1. Trang chủ
  2. » Văn bán pháp quy

Bình đẳng giới trong pháp luật hôn nhân - gia đình Việt Nam

5 29 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 302,9 KB

Nội dung

Mục đích của luận văn là nghiên cứu thực trạng các quy định của pháp luật về HN&GĐ trong mối quan hệ với bảo vệ và thúc đẩy quyền con người từ góc độ BĐG, thông qua đó đánh giá nh[r]

Trang 1

Bình đẳng giới trong pháp luật hôn nhân - gia

đình Việt Nam

Nguyễn Thị Hoàng Giang

Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành:; Pháp luật về quyền con người

(Chuyên ngành đào tạo thí điểm) Người hướng dẫn: TS Nguyễn Duy Sơn

Năm bảo vệ: 2014

Keywords Bình đẳng giới; Luật hôn nhân và gia đình; Pháp luật Việt Nam

Content

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền khẳng định:

Mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự do nêu trong bản Tuyên ngôn này mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc

xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay các địa vị khác…[18, Điều 2]

Quy định này khẳng định tính phổ quát (universal) của quyền con người và mọi người sinh ra đều bình đẳng về quyền mà không bị phân biệt đối xử bởi bất cứ yếu tố nào trong đó có yếu

tố về giới tính

Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (HN&GĐ), giới, giới tính là vấn đề khá nhạy cảm, liên quan đến quyền của các chủ thể tham gia quan hệ HN&GĐ và do đó Nhà nước với tư cách

là chủ thể có nghĩa vụ bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền trên các lĩnh vực của đời sống xã hội có trách nhiệm thể chế hóa bình đẳng giới (BĐG) trong hệ thống pháp luật Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã không ngừng quan tâm hoàn thiện pháp luật HN&GĐ nhằm xây dựng gia đình -

nền tảng, tế bào của xã hội “ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội”

[13] phù hợp với truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Thông qua việc thực thi các quy định của pháp luật HN&GĐ, quyền con người, quyền bình đẳng giữa nam giới

và nữ giới đã từng bước được bảo đảm thực chất hơn, phụ nữ và trẻ em ngày càng được bảo đảm tốt hơn các quyền của mình thay vì việc bị hạn chế bởi những định kiến giới trong xã hội

Bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, pháp luật HN&GĐ đang đứng trước những thách thức do sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, như độ tuổi kết hôn giữa nam và nữ; quyền trong hôn nhân của nhóm những người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) - một trong những cộng đồng đang thu hút sự quan tâm, chú ý lớn của cộng đồng quốc tế; vấn đề mang thai hộ; quan hệ tài sản giữa vợ và chồng; vấn đề lựa chọn giới tính trước khi sinh… Xuất phát từ những yêu cầu nêu trên của thực tiễn xã hội, ngày 19/6/2014, Quốc hội đã thông qua Luật HN&GĐ 2014 thay thế Luật HN&GĐ năm 2000 Đây là dịp quan trọng

để đánh giá những giá trị tiến bộ trong Luật HN&GĐ năm 2014 so với Luật HN&GĐ năm 2000

và những vấn đề chưa được giải quyết trong Luật này nhằm định hướng tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật HN&GĐ ở Việt Nam trong thời gian tiếp theo cũng như kiến nghị, đề xuất trong việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật HN&GĐ năm 2014

Do đó, việc nghiên cứu đề tài: “Bình đẳng giới trong pháp luật hôn nhân - gia đình

Trang 2

Việt Nam” là cần thiết và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn quan trọng trong thời điểm hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu

Vấn đề hoàn thiện pháp luật HN&GĐ để bảo vệ quyền của những chủ thể tham gia quan

hệ HN&GĐ đã có không ít những công trình nghiên cứu dưới dạng đề tài khoa học, bài viết, tham luận về vấn đề này, cụ thể như:

- Xác định cha, mẹ, con dưới góc độ BĐG – Ths Nguyễn Thị Lan đăng trên địa chỉ: http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/01/06/8353-2/

- Bài viết: Về quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình - tác giả Hoa Hữu Vân đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề sửa đổi, bổ sung Luật HN&GĐ năm 2000;

- Bài viết: Sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình, một số vấn đề cần giải quyết của tác giả Nguyễn Mạnh Hà, trường Đại học Luật Hà Nội đăng trên trang web:

http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=5929;

- Bài viết: Hôn nhân cùng giới - Xu hướng thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam, của tác giả Nguyễn Thu Nam đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề sửa đổi, bổ sung Luật HN&GĐ năm 2000;

- Bài viết: Vấn đề cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính của tác giả Bùi Thị Mừng, đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề sửa đổi, bổ sung Luật HN&GĐ năm 2000;

- Bài viết: Sửa đổi, bổ sung Luật HN&GĐ - Chú trọng quyền lợi của phụ nữ của tác giả Phạm Mạnh Hà đăng trên địa chỉ trang web: congly.com.vn/phap-luat/dien-dan-cong-ly;

Những công trình nghiên cứu này đã cung cấp, bổ sung, hoàn thiện những luận cứ hết sức quan trọng và đưa ra những đề xuất, kiến nghị xác đáng cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật HN&GĐ, bảo vệ quyền con người của các thành viên tham gia quan hệ HN&GĐ Tuy nhiên, do Luật HN&GĐ mới được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2014, do đó, chưa có nhiều các các bài nghiên cứu chuyên sâu về những giá trị tiến bộ/những vấn đề chưa được giải quyết trong Luật này, cũng như chưa có các bài viết liên quan nhằm đề xuất, kiến nghị xây dựng, hoàn thiện các quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật HN&GĐ năm 2014 Do đó, tác giả nghiên cứu luận văn mong muốn nghiên cứu vấn đề BĐG trong pháp luật HN&GĐ vào thời điểm Luật HN&GĐ vừa được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua với mục đích đánh giá những giá trị tiến bộ đạt được trong thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền mà trực tiếp là quyền BĐG giữa các cá nhân trong lĩnh vực HN&GĐ, những vấn đề còn bị bỏ ngỏ trên cơ sở đó

đề xuất những giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật HN&GĐ vào thực tiễn cuộc sống trong thời gian tới

3 Mục đích, phạm vi nghiên cứu

Mục đích của luận văn là nghiên cứu thực trạng các quy định của pháp luật về HN&GĐ trong mối quan hệ với bảo vệ và thúc đẩy quyền con người từ góc độ BĐG, thông qua đó đánh giá những giá trị tiến bộ đạt được trong Luật HN&GĐ năm 2014 so với Luật HN&GĐ (năm 2000) và những vấn đề chưa được giải quyết trong Luật này nhằm định hướng tiếp tục hoàn thiện pháp luật HN&GĐ ở Việt Nam, đặc biệt là kiến nghị, đề xuất trong việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật HN&GĐ năm 2014

Về phạm vi, Luận văn tập trung phân tích các quy định của pháp luật HN&GĐ Việt Nam từ góc độ BĐG, trong đó tập trung chủ yếu vào Luật HN&GĐ năm 2014 với những vấn đề

cơ bản gồm: các nguyên tắc cơ bản của chế độ HN&GĐ; kết hôn; quan hệ giữa vợ và chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; xác định cha, mẹ, con và về ly hôn

4 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam về pháp luật và xây dựng pháp luật

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh để làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong nhiệm vụ của Luận văn

5 Những đóng góp mới của luận văn

Trang 3

Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên một các toàn diện về những giá trị tiến bộ đạt được của Pháp luật HN&GĐ hiện hành mà trực tiếp là Luật HN&GĐ năm 2014 so với các quy định của pháp luật HN&GĐ trước đó trong mối quan hệ với bảo vệ nhân quyền, bảo đảm quyền bình đẳng thực chất giữa nam giới và nữ giới trong quan hệ HN&GĐ

Bên cạnh việc phân tích, chỉ ra những giá trị tiến bộ trong bảo vệ quyền con người, quyền bình đẳng không phân biệt đối xử về giới tính, Luận văn cũng đã mạnh dạn đưa ra những

ý kiến, quan điểm mang tính cá nhân về những hạn chế, những điểm cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật về HN&GĐ, bảo đảm tính tương thích với các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền và đặc biệt là bảo vệ ngày càng tốt hơn quyền con người trong lĩnh vực HN&GĐ ở Việt Nam - một lĩnh vực vốn chịu sự chi phối nặng nề bởi những tư tưởng, định kiến giới

Trên cơ sở đánh giá những điểm còn hạn chế trong pháp luật HN&GĐ, Luận văn đã đề

ra những giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về HN&GĐ trong thời gian tiếp theo; những đề xuất, kiến nghị mang tính giải pháp nhằm đưa các quy định của pháp luật HN&GĐ vào thực tiễn cuộc sống; bảo đảm một cách thực chất quyền con người, quyền bình đẳng không bị phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào trong đó có lý do khác biệt về giới tính trong các quan hệ HN&GĐ

6 Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn

Luận văn đã nghiên cứu toàn diện các chế định về HN&GĐ trong pháp luật HN&GĐ Việt Nam, mà trực tiếp là Luật HN&GĐ năm 2014 từ góc độ BĐG, đánh giá những tiến bộ đạt được, những tác động tích cực đến bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em - những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội Cùng với đó Luận văn đã phân tích và chỉ ra những hạn chế của pháp luật HN&GĐ trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, quyền BĐG của các cá nhân trong quan hệ HN&GĐ, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm bảo vệ và thúc đẩy tốt hơn quyền con người, quyền bình đẳng thực chất giữa nam giới và nữ giới trong các quan hệ HN&GĐ ở Việt Nam

Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ góp phần bổ sung và phát triển những vấn đề mang tính lý luận trong khoa học pháp lý BĐG trong HN&GĐ - một trong những vấn đề hết sức được quan tâm hiện nay Luận văn không chỉ là tài liệu có giá trị tham khảo cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học mà còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan hoạch định chính sách về pháp luật HN&GĐ ở Việt Nam, thông qua đó góp phần hoàn thiện pháp luật HN&GĐ - công cụ hữu hiệu trong bảo đảm BĐG trong các quan hệ HN&GĐ ở Việt Nam Luận văn cũng là tài liệu tham khảo có giá trị cho các cá nhân có quan tâm

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn bao gồm 3 chương sau:

- Chương 1 Khái quát chung pháp luật quốc tế về bình đẳng giới trong Hôn nhân và gia

đình

- Chương 2 Bình đẳng giới trong pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

- Chương 3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật

Hôn nhân và gia đình Việt Nam

References

Tiếng Việt

1 Ban vì sự tiến bộ Phụ nữ ngành Tư pháp (2013), Tài liệu tập huấn công ước CEDAW và các điều ước quốc tế có liên quan, Hà Nội

2 Bộ Tư pháp (2013), Báo cáo Tổng kết Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội

3 Bộ Tư pháp (2013), Tờ trình dự án Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội

4 Phương Bối (2006), Tư duy và tác phong Nam-Nữ: Dị biệt hay đồng điệu?

http://www.baoanhdatmui.vn/vcms/html/news_detail.php?nid=796

5 Lê Đình Chân, Vũ Văn Mẫu (1968), Danh từ và tài liệu Dân luật và Hiến luật, Sài Gòn

6 Chính phủ (2001), Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 của Chính phủ về xử

Trang 4

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Hà Nội

7 Chính phủ (2003), Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12/2/2003 của Chính phủ quy định

về sinh con theo phương pháp khoa học, Hà Nội

8 Chính phủ (2008), Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới, Hà Nội

9 Chính phủ (2012), Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế, Hà Nội

10 Chính phủ (2013), Báo cáo việc lồng ghép bình đẳng giới trong dự án Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi), Hà Nội

11 Chính phủ (2013), Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16/7/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

Hà Nội

12 Chính quyền Sài Gòn cũ (1972), Bộ dân luật, Sài Gòn

13 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Hà Nội

14 Trần Việt Hưng (2010), Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Tư pháp

15 Lan Hương (2013), Giải pháp dung hòa cho hôn nhân đồng tính,

http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?

ItemID=5916

16 Trần Mai Hương, Nguyễn Thị Thúy, Kristen Pratt và Nguyễn Thu Hằng (2004), Hướng dẫn lồng ghép Giới trong hoạch định và thực thi chính sách, Ủy ban quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, http://www.un.org.vn/undp/undp/docs/2004/gmsg/gmsgv.pdf

17 Nguyễn Thị Nghĩa, Bùi Thị An (2002), Tài liệu tập huấn phương pháp phân tích giới và kế hoạch hành động giới Dự án Sử dụng bền vững nguồn lâm sản ngoài gỗ

http://www.mekonginfo.org/mrc_en/contact.nsf/0/

ABB6ECC3F00D510E8025686A00805DAD/$FILE/section3_6_vn.htm

18 Liên Hợp quốc (1948), Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền

19 Liên Hợp quốc (1964), Công ước về kết hôn tự nguyện, tuổi kết hôn tối thiểu và việc đăng

ký kết hôn

20 Liên Hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa

21 Liên Hợp quốc (1979), Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ

22 Liên Hợp quốc (1989), Công ước quốc tế về quyền trẻ em

23 Bình Minh (2013), Cho phép mang thai hộ: nên hay không?

http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Cho-phep-mang-thai-ho-Nen-hay-khong/186865.vgp

24 Nhà xuất bản Đà Nẵng (1998), Từ điển tiếng Việt, Đà Nẵng

25 Trần Hồng Nhung (2013), Thực tế đăng ký quyền sở hữu tài sản của vợ chồng, http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemId=5947

26 Ủy ban thường vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh Dân số, Hà Nội

27 UNDP (2002), Khác biệt giới trong nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam,

http://www.un.org.vn/undp/undp/docs/2002/gendif/gendifv.pdf

28 Nguyễn Quang Quýnh (1968), Dân luật, Quyển 1, Viện đại học Cần thơ, Cần Thơ

29 Trương Hồng Quang (2013), Nhận diện các vấn đề pháp lý về người đồng tính, song tính

và chuyển giới tại Việt Nam hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Tư pháp

30 Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội

31 Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, Hà Nội

32 Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự năm 2005, Hà Nội

33 Quốc hội (2006), Luật Bình đẳng giới năm 2006, Hà Nội

34 Quốc hội (2010), Luật Nuôi con nuôi năm 2010, Hà Nội

35 Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2013, Hà Nội

36 Quốc hội (2014), Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Hà Nội

Trang 5

37 Nam Sơn (2013), 63% người đồng giới từng bị kỳ thị,

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130515/63-nguoi-dong-gioi-tung-bi-ky-thi.aspx

38 Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 114/2008/QĐ-TTg ngày ngày 22 tháng 08 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về kiện toàn Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ

39 Tòa án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo tổng kết thực tiễn thi hành Luật HN&GĐ năm

2000 trong công tác xét xử các vụ việc HN&GĐ, Hà Nội

40 Tổng cục thống kê (2014), Dân số trung bình phân theo giới tính, thành thị và nông thôn,

http://www.gso.gov.vn/default.aspx? tabid=387&idmid =3&ItemID=14631

41 Tổng cục thống kê (2014), Thông cáo báo chí về nghiên cứu Quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, https://gso.gov.vn/default aspx?tabid=418&ItemID=10692

42 Trung tâm phụ nữ và Phát triển (2014), Thống kê số lượng khách hành của Ngôi nhà bình yên, http://www.ngoinhabinhyen.com/

43 Đặng Thị Ánh Tuyết, Lê Thị Bích Tuyền, Bình đẳng giới trong tham chính và sự tham gia

c/journal_articles/view_article_content?groupId=18&articleId=857413&version=1.0

44 Nguyễn Đức Truyến, Nguyễn Thị Nguyệt Minh (2000), Những vấn đề giới trong phương pháp quy hoạch sử dụng đất và giao đất giao rừng có người dân tham gia của dự án phát triển lâm nghiệp xã hội sông Đà, http://www.sfdp.net/docs/V_pdf/B_3_2_11.pdf

45 Nguyễn Trịnh (2014), Bình đẳng giới: sự tham chính của phụ nữ,

http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/tin-tuc/item/779-binh-dang-gioi-su-tham-chinh-cua-phu-nu.html

46 Từ điển bách khoa toàn thư, http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/ noidung/tudien/Lists/GiaiNghia/view_Detail.aspx?TuKhoa=&ChuyenNganh=0&DiaLy=0

&ItemID=1734

47 Ủy ban CEDAW (1994), Khuyến nghị chung số 19 về bạo lực với phụ nữ, Hà Nội

48 Ủy ban CEDAW (1994), Khuyến nghị chung số 21 về bình đẳng trong các quan hệ hôn nhân và gia đình, Hà Nội

49 Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2012), Cổ luật Việt Nam, Quốc triều hình Luật và Hoàng Việt Luật lệ, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam

50 Phương Yến (2007), Giới và bình đẳng giới ở Bến Tre, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến

content&task=view&id=770&Itemid=36

Tiếng Anh

51 Leonard & Elias Berkely (1990), Family law Dictionary Cali Nolo 1990

52 P M Promley Family law 5th edition London Butterworth 1976 Tr 15

53 Petter collin publishing (2000), Dictionary of law - Third edition

54 What is the accepted Age of Marriage in International Conventions?, http://www.law-lib.utoronto.ca/diana/age.htm

Ngày đăng: 18/01/2021, 03:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w