1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chế độ tài sản ước định trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam

21 535 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 3,42 MB

Nội dung

Từ khái niệm tổng quát về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 623 BLDS 2005, có thể hiểu : “ Bồi /hường thiệt hại do nguôn nguy hiểm cao độ gây ra đượ

Trang 1

A MO DAU Trong thực tẾ, có những sự vật như máy móc, phương tiện, hệ thống tải điện, dây chuyền sản xuất trong nhà máy mà bản thân hoạt động của

chúng luôn tiềm ấn khả năng gây thiệt hại cho môi trường xung quanh Mặc

dù chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đã tìm

mọi cách phòng ngừa, vận hành chúng an toàn nhưng thực tế vẫn có những

thiệt hại khách quan bất ngờ xảy ra nằm ngoài sự kiểm soát đó Vậy, nguồn

nguy hiểm cao độ là gì ? Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy

hiểm cao độ gây ra được xác định như thế nào ? Và trên thực tế, việc áp

dụng các quy định của pháp luật có liên quan đến vấn đề này còn những điểm gì đáng quan tam ?

Trang 2

B NOI DUNG

I MOt sé van dé ly luan vé trach nhiém bồi thường thiệt hại do nguồn

nguy hiém cao dé gay ra:

1._Khdi niém nguén nguy hiém cao dé va tréch nhiém béi thuéng thiét

hai do nguồn ngụy hiểm cao độ gây ra:

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đề cập đến từ rất sớm trong hệ

thống pháp luật Việt Nam Tuy nhiên, phải đến khi BLDS 1995 ra đời, thì các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại mới được quy định một cách chỉ tiết Trên cơ sở đó, BLDS 2005 đã kế thừa và phát triển, tiếp tục

hoàn thiện hơn nữa các quy phạm liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trong đó có trường hợp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

“ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đông là một loại trách

nhiệm pháp ly được phát sinh dựa trên các điều kiện do pháp luật quy định

khi một chủ thể có hành vi gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo

vệ ” ” Theo quy định tại Điều 604 BLDS 2005, trách nhiệm bồi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng phát sinh khi người có hành vi trái pháp luật có lỗi gây

thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ; đồng thời trong một

số trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định, trách nhiệm này phát sinh

cả khi không có lỗi của người gây thiệt hại

Từ khái niệm tổng quát về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 623 BLDS 2005, có thể hiểu : “ Bồi /hường thiệt

hại do nguôn nguy hiểm cao độ gây ra được hiểu là trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp của nguồn nguy hiểm cao độ

và đo sự hoạt động tự thân của nguồn nguy hiểm cao độ gáy thiệt hại cho

(1) : Theo TS Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2010, tr 191.

Trang 3

người khác, phải bôi thường thiệt hại kể cả trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp nguôn nguy hiểm cao độ không có lỗi ”

Như vậy, có thể thấy, để áp dụng quy định bồi thường thiệt hại do

nguồn nguy hiểm cao độ gây ra tại Điều 623 BLDS 2005, cần làm rõ khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ được ghi nhận tại đoạn 1 khoản I Điều 623 BLDS 2005; trên cơ sở này, Tòa án nhân

dân tối cao ban hành Nghi quyét số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006

hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bằi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng trong đó có hướng dẫn về bồi thường thiệt hại do

nguồn nguy hiểm cao độ gây ra đã xác định: “ Nguôn nguy hiểm cao độ bao gầm phương giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguôn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định ”

Như vậy, pháp luật không đưa ra khái niệm tông quát về nguồn nguy

hiểm cao độ mà chỉ định nghĩa dưới dạng liệt kê các đối tượng được coi là

nguồn nguy hiểm cao độ Tuy nhiên, nếu căn cứ vào tính chất của sự vật như mức độ nguy hiểm cũng như khả năng kiểm soát của con người đối với sự vật đó, có thê hiểu: “ Nguôn nguy hiểm cao độ là những vật chất nhất nhất định do pháp luật quy định luôn tiềm ẩn nguy cơ gáy thiệt hại cho con người, con người không thể kiểm soát được một cách tuyệt đối.” “ Vi du

phương tiện giao thông vận tải cơ giới bao gồm phương tiện giao thông cơ

giới đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không như xe ô tô, xe gắn máy, tàu thủy, tàu hỏa, máy bay, là nguồn nguy hiểm cao độ Tuy

nhiên đề xác định những phương tiện giao thông cơ giới nào là nguồn nguy hiểm cao độ cần dựa trên các quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật có liên quan khác như Luật Giao thông đường bộ 2008, Luật Hàng hải 2005,

(2) : Theo TS Phùng Trung Tập, Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính

mạng, Nxb Hà Nội, Hà Nội, 2009, tr 259

(3) : Trích khoản 1 Điều 623 BLDS 2005, Nxb CTQG, Hà Nội, 2009, tr 263

(4) : Theo TS Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam tập 2, Nxb Giáo dục, Hà

Nội, 2010, tr 208

Trang 4

Luật Đường sắt 2005, Hé thống tải điện cũng được xác định là nguồn nguy hiểm cao độ Căn cứ theo khoản 10 Điều 3 Luật Điện luc 2004: “ Hé thống

tải điện Quốc gia là hệ thống các trang thiết bị phát điện, lưới điện, các

trang thiết bị phụ trợ được liên kết với nhau và được chỉ huy thong nhất

trong phạm vi cả nước ” Ï, có thê hiểu khái quát thế nào là hệ thống tải điện

để từ đó xác định những trang thiết bị điện như: máy biến áp, đường dây tải điện, đèn cao áp, cũng nằm trong danh mục nguồn nguy hiểm cao độ theo

quy định tại khoán I1 Điều 623 BLDS 2005 Ngoài ra, cũng theo quy định tại điều luật này, thú dữ như hồ, báo, sư tử, các loại vũ khí quân dụng, vũ

khí thể thao; nhà máy công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ; thuốc nổ, pháo, thuốc súng; chất độc bảng A, chất phóng xạ: đang trong quá trình vận hành cũng được liệt kê vào danh sách nguồn nguy hiểm cao độ

2._ Đặc điểm và điều kiên phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hai do

nguồn nguy hiém cao dé gay ra:

Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng là một

loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Tuy nhiên, để xác định

trường hợp nào áp dụng nguyên tắc bồi thường thiệt hại nói chung theo Điều

604 BLDS 2005, trường hợp nào áp dụng quy định về bồi thường thiệt hại

do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cần căn cứ vào đặc điểm riêng, sự khác

biệt cũng như điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn

nguy hiểm cao độ gây ra

2.1 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra :

Trên thực tế, việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn

nguy hiểm cao độ gây ra là một trong những vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ

được áp dụng khi thỏa mãn các điều kiện sau :

(5): Theo khoản 10 Điều 3 Luật Điện lực 2004.

Trang 5

Một là, những sự vật được coi là nguồn nguy hiễm cao độ gây thiệt hại phải đang trong tình trạng vận hành, hoạt động như: phương tiện giao

thông đang tham gia giao thông trên đường: cháy, chập hệ thống tải điện;

nhà máy công nghiệp đang hoạt động; bởi chỉ trong tình trạng vận hành,

hoạt động, những đối tượng được coi là nguồn nguy hiểm cao độ mới thực

sự tiềm ân mối đe đọa gây nguy hiểm lớn cho người, vật và môi trường xung

quanh và khi đó, con người mới không thể hoàn toàn điều khiến, chế ngự

được chúng, sự cố xảy ra gây thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ đang ở

trạng thái hoạt động nằm ngoài khả năng kiểm soát của con người Nếu thiệt hại xảy ra khi nguồn nguy hiểm cao độ đang ở trạng thái không hoạt động ( trạng thái tĩnh ) ví đự: xe ô tô dừng đỗ trên đỉnh dốc nhưng theo quán tính

trượt xuống chân dốc gây thiệt hại; cột điện bị đỗ trong lúc đang thi công, chưa có điện; thú dữ chết thối rữa gây dịch bệnh thì không thể coi đó là thiệt

hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Hai là, có thiệt hại thực sự xay ra do chính sự tác động của bản thân

nguồn nguy hiểm cao độ hoặc do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm cao độ mà không phải là đo sự tác động bới hành vi có dấu hiệu lỗi của con người Nghĩa là mối quan hệ giữa sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ với thiệt hại xảy ra phải là mối quan hệ phổ biến, biện chứng Đây là trường hợp hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ hoàn toàn độc lập với ý chí, nằm

ngoài sự kiểm soát, chế ngự của con người Ví đựụ : xe máy đang chạy với tốc độ cao đột nhiên mất phanh, mất lái hoặc nổ lốp gây ra thiệt hại; cháy,

chập đường dây tải điện; cháy nỗ trong nhà máy do trục trặc kỹ thuật sẽ

áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

tại Điều 623 BLDS 2005 Điều kiện này đòi hỏi hoạt động nội tại của nguồn

nguy hiểm cao độ phải là nguyên nhân tất yếu, có ý nghĩa quyết định dẫn

đến thiệt hại Khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, điểm mấu chốt

quan trọng là xác định thiệt hại đó do nguyên nhân nào gây ra Những trường hợp thiệt hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ nhưng do tác

Trang 6

động của con người, đo hành vi của con người gây ra thì chỉ cần áp dụng nguyên tắc chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Ba là, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ

chỉ được đặt ra khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho những

“người xung quanh” - là những người bị thiệt hại mà không có quan hệ lao động hoặc sở hữu liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ nhằm để bảo vệ quyền được bồi thường cho những người này Đối với chủ sở hữu, họ phải

tự chịu mọi rủi ro đối với thiệt hại do tài sản của mình gây ra Đối với người

bị thiệt hại trong khi sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo nghĩa vụ lao động, họ sẽ được hưởng bồi thường theo chế độ bảo hiểm tai nạn lao động

2.2 Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm

cao độ gây ra :

Xuất phát từ hai điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, có thể khắng định, về đặc điểm, #rách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một loại

trách nhiệm dân sự về tài sản và trách nhiệm dân sự này không cần điều

kiện lỗi

Thứ nhất, cũng giống như điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ được xác định khi có thiệt hại xảy ra trên

thực tế Thiệt hại theo khái niệm chung được hiểu là sự giảm bớt những lợi ích vật chất của cá nhân, pháp nhân, tổ chức hoặc Nhà nước về sức khỏe, tính mạng, tài sản, uy tín, danh dự, nhân phẩm, thi thể, mồ mả được xác

định bằng một khoản tiền và những chỉ phí hợp lí, phù hợp nhằm khắc phục

những tổn thất về vat chat, tinh thần cho chủ thê bị thiệt hại Tuy nhiên, thiệt hại đo nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ mang tính chất thiệt hại về tài sản,

tính mạng, sức khỏe chứ không bao gồm thiệt hại về danh dự, nhân phẩm,

uy tín hay thi thể, mồ mả Bởi xuất phát từ chính đối tượng gây thiệt hại là

nguồn nguy hiểm cao độ được xác định theo khoản 1 Điều 623 BLDS 2005

Trang 7

như: phương tiện giao thông cơ giới, hệ thống tải điện, thú dữ, vũ khí, đồng thời thiệt hại xảy ra do bản thân nội tại nguồn nguy hiểm cao độ đang

trong tình trạng hoạt động chứ không phải bởi hành vi trái pháp luật có yếu

tố lỗi của con người nên rõ ràng, nguồn nguy hiểm cao độ chỉ có thể gây ra

thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản chứ không thể dẫn tới thiệt hại về

uy tín, danh đự, nhân phẩm

Thứ hai, nêu lỗi là một trong các điều kiện cơ bản làm phát sinh trách nhiệm trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung thì trách

nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra lại dựa trên sự

suy đoán trách nhiệm của chủ sở hữu hay người quản lý nguồn nguy hiểm

cao độ Xuất phát từ việc trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy

hiểm cao độ gây ra chỉ phát sinh khi thiệt hại xảy ra do nội tại nguồn nguy hiểm cao độ đang trong tình trạng vận hành, nằm ngoài khả năng kiểm soát, điều khiển của con người và đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại thì theo khoán 3 Điều 623 BLDS 2005: “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu

giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hai

cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cô ý của người bị thiệt hại; b) Thiét hai xay ra trong trường hợp bắt khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác ” 5 Như vậy, chủ sở hữu, người đang chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ không được miễn trừ trách nhiệm bồi thường kế cả trong trường hợp chứng minh được họ không có lỗi trong việc trông giữ, bảo quản, vận hành nguồn nguy

hiểm cao độ

Tuy nhiên, quy định này của pháp luật cũng không loại trừ khả năng

thiệt hại xảy ra do một phần lỗi của chủ sở hữu, người quản lý, trông giữ, bảo quản, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ; nhưng hành vi để xảy ra thiệt

hại này của người trông giữ, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ không phải

nguyên nhân có tính quyết định đến việc xảy ra thiét hai Vi du : trước khi (6) : Theo khoản 3 Điều 623 BLDS 2005, Nxb CTQG, Hà Nội, 2009, tr 263.

Trang 8

xuống dốc, lái xe không kiểm tra lai phanh; lốp mòn nhưng chưa thay do chủ quan nghĩ rằng xe vẫn vận hành tốt Hoạt động gây thiệt hại của nguồn

nguy hiểm cao độ có thể hoàn toàn không có lỗi của con người như xe đang

chạy trên đường bắt ngờ nô lốp dẫn đến đổi hưởng đột ngột gây thiệt hại

Từ những lập luận trên, có thể thấy, nếu căn cứ vào yếu tố lỗi và cho

nó là điều kiện bắt buộc để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và nếu trong mọi trường hợp xảy ra thiệt hại

đều buộc người bị hại dẫn chứng lỗi từ phía gây thiệt hại thì thực sự là việc quá khó khăn, gần như không thực hiện được Từ đó không thể đảm bảo

quyền lợi hợp pháp cho chủ thể bị thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe

do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Do đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại

do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra sẽ phát sinh mà không cần điều kiện lỗi Như vậy, bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một

trong những trường hợp đặc biệt, theo đó, trách nhiệm bồi thường phát sinh

là trách nhiệm pháp lý nâng cao không nhất thiết đòi hỏi phải chứng minh

yếu tô lỗi của chủ thể gây thiệt hại

3 Xác định chú thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn

nguy hiểm cao độ gây ra :

3.1 Chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường là chủ sở hữu, người được

chú sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ:

“ Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với

tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích nhà

nước, lợi ích công cộng, quyên, lợi ích hợp pháp của người khác” ˆ đó là

nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu được ghi nhận tại Điều 165 BLDS 2005

Đồng thời, với ý nghĩa luôn tiềm ẩn nguy cơ, khả năng gây thiệt hại cho con

người và thế giới xung quanh của nguồn nguy hiểm cao độ nên đoạn 2

khoản I Điều 623 BLDS 2005 cũng đưa ra quy định: “ Chủ sở hữu nguồn

nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận (7) : Theo Điều 165 BLDS 2005, Nxb CTQG, Hà Nội, 2009, tr 77.

Trang 9

chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp

luật.” Š.Do đó, khi có thiệt hại xảy ra do nguồn nguy hiểm cao độ, trước tiên phải nghĩ đến nghĩa vụ của chủ sở hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao

độ trong việc tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị thiệt hại, vì vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây

ra trước hết được đặt ra cho chủ sở hữu, trừ trường hợp chủ sở hữu chứng

minh được trách nhiệm thuộc về người khác

Trong trường hợp chủ sở hữu đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng nguồn

nguy hiém cao d6 nghia la “ dang thc hién moi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ, nhưng không được trái

pháp luật, đạo đức xã hội; khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ

nguồn nguy hiểm cao độ ” ˆ mà nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại về

tài sản, tính mạng, sức khỏe cho người khác, dù có lỗi của chủ sở hữu trong

việc sử dụng, quản lý, trông coi nguồn nguy hiểm cao độ hay không thì căn

cứ khoản 2 Điều 623 BLDS 2005 cũng như khoản a Điều 2 Mục III Nghị quyết của Hội đồng thấm phán Tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/NO-

HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS

2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, chủ sở hữu hợp pháp của

nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại

Nếu chủ sở hữu đã chuyên giao quyền chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy

hiểm cao cho người khác theo ý chí của mình theo các giao dịch dân sự như

cho thuê, cho mượn hoặc chuyền giao theo nghĩa vụ lao động thì theo quy

định tại khoán 2 Điều 623 BLDS 2005 và được cụ thể hóa trong khoản b

Điều 2 Mục III Nghị quyết cúa Hội đồng thấm phán Tòa án nhân dân tối

cao số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định cúa BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, những

(8) : Trích khoản 1 Điều 623 BLDS 2005, Nxb CTQG, Hà Nội, 2009, tr 263

(9) : Trích khoản a Điều 2 Mục III Nghị quyết của Hội đồng thâm phán Tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trang 10

người được chuyên giao quyền phải chịu trách nhiệm bồi thường khi nguồn

nguy hiểm cao độ gây thiệt hại, trừ khi có thỏa thuận khac wi du“ thoa thuận cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; thỏa thuận chủ sở

hữu bôi thường thiệt hại trước, sau đó người được giao chiếm hữu, sử dụng

sẽ hoàn trả cho chủ sở hữu khoản tiền đã bồi thường; ai có điều kiện về kinh

tế hơn thì người đó thực hiện việc bôi thường thiệt hại trước ” 0

Tuy nhiên, có thể thấy, trong một số trường hợp chủ sở hữu chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác nhưng trên thực tế, chủ sở hữu

vẫn có quyền kiểm soát về mặt pháp lý (chiếm hữu pháp lý) đối với tài sản

Khi đó, mặc đù không trực tiếp khai thác công dụng của tài sản nhưng đó cũng là một hình thức chủ sở hữu thực hiện quyền sử dụng tài sản, cụ thé là

khai thác lợi ích kinh tế từ tài sản Do đó, trường hợp nguồn nguy hiểm đã

được chủ sở hữu giao cho người khác thì cần “ phải xác định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sứ dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai là

người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại “ ! theo tỉnh thần tại khoản đ

Điều 2 Mục IHII Nghị quyết cúa Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối

cao số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Ví dụ :

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ chuyền giao nguồn nguy hiểm cao độ

theo hợp đồng lao động thì trong trường hợp này, người được chuyên giao

nguồn nguy hiểm cao độ là những người làm công, ăn lương, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ để thực hiện nghĩa vụ lao động Nếu ?hiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra đang trong thời gian thực hiện nghĩa vụ lao động

(10) : Trích khoản b Điều 2 Mục III Nghị quyết của Hội đồng thấm phán Tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

(11): Trích khoản đ Điều 2 Mục III Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đông

10

Ngày đăng: 18/12/2014, 16:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w