá. Như vậy, phương thức bán cổ phần lần đầu và trình tự thủ tục thực

hiện được quy định khá chặt chẽ, tạo ra một cơ chế rõ ràng cho việc bán cổ phiếu của công ty Nhà nước. Trên thực tế, tổ chức bán cổ phần lần đầu dưới hình thức đấu giá được nhiều công ty Nhà nước hưởng ứng do ưu điểm đó là nó thể hiện được tính dân chủ công khai. Trong khi nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận được thông tin và mục đích đầu tư thì doanh nghiệp cũng huy động được vốn.

Có thể nói, Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 ra đời thay thế Nghị định 64/2000/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình cổ phần hoá diễn ra. Chính sách này đã giảm số lượng doanh nghiệp nhà nước từ 12000 đơn vị xuống còn 2663 đơn vị vào đầu 2006, vốn bình quân của doanh nghiệp tăng từ 24 tỷ/2001 lên 63,6 tỷ /2005, doanh nghiệp huy động được thêm 21000 tỷ đồng . Tuy nhiên, bên cạnh đó còn tồn tại không ít vướng mắc. Việc cổ phần hoá diễn ra chậm hơn so với kế hoạch. Cụ thể là năm 2006, dự kiến cổ phần hoá khoảng 150 công ty nhưng chỉ có thực hiện được 107 [7]. Các cơ quan thực hiện bán đấu giá còn thiếu kinh nghiệm lúng túng. Phương thức đấu giá đã bộc lộ một số hạn chế như gần đây có tình trạng nhiều cuộc đấu giá sức cầu bị đẩy lên quá cao so với cầu thực, do việc nhà đầu tư sử dụng dịch vụ uỷ thác đầu tư. Để tăng khả năng mua được cổ phần, nhà đầu tư thường uỷ thác số lượng mua lớn hơn nhiều lượng cầu thực (có người uỷ thác 2-3 nơi) [7]. Ngoài ra nhiều nhà đầu tư vừa sử dụng dịch vụ uỷ thác, vừa tham gia đấu giá nên đã đẩy giá lên cao một cách bất hợp lý. Đồng thời việc pháp luật chỉ quy định một phương thức bán cổ phần trong khi trên thực tế còn có rất nhiều phương thức chào bán khác đã hạn chế các khả năng của doanh nghiệp lựa chọn các phương thức chào bán phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp. Thêm nữa hoạt động cổ phần hoá diễn ra trên khắp cả nước nhưng hoạt động đấu giá mới chỉ dừng lại ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nhà đầu tư hiện nay rất phân vân về tính bảo mật thông tin của hoạt động này, việc đấu giá chưa thực sự tuân thủ đúng quy luật của thị trường. Khi mà đấu giá chưa diễn ra thì đã có những thông tin rò rỉ bên ngoài thị trường về giá đấu thành

Một phần của tài liệu Một số vấn đề của pháp luật về chào bán chứng khoán ở Việt Nam (Trang 37 - 50)