0
Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Một số đề xuất, kiến nghị

Một phần của tài liệu QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ CHỒNG TRONG VIỆC CHIA TÀI SẢN THEO PHÁP LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH HIỆN HÀNH (Trang 57 -62 )

3. Những giải pháp về quá trình hợp tác giữa Việt Nam và APEC 1 Định hướng và giải pháp phát triển

3.2. Một số đề xuất, kiến nghị

Trên đây là những giải pháp lớn, hết sức cần thiết cho sự phát triển quan hệ Việt Nam và APEC. Trong khuôn khổ khoá luận, có thể đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế như sau:

- Tiến hành rộng rãi công tác tư tưởng, tuyên truyền, giải thích về hội nhập kinh tế quốc tế.

- Xây dựng chiến lược tổng thể về hội nhập với một lộ trình cụ thể về hội nhập kinh tế quốc tế, tạo lập đồng bộ cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Chủ động và khẩn trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ và trình độ quản lý để nâng cao khả năng cạnh tranh phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế.

- Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin thị trường và xúc tiến thương mại, đồng thời nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về thương mại.

- Tăng cường đổi mới kinh tế trong nước và vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước, cùng với việc đẩy mạnh cải cách các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng nâng cao tính chủ động và hoạt động có hiệu quả.

- Lập kế hoạch cụ thể đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nâng cao dân trí, đào tạo bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học kỹ thuật.

- Kết hợp chặt chẽ hoạt động chính trị đối ngoại với hoạt động kinh tế đối ngoại. Trong khi triển khai các hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước về chính trị, kinh tế... cần phải mở rộng hơn nữa hoạt động đối ngoại nhân dân trên các lĩnh vực: văn hoá nghệ thuật, thể thao, du lịch và giáo dục đào tạo. Nhằm tạo thêm sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, qua đó góp phần xoá bỏ những mặc cảm quá khứ, nhất là những mặc cảm mang tính ý thức hệ.

- Nâng cao bản lĩnh và bản sắc văn hoá Việt Nam tránh khỏi nguy cơ “hoà tan” trong quá trình hội nhập quốc tế.

- Kiện toàn Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, tích cực thực hiện các cam kết với WTO.

- Gắn kết hội nhập kinh tế với nhiệm vụ củng cố quốc phòng an ninh. - Tăng cường kỷ cương pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật và chế độ chịu trách nhiệm, loại bỏ những phần tử tha hoá, làm trong sạch Bộ máy Nhà nước.

- Hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của quan hệ hợp tác.

Như vậy, đối với Việt Nam những giải pháp về quá trình hợp tác APEC đầu tiên và quan trọng nhất là quá trình quản lý và điều tiết của Nhà nước. Cụ thể là việc hoạch định chính sách thương mại tổng thể ở tầm vĩ mô, tạo điều kiện cho môi trường pháp lý và kinh doanh ổn định, có nguyên tắc, phù hợp với định hướng chiến lược do Nhà nước quy định, không trái với khuôn khổ chung và thực tiễn quốc tế. Điều này bao hàm nhu cầu tăng cường năng lực của hệ thống pháp luật và chính sách phải được công bố trước khi thi hành, công bố rộng rãi cho tất cả các chủ thể tham gia hoạt động thương mại. Tiến đến là áp dụng các

giải pháp như đã nêu trên, yêu cầu là phải phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước. Để các giải pháp được đi vào thực hiện và thực hiện có hiệu quả, đòi hỏi sự nỗ lực và cố gắng của tất cả các ngành, các cấp và toàn thể nhân dân. Cùng với một số ý kiến đề xuất của bản thân, em mong rằng sẽ góp một phần nhỏ vào phát triển của mối quan hệ hợp tác này.

KẾT LUẬN

Trong gần hai thập kỷ qua, APEC đã đi được một quãng đường tương đối dài và vượt qua không ít khó khăn, thử thách để không ngừng phát triển về mọi mặt, cả về những thành tựu cũng như hạn chế, ta thấy APEC đã trưởng thành, đã đạt được những thành tựu nổi bật, ngày càng khẳng định vị trí của mình trong hệ thống thương mại đa phương. Thể hiện vai trò trong việc giải quyết vấn đề chung của cộng đồng, đặc biệt là các vấn đề kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, vì từ rất sớm, các nhà lãnh đạo APEC đã nhìn thấy triển vọng của một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương, ngay trong tuyên bố Xiatơn năm 1993 đã lần đầu tiên chính thức đề cập đến một Cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương “an toàn, ổn định và thịnh vượng”. Mang lại lợi ích cho tất cả các thành viên trong cộng đồng. Mặc dù trong quá trình tồn tại APEC đã từng rơi vào tình thế khó khăn, thậm chí ở mức độ tồi tệ, nhưng hiện nay giai đoạn đó đã qua đi và APEC đang trên đà phát triển mới, ngày càng trở nên toàn diện hơn.

Về phía Việt Nam, việc tham gia APEC đã giúp chúng ta tận dụng được sức mạnh mọi mặt của APEC để mở rộng và đa dạng hoá quan hệ quốc tế, đồng thời giúp Việt Nam tham gia vào “luật chơi” chung để nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam, là quá trình hợp tác và đấu tranh cùng tồn tại hoà bình. Trong thời gian qua, chúng ta đã rất cố gắng, các nước APEC cũng đánh giá cao tiến trình hội nhập APEC của Việ Nam. Tuy nhiên, trước những đòi hỏi của công cuộc đổi mới đất nước cần phải thúc đẩy hơn nữa tiến trình hội nhập trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của APEC. Để APEC ngày càng được củng cố và phát triển, nâng cao hơn nữa sức sống, sự năng động, uy tín của APEC và khu vực châu Á Thái Bình Dương “an toàn, ổn định và thịnh vượng”, Việt Nam cùng với các nước thành viên tích cực hợp tác, hỗ trợ nhau về mọi mặt về những quyền lợi chung, vì an ninh, hợp tác và phát triển, trong đó Việt Nam luôn luôn mong muốn và sẽ có những đóng góp xứng đáng vào những thành công chung của APEC, đồng thời thể hiện uy tín, vị thế và sẵn sàng tham gia hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Trước yêu cầu đó, Khoá luận đã làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn của mối quan hệ Việt Nam - APEC, từ đó hiểu rõ hơn về Diễn đàn này và thấy được thực trạng kinh tế nước nhà. Hơn nữa, Khoá luận còn chỉ ra những vấn đề cần phải giải quyết, các giải pháp và mối liên hệ, tác động qua lại của quá trình hội nhập APEC. Căn cứ vào thực tiễn mà em xin mạnh dạn đưa ra đề xuất những việc cấp thiết phải làm trong thời gian tới nhằm đẩy mạnh phát triển mối quan hệ hợp tác này, đưa đất nước phát triển. Về tổng thể, đã cho chúng ta một cái nhìn đúng đắn về tình hình kinh tế và tiến trình hội nhập quốc tế cũng như APEC.

Một phần của tài liệu QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ CHỒNG TRONG VIỆC CHIA TÀI SẢN THEO PHÁP LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH HIỆN HÀNH (Trang 57 -62 )

×