Bổ sung, sửa đổi một số quy định hiện hành về chào bán chứng khoán ra công chúng theo Luật chứng khoán

Một phần của tài liệu Một số vấn đề của pháp luật về chào bán chứng khoán ở Việt Nam (Trang 61 - 63)

2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về chào bán chứng khoán

2.1. Bổ sung, sửa đổi một số quy định hiện hành về chào bán chứng khoán ra công chúng theo Luật chứng khoán

ra công chúng theo Luật chứng khoán 2006

Luật chứng khoán 2006 ra đời đã tạo là cơ sở pháp lý cho các hoạt động liên quan đến chứng khoán, trong đó có hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng. Luật đã quy định rất cụ thể về điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng của từng loại chứng khoán, về hồ sơ đăng ký chào bán, về thủ tục phân phối chứng khoán. Tuy mới có hiệu lực từ 1/1/2007 nhưng Luật chứng khoán 2006 đã bộc lộ một số điểm bất cập cần sửa đổi hoặc bổ sung.

Luật chứng khoán không quy định về phương thức chào bán chứng khoán ra công chúng. Có thể nói, việc quy định phương thức chào bán chứng khoán là rất cần thiết để đảm bảo cho sự ổn định của thị trường và giảm chi phí cho các nhà phát hành. Sự thành bại của một đợt phát hành rất quan trọng. Chính vì vậy,

để đảm bảo sự thành công của đợt chào bán đòi hỏi tổ chức chào bán phải lựa chọn một phương thức phát hành tối ưu nhất. Trong các phương thức phát hành chứng khoán, bảo lãnh phát hành được xem là phương thức hiện đại và an toàn hơn cả. Phương thức này có thể sử dụng cho việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Trên thế giới, bảo lãnh phát hành đã được sử dụng từ rất lâu. Tại Việt Nam, phương thức này đã được quy định tại Nghị định 48/1998 ngày 11 tháng 7 năm 1998, sau đó là Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Luật chứng khoán 2006 lại không có quy định này. Vì vậy, trong thời gian tới, cần bổ sung những quy định về phương thức bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng. Đồng thời, cũng cần có thêm những quy định cụ thể về điều kiện thành lập tổ chức bảo lãnh phát hành, cơ cấu tổ chức, hoạt động của tổ chức bảo lãnh và những vấn đề khác liên quan đến việc thành lập và giải thể nó. Có như vậy, các tổ chức chào bán chứng khoán có thể yên tâm phát hành chứng khoán với số lượng lớn, các nhà đầu tư cũng có cơ sở để đặt niềm tin vào các dự án đầu tư chứng khoán của mình. Bên cạnh phương thức bảo lãnh phát hành, cần quy định thêm một số phương thức phát hành chứng khoán như đại lý phát hành hay đấu thầu để các tổ chức chào bán có cơ hội chọn lựa phương thức chào bán chứng khoán ra công chúng phù hợp với điều kiện của mình nhất.

Về hồ sơ chào bán chứng khoán ra công chúng. Hiện nay hồ sơ chào bán chứng khoán ra công chúng vẫn còn khá cầu kỳ. Đặc biệt là yêu cầu báo cáo tài chính hàng năm phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp nhận. Hiện nay pháp luật chưa quy định về tiêu chuẩn đối với tổ chức kiểm toán thực hiện kiểm toán, chưa đưa ra các tiêu chí cụ thể để đánh giá nội dung hoạt động kiểm toán của tổ chức đó như khi tổ chức kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp thì những tiêu chí bắt buộc nào phải có để doanh nghiệp được xem là có đủ điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng. Vì vậy, Luật chứng khoán cần cân nhắc về vấn đề này. Bên cạnh đó, Luật cũng cần có những quy định để gắn trách nhiệm của tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên đối với kết quả hoạt

động kiểm toán trong báo cáo tài chính của chủ thể chào bán. Nếu một tổ chức kiểm toán hoặc kiểm toán đưa ra những thông tin sai lệch trong báo cáo tài chính, thì các nhà đầu tư phải gánh chịu những thiệt hại rất lớn. Mặt khác, những điều kiện của tổ chức kiểm toán hiện nay là quá khắt khe. Điều này sẽ dẫn đến một tất yếu là sự độc quyền của các tổ chức kiểm toán và chi phí kiểm toán vượt quá sức của tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng mới lần đầu bước vào thị trường chứng khoán. Vì vậy pháp luật cần nới lỏng các điều kiện của tổ chức kiểm toán, thúc đẩy các doanh nghiệp nhanh chóng tham gia vào thị trường chứng khoán thông qua chào bán chứng khoán ra công chúng.

Riêng đối với hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng, có ý kiến cho rằng những yêu cầu của hồ sơ là quá khắt khe. Pháp luật cần có những hướng dẫn bổ sung hoặc sửa đổi. Bởi vì việc đòi hỏi quá cao, quá chặt chẽ về nội dung của bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ như trong Luật chứng khoán 2006 sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các chủ thể khi tiến hành chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư ra công chúng- phương thức đầu tư và loại chứng khoán đang còn khá mới mẻ ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề của pháp luật về chào bán chứng khoán ở Việt Nam (Trang 61 - 63)

w