Một số vấn đề hiện nay của pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam

MỤC LỤC

Pháp luật về chào bán chứng khoán

Khái niệm pháp luật về chào bán chứng khoán

Đối với các quốc gia theo hệ thống luật chung (Common Law) như Anh, Mỹ, Úc., luật công ty của các điều chỉnh cả việc chào bán chứng khoán riêng lẻ và chào bán chứng khoán ra công chúng, còn luật chứng khoán và thị trường chứng khoán chỉ đề cập đến từng lĩnh vực của thị trường chứng khoán. Đối với các quốc gia theo hệ thống luật châu Âu lục địa (Civil Law) như Pháp, Đức thì việc chào bán chứng khoán ra công chúng được quy định tại Luật chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc có luật chuyên biệt điều chỉnh là luật phát hành chứng khoán ra công chúng.

Nội dung pháp luật về chào bán chứng khoán

Theo đó Luật thống nhất điều chỉnh tất cả hoạt động phát hành và chào bán chứng khoán ra công chúng của doanh nghiệp và quy định giao cho Chính phủ hướng dẫn cụ thể về điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng đối với doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần, doanh nghiệp mới thành lập thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao; về chào bán chứng khoán ra nước ngoài và các trường hợp cụ thể khác. So với Nghị định 72/1994/NĐ-CP ngày 26/7/1994 của Chính phủ về việc ban hành quy chế phát hành các loại trái phiếu Chính phủ, Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2003 đã có những thay đổi cơ bản: quy định về quyền phát hành trái phiếu của chính quyền địa phương, đa dạng hoá các loại trái phiếu chính phủ, bổ sung các phương thức phát hành trái phiếu và xoá bỏ điều kiện phát hành của một số loại trái phiếu Chính phủ.

Pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động chào bán chứng khoán Để đảm bảo sự vận hành đồng bộ của thị trường chứng khoán, đảm bảo

Hiện nạy, hoạt động chào bán các loại chứng khoán này của Chính phủ và chính quyền địa phương chịu sự điều chỉnh của Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2003 về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương. Tóm lại, những quy định của pháp luật chào bán chứng khoán là đòi hỏi chung để bảo vệ nhà đầu tư và sự ổn định của thị trường.Từ đó pháp luật sẽ là công cụ hữu hiệu hạn chế thiệt hại đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu nhỏ lẻ, cá thể, mới tham gia thị trường, đồng thời là biện pháp tích cực ngăn chặn sự khủng hoảng của thị trường, góp phần tạo nên một thị trường chứng khoán lành mạnh và có hiệu quả.

Chủ thể chào bán chứng khoán Chính phủ

Chính quyền địa phương

Tuy nhiên chủ thể này không trực tiếp phát hành mà uỷ quyền cho Kho bạc Nhà nước hoặc tổ chức tài chính, tổ chức tài chính trên địa bàn phát hành. Có thể nói, trái phiếu chính quyền địa phương là một trong những công cụ hữu hiệu đáp ứng nhu cầu vốn cho địa phương, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Trung ương khi ngân sách địa phương chưa đáp ứng kịp và vẫn đảm bảo sự phát triển cho địa phương.

Doanh nghiệp

Luật đã đưa ra khái niệm công ty đại chúng, bao quát 3 loại hình công ty cổ phần là công ty đã thực hiện việc chào bán chứng khoán ra công chúng ( kể cả đã chào bán chứng khoán ra công chúng trước khi Luật chứng khoán 2006 có hiệu lực); công ty có cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán; công ty do phát hành riêng lẻ nhiều lần mà có cổ phiếu được ít nhất 100 nhà đầu tư sở hữu và có vốn điều lệ thực góp từ 10 tỷ đồng trở lên. Theo quy định của quyết định 02/2004/QĐ-NHNN ngày 04 tháng 01 năm 2004 chủ thể có quyền phát hành trái phiếu để huy động vốn trong nước bao gồm: các tổ chức tín dụng Nhà nước, tổ chức tín dụng cổ phần, quỹ tín dụng nhân dân trung ương, các tổ chức tín dụng liên doanh, các tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam.

Các quy định của pháp luật về chào bán chứng khoán của doanh nghiệp 1. Các quy định của pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng

Quy định về chào bán riêng lẻ

Có thể nói, cổ phần hoá công ty Nhà nước chính là một tiến trình, một “dự án” phát triển kinh tế, cải cách kinh tế mang tính đột phá không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các nước có nền kinh tế chuyển đổi nhằm thay đổi hình thức sở hữu của các doanh nghiệp từ Nhà nước sang đa sở hữu để Nhà nước không chịu áp lực về vốn, người lao động gắn bó với doanh nghiệp. Về đối tượng và điều kiện được mua cổ phần của công ty Nhà nước cổ phần hoá: tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội hoạt động theo luật pháp Việt Nam và cá nhân người Việt Nam định cư ở trong nước được quyền mua cổ phần với số lượng không hạn chế; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hoá theo quy định pháp Việt.

Chào bán chứng khoán của chính phủ và chính quyền địa phương

Trái phiếu Chính phủ

Tuy nhiên trên thực tế, Chính phủ không trực tiếp thực hiện các hoạt động và tiến hành các phương thức phát hành mà uỷ quyền cho Kho bạc Nhà nước (đối với trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình trung ương), Bộ Tài Chính (đối với trái phiếu ngoại tệ), các tổ chức tài chính nhà nước, tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính được Chính phủ chỉ định (đối với trái phiếu đầu tư) trực tiếp phát hành. Tuy nhiên nếu như doanh nghiệp phát hành trái phiếu để mở rộng sản xuất kinh doanh thì Chính phủ phát hành trái phiếu để bù đắp thiếu hụt của Ngân sách Nhà nước, cho các dự án thuộc vốn đầu tư của ngân sách trung ương đã ghi trong kế hoạch nhưng chưa được bố trí vốn ngân sách trong năm, để đầu tư phát triển kinh tế của quốc gia; tức là thực hiện các nhiệm vụ ở tầm vĩ mô.

Trái phiếu Chính quyền địa phương

Những điều kiện này một mặt đảm bảo cho chất lượng và tính thanh khoản của trái phiếu được phát hành một mặt hạn chế sự phát hành một cách bừa bãi loại chứng khoán này để huy động vốn trong dân chúng của chính quyền địa phương. Có thể nói, những quy định của Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2003 đã tạo ra một cơ sở pháp lý cho Chính phủ và chính quyền địa phương phát hành trái phiếu, huy động vốn nhàn rỗi trong dân chúng vào những chương trình kinh tế của mình, qua đó cung cấp và tạo sự đa dạng về hàng hoá cho thị trường chứng khoán.

Quản lý Nhà nước về chào bán chứng khoán ở Việt Nam

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc người được thống đốc uỷ quyền sẽ xem xét và chấp thuận phương án phát hành cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần và trái phiếu để huy động vốn trong nước của các tổ chức tín dụng, đồng thời giám sát và kiểm tra các báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng và ngân hàng thương mại cổ phần trước và sau khi phát hành. Đối với hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ, theo quy định của Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2006, Bộ Tài chính là cơ quan thống nhất quản lý hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp, xem xét có ý kiến chấp nhận phương án phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp.

Căn cứ để hoàn thiện pháp luật về chào bán chứng khoán

Căn cứ vào chủ trương chính sách của Đảng về phát triển kinh tế thị trường

Đồng thời về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 trong báo cáo tại Đại hội Đảng X, Đảng ta nhận định cần “phát triển mạnh thị trường vốn, đồng thời thực hiện các biện pháp đồng bộ để phát triển nhanh thị trường chứng khoán thành một kênh huy động vốn dài hạn quan trọng trong nền kinh tế, kể cả các doanh nghiệp FDI, niêm yết cổ phiếu và huy động vốn qua thị trường chứng khoán. Một yêu cầu đặt ra đối với thị trường chứng khoán là bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của thị trường tài chính tiền tệ, vì vậy việc hoàn thiện pháp luật phải là quá trình cụ thể hoá các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Căn cứ vào đặc điểm phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam

Đường lối chỉ đạo của Đảng đã tạo cơ sở lý luận quan trọng cho việc ban hành các văn bản pháp luật về xây dựng một thị trường vốn dài hạn ở Việt Nam, trong đó liên quan trực tiếp đến hoạt động chào bán chứng khoán. Hiện nay các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các công ty Nhà nước- giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế chủ yếu dựa vào các nguồn vốn FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài), ODA (viện trợ phát triển chính thức) và vốn từ các tổ chức tín dụng.

Căn cứ vào tình hình phát triển thị trường chứng khoán ở nước ta hiện nay

Một mặt đảm bảo đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp, cho Ngân sách Nhà nước, mặt khác bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư mà đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, thiếu hiểu biết trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Hoàn thiện chế độ chào bán chứng khoán ra công chúng và chào bán chứng khoán riêng lẻ sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể chào bán lựa chọn một phương thức thích hợp để giải quyết nhu cầu về vốn kinh doanh, còn nhà đầu tư có thể lựa chọn các phương án phục vụ cho hoạt động đầu tư tài chính của mình.

Các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về chào bán chứng khoán

    Nội dung cơ bản trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về cổ phần hoỏ cụng ty Nhà nước là phải phõn định rừ chức năng quản lý của Nhà nước và doanh nghiệp, nghiên cứu ban hành chế độ cổ phần hợp lý một mặt vừa bảo vệ lợi ích cho người lao động, mặt khác giảm bớt được sự chênh lệch giá cổ phần giữa người lao động và nhà đầu tư ngoài doanh nghiệp, bổ sung thêm các quy định về giá trị doanh nghiệp và xử lý tài sản. Bên cạnh đó, để khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chiến lược góp vốn mua cổ phần và tham gia quản lý doanh nghiệp đảm bảo điều kiện về số lượng cổ đông đại chúng khi tham gia thị trường chứng khoán; nâng tỷ lệ cổ phần bán đấu giá công khai từ 20% lên trên 30% vốn điều lệ vì hiện tại có ý kiến cho rằng 20% là con số nhỏ, không thu hút được nhà đầu tư có tiềm lực về vốn lớn, kinh nghiệm và trình độ quản lý.