Cho tới nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi vào hoạt động được 7 năm và đã khẳng định vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, việc tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về thị trường chứng khoán nói chung và hoạt động chào bán chứng khoán nói riêng là một đòi hỏi cấp thiết. Tuy nhiên, để pháp luật về chào bán chứng khoán phát huy hiệu quả điều chỉnh thì việc hoàn thiện pháp luật phải dựa trên các căn cứ sau:
1.1. Căn cứ vào chủ trương chính sách của Đảng về phát triển kinh tế thị trường trường
Như chúng ta đã biết, năm 1986 khi Đại hội Đảng VI diễn ra Đảng ta đã khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện trong đó có nền kinh tế. Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thay vì một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp như trước kia. Có thể nói, đây là mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như xã hội ở nước ta. Để thực hiện chủ trương đó, các văn kiện của Đảng tại Đại hội VII, VIII, IX, X về chiến lược phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của đất nước đều chú trọng chỉ đạo việc phát triển đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường trong đó có thị trường vốn. Tại Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, để thực hiện nhiệm vụ “ tiếp tục
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Đảng ta đã
chủ trương“ phát triển vững chắc thị trường tài chính bao gồm thị trường vốn và
cao chất lượng hoạt động của thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Huy động mọi nguồn vốn trong xã hội cho đầu tư phát triển” [tr80. 1]. Đồng thời về
phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 trong báo cáo tại Đại hội Đảng X, Đảng ta nhận định cần “phát triển mạnh thị trường vốn,
đồng thời thực hiện các biện pháp đồng bộ để phát triển nhanh thị trường chứng khoán thành một kênh huy động vốn dài hạn quan trọng trong nền kinh tế, kể cả các doanh nghiệp FDI, niêm yết cổ phiếu và huy động vốn qua thị trường chứng khoán. Hình thành đồng bộ thể chế về thị trường chứng khoán; tăng cường hỗ trợ của Nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, phổ cập kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho công chúng tham gia thị trường này” [ tr242, 1].
Đường lối chỉ đạo của Đảng đã tạo cơ sở lý luận quan trọng cho việc ban hành các văn bản pháp luật về xây dựng một thị trường vốn dài hạn ở Việt Nam, trong đó liên quan trực tiếp đến hoạt động chào bán chứng khoán. Một yêu cầu đặt ra đối với thị trường chứng khoán là bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của thị trường tài chính tiền tệ, vì vậy việc hoàn thiện pháp luật phải là quá trình cụ thể hoá các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Có như vậy mới đảm bảo pháp luật về chào bán chứng khoán có cơ sở vững chắc để thực thi trên thực tế, phát huy hiệu quả điều chỉnh của mình.
1.2. Căn cứ vào đặc điểm phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam
Đặc điểm đặc trưng nhất của nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường. Đặc điểm này là yếu tố để căn cứ vào đó chúng ta xây dựng và hoàn thiện pháp luật về chứng khoán nói chung và chào bán chứng khoán nói riêng. Nền kinh tế thị trường đã tạo ra cho các doanh nghiệp quyền tự do được thành lập, tự do hoạt động sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về hoạt động cũng như cơ cấu tổ chức và tình hình tài chính của mình. Như vậy, doanh nghiệp có quyền tự huy động vốn từ các tổ chức cá nhân- các nhà đầu tư. Đây là một tiền đề quan trọng cho việc chào bán chứng khoán để thu hút vốn từ các nhà đầu tư, cũng là căn cứ để xây dựng và hoàn thiện pháp luật về chào bán chứng khoán. Một đặc điểm nữa của nền kinh
tế Việt Nam là có xuất phát điểm thấp, vốn trước đây là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, lại chịu hậu quả nặng nề của hai cuộc chiến tranh. Vì vậy, vốn luôn là một nhu cầu “bức xúc” của các doanh nghiệp để cải tiến kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất. Hiện nay các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các công ty Nhà nước- giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế chủ yếu dựa vào các nguồn vốn FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài), ODA (viện trợ phát triển chính thức) và vốn từ các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên số lượng FDI, ODA đã có chiều hướng giảm do việc có những vi phạm trong việc sử dụng nguồn vốn này tại một số doanh nghiệp. Thêm nữa, việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng sẽ ngày càng khó khăn do các tổ chức tín dụng đang bị quá tải và đứng trước yêu cầu tổ chức lại củng cố môi trường pháp lý. Bên cạnh đó Nhà nước và Chính phủ luôn có nhu cầu về một nguồn vốn lớn để đáp ứng yêu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đất nước. Khi đó, chào bán chứng khoán để thu hút vốn trong dân chúng sẽ trở thành công cụ huy động vốn rất hiệu quả cho các doanh nghiệp và cho Nhà nước.
1.3. Căn cứ vào tình hình phát triển thị trường chứng khoán ở nước ta hiện nay nay
Như đã phân tích ở trên, chào bán chứng khoán là một cách huy động vốn rất hiệu quả của các doanh nghiệp. Tính đến đầu 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam đã hoạt động được gần 7 năm. Tham gia vào thị trường chứng khoán vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, quy mô lớn. Như vậy tỷ lệ các doanh nghiệp đó là khá ít bởi vì các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này cũng có nhu cầu rất lớn về vốn nhưng họ thường không lựa chọn phương thức chào bán chứng khoán ra công chúng- một phương thức huy động vốn rất hiệu quả, mà chỉ lựa chọn phương thức chào bán riêng lẻ. Lý do là khi thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng, họ gặp phải rất nhiều khó khăn như trở ngại về hồ sơ đăng ký chào bán trong đó bao gồm cả bản cáo bạch và báo cáo tài chính, về nghĩa vụ công bố thông tin. Vì vậy, chào bán chứng khoán riêng lẻ là phương thức phổ