Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam và Trung Quốc

Một phần của tài liệu Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản theo pháp luật Hôn nhân gia đình hiện hành (Trang 48 - 50)

2. Hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam với một số nước lớn là thành viên APEC

2.2. Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam và Trung Quốc

* Khái quát

Trung Quốc là nước đông dân nhất và có thể coi là thị trường tiềm năng lớn nhất thế giới.

Trong giai đoạn lịch sử hiện tại, quan hệ hợp tác giữa hai nước cũng đã có thời kỳ bị ngắt quãng, nhưng trong thời gian gần đây đã có sự chuyển biến tích cực, đặc biệt là quan hệ kinh tế - thương mại phát triển mạnh mẽ.

* Hợp tác thương mại

Từ khi ký kết các hiệp định hợp tác và ra thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc về bình thường hóa quan hệ vào ngày 07/11/1991, quan hệ Việt - Trung phát triển nhanh chóng, sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực và đem lại hiệu quả thiết thực.

Hợp tác kinh tế có nội dung trọng tâm, trong số hơn 40 các hiệp định và thoả thuận cấp nhà nước đã ký kết, có tới hơn một nửa liên quan trực tiếp tới hợp tác kinh tế- thương mại. Uỷ ban hợp tác kinh tế thương mại Việt - Trung

thành lập năm 1994 đã đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước. “Sau 20 năm, kim ngạch buôn bán tăng từ 266 triệu USD năm 1992 lên 3,26 tỷ năm 2002” [16, tr. 64].

Mấy năm gần đây, một số hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đang có nhiều cơ hội, triển vòng thâm nhập nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc là dầu thô, cà phê, hải sản, rau quả, giày dép, chè và cao su. Trong khi đó, các hàng hoá nhập từ Trung Quốc như nguyên liệu phục vụ cho nông nghiệp, công nghiệp dệt may, da giày, chế tạo hay dược phẩm tăng mạnh. Để có cách khái quát hơn về vấn đề này, chúng ta có thể đưa ra bảng sau:

Ngày 04/11/2002 Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN đã chính thức được ký. Theo Hiệp định này, khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ được thiết lập vào năm 2010, gồm hợp tác kinh tế, đầu tư, xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Nội dung đặc biệt quan trọng đối với xuất nhập khẩu là các biện pháp hạn chế thương mại và hàng rào thuế quan sẽ dần dần được loại bỏ. Trong Hiệp định khung, hai bên thống nhất áp dụng “Chương trình thu hoạch sớm” theo chương trình này, Trung Quốc sẽ hoàn thành cắt giảm thuế năm 2006 và từ 2002 Việt Nam sẽ phải cắt giảm 88 dòng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc thuộc ba nhóm (trên 30%, 15- 30% và dưới 15%) xuống còn 0% vào năm 2008. Như vậy, hàng hoá Việt Nam sẽ có điều kiện cạnh tranh tốt hơn trên thị trường Trung Quốc.

Một bước tiến nữa quan trọng trong quá trình hợp tác kinh tế giữa hai nước đó chính là chính sách xây dựng “hai hành lang, một vành đai”. Trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Thủ tướng nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa là Ôn Gia Bảo, hai nước Việt - Trung đã ra thông cáo chung, trong đó hai bên đồng ý tích cực thảo luận tính khả thi của hành lang kinh tế “Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh”, “Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh” và vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ. Văn bản chính thức cho sự hợp tác này đã được hai nước ký kết trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư Đảng cộng sản Trung quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa là Hồ Cẩm Đào tháng 11/2006. Với

chính sách này, cùng với diễn đàn doanh nghiệp Việt - Trung ra đời cuối tháng 9/2006, thương mại hai nước sẽ ngày càng phát triển, đặc biệt là giao lưu thương mại giữa các tỉnh biên giới Việt Nam với tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc.

* Hợp tác đầu tư

Chính phủ Trung Quốc đã dành cho Việt Nam nhiều khoản vay ưu đãi, giúp Việt Nam cải thiện các công trình hạ tầng như đường sắt, cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất tại một số cơ sở trọng yếu của nước ta. Hàng loạt các dự án hợp tác mới với tổng vốn đầu tư lên tới hàng tỷ USD đã được các doanh nghiệp hai nước triển khai thực hiện.

Đối với đầu tư trực tiếp: tổng vốn đầu tư của Trung Quốc năm 2005 vào Việt Nam vượt 100 triệu USD, tăng 32% so với năm 2004. Tính tới 31/12/2005, Trung Quốc (không kể Hồng Kông) đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với 357 dự án còn hiệu lực, vốn đăng ký 739,21 triệu USD và tính đến hết tháng 8/2006 có tới 328 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn 805 triệu USD, vốn thực hiện đạt 207 triệu USD [17, tr. 16].

Về đầu tư gián tiếp: từ khi bình thường hoá quan hệ, Trung Quốc cũng đã trở thành một trong nhiều nhà cung cấp tài trợ cho Việt Nam dưới hình thức viện trợ không hoàn lại, tín dụng không lãi và tín dụng ưu đãi để giúp nước ta cải tạo, nâng cấp một số cơ sở công nghiệp do Trung Quốc xây dựng trước đây và một số dự án hợp tác mới (đặc biệt khi uỷ ban hỗn hợp kinh tế - khoa học - kỹ thuật Việt Trung ra đời tháng 11/1995).

Như vậy, quan hệ hợp tác kinh tế là một cấu thành trong quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước. Hiện tại hai nước xác định rõ tư tưởng chỉ đạo thể hiện qua mười sáu chữ: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Tuy nhiên quan hệ hợp tác kinh tế Việt - Trung lên một tầm cao mới như mong muốn của lãnh đạo cấp cao hai nước, đòi hỏi phải có những giải pháp thật sự hợp lý và nỗ lực cố gắng của cả hai nước.

Một phần của tài liệu Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản theo pháp luật Hôn nhân gia đình hiện hành (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w