Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản theo pháp luật Hôn nhân gia đình hiện hành
Trang 1Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quan hệ kinh tế quốc tế là một trong những yếu tố cơ bản quyết định sựhình thành và phát triển của nền kinh tế thế giới, các xu hướng vận động củaquan hệ kinh tế quốc tế rất đa dạng, nhưng nổi bật trong giai đoạn hiện nay làhội nhập kinh tế quốc tế và hội nhập kinh tế khu vực Quá trình hội nhập này chiphối sự phát triển của tất cả các quốc gia, có thể tạo ra những tác động tích cựccũng như gây ra tác động tiêu cực đối với sự phát triển của mỗi quốc gia
Là một khu vực có vị trí chính trị, kinh tế quan trọng, châu Á - Thái BìnhDương cũng không nằm ngoài xu hướng chung này Trong mấy chục năm qua,châu Á - Thái Bình Dương đã nổi lên là một khu vực phát triển kinh tế năngđộng, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế và chính trị thế giới
Từ nửa cuối những năm 1980 của thế kỷ XX, để duy trì tính năng động kinh tếcủa khu vực, đối phó với sự canh tranh ngày càng cao về kinh tế trên thế giới,một số nước châu Á - Thái Bình Dương đã liên kết với nhau tạo ra nền thươngmại và đầu tư quốc tế thông thoáng Trong bối cảnh đó, Diễn đàn hợp tác kinh tếchâu Á - Thái Bình Dương (APEC) được thành lập vào tháng 11 năm 1989 tạiCanberra (Australia)
Việt Nam đã là thành viên của APEC từ năm 1998, đã có nhiều cơ hộithuận lợi và nhất là những bài học kinh nghiệm về hội nhập quốc tế, nhưng cũngphải đối diện với những khó khăn thách thức rất lớn khi tham gia APEC Dovậy, việc duy trì môi trường hoà bình ổn định và tăng cường hợp tác cùng có lợivới các nước trong khu vực có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần vào sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước
APEC là một thực thể đa dạng, qua hơn một thập kỷ tồn tại, phát triển đãtừng bước lớn mạnh và đến nay đã có 21 thành viên với trình độ phát triển kinh
tế khác nhau Đối với APEC, chúng ta đã và sẽ tiếp tục đưa ra các cam kết trong
kế hoạch hành động quốc gia hàng năm, đồng thời tham gia ngày càng sâu vào
1
Trang 2Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368
một số lĩnh vực của kế hoạch hành động tập thể, nhằm bảo đảm thực hiện mụctiêu chung của APEC
Tuy nhiên, hiểu biết của người dân và nhất là của giới doanh nghiệp vềDiễn đàn này còn rất hạn chế, mặt khác xu thế liên kết ở nhiều tầng nấc vớinhiều hình thức mức, độ khác nhau đang diễn ra mạnh mẽ trong khu vực Điềunày đòi hỏi một nước đang phát triển như Việt Nam phải đẩy mạnh công cuộccải cách và phát triển về kinh tế, để tận dụng được sức mạnh của các nhân tố bênngoài, kết hợp với các tiềm lực bên trong, trong quá trình hợp tác kinh tế -thương mại với các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là với cácnước thành viên APEC
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: “Chủ độnghội nhập kinh tế quốc tế” và đến Đại hội X, Đảng ta tiếp tục khẳng định, bổ sung
“Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế” đã thể hiện chiến lược pháttriển hướng ngoại của Việt Nam theo đường lối đổi mới đối ngoại độc lập, tựchủ theo tinh thần Việt Nam “sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả cácnước trong cộng đồng thế giới” phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển Xuấtphát từ vị trí và tầm quan trọng của APEC, việc tìm hiểu, nghiên cứu về Diễn
đàn luôn là công việc cần thiết và bổ ích Vì vậy, em đã chọn đề tài “Hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và APEC _ thực trạng và giải pháp” làm
đề tài nghiên cứu của Khoá luận
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khoá luận hướng tới nghiên cứu một cách toàn diện về sự hình thành,phát triển quan hệ hợp tác kinh tế- thương mại giữa Việt Nam với các thành viênAPEC
Phân tích cơ sở khách quan: bao gồm cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, mốiquan hệ hợp tác này trong những năm qua Nhận thức rõ thực trạng và giải phápcần thiết thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận là:
- Nghiên cứu cơ sở pháp lý của hợp tác kinh tế- thương mại giữa ViệtNam và APEC
2
Trang 3Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368
- Một số nội dung pháp lý về hợp tác kinh tế- thương mại giữa Việt Nam vàAPEC
- Hợp tác kinh tế- thương mại giữa Việt Nam và các nước APEC
- Thực trạng và giải pháp về hợp tác kinh tế- thương mại Việt Nam và APEC
3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ đạo được sử dụng trong Khoá luận là tổnghợp, phân tích, so sánh dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Trong quá trình nghiên cứu, còn sử dụng các số liệu về phát triển kinh tếcủa các nước thành viên APEC, về các sự kiện lịch sử trong quá trình hình thành
và hoạt động của APEC
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Khoá luận
Khoá luận sẽ làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn của mối quan
hệ hợp tác kinh tế- thương mại giữa Việt Nam và APEC Hiểu hơn nữa về Diễnđàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, thấy được thực trạng kinh tếnước nhà, giúp chúng ta có một cái nhìn đúng đắn, tổng thể về tình hình kinh tế
và tiến trình hội nhập APEC
Khoá luận còn nêu lên một số vấn đề đặt ra, chỉ ra mối liên hệ và tác độngqua lại của quá trình hội nhập APEC, từ đó đưa ra ý kiến đề xuất là những việccần thiết phải làm trong thời gian tới, nhằm đẩy mạnh phát triển mối quan hệhợp tác này, đưa đất nước phát triển
5 Kết cấu Khoá luận
Khoá luận bao gồm: Lời nói đầu, Nội dung và Kết luận
Phần Nội dung gồm có 3 chương:
Chương I Cơ sở pháp lý của hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam
Trang 4CHƯƠNG I
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA HỢP TÁC KINH TẾ - THƯƠNG MẠI
GIỮA VIỆT NAM VÀ APEC
1 Lịch sử hình thành và phát triển của APEC
1.1 Tính tất yếu khách quan của hợp tác kinh tế - thương mại giữa các nước APEC
1.1.1 Bối cảnh thế giới và khu vực
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai tới cuối thập niên 1960, đã hình thành
và phát triển hai khối kinh tế đối lập nhau: khối kinh tế tư bản chủ nghĩa(TBCN) và khối kinh tế xã hội chủ nghĩa (XHCN); các thể chế liên kết kinh tếtoàn cầu và khu vực phát triển mạnh, với sự ra đời của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
và Ngân hàng thế giới (WB), Hiệp định chung về thuế quan và thương mại(GATT) Từ cuối thập kỷ 1980, các nước XHCN lâm vào tình trạng khủnghoảng sâu sắc và đến đầu thập kỷ 1990, chế độ XHCN ở Liên Xô và các nướcĐông Âu sụp đổ Mỹ có ý đồ muốn thiết lập trật tự thế giới mới, nhưng bị tháchthức bởi sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản và mức độ nhất thể hoá về kinh
tế, chính trị của Cộng đồng châu Âu được nâng cao Sự lệ thuộc kinh tế giữa cácnước ngày càng rõ rệt, thay thế cho xu thế đối đầu giữa các nước là xu hướngkhu vực hoá, liên kết kinh tế thế giới ngày càng gia tăng
Châu Á - Thái Bình Dương là một khu vực địa lý rộng lớn với Đại DươngThái Bình Dương chiếm trên một nửa diện tích biển của Trái Đất Biển Đông vàThái Bình Dương có tiềm năng lớn về khoáng sản và hải sản, đặc biệt là về dầu
mỏ, khí đốt Đây là khu vực rất đa dạng về địa lý, diện tích, dân số và các điềukiện tự nhiên khác
Gần 30 năm qua, tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của châu Á Thái Bình Dương đạt trên 6, cao gấp đôi so với mức tăng trưởng của các khuvực khác trên thế giới Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, thươngmại và đầu tư trong khu vực cũng tăng rất nhanh Những năm 1980 - 1991 mứctăng trưởng bình quân hàng năm về mậu dịch trong nội bộ khu vực châu Á -
Trang 5-Thái Bình Dương lên tới 9,51, cao hơn tốc độ bình quân 5,61 hàng năm củamậu dịch thế giới cùng thời gian đó [1, tr 24].
Các hình thức hợp tác song phương và đa phương về đầu tư, thương mại,chuyển giao kỹ thuật, xuất khẩu lao động cũng phát triển rất nhanh, đặc biệt làđối với các nước lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có cường quốc kinh tế mạnh nhấtthế giới đó là Mỹ, có vị trí ở khu vực Bắc Mỹ, nằm giữa Canada và Mexico,giáp bắc Thái Bình Dương và bắc Đại Tây Dương, với nguồn vốn lớn, kỹ thuậthùng hậu, thêm vào đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và thị trườngtiêu thụ rộng lớn, kim ngạch xuất nhập khẩu vào loại cao nhất thế giới Ở châu
Á, Trung Quốc là một nước có diện tích lớn, nguồn tài nguyên thiên nhiên tươngđối phong phú, nhiều chủng loại, hơn nữa có nguồn lao động dồi dào Ngoài racũng phải kể đến các nước ASEAN và các nước Đông Dương: có nguồn tàinguyên và lao động tương đối phong phú, lại thiếu vốn và kỹ thuật, là điểm đếncủa các nhà đầu tư trên thế giới “ASEAN cũng là đối tượng thu hút nhiều vốnđầu tư của thế giới, vào cuối những năm 1980 bình quân hàng năm tranh thủđược 13,5 tỷ USD, so với 4,6 tỷ USD vào đầu những năm 1980” [2, tr 7]
Một nhân tố góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ASEAN là sự hợptác giữa các nước thành viên và các nước ở bên ngoài, chủ yếu là các nước đượcgọi là “đối thoại” bao gồm Mỹ, Canada, Nhật, Australia, Niu Zealand, Liênminh châu Âu, Hàn Quốc Các quốc gia trong khu vực có những lợi thế so sánhkhác nhau, có thể bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau cùng tồn tại và phát triển Bên cạnhcác yếu tố sản xuất và kết cấu ngành nghề khác nhau, thì sự ổn định tương đối
về chính trị trong mỗi quốc gia là hết sức quan trọng trong việc tạo ra tiền đềxúc tiến hợp tác kinh tế khu vực, “các nước Đông Nam Á có trách nhiệm chínhtrong việc tăng cường ổn định kinh tế và xã hội của khu vực” [3, tr 23] Cácquốc gia sẽ phải tăng cường hợp tác kinh tế với quan điểm hướng ngoại, làmcho sự hợp tác đó đóng góp vào việc thúc đẩy tự do hoá thương mại toàn cầu
Như vậy, trước tình hình thực tế này và từ đòi hỏi khách quan của tìnhhình thế giới, khu vực và cũng là để giải quyết những vấn đề toàn cầu, Diễn đàn
Trang 6hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ra đời là kết quả tất yếu của sự hội tụcác yếu tố trên, đáp ứng yêu cầu liên kết chặt chẽ hơn nữa của các nền kinh tếtrong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
1.1.2 Sự ra đời của APEC
Trong bối cảnh đó và trong sự phù hợp lợi ích giữa các quốc gia, 12 quốcgia khu vực châu Á - Thái Bình Dương là Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Australia,Hàn Quốc, Thái Lan, Brunây, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippin và NiuZealand đã họp tại Caberra (Australia) theo sáng kiến của Thủ tướng Australialúc đó là Bobhawke để thành lập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái BìnhDương vào tháng 11 năm 1989
Để củng cố thêm tổ chức và cũng để mở rộng thêm các thành viên mới,tháng 11 năm 1991, APEC kết nạp thêm Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan.Tháng 11 năm 1994 kết nạp thêm Chilê, Mêxico, Papua Niughinê Tháng 11năm 1997 Hội nghị Thượng đỉnh thường niên APEC tại Vancuvơ - Canada đãquyết định kết nạp Việt Nam, Nga, Pêru là thành viên chính thức của APEC vàotháng 11 năm 1998 Tại Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ 10 tổ chức tạiKualalampua (Malaysia) ngày 14 tháng 11 năm 1998 Việt Nam chính thức trởthành thành viên APEC
Với tổng số 21 thành viên, APEC hiện có tổng dân số 2,6 tỷ người (chiếmkhoảng 43 dân số thế giới) với tổng GDP là 19,2 ngàn tỷ USD (khoảng 60tổng GDP toàn cầu) Tổng giá trị giao dịch thương mại của APEC là trên 5,5ngàn tỷ USD, chiếm khoảng 47 tổng thương mại toàn cầu Hiện nay APEC đãquyết định ngừng việc kết nạp thành viên mới để chấn chỉnh tổ chức [4, tr 23]
1.2 Các giai đoạn phát triển của APEC
Từ khi thành lập (1989) đến nay, APEC luôn luôn củng cố và phát triển
về nội dung hoạt động của mình, có thể chia làm các giai đoạn sau:
1.2.1 Giai đoạn đầu (1989 - 1993)
APEC tập trung xây dựng khuôn khổ ban đầu cho hợp tác kinh tế, xácđịnh dần các lĩnh vực cần đưa ra hợp tác ở cấp khu vực và thành lập các uỷ ban,nhóm chuyên gia, nhóm công tác Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ nhất ở
Trang 7Canberra 1989 mới chỉ đưa ra 2 lĩnh vực hoạt động, Hội nghị Bộ trưởng lần thứhai ở Singapore 1990 đã đưa ra 7 lĩnh vực hợp tác, Hội nghị Bộ trưởng APEClần thứ ba 1991 tại Seoul (Hàn Quốc) đã bổ sung thêm 3 lĩnh vực hoạt động Tạihội nghị này, tự do hoá mậu dịch và thương mại là một nội dung quan trọng, đềxuất việc tham khảo nguyên tắc của GATT để thúc đẩy tự do hoá, đồng thờicũng nhấn mạnh tính quan trọng của việc mở cửa phát triển kinh tế, hợp táckhoa học - kỹ thuật.
1.2.2 Giai đoạn từ 1993 - 1998
Chú trọng vào tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư với việc xâydựng các văn kiện nền tảng Tại hội nghị không chính thức các nhà lãnh đạokinh tế APEC (AELM) lần đầu tiên tại Xiatơn (Mỹ) tháng 11/1993 đã đề ra viễncảnh: “Tinh thần cộng đồng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương” làm thayđổi căn bản cơ cấu tổ chức của APEC, hình thành cơ cấu quyết sách ba tầng:Hội nghị quan chức cao cấp, Hội nghị Bộ trưởng, Hội nghị cấp cao Nhữngquyết định quan trọng phải được Hội nghị cấp cao quyết định
Hội nghị cấp cao lần thứ 2 ở Bogor (Indonesia) tháng 11 năm 1994 đã cócống hiến quan trọng cho việc thúc đẩy APEC phát triển theo chiều sâu, cụ thể
hoá kế hoạch đưa ra tại hội nghị Xiatơn “Tuyên bố Bogor” đưa ra thời gian
biểu thực hiện tự do hoá mậu dịch và đầu tư khu vực châu á - Thái Bình Dươngđối với các thành viên phát triển không muộn hơn năm 2010, các thành viênđang phát triển không muộn hơn năm 2020
Hội nghị cấp cao lần thứ 3 tại Osaka - Nhật Bản năm 1995 đã thông qua
“chương trình hành động Osaka” với ba nội dung chính: tự do hoá thượng mại
và đầu tư, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, hợp tác kinh tế - kỹ thuật
Hội nghị cấp cao lần thứ 4 tại Manila - Philippin tháng 11 năm 1996 với
chủ đề chính: “Từ tầm nhìn đến hành động”đã thông qua kế hoạch hành động
quốc gia (IAP) và kế hoạch hành động tập thể (CAP)
Hội nghị cấp cao lần thứ 5 tại Vacuvơ (Canada) tháng 11 năm 1997 xác
định chủ đề chính: “Kết nối cộng đồng APEC” xây dựng “Tầm nhìn thế kỷ XXI” khẳng định những mối liên kết hiện nay cũng như trong tương lai giữa các
Trang 8thành viên và cam kết hợp tác trong ba lĩnh vực trụ cột: tự do hoá; thuận lợi hoá;hợp tác kinh tế - kỹ thuật.
Hội nghị cấp cao lần thứ 6 tại Kualalumpua (Malaysia) tháng 11 năm
1998 với chủ đề chính: “Tăng cường nền tảng cho phát triển” Các nhà lãnh đạo
cùng bàn thảo về các biện pháp ngắn và dài hạn để sớm phục hồi và phát triểncác nền kinh tế trong khu vực
1.2.3 Giai đoạn từ 1998 đến nay
Các hoạt động của APEC chuyển hướng sang các hoạt động thuận lợi hoáthương mại và hợp tác kinh tế - kỹ thuật Bên cạnh đó, cũng chú trọng tới một sốnội dung khác tác động sâu sắc tới môi trường kinh tế, an ninh trong khu vực,tăng cường các hoạt động cải thiện hình ảnh của Diễn đàn trên trường quốc tếcũng như tăng cường sự hiểu biết và hỗ trợ của các tầng lớp xã hội
Hội nghị cấp cao lần thứ 7 tại Ocklân (Niu Zealand) tháng 9 năm 1999
với chủ đề chính: “Thách thức Ocklân” tán thành bắt đầu vòng đàm phán mới
của WTO và thông qua các nguyên tắc chính sách cạnh tranh, chuẩn bị xây dựngcác tiêu chuẩn về Ngân hàng
Hội nghị cấp cao lần thứ 8 tại Bandaxeri Bêgaoan (Brunây) tháng 11 năm
2000 với chủ đề chính: “Mang lại lợi ích cho cộng đồng” nhấn mạnh ba trọng
tâm là phát triển nguồn nhân lực, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ thông tin
Hội nghị cấp cao lần thứ 9 tại Thượng Hải (Trung Quốc) tháng 10 năm
2001 xác định chủ đề chính: “`Đối phó với những thách thức mới trong thế kỷ mới” thông qua “Thoả thuận Thượng Hải”tập trung vào việc mở rộng viễn cảnh
APEC Đưa ra tuyên bố chống khủng bố đầu tiên của các nhà lãnh đạo APEC
Hội nghị cấp cao lần thứ 10 tại Lôtcabôt (Mêxico) tháng 10 năm 2002 với
chủ đề chính: “Thực hiện tầm nhìn APEC về thương mại, đầu tư mở và tự do”.
Tuyên bố chống khủng bố thứ hai được đưa ra cùng với việc thông qua sángkiến về an ninh thương mại trong khu vực
Hội nghị cấp cao lần thứ 11 tại Băng Kốc (Thái Lan) tháng 10 năm 2003
xác định chủ đề chính: “Thế giới của những khác biệt” “Đối tác vì tương lai”
thông qua tiêu chuẩn minh bạch hoá trong tám lĩnh vực cụ thể gồm: dịch vụ, đầu
Trang 9tư, luật và chính sách cạnh tranh, tiêu chuẩn và hợp chuẩn, sở hữu trí tuệ, thủ tụchải quan, tiếp cận thị trường, đi lại của doanh nhân.
Hội nghị cấp cao lần thứ 12 tại Xantiago (Chilê) tháng 11/2004 chủ đề
chính: “Một cộng đồng - tương lai của chúng ta” khẳng định quyết tâm trong
việc thúc đẩy sự thịnh vượng và tăng trưởng bền vững của các nền kinh tế thànhviên
Hội nghị cấp cao lần thứ 13 tại Busan (Hàn Quốc) năm 2005 xác định chủ
đề chính: “Hướng tới một cộng đồng: đối mặt với thách thức, tạo ra sự thay đổi”.
Hội nghị cấp cao lần thứ 14 tại Hà Nội (Việt Nam) năm 2006 với chủ đề:
“Hướng tới cộng đồng APEC năng động vì ổn định và phát triển” thể hiện mục
tiêu trước mắt của APEC là “Năng động, ổn định và phát triển” vừa bao hàmtầm nhìn của APEC trong tương lai là “Hướng tới một cộng đồng” Tại hội nghịnày, các ưu tiên đã được APEC 2006 thông qua: Tăng cường và thúc đẩy hợptác thương mại, đầu tư, phát triển bền vững; an ninh con người; phòng chốngdịch cúm gia cầm; phát triển nguồn nhân lực; nâng cao năng lực cạnh tranh củacác doanh nghiệp vừa và nhỏ; cải cách APEC; chống tham nhũng; liên kết giữacác thành viên APEC thông qua du lịch và văn hoá Có thể nói, các ưu tiên hợptác của APEC thể hiện trên nhiều lĩnh vực theo tôn chỉ mục đích của APEC,thúc đẩy thịnh vượng và phát triển trong khu vực vì lợi ích và an ninh của ngườidân và doanh nghiệp
Chủ trì năm APEC 2006 và tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh APEC lần thứ
14 là vinh dự của Việt Nam, góp phần khẳng định vai trò của Việt Nam trongAPEC, trên trường quốc tế
Hội nghị Thượng đỉnh APEC lần thứ 15 sẽ được tổ chức tại Australia.Như vậy, qua hơn một thập kỷ tồn tại và phát triển, từ một Diễn đàn tưvấn kinh tế với cơ chế hoạt động lỏng lẻo, APEC đã từng bước lớn mạnh và đếnnay đã có 21 thành viên Nội dung hoạt động trong từng năm APEC đều được cụthể hoá và được thực hiện, trong đó có tính đến sự khác biệt về trình độ giữa các
Trang 10nước thành viên APEC đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - thương mại
ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới
2 Cơ cấu tổ chức, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của APEC
2.1 Cơ cấu tổ chức của APEC
Từ khi thành lập đến nay, tuy hình thức là một Diễn đàn hợp tác kinh tếkhu vực mở, nhưng qua thời gian hoạt động, cơ cấu tổ chức của APEC cũngđược bổ sung, hoàn thiện dần và hoạt động khá chặt chẽ theo mô hình dưới đây:
2.1.1 Cấp chính sách
- Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC:
Là cơ quan có quyết định cao nhất của APEC, nơi định ra các định hướngchiến lược và viễn cảnh dài hạn cho APEC Hội nghị thường được tổ chức vàotháng 11 hàng năm để phê duyệt các kế hoạch, kiến nghị do Hội nghị Bộ trưởng
đệ trình và vạch ra phương hướng, nhiệm vụ cho năm kế tiếp Chủ tịch Hội nghịlãnh đạo do các thành viên thay phiên nhau đảm nhiệm hàng năm Kết quả đạtđược của Hội nghị được thể hiện qua Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạoAPEC
- Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Thương mại:
Được tổ chức định kỳ hàng năm, trước Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tếAPEC
- Hội nghị các quan chức cao cấp:
Thường được triệu tập thường kỳ ba lần trong một năm, trước khi diễn raHội nghị Hộ trưởng Ngoại giao - Thương mại, nhiệm vụ chính là triển khaiquyết định của Hội nghị Bộ trưởng, đệ trình các khuyến nghị chương trình hợptác lên Hội nghị Bộ trưởng xem xét
- Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC):
Nhiệm vụ là tăng cường sự hợp tác của APEC với khu vực doanh nghiệp
và thúc đẩy sự tham gia của giới doanh nghiệp vào các hoạt động hợp tác củaAPEC ABAC bắt đầu hoạt động sau Hội nghị Bộ trưởng Osaka năm 1995 Mỗinền kinh tế cử một đến ba đại diện, trong đó thường có một đại diện cho SMES(doanh nghiệp vừa và nhỏ)
Trang 112.1.2 Cấp chuyên viên
- Uỷ ban thương mại và đầu tư (CTI)
- Uỷ ban kinh tế (EC)
- Uỷ ban quản lý và ngân sách (BMC)
- Uỷ ban điều hành SOM về hợp tác kinh tế và kỹ thuật (ESC)
Để triển khai các nhiệm vụ và mục tiêu hợp tác kinh tế- thương mại trongAPEC, do các nhà lãnh đạo kinh tế giao phó theo từng giai đoạn, hoặc từng nămcông tác, APEC thành lập các tiểu ban và nhóm công tác trực thuộc Uỷ banthương mại và đầu tư và Uỷ ban kinh tế (EC) dưới sự chỉ đạo chung của SOM
APEC hiện có 11 tiểu ban trực thuộc CTI là: Tiếp cận thị trường bao gồmlĩnh vực thuế và phi thuế; dịch vụ; đầu tư; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn và hợpchuẩn; thủ tục hải quan; chính sách cạnh tranh và cải cách cơ chế; đi lại củadoanh nhân; giải quyết tranh chấp; nhóm xây dựng năng lực WTO; mua sắmChính phủ và một số nhóm công tác trực thuộc SOM như: Nhóm chuyên gia
về kỹ thuật nông nghiệp; năng lượng; nghề cá; phát triển nguồn nhân lực; khoahọc công nghệ công nghiệp; du lịch; xúc tiến thương mại; giao thông vận tải;doanh nghiệp vừa và nhỏ và bảo tồn tài nguyên biển v.v…
Ngoài ra còn một số các mạng lưới, tiến trình, tổ hợp, diễn đàn khác trongAPEC bao gồm: Mạng lưới đầu mối liên hệ về giới; Mạng lưới đầu mối liên hệ
về văn hoá; Tiến trình Bộ trưởng tài chính; Tổ hợp tác trung tâm nghiên cứuAPEC; Diễn đàn về đổi mới khoa học đời sống; Hệ thống thực phẩm APEC
2.1.3 Ban thư ký
Làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hội nghị quan chức cấp cao và cóquan hệ thông tin liên lạc trực tiếp, thường xuyên với các nền kinh tế thành viên,các uỷ ban, các nhóm công tác và nhóm đặc trách của APEC
Nhiệm vụ mang tính chất hành chính, phục vụ các hội nghị của APEC,theo dõi việc triển khai các dự án
2.1.4 Cơ chế hoạt động của APEC
APEC hoạt động như một diễn đàn hợp tác kinh tế và thương mại đaphương Thành công của diễn đàn đạt được thông qua việc tăng cường đối thoại
Trang 12chính sách và tôn trọng ý kiến của các thành viên Các quyết định đều dựa trên
cơ sở cùng có lợi, đồng thuận, tự nguyện và phù hợp với các quy định củaGATT/WTO Đây là diễn đàn mà các cam kết cắt giảm các rào cản thương mại
và tăng cường đầu tư mà không đòi hỏi sự ràng buộc pháp lý về mặt thực thi đốivới các thành viên Các nền kinh tế thành viên thực hiện IAP, CAP nhằm mởrộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
APEC phải tiếp tục phát huy sức mạnh thể chế và lợi thế so sánh củamình trong việc thúc đẩy xây dựng chính sách theo hướng cởi mở, minh bạch vàcải tiến công tác quản lý, hài hoà lợi ích các thành viên, phối hợp giữa ba mặthành động: hành động đơn phương có phối hợp hành động tập thể và hành động
đa phương
2.2 Mục tiêu hoạt động của APEC
Năm 1989, các thành viên sáng lập APEC xây dựng 3 mục tiêu:
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững
- Phát triển và củng cố hệ thống thương mại đa phương
- Tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau và thịnh vượng của các nền kinh tếthành viên
Tầm nhìn APEC được xác định rõ hơn vào năm 1994, khi các nhà lãnh
đạo APEC cam kết thực hiện “Các mục tiêu Bogor” về thương mại mở và tự do
trong khu vực Mục tiêu dài hạn được nêu rõ trong tuyên bố Bogor 1994
“Thương mại và đầu tư tự do và thông thoáng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2010 đối với thành viên APEC phát triển và 2020 đối với thành viên APEC đang phát triển” được thực hiện dựa trên 3 trụ cột: Tự do hoá
thương mại và đầu tư, thuận lợi hoá kinh doanh, hợp tác kinh tế và kỹ thuật
* Tự do hoá thương mại và đầu tư
Tập trung vào việc mở cửa thị trường, cắt giảm và dần dần dẫn đến loại
bỏ
hoàn toàn các rào cản thuế và phi thuế đối với thương mại, đầu tư Cácnền kinh tế thành viên cùng nhau tiến hành thực hiện các IAP, theo đó các quốcgia sẽ đưa ra các cam kết một cách tự nguyện về tự do hoá thuế quan, phi thuế
Trang 13quan, dịch vụ và đầu tư phù hợp với nguyên tắc của WTO, giúp các nền kinh tếthành viên củng cố nền kinh tế của mình, thông qua việc chia sẻ ý kiến và manglại nhiều lợi ích cho hoạt động hợp tác kinh tế trong APEC.
* Thuận lợi hoá kinh doanh
Một trong những mục tiêu chính của APEC chính là việc tạo thuận lợi tối
đa cho sự phát triển thương mại của các nền kinh tế thành viên Kể từ khi thànhlập APEC luôn nỗ lực, tạo thuận lợi cho thương mại bằng cách đặt ra các mụctiêu cụ thể, nhất là có chương trình hỗ trợ xây dựng năng lực cho các nền kinh tếđang phát triển Thuận lợi hoá kinh doanh tập trung vào việc giảm chi phí giaodịch trong kinh doanh, tăng cường trao đổi thông tin và tự do thương mại, làmcho thị trường hoạt động có hiệu quả hơn
Trong bối cảnh thương mại thế giới ngày càng gia tăng, thuế quan giảmdần và công nghệ phát triển, thuận lợi hoá thương mại càng trở lên quan trọng,đồng thời lợi ích tiềm tàng của nó cũng không ngừng tăng theo APEC đã xâydựng bộ nguyên tắc thuận lợi hóa thương mại và kế hoạch hành động thuận lợihoá thương mại (TFAP), đưa ra các biện pháp cụ thể giảm chi phí giao dịch vàđơn giản hoá các quy định hành chính và thủ tục theo một thời gian biểu nhấtđịnh, bảo đảm việc thực hiện của các thành viên
* Hợp tác kinh tế và kỹ thuật (ECOTECH)
Chương trình ECOTECH được thực hiện dưới dạng các dự án, chươngtrình hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể, bao gồm đào tạo và các hoạt động hợp táckhác, nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực của các nềnkinh tế thành viên, tạo điều kiện để các thành viên tận dụng thương mại toàn cầu
và nền kinh tế mới, đảm bảo cân bằng và phát triển bền vững
2.3 Nguyên tắc hoạt động của APEC
Sau hơn một thập kỷ tồn tại và phát triển, dựa trên những nguyên tắc cơbản của Luật Quốc tế, các nước thành viên APEC đã từng bước xây dựng vàcùng khẳng định những nguyên tắc, tư tưởng cơ bản làm cơ sở cho quan hệtrong nội bộ các nước thành viên và giữa các nước này với các nước khác trong
và ngoài khu vực, bao gồm:
Trang 14* Các nguyên tắc chủ đạo
Các hoạt động trong khuôn khổ APEC được điều tiết bởi những nguyêntắc chung, áp dụng cho tất cả các thành viên, Tuyên bố Bogor đề ra bốn nguyêntắc chủ đạo:
- Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau
- Hỗ trợ và hai bên cùng có lợi
- Quan hệ đối tác chân thành và theo tinh thần xây dựng
- Mọi quyết định đưa ra trên cơ sở nhất trí chung
* Các nguyên tắc cơ bản
Các nguyên tắc chủ đạo trên đã được chi tiết hóa thành 9 nguyên tắc cơbản trong chương trình tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại và đầu tư:
- Nguyên tắc toàn diện (Comprehensiveness): Thực hiện tự do hóa và
thuận lợi hóa toàn diện ở tất cả các lĩnh vực, nhằm tháo gỡ những cản trở trongquá trình thực hiện mục tiêu lâu dài của APEC nêu trong tuyên bố Bogor năm1994
- Nguyên tắc phù hợp với GATT/WTO (GATT/WTO Consistency):
Là một Diễn đàn kinh tế mở, các biện pháp và chương trình hành động ápdụng thực hiện mục tiêu tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại và đầu tư phảiphù hợp với quy tắc, luật lệ, thoả thuận trong khuôn khổ WTO
- Nguyên tắc đảm bảo mối tương đồng (Comparability):
Các nền kinh tế thành viên phải đảm bảo tính tương đồng trong việc thựchiện tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại và đầu tư, trên cơ sở xem xét thíchđáng mức độ tự do hóa và thuận lợi hoá đã đạt được ở mỗi thành viên trong tiến trìnhnày
- Nguyên tắc không phân biệt đối xử (Non - Discrimination):
Các thành viên sẽ áp dụng hoặc cố gắng áp dụng nguyên tắc không phânbiệt đối xử giữa các thành viên và các quốc gia không phải là thành viên Kếtquả thực hiện tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại và đầu tư không những ápdụng cho tất cả các nước thành viên mà còn áp dụng cho các quốc gia khôngphải là thành viên
Trang 15- Nguyên tắc bảo đảm công khai, minh bạch (Transparency):
Mọi chính sách, pháp luật hiện hành tại các thành viên phải được côngkhai minh bạch hoá, phải đảm bảo tính trong sáng của các chính sách, pháp luậtnày
- Nguyên tắc lấy mức bảo hộ hiện tại làm mốc (Standstill):
Chỉ tiến hành giảm không tăng thêm các biện pháp bảo hộ Theo nguyêntắc này, các thành viên luôn phải tuân thủ mức bảo hộ đã được thoả thuận hiệntại, không tăng các biện pháp bảo hộ, đảm bảo sự công bằng trong đối xử giữacác thành viên
- Nguyên tắc vận dụng linh hoạt (Flexibility):
Trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tiến trình tự do hoá thươngmại và đầu tư, không thể áp dụng một cách cứng nhắc Do trình độ phát triểnkinh tế không đồng đều của các thành viên, có sự ưu tiên và hỗ trợ năng lực đốivới các nước đang phát triển
Như vậy, để các nền kinh tế thành viên phát triển thịnh vượng nói riêng
và cũng để tồn tại và phát triển bền vững của APEC, đòi hỏi các thành viên phảicùng nhau nỗ lực phấn đấu vì mục tiêu chung và thực hiện theo những nguyêntắc đã được xác định Thắt chặt hơn nữa mối liên hệ, tình đoàn kết giữa cácthành viên, để bảo đảm ổn định khu vực và phát triển kinh tế
3 Sự cần thiết của hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và APEC 3.1 Nhu cầu phá thế bị bao vây cấm vận kinh tế, cô lập về chính trị
APEC ra đời vào thời điểm quan hệ giữa Việt Nam với các nước tham giasáng lập diễn biến phức tạp, phần lớn các thành viên APEC đều là nước thân
Mỹ, đồng minh với Mỹ và đã ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến tranh với Việt Nam
Trong giai đoạn từ 1989 – 1995, thực hiện chủ trương của Đảng về mởrộng quan hệ đối ngoại với tất cả các nước, hội nhập khu vực và quốc tế, hoạtđộng đối ngoại Việt Nam tập trung giải quyết các trở ngại, mặc cảm trong quan
hệ với các nước láng giềng, khu vực, trong đó lưu ý đặc biệt tới các nước lớn, cóquan hệ phức tạp với Việt Nam trong lịch sử như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản,các nước ASEAN, nhất là đối với Mỹ Mỹ là một nước lớn thành viên của
Trang 16APEC, nên trong quan hệ này phải làm cho phía Mỹ nhận rõ việc bình thườnghoá quan hệ Việt - Mỹ là phù hợp với lợi ích của hai nước, khu vực và lợi íchquốc tế Và ngày 03/02/1994, Chính phủ Mỹ tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận đốivới Việt Nam.
Trong phát triển kinh tế đối ngoại, hai vấn đề kinh tế và chính trị quốc tế
có mối quan hệ mật thiết với nhau Thông thường, mối quan hệ chính trị - ngoạigiao mở đường và thúc đẩy mối quan hệ thương mại - kinh tế phát triển Ngượclại, mối quan hệ thương mại - kinh tế phát triển sẽ có tác dụng củng cố, tăngcường mối quan hệ chính trị quốc tế Vì thế, cần phải xử lý tốt mối quan hệ giữakinh tế với chính trị quốc tế, trên cơ sở đó xác định sự cân bằng lợi ích giữa cácbên theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi; thấy được hoạt động kinh tế đốingoại phụ thuộc vào yếu tố chính trị quốc tế, vào lợi ích của các nước đối tác vàchính sách đối ngoại phải phù hợp với xu thế của thời đại, hội nhập được với cácquốc gia thay vì trở thành đối tượng chống đối của các quốc gia
Vấn đề quyết định nhất đối với sự phát triển của Việt Nam trong năm sắptới đó là phải có tư duy mới về phát triển, nhận diện đúng các chiều hướng thayđổi của quốc tế và khu vực, hành động quyết đoán theo nguyên tắc hợp thông lệquốc tế cũng như đặc thù phát triển của đất nước[5, tr 11]
Để tránh bị bao vây kinh tế, cô lập về chính trị, thì việc mở rộng quan hệđối ngoại, nâng cao uy tín và vị trí của Việt Nam là hết sức quan trọng Để tạomôi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phảitiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở,tranh thủ tối đa mặt tương đồng, hạn chế mặt bất đồng trong quan hệ với cácnước, phải thấy rõ khó khăn và thách thức cũng như thuận lợi và cơ hội, theo dõi
sự diễn biến phức tạp trong quan hệ quốc tế, để có chủ trương thích hợp, giữvững nguyên tắc năng động, linh hoạt Đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệquốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, khôngcan thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng
vũ lực, hợp tác bình đẳng cùng có lợi, giải quyết các bất đồng và tranh chấpbằng thương lượng hoà bình; lấy lợi ích quốc gia, dân tộc là cao nhất, xác định
Trang 17đúng đối tác, đối tượng, kiên định về chiến lược, linh hoạt về sách lược, ưu tiêncho việc củng cố quan hệ với các nước láng giềng, tránh bị rơi vào thế đối đầu,
bị cô lập hay lệ thuộc
Việc tăng cường hợp tác song phương và đa phương sẽ tạo nên sự đan xenquyền lợi, sự phụ thuộc về lợi ích kinh tế giữa các nước với nhau và giữa cácnước với Việt Nam Là một nước nằm trong khu vực Thái Bình Dương, thànhviên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, thành viên sáng lập tiến trình hợp tác
Á - Âu (ASEM), Việt Nam đã chủ động tham gia APEC, đây là bước đi tiếptheo hết sức quan trọng, tạo hình thái không phụ thuộc thái quá vào một nước cụthể Là điều kiện quan trọng góp phần giữ vững an ninh, độc lập dân tộc và cũng
là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế nước ta
3.2 Nhu cầu chống tụt hậu về kinh tế
Các xu hướng vận động của quan hệ kinh tế quốc tế rất đa dạng, chi phối
sự phát triển của tất cả các quốc gia Các xu hướng nổi bật của quan hệ kinh tếquốc tế trong giai đoạn hiện nay là hội nhập kinh tế quốc tế và hội nhập kinh tếkhu vực Các xu hướng này trở nên ngày càng đặc biệt quan trọng, bởi vì khó cóthể có quốc gia nào đứng ngoài xu hướng hội nhập, và APEC là sự lựa chọn phùhợp với xu thế khách quan của nước ta
Hiện nay, sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốc gia, chonên để tránh tụt hậu về kinh tế, hội nhập khu vực và quốc tế là những chính sáchngoại giao chủ chốt của mỗi quốc gia “Mở cửa” nền kinh tế ra bên ngoài, nhưngphải đảm bảo sự ổn định chính trị, an ninh quốc gia Nhận thức rõ những cơ hội
và thách thức của vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế đối với các nước đang pháttriển nói chung và đối với Việt Nam nói riêng, xuất phát từ mục tiêu hội nhậpkinh tế quốc tế là để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theođịnh hướng XHCN, Đại hội Đảng lần thứ IX (năm 2001) khẳng định chủ trương
“Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” và nghị quyết 07/NQ-TW ngày 27/11/2001của Bộ Chính trị đã khẳng định tính tất yếu của toàn cầu hoá, chỉ rõ khả năngtận dụng những cơ hội mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, để tránh khỏi nguy
cơ tụt hậu, đổi mới phương châm đối ngoại “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối
Trang 18tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình,độc lập và phát triển”
Đại hội Đảng lần thứ X vẫn tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại củaĐại hội IX và có bổ sung thêm: “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốctế”, đồng thời xác định rõ lộ trình, quy mô, bước đi thích hợp, với tinh thầnmạnh mẽ, toàn diện và sâu rộng, thật sự vững chắc
Việt Nam đã tham gia tích cực vào Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) kýHiệp định khung với Liên minh châu Âu, khai thông quan hệ với các tổ chức tàichính tiền tệ quốc tế, để tranh thủ các điều kiên thuận lợi, nắm bắt được thôngtin, cập nhật đầy đủ chiều hướng phát triển của thế giới và điều chỉnh chính sáchtrong nước
Tham gia APEC, Việt Nam có cơ hội đối thoại chính sách với các nềnkinh tế phát triển hơn, tận dụng cơ hội to lớn này để tham gia vào chuỗi giá trịkhu vực và mạng sản xuất toàn cầu, để thúc đẩy khả năng hội nhập thực tế từbên trong đất nước, nâng cao năng lực và hiệu quả cạnh tranh trong khu vực vàtrên thế giới theo cách tham gia tích cực vào hệ thống phân công lao động khuvực, không đối đầu và “phối hợp” hiệu quả hơn với các nước lớn, các nước pháttriển và các nước láng giềng Là một nước đang phát triển, nhưng trong các quan
hệ hợp tác chúng ta có tư cách một thành viên bình đẳng “Thông qua các lĩnhvực hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học, công nghệ v.v… sẽ giúpnước ta phát triển nhanh hơn, làm cho khoảng cách chênh lệch trình độ pháttriển sớm được thu hẹp” [6, tr 17]
Hội nhập kinh tế quốc tế có cả hình thức đa dạng và song phương, vừatham gia vào các tổ chức và diễn đàn kinh tế thế giới và khu vực, vừa thiết lậpquan hệ thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật với từng nước trên nguyên tắc cơbản và bao trùm trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, là phải bảo đảm giữvững độc lập tự chủ, giữ vững định hướng XHCN, giữ vững an ninh quốc gia,phát triển kinh tế
Trang 19CHƯƠNG II MỘT SỐ NỘI DUNG PHÁP LÝ VỀ HỢP TÁC KINH TẾ - THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ APEC
1 Một số nội dung cơ bản của tiến trình APEC
1.1 Phát triển về thể chế
Từ ngày thành lập đến nay, APEC đã trải qua một quá trình tương đối dài
và là kết quả của những mong muốn, nỗ lực hợp tác ở khu vực châu Á - TháiBình Dương APEC là một diễn đàn kinh tế, một cơ chế liên chính phủ nhằmxúc tiến hợp tác, tăng trưởng và phát triển khu vực, không đưa ra những quyếtđịnh, nguyên tắc có tính chất bắt buộc đối với các thành viên Mọi hoạt độnghợp tác, cũng như các thoả thuận đạt được đều dựa trên nguyên tắc đồng thuận,cam kết của các thành viên và việc thực hiện cam kết dựa trên cơ sở tự nguyện,không chịu sự giám sát của một cơ quan với các chế tài hay giải quyết tranhchấp, phù hợp với lợi ích của các bên Điều này phản ánh tính đặc thù của quátrình hội nhập kinh tế trong khu vực
Về mặt thể chế, APEC được coi là thực thể liên kết kinh tế liên khu vựclỏng lẻo, được xem là một diễn đàn đối thoại nhiều hơn là một tổ chức với cơchế chặt chẽ, mang tính ràng buộc cao; và đồng thời APEC có sự khác biệttương đối rõ ràng so với các tổ chức hợp tác khu vực khác, đặc biệt là Liên minhchâu Âu (EU) có cơ cấu tổ chức hết sức chặt chẽ, với cơ quan liên chính phủnhư Hội đồng châu Âu, Toà án châu Âu, Nghị viện châu Âu để điều phối sự hợptác giữa các thành viên
Từ khi mới thành lập, trong APEC luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai xuhướng phát triển: Xu hướng thứ nhất là muốn đẩy nhanh quá trình tự do hoáthương mại, đầu tư, dịch vụ và thể chế hoá APEC, mà đại diện là các thành viênphát triển, đứng đầu là Mỹ Những thành viên này ấp ủ ý tưởng phát triểnAPEC thành một diễn đàn chặt chẽ, mang tính ràng buộc cao hơn, giữ vai tròquan trọng trong việc thúc đẩy tự do hoá thương mại trên thế giới và khu vực.Tham gia APEC sẽ mở ra cho Mỹ thị trường mậu dịch và đầu tư to lớn ở châu
Trang 20Á, tăng cường quan hệ giữa Mỹ và khu vực kinh tế năng động nhất trên thế giới,tạo môi trường thúc đẩy chính sách tự do hoá toàn cầu Xu hướng thứ hai trongAPEC, mà đại diện là các nước ASEAN và Trung Quốc, muốn APEC tiến hành
tự do hoá thương mại, đầu tư từng bước phù hợp với tình hình phát triển kinh tếcủa từng thành viên, duy trì APEC như một diễn đàn lỏng lẻo với các quyết địnhkhông mang tính bắt buộc Sự ra đời của APEC đã mặc nhiên trở thành diễn đànquốc tế rộng rãi để các nước ASEAN phát huy vai trò của mình trong khu vựcchâu Á - Thái Bình Dương
Mặc dù luôn có sự đấu tranh về hướng phát triển của APEC nhưng cácthành viên vẫn không ngừng tìm cách củng cố Diễn đàn này về bộ máy làm việc
và thành viên Về cơ cấu tổ chức, các hoạt động của APEC đều nằm trongkhuôn khổ các cuộc họp các quan chức cao cấp (SOM) và các Bộ trưởng, chỉđưa ra hai dự án làm tiền đề: Dự án tổng hợp các dữ liệu về thương mại và đầu
tư và Dự án xác định các cơ hội thương mại, đầu tư và chuyển giao công nghệtrong khu vực
Năm 1990, các Bộ trưởng APEC họp tại Singapore đã đưa ra 7 lĩnh vựchợp tác; Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ ba năm 1991 tại Seoul (Hàn Quốc)
bổ sung thêm 3 lĩnh vực hoạt động về nghề cá, giao thông vận tải và du lịch,nâng tổng số nhóm công tác lên thành 10 nhóm, đồng thời các Bộ trưởng cũngxác định phạm vi và phương thức hoạt động cụ thể, đưa nội dung hoạt động củaAPEC dần dần đi vào chi tiết hơn Đến năm 1992, Ban thư ký APEC mới đượcthành lập, có trụ sở tại Singapore Trong thời gian này, quỹ APEC cũng đượcthành lập để hình thành nguồn lực cho các hoạt động hợp tác của diễn đàn
Năm 1993, để thực hiện chủ trương “Cộng đồng Thái Bình Dương mới”Tổng thống Mỹ Bill Clinton tích cực thu xếp cuộc họp đầu tiên giữa các nhàlãnh đạo kinh tế APEC Mỹ đã dự tính xây dựng diễn đàn thành mô hình tiêubiểu thực hiện các bước đột phá trong tự do hoá thương mại, từ đó thúc đẩy môitrường thương mại tự do trên toàn cầu Để thúc đẩy chủ trương này, trongchuyến đi thăm Nhật Bản và Hàn Quốc, Tổng thống Bill Clinton đã đề nghị
Trang 21nâng Hội nghị cấp Bộ trưởng của APEC lên thành Hội nghị Thượng đỉnh củaAPEC.
Năm 1994, Uỷ ban kinh tế (EC) được thành lập tại Hội nghị Bộ trưởngAPEC tại Indonesia có nhiệm vụ tiến hành các nghiên cứu về xu hướng và cácvấn đề kinh tế của khu vực
Năm 1995, APEC thành lập thêm nhóm công tác về doanh nghiệp vừa vànhỏ dưới hình thức nhóm đặc trách ở cấp độ chính sách về doanh nghiệp vừa vànhỏ
Năm 1996, nhóm công tác về hợp tác nông nghiệp (ATC) được thành lập.Tại Hội nghị cấp cao lần thứ 4 tại Manila (Philippin) tháng 11/1996 các chươngtrình hợp tác kinh tế và kỹ thuật cụ thể được tiến hành nhằm bổ trợ cho kế hoạch
tự do hoá và thuận lợi hoá của APEC APEC chuyển sang giai đoạn hoạt độngthực sự với việc các thành viên bắt đầu thực hiện IAP từ 01/01/1997, các kếhoạch này xác định lộ trình các thành viên thực hiện mục tiêu tự do hoá thươngmại đề ra
Năm 1998, Tiểu ban SOM về ECOTECH được thành lập (năm 2002 đổithành Uỷ ban SOM về ECOTECH) hoàn thành cơ bản cơ cấu tổ chức của Diễnđàn cho đến nay
Về cấp độ hội nghị hợp tác chuyên ngành, ngày càng nhiều những cuộchọp cấp Bộ trưởng chuyên ngành được tổ chức, trên các lĩnh vực như: giáo dục,năng lượng, phát triển môi trường bền vững, tài chính, phát triển nguồn nhânlực, hợp tác công nghệ và khoa học khu vực, doanh nghiệp vừa và nhỏ, viễnthông và thông tin, thương mại giao thông vận tải, các vấn đề về phụ nữ, du lịch,các vấn đề về đại dương và y tế
APEC là một Diễn đàn “mở” theo nghĩa APEC ủng hộ chế độ thương mại
đa phương, không tạo ra sự phân biệt đối xử giữa APEC với các nước và nhómnước khác trên thế giới, đồng thời APEC mở cửa cho các nền kinh tế không phải
là thành viên tham gia APEC đã chấp nhận những nguyên tắc như chủ nghĩa tựnguyện và chủ nghĩa khu vực mở, theo đó những điểm khác nhau trở nên rõ rànghơn giữa APEC và WTO Đối với WTO thì hiệu lực ràng buộc được coi là một
Trang 22yếu tố cần thiết trong các hiệp định về thúc đẩy tự do hoá thương mại, cònAPEC thì cho rằng tự do hoá trong khuôn khổ của nó chỉ có thể đạt được thôngqua các hành động tự nguyện của mỗi thành viên Mặt khác, nguyên tắc nhất trítrong GATT/WTO là một thủ tục chính thức để ra quyết định có tính ràng buộcpháp lý như nguyên tắc bỏ phiếu theo đa số và nhất trí Trong APEC, nguyên tắcnhất trí trong quá trình ra quyết định lại không phải là một thủ tục pháp lý
1.2 Các chương trình, sáng kiến của APEC
Nếu như, từ khi thành lập đến năm 1998, APEC chủ yếu tập trung xâydựng các văn kiện cơ bản, đặt nền tảng cho sự phát triển lâu dài của mình, thìtrong giai đoạn từ 1998 đến nay, hoạt động của APEC đã tập trung vào xây dựngcác sáng kiến hợp tác nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra Các sáng kiến đưa
ra khá phong phú, phạm vi ngày càng rộng và ngày càng đi vào thực chất APECđang đi về đâu? là một câu hỏi thường xuyên được đặt ra trong bối cảnh cónhững bổ sung về mục tiêu và chương trình nghị sự của APEC Nhiều quanđiểm cho rằng, các mục tiêu cơ bản của APEC đặt ra ban đầu càng ngày càng lu
mờ dần và trở nên kém hấp dẫn khi đưa thêm các nội dung mới của hợp tác, kể
cả các hợp tác trong lĩnh vực phi kinh tế
Các quan điểm khác cho rằng, APEC là một Diễn đàn mở, không cần phải
có những ràng buộc, nên việc đưa thêm các vấn đề mới vào chương trình nghị
sự cũng như việc bổ sung thêm các mục tiêu về hợp tác là cần thiết và có thểchấp nhận được “Nhiều quan điểm chưa được thống nhất trong nhận thức vàhành động đã làm cho tiến trình APEC chậm chạp, ít hiệu quả” [7,tr 19] Chính
vì vậy, để phát triển hơn nữa, phát huy hiệu quả trong quan hệ hợp tác, thì đóchính là vấn đề APEC đang phải đối diện và phải giải quyết
Bên cạnh các kế hoạch hành động tập thể (CAP) và kế hoạch hành độngquốc gia (IAP) được đưa ra từ trước, như là cơ chế hàng năm để thúc đẩy cácthành viên cải thiện dần dần và tự nguyện các dòng thuế quan, các biện pháp phithuế quan hướng tới thực hiện mục tiêu Bogor, APEC đã xây dựng mạng e- IAP,kết hợp sáng kiến cũ với sự tiến bộ của khoa học công nghệ mới để phổ cập cáccam kết trong IAP của các thành viên thông qua mạng Internet tới đông đảo
Trang 23công chúng, đặc biệt là giới doanh nghiệp với mục đích cung cấp thông tinchuẩn xác và có tính dự báo về môi trường kinh doanh.
1.2.1 Tự do hoá thương mại và đầu tư
Các nhà lãnh đạo tại Hội nghị cao cấp lần thứ hai, năm 1994 tại Indonesia
đã đề ra mục tiêu thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư tại châu Á - TháiBình Dương đối với các nền kinh tế phát triển vào năm 2010, với các nền kinh
tế đang phát triển vào năm 2020 Hội nghị cấp cao Osaka tại Nhật Bản 1995 đãthông qua chương trình hành động, Osaka giúp cho APEC thực hiện mục tiêu tự
do hoá thương mại và đầu tư Hội nghị cấp cao Xubic tại Philippin 1996 đãthông qua kế hoạch hành động quốc gia (IAP) Hội nghị cấp cao Vancuvơ tạiCanada 1997 đã nhất trí với kiến nghị của Hội nghị Bộ trưởng thương mạiAPEC về xác định các lĩnh vực tự nguyện tự do hoá sớm (EVSL) ngay trongnăm 1997 và 15 lĩnh vực được đưa vào EVSL, bao gồm: lâm sản, cá và sảnphẩm từ cá, đồ chơi, đá quý và đồ trang sức, hóa chất, thiết bị và dụng cụ y tế,hàng hoá và dịch vụ liên quan tới môi trường, năng lượng, thoả thuận công nhậnlẫn nhau về thiết bị viễn thông, cao su tự nhiên và cao su tổng hợp, phân bón,thực phẩm, ôtô, hạt có dầu, máy bay dân dụng
Mặc dù đã đạt được kết quả đáng kể, nhưng trước cuộc khủng hoảng tàichính tiền tệ châu Á đã làm nhiều thành viên APEC không có khả năng tuân thủcác cam kết tự nguyện tự do hoá sớm, mặc dù vậy các thành viên APEC vẫn cốgắng duy trì nỗ lực tự do hoá thương mại
1.2.2 Thuận lợi hoá thương mại và đầu tư
Sau khi chương trình EVSL đi vào bế tắc và thất bại, thì thuận lợi hoáthượng mại và đầu tư được đẩy mạnh hơn và trở thành ưu tiên hàng đầu trongAPEC APEC đã triển khai hàng loạt các hoạt động tại các nhóm công tác vàdiễn đàn khác nhau như nhằm triển khai trụ cột thuận lợi hoá thương mại và đầu
tư, tập trung nhất vào các lĩnh vực sau: về thuế quan và các biện pháp phi thuếquan, việc triển khai các hoạt động hợp tác thuế quan và phi thuế quan nhằmtiến tới giảm dần thuế quan và các hàng rào phi thuế quan, góp phần tạo thuận
Trang 24lợi cho việc giao lưu thương mại trong khu vực, giảm thiểu sự bảo hộ và tăngcường tính minh bạch trong thương mại.
Về dịch vụ: APEC đã đưa ra chương trình hành động về dịch vụ, nhằm
giảm dần hạn chế việc mở cửa thị trường dịch vụ của các thành viên và tăngcường việc dành chế độ tối huệ quốc, chế độ đãi ngộ quốc gia và các ưu đãikhác trong thương mại dịch vụ
Về đầu tư: Khu vực APEC đã trở nên mở hơn rất nhiều đối với đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI), đặc biệt là đã đơn giản hóa các thủ tục hành chính vớinhững nỗ lực không ngừng của các thành viên, nhằm loại bỏ các rào cản và cócác biện pháp cải thiện để thu hút đầu tư
Về tiêu chuẩn và chứng nhận hợp chuẩn: khuyến khích việc liên kết tiêu
chuẩn của các thành viên với các tiêu chuẩn quốc tế, công nhận lẫn nhau giữacác thành viên APEC về chứng nhận hợp chuẩn trong các lĩnh vực được quyđịnh và ưu tiên khuyến khích hợp tác phát triển hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm minhbạch hoá về tiêu chuẩn và chứng nhận hợp chuẩn của các nền kinh tế thành viên
Về thủ tục hải quan: Mục tiêu chính của chương trình hợp tác này là nhằm
đơn giản hoá và thực hiện hài hoà các thủ tục hải quan ở các nền kinh tế thànhviên, Tiểu ban thủ tục hải quan hiện đang nghiên cứu khả năng áp dụng thươngmại điện tử để thay thế các công việc sử dụng giấy tờ
Về đi lại của doanh nhân: Sự ra đời của chương trình thẻ đi lại của doanh
nhân APEC (ABTC) đã khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nhântrong khu vực tự do đi lại và kinh doanh tại các nền kinh tế thành viên
1.2.3 Hợp tác kinh tế - kỹ thuật
Hội nghị Xubic năm 1996 đánh dấu một bước quan trọng trong việc thúcđẩy hợp tác kinh tế - kỹ thuật, Hội nghị thông qua tuyên bố Manila, được coi làvăn kiện chính thức đầu tiên về hợp tác ECOTECH trong APEC ECOTECH đã
đề ra một loạt các sáng kiến hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau như:
Chương trình hành động Kualalumpơ về phát triển kỹ năng năm 1998 làsáng kiến của nhóm công tác APEC về phát triển nguồn nhân lực, nhằm đào tạo
và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trang 25Chương trình xúc tiến xây dựng năng lực nguồn nhân lực được thông quanăm 2000 tại Hội nghị cấp cao APEC Brunây, các nhà lãnh đạo xác định mụctiêu để tất cả người dân trong khu vực có thể tiếp cận thông tin và dịch vụ quamạng Internet vào năm 2010
Đi đôi với việc thực hiện mục tiêu này là một chương trình hỗ trợ nănglực về xây dựng nguồn nhân lực Chương trình này càng được đẩy mạnh tại Hộinghị cấp cao Thượng Hải năm 2001 bằng việc thông qua sáng kiến Bắc Kinh vềxây dựng năng lực APEC
Chương trình nghị sự APEC về hợp tác khoa học, kỹ thuật, công nghệhướng tới thế kỷ 21
Phát triển bền vững, ba vấn đề được đưa vào chủ đề phát triển bền vữngcủa ECOTECH là: Thành phố phát triển bền vững, sản xuất sạch, tính bền vữngcủa môi trường biển Tuy nhiên, không có nhóm công tác về vấn đề này, nênvấn đề chưa được thúc đẩy phát triển mạnh
Chương trình hành động ECOTECH (EAP) được các thành viên tham giatrên cơ sở tự nguyện, nhằm khuyến khích việc tự nguyện đóng góp cho các hoạtđộng ECOTECH Các quan chức cao cấp APEC đã thông qua 4 lĩnh vực ưu tiêncủa ECOTECH năm 2003 gồm: hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, xây dựngnăng lực đối phó với chủ nghĩa khủng bố, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tếtri thức và giải quyết những tác động xã hội của toàn cầu hoá
Cũng trong năm này, tiểu ban hợp tác ECOTECH đã tổ chức đối thoại bàntròn lần đầu tiên với các thể chế tài chính quốc tế, thảo luận những lĩnh vực cóthể hợp tác thông qua các chương trình nhằm đào tạo và phát triển doanh nghiệpvừa và nhỏ; hỗ trợ năng lực cũng như trao đổi chuyên gia kỹ thuật Các cuộc đốithoại tiếp theo cũng đã được tổ chức sau 2 năm bên lề hội nghị quan chức caocấp APEC lần thứ 3 năm 2005 tại Hàn Quốc
Để đẩy nhanh việc thực hiện mục tiêu Bogor, các thành viên APEC đãxây dựng “Sáng kiến người tìm đường” Theo phương thức này, một số thànhviên có thể đi trước trong việc thực hiện các sáng kiến, nhằm tiến tới mục tiêu tự
Trang 26do hoá, thuận lợi hoá thương mại, các thành viên khác sẽ tham gia các sáng kiếnkhi điều kiện cho phép.
Hoạt động trong khuôn khổ này có các sáng kiến như: thẻ đi lại củadoanh nhân APEC (ABTC), hệ thống thông tin trước về hành khách, chính sáchthương mại cho kinh tế - kỹ thuật số
Từ năm 1998 đến nay, có nhiều sáng kiến được đưa ra trong nhiều lĩnhvực Trong lĩnh vực hải quan có “sáng kiến thương mại phi giấy tờ” (Paperlesstrading); nhóm tiêu chuẩn và chứng nhận hợp chuẩn thành công trong việc kýkết “Hiệp định công nhận chéo về trang thiết bị điện”; nhóm đặc trách về hộinhập giới xây dựng “Khuôn khổ hội nhập phụ nữ vào APEC” Ngoài ra còn phảinói đến kế hoạch hành động vì nền kinh tế mới, nhằm đánh giá sự sẵn sàng thamgia thương mại điện tử, kế hoạch hành động quốc gia về thương mại điện tử,chiến lượng APEC điện tử
Năm 2004, sáng kiến Xantiagô về thương mại mở rộng trong APEC.Thước đo của sáng kiến này là việc tạo dựng năng lực để tất cả các nền kinh tế
có thể thực hiện và có lợi từ việc thực hiện tự do hoá và thuận lợi hoá thươngmại Sáng kiến gồm hai phần: phần một là tự do hoá thương mại và đầu tư, cótính đến các tiến bộ đã đạt được trong các cuộc đàm phán DDA (chương trìnhnghị sự phát triển Doha) của WTO, đánh giá giữa kỳ các mục tiêu Bogor, thựchành về RTAS (Hiệp định thương mại khu vực), FTAS (Hiệp định thương mại
tự do) của APEC và các hoạt động mở cửa thị trường chung và đơn phươngkhác Phần hai là thuận lợi hoá thương mại, thực hiện việc giảm bớt các chi phígiao dịch, tiếp thu khoa học kỹ thuật, hài hoà hoá các tiêu chuẩn và xoá bỏ cácrào cản thương mại
Ngoài ra, APEC đã có những đóng góp về mặt tài chính cho sáng kiến về
an ninh tài chính và thương mại khu vực của Ngân hàng phát triển châu Á vànhững kết quả đạt được trong việc thực hiện các sáng kiến về việc đi lại trongkinh doanh, bao gồm các hệ thống thông tin người tìm đường (API) và hợp tác
để phát hành các tài liệu về đi lại dưới dạng phần mềm vào năm 2008, “Sángkiến về đấu tranh chống AIDS” trong APEC đã được các nước thành viên thông
Trang 27qua và đưa ra cam kết chính trị, sẽ cùng nhau làm việc ở các cấp độ toàn cầu vàkhu vực, sẽ đấu tranh với sự tràn làn ngày càng tăng của đại dịch này.
“Sáng kiến chống tham nhũng” từ Xantiago đến Seoul (Hàn Quốc) cũngđược Hội nghị APEC - 2004 thông qua và được các nước triển khai thực hiện
“Sáng kiến về đấu tranh chống tham nhũng và bảo đảm tính minh bạch”
là một sáng kiến có tính bước ngoặt đối với APEC, mỗi nền kinh tế APEC phải
có các bước đảm bảo tính công khai, để có được giá trị, sự công bằng, đảm bảotính minh bạch về hành chính công, phát triển bền vững của quốc gia Một vấn
đề nữa rất đáng quan tâm trong giai đoạn hiện nay, đó là chống khủng bố, chốngkhủng bố đã được đưa vào chương trình nghị sự của APEC từ năm 2001 Khủng
bố là mối đe doạ đối với sự ổn định kinh tế, hoà bình và an ninh khu vực, làthách thức trực tiếp đối với mục tiêu thương mại mở, tự do phồn thịnh củaAPEC
Một tuyên bố của các nhà lãnh đạo APEC là chống khủng bố và thúc đẩytăng trưởng, nhằm đưa ra các biện pháp tăng cường an ninh khu vực mà khôngcản trở luồng chu chuyển hàng hoá, đi lại của mọi người, dưới hình thức cácsáng kiến như “Bảo đảm thương mại trong khu vực” (STAR), “Chương trìnhhành động APEC về chống khủng bố và tài trợ cho khủng bố”, “Chiến lược anninh mạng của APEC”
Những chương trình, kế hoạch hành động và các sáng kiến của APEC đã
có những tác dụng nhất định đối với Diễn đàn, với tổ chức kinh tế, thương mạikhác trên thế giới, cụ thể đối với GATT/WTO, đã có những thời điểm APEC cótác dụng đáng kể trong thúc đẩy hoạt động của GATT/WTO
Trong bối cảnh vòng Doha của WTO đang gặp nhiều khó khăn, APEC đãliên tục thể hiện cam kết thúc đẩy vòng đàm phán này, ủng hộ chế độ thươngmại đa phương mở Có thể nói, các chương trình, kế hoạch hành động và cácsáng kiến lớn của APEC ngày càng được mở rộng, đi từ ba trụ cột chính ban đầu
là TILF và ECOTECH, sau là những vấn đề an ninh con người và văn hoá, xãhội Tính không bắt buộc của các chương trình, sáng kiến hợp tác trong APECthể hiện tính linh hoạt, tạo điều kiện cho các nền kinh tế thành viên có thể thực
Trang 28hiện phù hợp với điều kiện thực tế của mình, phù hợp với tính chất lâu dài, bảođảm được những hiệu quả thực chất hơn.
2 Nghĩa vụ của Việt Nam trong APEC
Việt Nam là một thành viên của APEC đã có nhiều nỗ lực tích cực thamgia vào các hoạt động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thành viên của diễn đàn, thểhiện thiện chí của Việt Nam trong tiến trình hợp tác, hội nhập APEC và hội nhậpkinh tế quốc tế
2.1 Xây dựng, thực hiện, bổ sung hàng năm kế hoạch hành động quốc gia (IAP)
Với tinh thần chủ động hội nhập, sự tham gia của Việt Nam vào APEC là
sự tham gia có chọn lọc, trên cơ sở cân đối các nghĩa vụ quốc tế, lợi ích quốc gia
và khả năng, trình độ phát triển của nền kinh tế
IAP được coi như là công cụ chính và chủ yếu để các nền kinh tế thànhviên APEC thực hiện các mục tiêu tự do hoá thương mại và đầu tư theo tuyên bốBogor IAP bao gồm cam kết tự nguyện của các thành viên trong 15 lĩnh vựcnêu tại OAA là: Thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, dịch vụ, đầu tư, tiêuchuẩn hợp chuẩn, thủ tục hải quan, quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh,mua sắm chính phủ, rà soát cơ chế chính sách, giải quyết tranh chấp, thực hiệncác nghĩa vụ của WTO, đi lại của doanh nhân, thu thập và phân tích thông tin vàthương mại điện tử Trong mỗi lĩnh vực, các thành viên đều phải nêu rõ tìnhhình hiện tại, các luật lệ, chính sách cơ bản để điều tiết các hoạt động trong lĩnhvực đó, những tiến triển trong một năm qua và kế hoạch thay đổi trong thời giantới
Việt Nam đã gửi bản IAP đầu tiên ngay sau khi trở thành thành viênAPEC, trong đó Việt Nam đã nêu rõ tình hình thực hiện hiện tại các luật lệ và cơchế điều tiết các hoạt động trong từng lĩnh vực cụ thể trên, xây dựng các chiếnlược ngắn hạn và dài hạn để thực hiện IAP một cách có hiệu quả, phù hợp vớithông lệ quốc tế và hỗ trợ thực hiện các mục tiêu đã được vạch ra của toàn khối.Trong IAP, Việt Nam cam kết thực hiện toàn diện 15 lĩnh vực hợp tác, trong đóđặc biệt nhấn mạnh đến những lĩnh vực chủ yếu, tác động trực tiếp đến hoạt
Trang 29động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đến sự tăng trưởng và sức cạnhtranh của nền kinh tế như thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, dịch vụ, đầu
tư, tiêu chuẩn và hợp chuẩn, thủ tục hải quan, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vàmua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh
* Trong lĩnh vực thuế quan
Những cam kết về cắt giảm thuế quan trong APEC không mang tính ràngbuộc chặt chẽ về thời gian thực hiện hay mức độ thực hiện như trong các tổ chứckinh tế quốc tế và khu vực Tuy vậy, Việt Nam đã đưa ra cam kết riêng củamình về tiếp tục cắt giảm thuế quan, minh bạch hoá chính sách thuế quan, phùhợp với các cam kết của Việt Nam trong ASEAN và WTO Ngoài ra, Việt Namcòn cam kết cắt giảm thuế quan theo khuôn khổ Hiệp định thương mại Việt Nam
- Hoa Kỳ Với mục tiêu dài hạn là giảm tối đa thuế quan, giúp đạt được viễncảnh tự do hoá thương mại và đầu tư một khối Việt Nam đang tích cực thựchiện điều này
* Trong lĩnh vực phi thuế quan
Việt Nam đưa ra danh mục các hàng rào và biện pháp phi thuế quan đangđược áp dụng trong thực tiễn và đưa ra thời gian thực hiện cắt giảm, loại bỏ dầncác hàng rào phi thuế quan cản trở thương mại Mặc dù vậy, trong thực tiễnpháp luật Việt Nam, theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 quyđịnh chi tiết thi hành Luật thương mại về mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạtđộng đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài, Việt Namvẫn duy trì biện pháp cấm nhập khẩu đối với một số sản phẩm như: vũ khí, quântrang quân dụng, vật liệu nổ (trừ chất nổ công nghiệp), thiết bị kỹ thuật quân sựv.v nhưng vẫn phù hợp với thông lệ quốc tế và cam kết trong khuôn khổWTO
* Trong lĩnh vực dịch vụ
Trong IAP, Việt Nam đưa ra các cam kết khá cụ thể trong từng lĩnh vựcthương mại dịch vụ, dần dần mở cửa thị trường dịch vụ, dành cho các thành viênAPEC đối xử tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT) nhằm tạo thuận lợinhất, công bằng và minh bạch cho các nhà cung cấp dịch vụ, đồng thời xây dựng
Trang 30môi trường pháp lý bình đẳng cho các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam nóiriêng hướng ra thị trường toàn khối
Thực tiễn cho thấy, trong pháp luật Việt Nam, tại Pháp lệnh về đối xử Tốihuệ quốc và đối xử Quốc gia trong thương mại quốc tế (2002) đã quy định việcdành đối xử MFN và NT cho dịch vụ nước ngoài và nhà cung ứng dịch vụ nướcngoài Đây là một minh chứng thể hiện rằng Pháp luật Việt Nam đã có nhiều cốgắng trong việc điều chỉnh thương mại dịch vụ, phù hợp với các cam kết quốc
* Trong lĩnh vực đầu tư
Việt Nam cam kết dần dần thực hiện tự do hoá đầu tư, xây dựng một hệthống chính sách, pháp luật về quản lý, thu hút và điều hành hoạt động đầu tưhiệu quả Hiện tại, Luật đầu tư (2005) đã có hiệu lực ngày 01/7/2006 Đây là luật
áp dụng chung cho cả đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, trên tinh thần chocác nhà đầu tư nước ngoài được hưởng chế độ đối xử quốc gia (NT) Pháp luật
về đầu tư của Việt Nam đang tiến gần hơn mức tiêu chuẩn của sự phù hợp với
xu hướng hội nhập, không chỉ đối với diễn đàn kinh tế mở APEC mà còn đối vớicác diễn đàn kinh tế, thương mại khác ở cấp độ song phương, khu vực và toàncầu
* Trong lĩnh vực hải quan
Việt Nam cam kết hài hoà hoá các thủ tục hải quan phù hợp với quy định
và thông lệ quốc tế, tham gia nhiều công ước quốc tế liên quan đến thủ tục hảiquan như: Hiệp định về trị giá tính thuế hải quan (ngày 29/12/2003), Hải quanViệt Nam bắt đầu thực hiện việc xác định trị giá hải quan theo Hiệp định GATTcủa Tổ chức thương mại thế giới “Những yêu cầu thực hiện nghĩa vụ pháp lýtrong các đầu tư quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia về đơn giản hoá thủtục hải quan, đòi hỏi phải đổi mới và hoàn thiện pháp luật hải quan” [8, tr 15 ]
Đứng trước đòi hỏi này, Quyết định số 50/2005/QĐ-BTC ngày 19/7/2005của Bộ Tài chính về việc ban hành quy định quy trình thực hiện thí điểm thủ tụchải quan điện tử đối với hàng hoá xuất nhập khẩu và đặc biệt Luật hải quan(2005) ra đời, đã có sự thống nhất tương đối về thủ tục hải quan, do đó tạo điềukiện thuận lợi cho thương mại phát triển
Trang 31* Về mua sắm Chính phủ
Việt Nam đưa ra những cam kết chung về minh bạch hoá mua sắm củaChính phủ, về quy trình và thủ tục tham gia đấu thầu các hợp đồng xây dựng,mua sắm và chi tiêu ngân sách, công khai hoá thông tin về mời thầu, xét thầuquốc tế Pháp luật Việt Nam quy định rõ ràng trong Luật đấu thầu (2005), Nghịđịnh số 16/2005/NĐ- CP ngày 07/02/2005 về quản lý các dự án đầu tư xây dựngcác công trình và Thông tư số 08/2005/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày06/5/2005 quy định chi tiết thi hành Nghị định số 16 này đã làm cho công táctriển khai thực hiện được thống nhất, hiệu quả
* Về tiêu chuẩn và hợp chuẩn
Việt Nam cam kết tham gia vào các thoả thuận quốc tế về tiêu chuẩn vàhợp chuẩn, hài hoà tiêu chuẩn quốc gia với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, thamgia vào các thoả thuận công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn chất lượng, nhất làtrong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và sản phẩm điện tử Hơn nữa, tăngcường hoạt động chứng nhận hệ thống đánh giá và quản lý chất lượng theoISO9000 và ISO14000 cho doanh nghiệp và công ty trên toàn quốc Điều này sẽgiúp cho hàng hóa của Việt Nam thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các thị trường
“khó tính” của các nền kinh tế APEC như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Newzealand v.v
* Về sở hữu trí tuệ
Việt Nam cam kết thực hiện các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ trongkhuôn khổ WIPO và WTO nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tự do hoá thươngmại và đầu tư được thể hiện như việc luật hoá bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tạiLuật dân sự và đặc biệt Việt Nam đã ban hành Luật sở hữu trí tuệ (2005) có hiệulực ngày 01/7/2006 cùng một số văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể đã thúc đẩyhoạt động sáng tạo, hoạt động thương mại liên quan đến các đối tượng cuả sởhữu trí tuệ, về cơ bản đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
* Chính sách cạnh tranh
Việt Nam cam kết và đã thực hiện xây dựng Luật cạnh tranh và các chếtài liên quan phù hợp với quy định của WTO và tổ chức quốc tế khác, để đảm
Trang 32bảo một khuôn khổ bình đẳng cho hoạt động thương mại và đầu tư Sau khi banhành Luật cạnh tranh (2004) Việt Nam cũng ban hành Luật đầu tư (2005) vàLuật doanh nghiệp (2005) điều chỉnh chung hoạt động đầu tư và sản xuất kinhdoanh của mọi chủ thể.
2.2 Tham gia các chương trình hành động tập thể và hoạt động tập thể khác (CAP)
CAP là công cụ chính thực hiện mục tiêu thuận lợi hoá thương mại và đầu
tư trong nội khối APEC, là một trong ba trụ cột trong chương trình hành độngOsaka CAP khái quát hoá 15 lĩnh vực hợp tác được đề cập tại IAP nhằm hỗ trợviệc thực hiện các IAP ngày một hiệu quả và bền vững Do các lĩnh vực hợp tácthuộc CAP rất rộng, bao gồm thương mại, đầu tư và nhiều lĩnh vực khác nữa,nên việc tham gia sâu vào tất cả các lĩnh vực hợp tác này của APEC là chưa đủđiều kiện Vì vậy, Việt Nam đã tích cực tham gia vào hai lĩnh vực hợp tác chính
là tiêu chuẩn và chứng nhận hợp chuẩn (SCSC) và thủ tục hải quan (SCCP).Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chuyên ngành và đầu mối tổng hợp kinh tế là BộThương mại, Tổng cục Hải quan, Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia vào cácchương trình này
Việt Nam cũng đã đạt được một số thành công nhất định trong việc tiếnhành xây dựng và triển khai chiến lược phát triển công nghệ thông tin trong toànngành hải quan giai đoạn 2001- 2005 cùng với việc xây dựng hệ thống tự động