Một số vấn đề về quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu

30 785 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Một số vấn đề về quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số vấn đề về quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu

Trang 1

2 Bảo vệ quyền sở hữu: 5

II Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự 6

1.Chủ sở hữu tự mình thực hiện hành vi bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp 6

2 Chủ sở hữu yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp phải chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại: 10

3 Chủ sở hữu yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâmphạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại: 13

3.1 Chủ sở hữu yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu: 14

3.2 Chủ sở hữu yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản 15

3.3 Chủ sở hữu yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải bồi thường thiệt hại 23

III Thực trạng và giải pháp 25

1 Nên cụ thể hoá hơn quy định về bảo vệ quyền chiếm hữu 26

2 Cần có biện pháp bảo vệ người thứ ba ngay tình mạnh mẽ hơn 28

3 Hoàn thiện pháp luật và thiết chế đăng ký tài sản 28

4 Nâng cao hiệu quả của các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong thực tiễn 29

C Kết thúc vấn đề 29

Trang 2

A Đặt vấn đề

Quyền sở hữu là một trong những loại quyền dân sự cơ bản được pháp luậtghi nhận và bảo vệ Bên cạnh việc ghi nhận các quyền của chủ sở hữu và ngườichiếm hữu hợp pháp tài sản, pháp luật sở hữu còn ghi nhận các biện pháp pháp lýđể bảo vệ quyền sở hữu chống lại các hành vi xâm phạm Bảo vệ quyền sở hữu làbiện pháp Nhà nước tác động bằng pháp luật tới hành vi xử sự của con người nhằmthông qua đó bảo đảm cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp thực hiện quyềnchiếm hữu, sử dụng và định đoạt của mình.

Ở Việt Nam, quyền sở hữu được bảo vệ thông qua nhiều biện pháp khácnhau, do nhiều ngành luật điều chỉnh Trong các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu,biện pháp dân sự có ý nghĩa thực tế nhất vì nó khôi phục lại tình trạng ban đầu vềmặt vật chất cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp Bảo vệ quyền sở hữubằng biện pháp dân sự là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, Tòa án hoặccác cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạmquyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cảntrở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồithường thiệt hại.

B Nội dung

I Một số vấn đề về quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu

1 Quyền sở hữu:

Điều 164 BLDS quy định:

“ Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài

sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếmhữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản”.

Trang 3

Như vậy, BLDS đã đưa ra một định nghĩa về quyền sở hữu bằng cách liệt kênhững nội dung của quyền sở hữu và chủ thể của quyền này Đây có thể xem làmột phương pháp lập pháp rất riêng của Việt Nam, vì luật dân sự của các nước trênthế giới, họ không đưa ra khái niệm về quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự, mà kháiniệm này chỉ tồn tại trong khoa học luật.

Quyền chiếm hữu:

Theo cách hiểu thông thường nhất thì chiếm hữu là sự nắm giữ, chi phối vật

về mặt thực tế Điều 182 BLDS quy định: “ Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ,

quản lý tài sản”

Như vậy, BLDS đã coi chiếm hữu là một quyền năng, là một trong ba bộphận cấu thành quyền sở hữu Liên quan đến vấn đề này, ở Việt Nam hiện nayđang còn nhiều tranh luận Tựu trung lại có hai quan điểm phổ biến sau:

- Quan điểm thứ nhất cho rằng quyền sở hữu chỉ bao gồm hai nội dung:

quyền sử dụng và quyền định đoạt Còn chiếm hữu thực ra là một tình trạng chứkhông phải là một quyền năng Chiếm hữu là hình thức biểu hiện ra bên ngoài củaquyền sở hữu Đây cũng là quan điểm trong luật dân sự của đa số các nước trên thếgiới như Đức, Pháp, Nhật Bản…

- Quan điểm thứ hai cho rằng cách quy định như Điều 173 BLDS hiện nay

là hoàn toàn hợp lý Những người theo quan điểm này lý giải chiếm hữu là sự nắmgiữ vật, tuy nhiên do sự phát triển của khoa học kỹ thuật mà hiện nay có những vậtkhông thể nắm giữ được (như năng lượng, sóng truyền hình…) Vấn đề chiếm hữuđã có từ thời nguyên thuỷ, từ khi chưa có pháp luật thì loài người đã chiếm hữunhững vật sẵn có trong thiên nhiên Khi có pháp luật rồi thì mới phát sinh kháiniệm quyền chiếm hữu Muốn chứng minh mình là chủ sở hữu thì tuỳ từng trườnghợp: đối với bất động sản phải dựa vào việc đăng ký tài sản, còn đối với động sản

Trang 4

thì bản thân sự chiếm hữu cũng là một cách thức để chứng minh Không nên để‘‘tình trạng chiếm hữu’’ như là khi xã hội chưa có luật pháp.

Tranh luận chiếm hữu là một tình trạng hay là một quyền sẽ có nguy cơ savào tranh luận về mặt học thuật Vấn đề có ý nghĩa đặt ra là: cách quy định chiếmhữu là một bộ phận của quyền sở hữu như BLDS có ích lợi gì không? Dù chiếmhữu là một tình trạng hay một quyền thì vẫn cần phải có những quy định để bảo vệsự chiếm hữu đó Có nghĩa là để đảm bảo sự ổn định của các quan hệ pháp luật dânsự thì nên công nhận tình trạng chiếm hữu thực tế Nếu không ta sẽ phải chứngminh tình trạng sở hữu tuyệt đối – một điều rất khó thực hiện và nhiều khi làm đảolộn, thậm chí làm đảo lộn các quan hệ pháp luật dân sự Qua tìm hiểu pháp luật củacác nước trên thế giới (Pháp, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc…) chúng ta thấy cácnước đều quy định theo hướng đó và do vậy, các quy định về chiếm hữu là một chếđịnh riêng so tách khỏi chế định sở hữu

Quyền sử dụng:

Điều 192 BLDS quy định: “Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng,

hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”.

Nói một cách dễ hiểu thì quyền sử dụng là quyền khai thác những lợi ích manglại từ tài sản.

Trang 5

2 Bảo vệ quyền sở hữu:

Quyền sở hữu là một trong các quyền cơ bản, quan trọng nhất của công dân,nên pháp luật của bất kỳ quốc gia nào cũng đều có những quy định để bảo vệquyền sở hữu Điều 58 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam đã quy định: “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa

kế của công dân”.

Theo lý luận truyền thống của luật dân sự thì bảo vệ quyền sở hữu được hiểulà những biện pháp trong khuôn khổ pháp luật tác động đến hành vi xử sự của conngười, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi xâm hại đến quyền sở hữu,khắc phục những thiệt hại vật chất cho chủ sở hữu Còn phương thức bảo vệ quyềnsở hữu là cách thức mà Nhà nước và chủ sở hữu sử dụng để bảo vệ chủ sở hữukhỏi những hành vi xâm hại đến quyền sở hữu, khắc phục những thiệt hại vật chấtcho chủ sở hữu Quyền sở hữu được bảo vệ bằng các biện pháp hình sự, hànhchính hay dân sự.

BLDS năm 2005 đã dành hẳn Chương XV (Phần thứ hai), bao gồm 7 điều từĐiều 255 đến Điều 261 để quy định về bảo vệ quyền sở hữu Ngoài ra, quy định vềbảo vệ quyền sở hữu còn nằm rải rác ở một số điều khác, theo đó, chủ sở hữu cóquyền bảo vệ quyền sở hữu thông qua các phương thức sau :

- Tự mình thực hiện hành vi bảo vệ quyền sở hữu;

- Yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sởhữu, quyền chiếm hữu hợp pháp phải chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệthại;

- Yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vixâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi

Trang 6

cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầubồi thường thiệt hại.

II Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự

1.Chủ sở hữu tự mình thực hiện hành vi bảo vệ quyền sở hữu, quyềnchiếm hữu hợp pháp

Tự bảo vệ quyền sở hữu là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tàisản tự mình tiến hành các biện pháp trong khuôn khổ pháp luật nhằm bảo vệquyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của mình.

Biện pháp tự bảo vệ cho phép chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đượcáp dụng các biện pháp nhất định để ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâmphạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp, truy tìm, đòi lại tài sản bị ngườikhác chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp phápcủa họ Hành vi xâm phạm trước tiên làm phát sinh quan hệ giữa chủ thể quyền vàngười xâm phạm Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp hơn ai hết là người biếtrõ mức độ và hậu quả của hành vi xâm phạm Việc tự bảo vệ gắn liền với quyền lợithiết thân của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp Vì vậy, tự bảo vệ cũng chínhlà việc thực hiện hành vi bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, ngườichiếm hữu hợp pháp.

Như chúng ta đã biết, đặc trưng lớn nhất của quyền dân sự là nguyên tắc tựđịnh đoạt Cũng chính vì lý do này mà luật dân sự được xếp vào luật tư ở nhữngnước có sự phân biệt hệ thống pháp luật thành luật công và luật tư Theo BLDS thì

Trang 7

chủ sở hữu có quyền tự thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu, quyềnchiếm hữu hợp pháp của chính mình Ví dụ: chủ sở hữu nhà ở xây tường bao xungquanh nhà của mình để bảo vệ nhà của mình khỏi bị xâm phạm từ bên ngoài, chủvườn cây ăn quả rào vườn và thuê người bảo vệ, trông nom vườn cây của mình…

Quyền của chủ sở hữu tự mình thực hiện hành vi bảo vệ quyền sở hữu,quyền chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản của mình không phải là tuyệt đối, mà có

giới hạn của nó Giới hạn đó chính là “ không được xâm phạm đến lợi ích công

cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác ” Các hành vi như: giăng dây

điện quanh ao cá, vườn cây để chống trộm, làm hố chông quanh gốc cây ăn quả …dẫn đến làm người khác bị chết (kể cả kẻ trộm), đều bị coi là hành vi trái phápluật, phải bồi thường thiệt hại và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ cácyếu tố cấu thành tội phạm.

Việc tự bảo vệ là một yêu cầu cần thiết trong mọi phương thức bảo vệ quyềnsở hữu Dù tự bảo vệ hay yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ, chủ sởhữu, người chiếm hữu hợp pháp luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình bảovệ Khi yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ, chủ sở hữu, người chiếmhữu hợp pháp phải cung cấp các chứng cứ, tài liệu là cơ sở để giải quyết Các biệnpháp bảo vệ quyền sở hữu chỉ được thực hiện có hiệu quả nếu chủ thể thực sự tựbảo vệ một cách tích cực Nói một cách khác, chủ sở hữu, người chiếm hữu khôngchỉ thể hiện vai trò chủ động của mình trong việc tự bảo vệ mà ngay cả khi có sựhỗ trợ của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Việc tự bảo vệ là biện pháp thể hiện tính định đoạt cao độ của chủ thể: Khiphát hiện ra hành vi xâm phạm quyền, lợi ích chính đáng của mình, chủ sở hữu,người chiếm hữu hợp pháp có quyền chủ động lựa chọn cách thức bảo vệ phù hợpnhư: yêu cầu người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, yêu cầu người chiếm

Trang 8

hữu bất hợp pháp phải trả lại tài sản hoặc bồi thường thiệt hại Chủ thể có quyềnchủ động thương lượng, hòa giải bất cứ lúc nào trong quá trình giải quyết tranhchấp.

Về cách thức : Biện pháp tự bảo vệ có thể tiến hành dưới bất kỳ cách thứcnào, miễn là không trái pháp luật và đạo đức xã hội, trong khi việc khởi kiện hoặcyêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết phải tuân thủ theo những điềukiện, trình tự, thủ tục nhất định như: điều kiện về chủ thể khởi kiện, thẩm quyềngiải quyết, hình thức tiến hành…

Về tính kinh tế : Biện pháp tự bảo vệ là biện pháp có tính kinh tế cao nhất dotiết kiệm được thời gian, chi phí tốn kém cho việc giải quyết tranh chấp Trong khiviệc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp khởi kiện không chỉ tốn kém về thờigian cho việc giải quyết theo trình tự tố tụng mà còn tốn kém chi phí cho việc thamgia tố tụng, chi phí giám định.

Hiệu quả bảo vệ : Biện pháp tự bảo vệ là biện pháp mang tính kịp thời, tạokhả năng ngăn chặn hành vi xâm phạm ngay từ đầu Ngay khi phát hiện ra có hànhvi xâm phạm hoặc khả năng xâm phạm, chủ thể có thể áp dụng ngay lập tức màkhông cần chờ bất kỳ một thủ tục nào Đặc điểm này cũng phần nào tránh được vụviệc xâm phạm trở nên nghiêm trọng hơn Biện pháp tự bảo vệ bên cạnh những ưuđiểm về hiệu quả bảo vệ như: nhanh chóng, kịp thời, một hạn chế lớn nhất của biệnpháp này là hiệu quả bảo vệ không cao do không được bảo đảm bằng tính cưỡngchế nhà nước Yêu cầu của chủ thể không được bảo đảm bằng cơ chế mang tínhquyền lực Nhà nước mà hoàn toàn trông chờ, phụ thuộc vào sự tự nguyện và thiệnchí của bên xâm phạm Do vậy, nếu bên xâm phạm không tự nguyện, thiện chíchấm dứt hành vi xâm phạm, khắc phục hậu quả đã gây ra thì biện pháp này khôngmang lại hiệu quả.

Trang 9

Các hành vi tự bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp trong thựctế rất đa dạng Hiệu quả của các biện pháp này đến đâu phụ thuộc vào chính khảnăng của bản thân chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp Vấn đề đặt ra là khi chủsở hữu không có năng lực hành vi dân sự để có thể tự mình bảo vệ quyền sở hữu,quyền chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản, thì pháp luật dự liệu như thế nào ?BLDS Việt Nam đã có một cơ chế để xử lý vấn đề này, đó chính là chế định giámhộ Theo Điều 65 BLDS, người giám hộ có nghĩa vụ:

“1 Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ;

2 Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợppháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiệngiao dịch dân sự;

3 Quản lý tài sản của người được giám hộ;

4 Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ”.

Tất nhiên, bù lại, người giám hộ sẽ được thanh toán các chi phí cần thiết choviệc quản lý, bảo vệ tài sản của người được giám Nếu người giám hộ có hành vi viphạm pháp luật (như lợi dụng việc giám hộ để chiếm đoạt tài sản của người đượcgiám hộ), thì phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình Trong trường hợp này,việc giám hộ bị chấm dứt để thay thế bằng một quan hệ giám hộ mới, với mục đíchbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Một biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu rất có hiệu quả của chủ sở hữu là biệnpháp đăng ký quyền sở hữu Cơ sở pháp lý của quyền này là Điều 167 - BLDS.Tuy nhiên, để xác định những loại tài sản nào phải đăng ký thì không chỉ dựa vàoBộ luật dân sự mà còn dựa vào các văn bản pháp luật chuyên ngành (Bộ luật Hànghải, Luật Đất đai, Luật Hàng không dân dụng…) Thông thường, tài sản đó là nhà

Trang 10

ở, quyền sử dụng đất, ô tô, xe máy, tàu thuỷ, thuyền, máy bay… Việc đăng ký tàisản rất có ý nghĩa, vì trong các hợp đồng dân sự đòi hỏi phải đăng ký, nó là thờiđiểm hoàn tất việc chuyển giao quyền sở hữu, đồng thời là cũng là thời điểm đểchủ sở hữu có thực hiện quyền của mình với người thứ ba khi tài sản có tranh chấp.Tuy nhiên, cũng phải nói rằng việc đăng ký tài sản ở Việt Nam hiện nay được thựchiện chưa nghiêm túc Nguyên nhân là do thủ tục hành chính còn rườm rà, lệ phícao so với mức sống trung bình của người dân, song nguyên nhân chủ yếu là do ýthức chấp hành pháp luật của người dân còn chưa tốt Đây là một thực tế gây rấtnhiều khó khăn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi cótranh chấp xảy ra.

Trên thực tế, biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp phápcủa mình là biện pháp diễn ra phổ biến nhất và cũng có hiệu quả nhất Người ViệtNam có truyền thống “ dĩ hòa vi quý ”, kiện nhau ra Toà cũng chỉ là trường hợp bấtđắc dĩ Tuy nhiên, với sự phát triển của cơ chế thị trường, trong những năm gầnđây, các hành vi vi phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp bắt đầu có xuhướng tăng Trong những trường hợp này, biện pháp tự bảo vệ xem ra không cònphát huy tác dụng, và chủ sở hữu phải sử dụng đến các biện pháp khác để có thểbảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2 Chủ sở hữu yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thựchiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp phải chấm dứt hành vi vi phạm,bồi thường thiệt hại:

Ví dụ 1: A là chủ sở hữu của một căn nhà B là hàng xóm của A, trong khi

đào móng làm nhà, đã đào sát tường nhà A, làm sụt và nứt tường của nhà A.

Ví dụ 2: C là chủ sở hữu một căn nhà D là hàng xóm của C đã để ống thoát

nước mưa của nhà mình chảy dội sang nhà C, làm ngấm tường của nhà C Trong

Trang 11

một lần mưa to, lượng nước mưa chảy xuống nhiều đã làm hư hỏng bức tranh quýcủa nhà C treo trên tường.

Các ví dụ trên xảy ra rất phổ biến trong thực tế Trong các trường hợp trên,A và C với tư cách là chủ sở hữu có quyền gì đối với B và D không? Theo các quyđịnh của BLDS Việt Nam, thì A và C, với tư cách là chủ sở hữu có quyền và lợiích hợp pháp bị xâm phạm, có quyền yêu cầu B và D – những người có hành vi cảntrở việc thực hiện quyền sở hữu của mình – phải chấm dứt hành vi vi phạm Tức làA có quyền yêu cầu B phải ngừng việc đào móng sát tường nhà của mình để tìmbiện pháp khác; C có quyền yêu cầu D phải dẫn nước thoát theo đường ống khácđể nước không chảy và ngấm sang tường nhà mình.

Tuy nhiên, tường nhà của A đã bị sụt và nứt, bức tranh quý của nhà C đã bịhư hỏng A và C có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo cách thức và mức dohai bên thoả thuận.

Đây chính là cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trên thực tế thường thông qua conđường các bên tự thỏa thuận Như đã nói ở trên, xuất phát từ nguyên tắc tự địnhđoạt, nên các bên hoàn toàn có quyền tự bàn bạc, thu xếp với nhau mà không cầnthông qua các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Cơ chế này tỏ ra rất hữu hiệutrong rất nhiều trường hợp, vì nó có những lợi ích cơ bản sau đây:

- Thứ nhất, các bên không phải mất thời gian, chi phí để khởi kiện tại Toà án

hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

- Thứ hai, xét về mặt tình cảm, như đã nói ở trên, với truyền thống “ dĩ hòa

vi quý ” của người Việt Nam, thì phương thức tự dàn xếp này nếu thành công sẽgiữ gìn được mối quan hệ tình cảm tốt đẹp giữa các bên, duy trì được tình làngnghĩa xóm;

Trang 12

- Thứ ba, nếu dàn xếp được, thì thông thường là các bên sẽ tự nguyện chấm

dứt hành vi vi phạm, khắc phục và bồi thường thiệt hại, khỏi phải thông qua cơ chếthi hành bản án, quyết định dân sự - một vấn đề rất nhức nhối hiện nay khi các bảnán, quyết định dân sự còn tồn đọng, không được thi hành trên thực tế còn đangchiếm một tỷ lệ rất lớn;

- Thứ tư, có một thực tế ở Việt Nam hiện nay là nhiều vụ án hình sự ( giết

người, cố ý gây thương tích, cố ý huỷ hoại tài sản…) có nguồn gốc từ các tranhchấp dân sự Nếu hoà giải thành thì có thể tránh được những trường hợp đau lòng,gây thiệt hại cho các bên và cho xã hội.

Rõ ràng, cơ chế trên vừa đem lại lợi ích cho các bên cũng như cho Nhànước Nhận thức được những lợi ích này, Nhà nước ta đã thiết lập cả một thể chế,thiết chế về hoà giải Về thể chế, đó là Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giảiở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành Về thiết chế, đó là các Tổ hoà giải ở cơsở ( xóm, thôn, tổ dân phố ) dưới sự quản lý và hướng dẫn về chuyên môn nghiệpvụ của Ban Tư pháp xã phường và Uỷ ban mặt trận Tổ quốc cùng cấp Đây chínhlà một trong những điểm ưu việt của pháp luật Việt Nam, được quốc tế đánh giácao.

Cũng giống như biện pháp chủ sở hữu tự mình thực hiện hành vi bảo vệquyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp, biện pháp tự dàn xếp này cũng có giới

hạn của nó Giới hạn đó cũng chính là “ lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp

pháp của người khác ” Các hành vi như tự ý tổ chức “ cưỡng chế đòi nợ ”, thoả

thuận dàn xếp với nhau để vi phạm quyền lợi của người thứ ba… đều bị coi làhành vi trái pháp luật và bị xử lý ( cả về mặt hình sự hoặc hành chính nếu có đủyếu tố cấu thành tội phạm hoặc vi phạm ) Pháp lệnh hoà giải cũng quy định phạmvi hoà giải không bao gồm các vụ việc có dấu hiệu hình sự hoặc hành chính Trong

Trang 13

những trường hợp trên, việc chủ sở hữu thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sởhữu của mình đã vượt quá giới hạn cần thiết và do vậy bị coi là bất hợp pháp.

Sự tự thỏa thuận sẽ không phát huy tác dụng nếu bên vi phạm vẫn cố tình viphạm mặc dù chủ sở hữu đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm, các bên đương sựkhông thoả thuận được với nhau về cách thức, mức bồi thường thiệt hại… Trongcác trường hợp này, chủ sở hữu nếu muốn thực hiện việc bảo vệ quyền sở hữu củamình, thì chỉ còn cách yêu cầu Toà án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kháccan thiệp.

3 Chủ sở hữu yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộcngười có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản,chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyềnchiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại:

Xét về mức độ can thiệp của Nhà nước vào các quan hệ pháp luật, thì trongquan hệ pháp luật dân sự, sự can thiệp này ở mức độ thấp nhất, xuất phát từ chínhbản thân quan hệ pháp luật dân sự là quan hệ mang tính bình đẳng thoả thuận giữacác bên, Nhà nước chỉ can thiệp khi thật cần thiết Trong trường hợp quyền và lợiích hợp pháp của mình bị xâm phạm, mặc dù chủ sở hữu đã yêu cầu người có hànhvi vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại, nhưng không đạtđược kết quả như mong muốn, thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu Toà án, cơ quanNhà nước có thẩm quyền khác – với tư cách là cơ quan công quyền – buộc ngườicó hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứthành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêucầu bồi thường thiệt hại.

Trang 14

3.1 Chủ sở hữu yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khácbuộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải chấm dứthành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu:

Xét về mặt khoa học luật, người ta thường gọi đây là phương thức kiện buộcchấm dứt hành vi Trở lại ví dụ đã dẫn ở phần trên:

A là chủ sở hữu căn nhà mình đang ở B là hàng xóm của A Trong lúc đàomóng làm nhà, do không tuân thủ quy trình, quy phạm kỹ thuật xây dựng, B đã đàomóng sát tường của nhà A và đã làm tường nhà A sụt, nứt một đoạn A đã yêu cầuB chấm dứt việc đào móng nhà để hai bên bàn bạc cách giải quyết, nhưng B vẫntiếp tục đào móng làm nhà và hậu quả là tường nhà A tiếp tục bị sụt, nứt ngày càngnghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống bình thường trong gia đình

Trong trường hợp này, theo quy định của BLDS, A có quyền làm đơn gửiđến Toà án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ( Uỷ ban nhân dân xã, phường,thị trấn hoặc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh ), để đề nghị cáccơ quan này can thiệp Theo pháp luật hiện hành thì cần phân biệt 2 trường hợp:

+ Nếu A gửi đơn yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết, thì Toà án sẽ áp dụngthủ tục tố tụng dân sự (theo Bộ luật tố tụng dân sự) để giải quyết Trong trườnghợp này, theo yêu cầu của A và xét thấy có đủ các điều kiện cần thiết, Toà án sẽ ápdụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để buộc B ngừng việc xây dựng nhằm đảmbảo quyền lợi cho A Sau khi có phán quyết của Toà án đã có hiệu lực pháp luật vềviệc buộc B chấm dứt hành vi đào móng sát tường nhà của A, nếu B không tựnguyện thi hành, thì cơ quan thi hành án dân sự sẽ buộc B phải thi hành bản án,quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.

+ Nếu A gửi đơn yêu cầu Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết, thìUỷ ban nhân dân sẽ áp dụng các quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính

Trang 15

để giải quyết Theo Pháp lệnh này cũng có cơ chế áp dụng các biện pháp khẩn cấptạm thời, biện pháp xử phạt vi phạm hành chính bằng cách buộc B chấm dứt hànhvi đào móng sát tường của nhà A

Trong thực tế, các tranh chấp có đối tượng là hành vi trái pháp luật như trênchủ yếu liên quan đến bất động sản Một ví dụ nữa cũng rất điển hình là hành vixây tường bao hoặc tường rào chắn lối đi của nhà hàng xóm Qua thực tiễn giảiquyết các tranh chấp dạng này tại Toà án hoặc Uỷ ban nhân dân các cấp, có thể rútra một số nhận xét sau:

+ Hành vi là đối tượng của việc kiện phải là hành vi trái pháp luật Hành vitrái pháp luật ở đây được hiểu không chỉ là trái với các quy định của Bộ luật dânsự, mà còn trái với quy định của các văn bản pháp luật khác ( như đất đai, xâydựng…) Đặc điểm chung của các hành vi này là cản trở chủ sở hữu hay ngườichiếm hữu hợp pháp thực hiện những quyền năng của mình trong khuôn khổ phápluật

+ Trên thực tế, loại việc này thường liên quan đến bất động sản liền kề nhưnhà ở, công trình xây dựng, quyền sử dụng đất, lối đi chung…

3.2 Chủ sở hữu yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khácbuộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tàisản.

Phương thức kiện này được gọi phổ biến là kiện vật quyền ( kiện đòi lại tàisản ) Loại việc này diễn ra khá phổ biến tại các Toà án trong những năm vừa qua,đặc biệt là kiện đòi nhà, đất.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ luật dân sự đã quy định về nghĩa vụ hoàn trảtài sản do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp

Ngày đăng: 02/04/2013, 21:26