MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN Ở VIỆT NAM
Trang 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN Ở VIỆT NAM
LỜI MỞ ĐẦU
Tất cả mọi người trong chúng ta đều mong muốn có một cuộc sống khoẻmạnh, ấm no, hạnh phúc Nhưng trong cuộc sống không ai có thể lường hếtđược mọi rủi ro có thể xẩy ra với bản thân hay gia đình như ốm đau, bệnhtật…Các chi phí khám chữa bệnh này không thể xác định trước, vì vậy dù lớnhay nhỏ đều gây khó khăn cho gia đình đặc biệt đối với những người có thunhập thấp Điều quan trọng hơn là những rủi ro này có thể làm suy giảm sứckhoẻ, suy giảm khả năng lao động, vừa kéo dài thời gian không lao động vừalàm cho cuộc sống khó khăn hơn
Để có thể khắc phục khó khăn trên lại vừa chủ động về tài chính khi có rủi
ro về sức khoẻ xảy ra mỗi người có những biện pháp khắc phục khác nhaunhư rút tiền tiết kiệm, bán tài sản, nhờ sự giúp đỡ của người thân, đi vay…Các biện pháp trên đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định lại khó ápdụng trong trường hợp thời gian kéo dài và lặp đi lặp lại Vì vậy Bảo Hiểm Y
Tế ra đời nhằm hỗ trợ cho người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro về sứckhoẻ góp phần ổn định đời sống và đảm bảo an toàn xã hội
Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, đời sống con người được nâng cao,nhu cầu khám chữa bệnh cũng tăng lên Trong khi đó chi phí khám chữa bệnhngày càng cao do:
- Ngành y tế áp dụng công nghệ, máy móc hiện đại trong việc chuẩnđoán điều trị bệnh
- Thuốc men tăng giá do biến động giá cả chung của thị trường Đặc biệt
có những bệnh phải sử dụng thuốc biệt dược, chi phí lớn
Trang 2Do đó cần phải vận động mọi người trong xã hội tham gia Bảo Hiểm Y
Tế nhằm giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước và cũng để đảm bảo an toàncho chính bản thân mình khi gặp rủi ro về sức khoẻ Càng ngày Bảo Hiểm
Y Tế càng tỏ rõ vai trò quan trọng trong đời sống con người
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BHYT VÀ TIẾN TRÌNH
THỰC HIỆN BHYT TOÀN DÂN Ở VIỆT NAM
I TỔNG QUAN VỀ BHYT:
1 Sự cần thiết và vai trò của BHYT trong đời sống kinh tế xã hội nói chung
và toàn dân nói riêng:
BHYT Việt Nam ra đời năm 1992 và được coi là loại hình Bảo Hiểmđặc biệt mang ý nghĩa cộng đồng sâu sắc, là nơi tập trung nguồn lực tài chính
từ sự đóng góp của cộng đồng xã hội để chi trả chi phí khám chữa bệnh chochính những người tham gia đóng góp vào quỹ BHYT ra đời có tác dụng rấtthiết thực:
- Giúp cho những người tham gia BHYT khắc phục khó khăn về mặt tàichính khi có rủi ro như ốm đau, bệnh tật vì trong quá trình nằm viện điều trịchi phí tốn kém ảnh hưởng đến ngân sách gia đình trong khi lại làm giảm thunhập của họ do không thể tham gia lao động
- BHYT góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước Trên thếgiới, các quốc gia đều có khoản chi cho hệ thống y tế Tuy nhiên ở các nướcđang phát triển khoản chi này thường chưa đáp ứng được nhu cầu phát triểncủa ngành y Để giải quyết vấn đề này, nhiều nước thường phải thu viện phí
Trang 3của người đến khám chữa bệnh Đây là một trở ngại lớn đối với nhiều tầnglớp dân cư Vì vậy biện pháp hiệu quả nhất là thực hiện BHYT để giảm gánhnặng cho ngân sách Nhà nước BHYT ra đời vừa khắc phục sự thiếu hụt về tàichính, vừa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của người dân.
- BHYT góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thực hiện côngbằng trong xã hội Sự thiếu hụt trong ngân sách y tế không đảm bảo nhu cầukhám chữa bệnh, cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngành y không theo kịp nhucầu khám chữa bệnh Vì vậy thông qua việc đóng góp vào quỹ BHYT sẽ hỗtrợ cho ngân sách ngành y, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh Và sau khitham gia BHYT tất cả mọi người không phân biệt giàu nghèo đều được chămsóc sức khoẻ do đó đảm bảo được công bằng xã hội
- BHYT nâng cao tính cộng đồng, gắn bó mọi thành viên trong xã hội
Hoạt động trên quy luật số lớn, BHYT hoạt động với phương châm “lá lànhđùm lá rách”, “mình vì mọi người, moi người vì mình”
Như vậy BHYT là một phạm trù KTXH tất yếu của xã hội phát triển vàtiến tới
thực hiện BHYT toàn dân là một yêu cầu khách quan Tiến tới BHYT toàndân là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà toàn Đảng toàn dân phảiphấn đấu thực hiện:
- BHYT toàn dân vừa là mục tiêu, vừa là biện pháp tiến tới chăm sóc sứckhoẻ toàn dân Điều này cũng có nghĩa mọi người dân Việt Nam không phân
Trang 4chế độ BHYT Mọi người dân Việt Nam đều bình đẳng như nhau trong việcchăm sóc sức khoẻ khi ốm đau, bệnh tật Điều này cũng đồng nghĩa với việcđạt đựơc mục tiêu công bằng bình đẳng trong xã hội Đây còn là cơ sở đảmbảo cho con người ta dù mắc bệnh nặng, chữa trị dài ngày, chi phí cao thì giađình họ cũng bớt được phần gánh nặng.
- BHYT toàn dân còn là biện pháp tài chính nhằm thanh toán từng phầncác khoản chi phí khám chữa bệnh cho các cơ sở y tế Ngay khi đi vào hoạtđộng BHYT đã chi trả cho những người tham gia gặp rủi ro, nguồn kinh phínày có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động tài chính của các cơ sở y
tế Bởi đó là nguồn thu đáng kể giúp cải thiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bịkhám chữa bệnh cho các cơ sở (số thu BHYT luôn bằng 1/3 ngân sách Nhànước dành cho y tế) Phương thức nộp một phần viện phí thông qua BHYT làmột chính sách đúng đắn, nó giúp huy động nguồn thu đóng góp của cả ngườilao động và người sử dụng lao động - nó thể hiện được nghĩa vụ và tráchnhiệm của chủ sử dụng lao động, của bản thân người lao động đối với sứckhoẻ cuả họ từ đó duy trì ổn định sản xuất
- Như đã nói ở trên, hoạt động của BHYT là một công cụ điều tiết xã hội,đặc biệt khi ở Việt Nam việc quản lý thu nhập của người lao động còn chưachặt chẽ và công cụ thuế thu nhập hoạt động chưa được nhiều Bên cạnh đóBHYT còn huy động được nguồn thu của nhiều đối tượng như học sinh, sinhviên…nhằm giáo dục cho lớp trẻ quan tâm đến sức khoẻ của bản thân mình
và của toàn xã hội
Trang 5- Tiến tới BHYT toàn dân thể hiện tính cộng đồng xã hội ở mức cao Việc Nhà nước đóng góp cho các đối tượng thuộc diện chính sách, ngườinghèo, người có công với cách mạng là một biện pháp vừa mang tính đoànkết tương trợ vừa mang ý nghĩa chính trị sâu sắc Đây cũng là đặc trưng riêngcủa BHYT toàn dân ở nước ta.
Tiến tới BHYT toàn dân là cả một quá trình liên quan đến nhiều yếu tốkinh tế, chính trị, xã hội, khoa học kỹ thuật: từ việc đáp ứng các điều kiện cơ
sơ vật chất kỹ thuật cho việc chăm sóc sức khoẻ cũng như các yếu tố của quátrình kinh tế như tăng trưởng kinh tế, việc làm thu nhập của người lao động
Vì vậy việc tiến tới BHYT toàn dân là một quá trình hội tụ đầy đủ các yếu tốcần thiết mà trong đó Nhà nước giữ vai trò điều tiết Mục tiêu BHYT toàn dânkhông những đạt được về diện rộng mà còn phải đảm bảo tính bền vững lâudài và phải trở thành nhu cầu thiết yếu của mọi người dân
2 Đối tượng và phạm vi BHYT
a Đối tượng BHYT:
Hoạt động y tế thường bao gồm: phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng Ở mỗi quốc gia BHYT có thể có các tên gọi khác nhau như bảo hiểm sức khoẻ (có thể gồm cả phòng bệnh và chữa bệnh; chữa bệnh và phục hồi chức năng; hoặc cả ba) hay BHYT (thường chỉ gồm hoạt động chữa bệnh)
Dù tên gọi khác nhau nhưng đối tượng BHYT đều là sức khoẻ của ngườiđược bảo hiểm tức là nếu người được bảo hiểm gặp rủi ro về sức khoẻ: ốm
Trang 6đau, bệnh tật thì sẽ được BHYT xem xét chi trả bồi thường BHYT là mộtdịch vụ rất phổ biến trên thế giới và bất kỳ ai có nhu cầu bảo hiểm sức khoẻđều có quyền tham gia Vậy đối tượng tham gia BHYT là mọi người dân cónhu cầu bảo hiểm cho sức khoẻ của mình hoặc cũng có thể là một người đạidiện cho cơ quan, đơn vị, tập thể…đứng ra ký kết hợp đồng.
Khi mới triển khai BHYT, thông thường các nước đều có hai nhóm đốitượng tham gia: bắt buộc và tự nguyện BHYT bắt buộc áp dụng đối vớicông nhân viên chức Nhà nước và một số đối tượng như người về hưu cóhưởng lương hưu Còn BHYT tự nguyện áp dụng cho mọi thành viên kháctrong xã hội có nhu cầu và thường giới hạn trong độ tuổi nhất định tuỳ từngquốc gia
Hiện nay ở Việt Nam BHYT tiến hành bắt buộc cho các đối tượng: laođộng Việt Nam làm trong các doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức kinh tếthuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị-xãhội, đoàn thể hưởng lương từ ngân sách, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài, khu chế xuất, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các doanh nghiệpngoài quốc doanh có từ 10 lao động trở lên, người đang nghỉ hưu, người cócông với cách mạng…BHYT tự nguyện áp dụng cho các đối tượng kháctrong xã hội kể cả người nước ngoài đến làm việc, học tập, du lịch tại ViệtNam
b Phạm vi BHYT:
Trang 7BHYT là hoạt động đảm bảo thanh toán chi phí y tế cho người tham giaBảo Hiểm khi gặp rủi ro Tuy mọi người dân đều có quyền tham gia BảoHiểm nhưng trong một số trường hợp BHYT không chấp nhận Bảo Hiểm nhưnhững người mắc bệnh nan y, cố tình tự huỷ hoại bản thân, trong tình trạngsay, vi phạm pháp luật…Mỗi người tham gia BHYT khi ốm đau, bệnh tậtđược thanh toán chi phí với mức độ khác nhau Mỗi quốc gia đều có nhữngchương trình sức khoẻ quốc gia khác nhau và cơ quan BHYT cũng không cótrách nhiệm đối với người được BHYT nếu họ khám chữa bệnh thuộc chươngtrình này.
Ở Việt Nam hiện nay điều lệ BHYT loại trừ các bệnh sau: phong, lao,sốt rét, tâm thần, phân liệt, bệnh dại, tiêm chủng phòng bệnh, dịch vụ kếhoặch hoá gia đình, điều dưỡng, an dưỡng, chỉnh hình, thẩm mỹ, làm chân taygiả, mắt giả, các bệnh bẩm sinh, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, tai nạngiao thông, trường hợp tự tử, nghiên ma tuý, vi phạm pháp luật…
Trang 8- BHYT thông thường: là phương thức BHYT trong đó trách nhiệm của
cơ quan BHYT được giới hạn tương xứng với trách nhiệm và nghĩa vụ củangười được BHYT
Tuỳ từng quốc gia, có những nước thực hiện BHYT theo cả ba phương thứctrên, còn ở các nước nghèo mới triển khai hoạt động BHYT thường áp dụngBHYT thông thường
Phương thức BHYT thông thường có hai hình thức tham gia: bắt buộc và
tự nguyện.BHYT bắt buộc áp dụng cho một số đối tượng nhất định được quyđịnh trong các văn bản pháp luật về Bảo Hiểm Số còn lại không thuộc nhómtrên có thể tham gia BHYT tự nguyện tuỳ vảo khả năng và nhu cầu Ở ViệtNam hiện nay đang triển khai cả hai hình thức này và thực hiện thanh toántheo phương thức cùng chi trả: BHYT chi trả 80% chi phí khám chữa bệnhtheo giá viện phí (không thanh toán phần chênh lệch giữa giá viện phí và giádịch vụ theo yêu cầu riêng của bệnh nhân), người tham gia BHYT sẽ chịutrách thanh toán 20% còn lại (không vượt quá 6 tháng lương tối thiểu trongthời gian một năm) Tuy nhiên đối với những trường hợp bệnh nhân thuộcdiện ưu đãi xã hội (quy định tại pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng,liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động khángchiến…) sẽ được BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh theo giá việnphí
Ngoài ra trong thực tế còn có một bộ phận BHYT mang đặc trưng củaBHXH và một bộ phận khác mang tính chất kinh doanh như Bảo Hiểm tai
Trang 9nạn lao động, Bảo Hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật…Đặc biệt ở một sốngành nghề, do tính chất đặc thù của lao động nên Chính phủ cho phép thựchiện BHYT ngành như: BHYT giao thông vận tải, BHYT ngành than trựcthuộc BHYT Việt Nam…
4 Quỹ BHYT:
Đó là một quỹ tài chính có quy mô phụ thuộc vào số lượng thành viênđóng góp và mức đóng góp của thành viên đó BHYT với mục đích nhânđạo không đặt mục đích kinh doanh lên đầu, quỹ BHYT chủ yếu được hìnhthành tự hai nguồn:do người sử dụng lao động và người lao động đóng góphoặc chỉ do đóng góp của người tham gia BHYT
Ở Việt Nam tỷ lệ này được quy định như sau: đối tượng tham gia BHYT bắtbuộc đóng góp 3% tổng quỹ lương trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3,người lao động đóng 1/3 nếu còn đang tham gia lao động, những người nghỉhưu mất sức lao động tham gia BHYT bắt buộc sẽ đóng 3% mức lương hưuhoặc mức trợ cấp mất sức lao động Số tiền này được nộp định kỳ 3 tháng mộtlần
Bên cạnh đó quỹ còn được bổ sung bằng các nguồn khác: sự hỗ trợ củangân sách Nhà nước, sự đóng góp ủng hộ của tổ chức từ thiện, lãi từ việc đầu
tư quỹ nhàn rỗi theo quy định của luật Bảo Hiểm Ở Việt Nam điều lệ BHYTquy định số tiền tạm thời nhàn rỗi được mua tín phiếu, trái phiếu do kho bạcNhà nước và các ngân hàng thương mại quốc doanh phát hanh; và được thực
Trang 10hiện các biện pháp khác nhằm bảo tồn, tăng trưởng quỹ nhưng vẫn đảm bảonguồn chi trả khi cần thiết.
Quỹ BHYT được sử dụng với các mục đích sau:
- Chi thanh toán chi phí y tế cho người đựơc BHYT
Hiện nay ở Việt Nam, đối với hình thức BHYT bắt buộc, quỹ BHYT được
sử dụng như sau:
- 91,5% cho quỹ khám chữa bệnh; trong đó 5% dùng lập quỹ dự phòngkhám chữa bệnh Nếu trong năm tài chính không sử dụng hết quỹ này thì kếtchuyển vào quỹ dự phòng, nếu vượt quá sẽ được bổ sung từ quỹ dự phòng
- 8,5% cho chi quản lý thường xuyên cho toàn hệ thống BHYT
- Tiền tạm thời nhàn rỗi (nếu có) sẽ được dùng mua tín phiếu, trái phiếu
do kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại quốc doanh phát hành…Còn đối với BHYT tự nguyện, quỹ được hạch toán riêng và được sử dụng đểchi trả các chi phí khám chữa bệnh, thanh toán cho đại lý BHYT và chi quản
lý thường xuyên cho cơ quan BHYT
Trang 11II TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN BHYT TOÀN DÂN:
1 Nghiên cứu, sửa đổi bổ sung điều lệ BHYT, mở rộng đối tượng tham gia,tiến tới BHYT toàn dân:
Trong những năm qua, nước ta đã chuyển đổi sang nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa Sự đổi mới cơ chế kinh tế là rất cầnthiết song phải gắn liền với sự đổi mới các chính sách khác có liên quantrong đó có chính sách xã hội để phát triển một xã hội công bằng văn minh.Việc phát triển nền kinh tế thị trường đã dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo, cómột số bộ phận dân cư có thu nhập khá cao trong khi đó còn không ít ngườivẫn trong hoàn cảnh thiếu thốn Ngân sách Nhà nước cũng khó đáp ứngđược sự bao cấp về chăm sóc sức khoẻ cho mọi tầng lớp dân cư Do đó đòihỏi phải có giải pháp trong chính sách xã hội, trong lĩnh vực y tế để tạo sựcông bằng trong việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân
Ở nước ta, BHYT là một chính sách xã hội được triển khai từ năm
1992, là một đổi mới, một giải pháp cơ bản trước mắt cũng như lâu dài trongcông tác chăm sóc sức khoẻ, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo Kết quả thựchiện BHYT những năm qua đã khẳng định điều đó Một số con số cụ thể: sốlượng người có thẻ BHYT tăng lên đáng kể, từ hơn 3 triệu người năm 1993lên 13 triệu người năm 2002 Tuy nhiên số lượng người được hưởng các chế
độ của BHYT còn chưa cao, chiếm gần 20% dân số cả nước, nghĩa là vẫn cònrất nhiều người tự lo toàn bộ chi phí khám chữa bệnh ảnh hưởng đến đời sống
Trang 12của họ và gia đình Vì vậy để đảm bảo vấn đề an sinh xã hội, hỗ trợ công tácxoá đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội cho mọi người dân thông quaBHYT là một giải pháp hữu hiệu Hay nói cách khác thì BHYT toàn dân làmột nhu cầu tất yếu của xã hội Đến nay nước ta đã có trên 7 triệu người đangtham gia BHYT bắt buộc trong đó chủ yếu là cán bộ công chức, người laođộng hưởng lương, người hưởng chế độ BHXH hàng tháng, các đối tượng ưuđãi xã hội…
Để có thể tiến tới BHYT toàn dân cần nghiên cứu đưa thêm một sốđối tượng tham gia BHYT bắt buộc như: những người lao động làm việc theohợp đồng đang hoạt động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có dưới
10 lao động, người lao động trong các cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộcngành y tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, thể dục thể thao, trạm y tế xãphường, và các ngành sự nghiệp khác, người lao động trong các hộ sản xuấtkinh doanh cá thể, tổ hợp tác, xã viên hợp tác xã…Những đối tượng này có sốlượng không nhỏ và ngày càng phát triển trong nền kinh tế thị trường ở nước
ta hiện nay Các đối tượng này đã phải tham gia BHXH bắt buộc từ tháng1/2003 theo nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủnên cũng rất cần thiết phải tham gia BHYT theo chế độ bắt buộc
Đối tượng tiếp theo có thể kể đến nhóm trẻ em dưới 6 tuổi Việt Nam lànước đầu tiên ở Châu Á, nước thứ 2 trên thế giới ký kết công ước quốc tế vềquyền trẻ em, mà theo điều 24,25,26 của Công ước này thì trẻ em có quyền
Trang 13được hưởng mức độ chăm sóc cao nhất về sức khoẻ, phương tiện chữa bệnh,
an toàn xã hội Điều 9 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Namcũng quy định: “Trẻ em dưới 6 tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, đượckhám, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế của Nhà nước” Bêncạnh đó, nghị định số 95/CP về thu một phần viện phí cũng đã quy định trẻ
em dưới 6 tuổi là đối tượng được miễn nộp một phần viện phí
Trong những năm qua, nhờ sự trợ cấp một phần của Nhà nước và nguồntài chính thu từ viện phí, các cơ sở y tế đã thực hiện khám chữa bệnh miễn phícho trẻ em dưới 6 tuổi Tuy nhiên thực tế do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên
số lượng này chưa lớn Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà bình trẻ em dưới 6tuổi phải có đầy đủ 3 loại giấy tờ sau mới được miễn một phần viện phí: giấykhai sinh, giấy giới thiệu của xã, giấy giới thiệu của trung tâm y tế huyện.Ngoài ra họ vẫn phải trả tiền thuốc nếu dùng quá danh mục quy định Còn tạibệnh viện Nhi đồng I, Nhi đồng II thành phố Hồ Chí Minh đều thu viện phíđối với trẻ em dưới 6 tuổi, chỉ miễn phí cho con của cán bộ nhân viên bệnhviện và các cháu có hoàn cảnh khó khăn có đơn xác nhận của chính quỳên địaphương Tỉ lệ miễn giảm viện phí ở các bệnh viện này là rất thấp Như vậy cóthể nói phương thức miễn giảm phí cho trẻ em duới 6 tuổi hiện nay chưa pháthuy được hiệu quả Để khắc phục vấn đề trên có thể dùng nguồn kinh phí hiện
có kết hợp với phần ngân sách dùng chi cho chăm sóc sức khoẻ trẻ em đểmua thẻ BHYT, nhiều cơ quan có trách nhiệm và người dân cũng rất đồng
Trang 14tình với phương pháp này Như vậy để thực hiện một bước lộ trình “tiến tớiBHYT toàn dân” cần phải bổ sung vào điều lệ BHYT đối tượng tham gia làtrẻ em dưới 6 tuổi.
Chính Phủ cũng đã có Nghị định số 63/2002/NĐ-CP quy định việcđược hưởng chế độ BHYT của các thân nhân sỹ quan quân đội nhân dân tạingũ Sỹ quan Công An cũng nên được hưởng chế độ ưu đãi trong đó có vấn
đề chăm sóc sức khoẻ cho thân nhân vì họ cũng là lực lượng vũ trang có đặcthù công tác tương tự như sỹ quan quân đội, từ đó tạo điều kiện cho họ yêntâm công tác Việc bổ sung thân nhân sỹ quan Công an nhân dân tại ngũ vàođối tượng tham gia BHYT là một vấn đề cần thiết Thủ tướng Chính Phủ đã
có quyết định số 139/2002/QĐ-CP ngày 15/10/2002 về việc khám chữabệnh cho người nghèo Theo quyết định này, quỹ khám chữa bệnh chongười nghèo được thành lập ở tất cả các tỉnh thành phố để thực hiện 2 hìnhthức: một là mua thẻ BHYT từ cơ quan BHXH, hai là Ban quản lý quỹ phảicấp Thẻ khám chữa bệnh cho 100% số người nghèo Tuy nhiên hiện naymới chỉ có trên 3 triệu người nghèo chiếm 20% tổng số đối tượng được cấpthẻ BHYT Mặt khác theo quyết định 139 không chỉ những người nghèo mà
cả những người dân sống ở các vùng đặc biệt khó khăn như vùng núi phíaBắc, các tỉnh Tây Nguyên cũng được hưởng chế độ khám chữa bệnh.Một sốtỉnh có trên 50% dân số thuộc diện đối tượng của quyết định số 139, do đó
có thể đánh giá việc khám chữa bệnh cho người nghèo thông qua hình thức
Trang 15cấp thẻ BHYT còn có ý nghĩa tăng độ bao phủ dân số có thẻ BHYT, mởrộng đối tương tham gia tiến tới BHYT toàn dân Có hai loại hình BHYT tựnguyện: BHYT học sinh và BHYT tự nguyện cho nhân dân.
Hiện nay có gần 5 triệu em học sinh tham gia BHYT tự nguyện, tuynhiên số lượng tham gia BHYT tự nguyện nhân dân còn rất hạn chế Đã cócác chương trình BHYT tự nguyện được tiến hành với nhiều nhóm đốitượng khác nhau như cho nhân dân, các hội, đoàn thể , hộ gia đình…nhưng
số lượng người tham gia vẫn chưa nhiều Mặc dù họ biết rõ lợi ích củaBHYT nhưng phần lớn người dân sống ở nông thôn có thu nhập thấp vàkhông ổn định.Nếu như có sự hỗ trợ nguồn tài chính một phần cho các đốitượng này thì trong tương lai BHYT tự nguyện sẽ có bước phát triển mạnh
mẽ Cần tiếp tục cải thiện phương thức phục vụ cho người có thẻ BHYT tạicác cơ sở khám chữa bệnh tránh phân biệt đối xử Muốn mở rộng quyền lợithanh toán cho người tham gia đồng thời đảm bảo việc cân đối quỹ khámchữa bệnh thì cần tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh hình thức thanh toán, chiphí khám chữa bệnh Được biết hiện nay, BHYT đang chỉ đạo tổng kết đánhgiá 5 năm thực hiện điều lệ BHYT ban hành theo nghị định số 58/1998/NĐ-
CP ngày 13/8/1998 để trên cơ sỏ đó nghiên cứu trình chính phủ sửa đổi bổsung điều lệ BHYT
2 Tổ chức thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân:
Trang 16Thực hiện BHYT ở Việt Nam đã tạo ra cuộc cải cách lớn trong chínhsách xã hội đánh dấu bước chuyển biến từ cơ chế hành chính bao cấp: mọingười khám chữa bệnh không mất tiền chuyển sang khám chữa bệnh theophương thức BHYT Nhưng một vân đề cần quan tâm là: thực hiện BHYTtoàn dân theo chế độ BHYT nào? Tức là cần phải giới hạn mức độ quyền lợikhám chữa bệnh đối với người tham gia đồng thời phải giới hạn loại hìnhbệnh tật từ đó có cơ sở xác định mức độ hưởng của người tham gia BHYT.Thông thường hiện nay mọi người đã tham gia BHYT đều đóng góp theo tỷ
lệ % so với mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH bên cạnh đó
họ cũng được chữa trị cho đến khi khỏi bệnh mà không phân biệt bệnh gìchi phí ra sao
Nhưng khi xã hội phát triển, nhiều loại hình bệnh tật mơí xuất hiện,đồng thời trình độ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực y tế cũng được ứng dụngnhiều vào việc khám, chuẩn đoán bệnh Đi kèm với điều này là chi phí khámchữa bệnh ngày càng tăng cao Vấn đề đặt ra là phải giải quyết mâu thuẫngiữa mức đóng hạn hẹp và mức độ phạm vi được hưởng các dịch vụ y tế củangười tham gia Bảo Hiểm Điều này rất quan trọng vì mục tiêu thực hiệnBHYT toàn dân là rất cao cả, nhưng nếu khả năng đóng góp không đủ khảnăng tài chính cho cả cộng đồng thì mục tiêu đó sẽ mất ý nghĩa
BHYT là chính sách cần thiết cho mọi người, quá trình tổ chức thực hiện tuy có bộc lộ những vấn đề cần được xem xét cả về chính sách cũng như
Trang 17chính sách thực hiện song đã khẳng định tính ưu việt, tính hợp lý Để phấn đấu đạt được mục tiêu tiến tới BHYT toàn dân, BHXH Việt Nam đang xây dựng lộ trình tiến tới BHYT toàn dân đến năm 2010 gồm những nét cơ bản sau:
- Liên tục củng cố, phát triển BHYT bắt buộc theo hướng mở rộng đốitượng cho cả những người làm công hưởng lương có thu nhập thường xuyênkhông phụ thuộc vào loại hình các tổ chức doanh nghiệp.Hơn thế số lao độngnày còn tăng nhiều vào năm tới do việc chuyển dịch cơ cấu lao động theochiều hướng chuyển đổi ngành nghề Nếu thực hiện được triệt để số lao độngnày dự báo khoảng 10-12 triệu người Việc tăng đối tượng này không liênquan nhiều đến sự can thiệp của ngân sách Nhà nước
- Nhà nước đã có chế độ chăm sóc sức khoẻ cho một số đối tượng thuộcdiện ưu đãi thông qua BHYT Số đối tượng này khoảng 1,4 triệu người và dựbáo ngân sách hàng năm cần bố trí khoảng 150 tỷ đồng
- Nhà nước cũng tiếp tục bố trí kinh phí cho những người nghèo đượcchăm sóc sức khoẻ miễn phí thông qua BHYT Hiện nay số đối tượngnghèo, người sống ở vùng sâu vùng xa có khoảng 14,5 triệu, con số này có
xu hướng giảm nhưng không nhiều do chuẩn nghèo của nước ta còn khoảngcách với chuẩn nghèo quốc tế
Trong vài năm tơí ngân sách Nhà nước cần bố trí 1500 tỷ đồng/ năm
Trang 18- Đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi có nhu cầu khám chữa bệnh cao phân bổđều ở các vùng miền Số lượng trẻ em dưới 6 tuổi được miễn viện phí theoluật định hiện có khoảng 8,5 triệu cháu, đối tượng này sẽ tăng giảm khôngnhiều trong các năm tới do kết quả của công tác dân số ở nước ta khá ổn định.Hàng năm ngân sách Nhà nước ta cần bố trí khoảng 900 tỷ đồng để thực hiệnviệc miễn phí khám chữa bệnh cho đối tượng này theo phương thức BHYT.
- Đối tượng học sinh, sinh viên hiện ổn định ở mức 16-18 triệu em Theo
đề nghị của nhiều cơ quan tổ chức, nhóm đối tượng này nên thực hiện chế độBHYT bắt buộc, một mặt giúp các em chăm sóc sức khoẻ ngay tại trường,mặt khác thông qua việc tham gia BHYT tạo cho các em thói quen sau này vềBảo Hiểm và cũng để giáo dục các em tính cộng đồng và nhân đạo xã hội
- Tuy nhiên có một bộ phận học sinh không thể đóng toàn bộ phí BHYT
vì vậy ngân sách Nhà nước cần phải hỗ trợ thêm Ngân sách Nhà nước cần bốtrí khoảng 180 tỷ đồng/năm cho đối tượng này và sẽ có khoảng 50% số họcsinh cần được hỗ trợ kinh phí với mức 20000 đồng/em/năm
- Đối tượng dân cư còn lại khoảng 30 triệu người thuộc diện tham giaBHYT tự nguyện
Hiện nay BHXH đang triển khai thí điểm một số loại hình BHYTtrong năm 2004 như: BHYT cho các hội đoàn thể như phụ nữ, cựu chiếnbinh, thanh niên…,BHYT hộ gia đình tại mỗi xã của mỗi quận huyện,BHYT cho thân nhân cán bộ công chức và người lao động…Theo dự đoán
Trang 19năm đầu tiên triển khai điểm BHYT trên diện rộng, nên BHXH Việt Namđặt mục tiêu năm 2004: học sinh sinh viên đạt 5,5 triêu em, nhân dân nóichung khoảng 1 triệu người Từ năm sau chương trình sẽ triển khai theo cấp
số nhân và phấn đấu đến năm 2010 đạt mức 20 triêu người tham gia BHYT
tự nguyện
Như vậy dự báo chung đến năm 2010 sẽ có khoảng gần60 triệu ngườichiếm 70% dân số cả nước được chăm sóc sức khoẻ thông qua BHYT Để hỗtrợ cho các nhóm đối tượng thuộc diện ưu đãi xã hội, kinh phí Nhà nước cấpkhoảng 3500 tỷ đồng BHXH sẽ thu từ đối tượng bắt buộc và tự nguyệnkhoảng 4500 tỷ đồng, như vậy để chăm sóc sức khoẻ cho gần 60 triệu dânchúng ta có khoản kinh phí là 8000 tỷ đồng/năm, mức bình quân của mỗingười là 130000 đồng/người
III MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BHYT TOÀN DÂN Ở MỘT SỐ NƯỚC:
Trang 20cho 500 gia đình cận nghèo ở các đô thị.BHYT Philippin đang triển khai cácbiện pháp để thực sự tiến gần đến đích BHYT toàn dân.Tổ chức BHYT đãphối hợp với Bộ nội vụ và chính quyền địa phương để giám sát các doanhnghiệp tư nhân đóng BHYT và chỉ cấp phép kinh doanh khi họ đã đóngBHYT Tính đến nay, Philippin đã có 40 triệu dân trong tổng số 75 triệu dântham gia BHYT.
2 Nhật Bản:
Hiện nay Nhật Bản đã thực hiện BHYT toàn dân, nước này đã thựchiện luật BHYT bắt buộc từ năm 1922 Đến năm 1961 bắt đầu thực hiệnBHYT toàn dân Lúc bắt đầu triển khai BHYT toàn dân, GDP khởi điểm củaNhật Bản là 4700 USD/đầu người/năm Tuy nhiên Nhật Bản đi trước ViệtNam quá xa, nên ý nghĩa tham khảo đối với nước ta là không lớn
3 Hàn Quốc:
Hàn Quốc đã ban hành luật BHYT đầu những năm 70, do lúc đầu chỉ là
tự nguyện nên đã không thành công chỉ có khoảng 400000 người tham gia saunhiều năm vận động Đến năm 1977 Hàn Quốc đã ban hành luật BHYT bắtbuộc toàn dân và sau 12 năm thực hiện gần 100% người dân đã có BHYT.GDP của họ năm 1977 là 1500 USD/đầu người/năm
4 Thái Lan:
Thái Lan thực hiện BHYT bắt buộc vào cuối thập kỷ 80, áp dụng đầutiên trong khu vực lao động trong các doanh nghiệp tư nhân của tổ chức SSO