Những thuận lợi, khó khăn trong hợp tác giữa Việt Nam và APEC

Một phần của tài liệu Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản theo pháp luật Hôn nhân gia đình hiện hành (Trang 38 - 43)

1. Thực trạng kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập APEC

1.1. Những thuận lợi, khó khăn trong hợp tác giữa Việt Nam và APEC

1.1.1. Thuận lợi

Khi tham gia APEC, để đánh giá sự thuận lợi hay khó khăn, không thể chỉ nhìn nhận đơn giản một chiều là tình hình buôn bán ngoại thương của Việt Nam với các nước trong khu vực, mà phải xem xét một cách khách quan toàn diện cả yếu tố nội lực và ngoại lực. Quan trọng nhất là các yếu tố cơ bản về kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, các điều kiện về nguồn lực, các yếu tố về chính sách, môi trường pháp lý. Vì vậy, theo hướng này, nước ta có những điều kiện thuận lợi sau:

- Đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ ràng rằng: Việt Nam sẽ chuyển sang nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó có nghĩa là Việt Nam thực hiện “mở cửa” kinh tế, hợp tác với tất cả các nước, trước hết là các nước trong khu vực. Từ đó, Việt Nam đã chủ trương đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại “ Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”.

- Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã đẩy mạnh hoạt động chính trị đối ngoại, đồng thời với hoạt động kinh tế đối ngoại. Nhờ vậy mà đã thu được thành quả rất lớn, thể hiện sự đúng đắn của đường lối chính sách: mang lại ổn định về chính trị và chính sách kinh tế bắt nguồn từ thực tiễn, làm cho kinh tế ngày càng phát triển, các giá trị văn hoá của dân tộc tạo nên đời sống tinh thần phong phú, tốt đẹp.

- Quá trình phát triển kinh tế vĩ mô của Việt Nam khá thuận lợi, mức tăng trưởng GDP là tương đối nhanh. Xuất khẩu tăng nhanh và trang trải được phần lớn nhu cầu nhập khẩu thiết bị, vật tư, nguyên nhiên liệu, hàng tiêu dùng “tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm (2001 - 2005) lên 109- 111 tỷ USD. Nhập siêu từ chỗ chiếm 176,3% kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm (1986- 1990) đã giảm xuống còn 18,7 -18,8% trong 10 năm (1996- 2005)” [11, tr.7], tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước, góp phần kiềm chế và đẩy lùi hiện tượng lạm phát.

- Việt Nam có vị trí địa lý - chính trị - kinh tế quan trọng, nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á, có một vùng biển giàu tiềm năng. Vị trí tiếp giáp trên đất liền và trên biển làm cho nước ta có thể dễ dàng giao lưu về kinh tế và văn hoá với nhiều nước trên thế giới. Hơn nữa, nước ta có sự đa dạng, phong phú về tài nguyên thiên nhiên, đây có thể được coi là một trong các nguồn lực cơ bản thuận lợi phát triển đất nước.

- Nước ta đã thu được nhiều kinh nghiệm quý báu trong quá trình hợp tác quốc tế trước khi gia nhập APEC đó là: thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), thành viên tiến trình hợp tác Á - Âu (ASEM). Điều này có nghĩa là không có lý do gì cản trở sự hợp tác hơn nữa với bên ngoài của Việt Nam, một mặt khẳng định cơ sở hiện thực của quá trình thực hiện, mặt khác thể hiện uy tín của Việt Nam đối với bạn bè quốc tế.

- Người Việt Nam có khả năng thích ứng nhanh với kinh tế thị trường, ứng dụng nhanh các thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ, "Nền kinh tế tri thức.

Qua đó ta thấy, xuất phát từ thực tế Việt Nam, là nước đang phát triển, có nhu cầu đặc biệt quan trọng là phát triển kinh tế, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ cho nhau cùng phát triển, nên khi tham gia hợp tác kinh tế, thương mại với APEC, Việt Nam có thể có được một số cơ hội sau:

- Đối với Chính phủ:

+ Khi tham gia APEC, Việt Nam có thêm một diễn đàn đa phương, phục vụ mục đích đối ngoại có ý nghĩa quan trọng đối với nước ta về mặt kinh tế và chính trị. APEC bao gồm các nền kinh tế trên các khu vực địa lý khác nhau, trong đó với nhiều thành viên có vai trò kinh tế - chính trị lớn như Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc mà ta sẽ có vị trí thành viên bình đẳng, giúp giảm thiểu tình trạng bị phân biệt đối xử. Tăng cường cơ hội tiếp xúc, đối thoại với các nhà lãnh đạo cấp cao để đề đạt nguyện vọng, trao đổi và giải quyết những vấn đề các nước cùng quan tâm.

+ Tìm ra những đối sách hợp lý cho việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế trong nước, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phải đẩy mạnh công cuộc cải cách cơ chế chính sách theo hướng minh bạch hơn, bình đẳng và thuận lợi hơn cho các hoạt động kinh doanh.

- Đối với doanh nghiệp:

+ Có thị trường thương mại rộng lớn khoảng 2,6 tỷ người tiêu dùng, hàng hoá, dịch vụ phong phú và đa dạng, với sức mua lớn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng quan hệ thượng mại và đầu tư.

+ Tận dụng và phát huy được những nguồn lực có lợi thế so sánh như: nguồn lực, giá lao động rẻ, vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, hàm lượng chất xám… để thuận lợi hơn khi tham gia vào phân công lao động khu vực và quốc tế, tiếp tục quá trình chuyên môn hoá trong các ngành sản xuất.

+ Tiếp thu công nghệ, thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, đào tạo kỹ thuật cao, nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn, từ đây mới có điều kiện thu hút vốn đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng, đáp ứng yêu cầu sản xuất, hợp tác kinh tế - kỹ thuật.

+ Tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, tạo động lực cho các doanh nghiệp Việt Nam tiêp tục hoàn thiện và phát triển.

+ Tháng 3 năm 2006, Chính phủ đã ban hành quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC cho những doanh nhân có nhu cầu đi lại thường xuyên và ngắn hạn, mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, đây cũng là kết quả của sự tham gia tích cực của Việt Nam trong khuôn khổ APEC.

- Đối với nhân dân: tạo điều kiện nâng cao trình độ nghề nghiệp, tăng cơ hội tìm kiếm việc làm cho người dân. Giá sinh hoạt thấp do việc cắt giảm các rào cản thương mại, phù hợp với sức mua đã cải thiện được đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân lao động và củng cố hệ thống an toàn xã hội.

1.1.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi và thời cơ, trong hợp tác APEC, Việt Nam còn phải đối diện với những khó khăn và thách thức, đó là:

- Nhìn chung, có thể nói rằng chúng ta có một xuất phát điểm không thật sự thuận lợi, khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam và các nước APEC là quá lớn, gây nhiều bất lợi trong quá trình hội nhập, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém, chất lượng hàng hoá thấp nhưng giá thành cao, khiến cho Việt Nam trở nên khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường, nhiều doanh nghiệp có thể bị phá sản, thất nghiệp theo đó tăng lên.

- Tính bị động của nền kinh tế nhỏ, đang phát triển, chủ yếu là hạn chế về tiềm lực kinh tế, Việt Nam rất dễ bị rơi vào thế yếu trong quan hệ hợp tác và cạnh tranh với các nước.

- Nhận thức về APEC của cán bộ, giới doanh nghiệp, quần chúng nhân dân còn nhiều hạn chế; một mặt là do các doanh nghiệp chưa nhận thức được đầy đủ vai trò và lợi ích mà diễn đàn mang lại, mặt khác là do một phần của công tác tuyên truyền, phổ biến về APEC mới chỉ ở mức độ hạn chế, chưa thật sự đi vào sâu rộng, có thể nói đây là một trong những trở ngại lớn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam.

- Cơ chế thị trường ở hầu hết các nước trong khu vực đã được hình thành và phát triển, trong khi đó nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi, khó có thể

thích ứng ngay được với tập quán và phương thức kinh doanh khu vực. Thêm vào đó còn hạn chế về nguồn nhân lực cả về chất và lượng, thiếu đội ngũ cán bộ giỏi có chuyên môn và kinh nghiệm trong hợp tác quốc tế, năng lực tiếp nhận các nguồn đầu tư cũng như tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vẫn còn nhiều yếu kém, dễ rơi vào tình trạng nợ nần.

Sự hạn chế hiểu biết về cơ chế thị trường và sự vận hành của nó, các học thuyết, các quy định của thương mại quốc tế, rất dễ bị thua thiệt trong các vụ việc tranh chấp xảy ra.

- Phần lớn đều là những doanh nghiệp còn non trẻ, khó khăn về tài chính, trình độ quản lý, tín nhiệm và kinh nghiệm. Đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá dịch vụ liên quan đến hàng nông sản, chế biến thuỷ hải sản, dệt may và thủ công mỹ nghệ có thể gặp khó khăn trong ngắn hạn khi bị áp dụng các hạn chế bởi hàng rào phi quan thuế và các biện pháp quản lý hành chính từ các nền kinh tế khác.

- Chưa có được điều kiện tốt nhất để có được thông tin về thị trường, chính sách thương mại, đầu tư của các thành viên một cách nhanh nhất và chính xác nhất, nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn yếu kém.

- Khó khăn lớn nhất đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vẫn là: hệ thống pháp luật, cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư, thông tin dịch vụ còn chưa hoàn thiện, trình độ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và cả các doanh nhân còn chưa đáp ứng được với nhu cầu đặt ra của tình hình mới, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ và phương pháp làm việc trong môi trường hiện đại.

Như vậy, những thuận lợi và lợi thế so sánh của Việt Nam có thể do nhiều nhân tố khách quan khác nhau mang lại, song những khó khăn thách thức chủ yếu là những yếu tố bắt nguồn từ nội lực của chúng ta. Điều đó chứng tỏ trong quá trình hội nhập khu vực, Việt Nam sẽ là nước dễ “bị tổn thương” nhất so với các nước thành viên.

Do vậy, trong thời gian tới chúng ta phải nỗ lực, có các biện pháp thích hợp để tăng cường tiềm lực kinh tế, tạo ra thế và lực mới, tăng thêm các lợi thế

so sánh, có đủ sức thích ứng nhanh hơn với môi trường đầu tư và kinh doanh toàn cầu đang biến động.

Một phần của tài liệu Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản theo pháp luật Hôn nhân gia đình hiện hành (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w