1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo " Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân theo pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành " potx

4 1,4K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 121,31 KB

Nội dung

hế độ tài sản chung của vợ chồng được quy định tại các điều 27, 28 Luật hôn nhân và gia đình HN&GĐ năm 2000 là chế độ tài sản pháp định với hình thức chế độ cộng đồng tạo sản tài sản mà

Trang 1

hế độ tài sản chung của vợ chồng

được quy định tại các điều 27, 28

Luật hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) năm

2000 là chế độ tài sản pháp định với hình

thức chế độ cộng đồng tạo sản (tài sản mà

vợ, chồng có được trong thời kì hôn nhân

được xác định là tài sản chung, trừ những

tài sản theo quy định của pháp luật thuộc

sở hữu riêng của vợ, chồng) Về nguyên

tắc, khi hôn nhân còn tồn tại thì tài sản

chung cũng vẫn còn tồn tại, chế độ tài sản

này chỉ chấm dứt khi hôn nhân chấm dứt

về mặt pháp lí (li hôn; một bên vợ, chồng

chết hoặc bị toà án tuyên bố là đã chết)

Tuy nhiên, trên thực tế nhiều cặp vợ

chồng muốn được chia tài sản chung trong

thời kì hôn nhân (có thể xuất phát từ mâu

thuẫn giữa vợ chồng trong quản lí sử dụng,

định đoạt tài sản chung, từ mâu thuẫn về

tình cảm song họ không muốn li hôn

nhưng muốn được độc lập về tài sản để

tránh phát triển mâu thuẫn và được độc lập

trong cuộc sống…)

Xuất phát từ thực tế trên, Luật

HN&GĐ năm 2000 trên cơ sở kế thừa Luật

HN&GĐ năm 1986 (Điều 18) tiếp tục quy

định chia tài sản chung của vợ chồng trong

thời kì hôn nhân (Điều 29 và Điều 30), các

quy định này được hướng dẫn từ Điều 6 đến Điều 11 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ năm 2000 (sau đây gọi là Nghị định số 70)

Theo quy định của pháp luật hôn nhân

và gia đình hiện hành, trong trường hợp có

lí do chính đáng, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân có thể được thực hiện thông qua thoả thuận bằng văn bản giữa vợ và chồng hoặc bản án, quyết định của toà án Khi chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng không thay đổi Đây chính là điểm khác biệt cơ bản nhất của chế định này so với chế định li thân được quy định trong pháp luật của một số nước phương Tây.(1) Tuy nhiên, quan hệ sở hữu giữa vợ và chồng đối với tài sản đã có sự thay đổi rất nhiều Theo Điều 30 Luật HN&GĐ năm 2000 và theo Điều 8 Nghị định số 70, phần tài sản mà

vợ, chồng được chia, hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập

C

* Giảng viên Khoa luËt d©n sù Trường đại học luật Hà Nội

ThS NguyÔn Hång H¶i *

Trang 2

hợp pháp khác của vợ, chồng sau khi chia

tài sản chung là tài sản riêng của mỗi bên

trừ khi vợ chồng có thoả thuận khác

Trong bài viết này, chúng tôi không đi

sâu phân tích các điều kiện và hậu quả

pháp lí của chia tài sản chung trong thời kì

hôn nhân theo tinh thần của pháp luật thực

định mà chúng tôi muốn đưa ra một số

vướng mắc cần có sự quy định hoặc hướng

dẫn cụ thể hơn.(2)

1 Việc pháp luật hôn nhân và gia đình

chỉ công nhận vợ, chồng hoặc cả hai vợ

chồng có quyền yêu cầu toà án chia tài sản

chung trong thời kì hôn nhân, quyền khởi

kiện của người thứ ba trong trường hợp

này không được thừa nhận (Điều 29 Luật

HN&GĐ năm 2000) là hoàn toàn phù hợp

về mặt nguyên tắc Tuy nhiên, nếu áp dụng

quy định này vào thực tiễn vẫn còn vấn đề

bất cập cần phải có sự vận dụng linh hoạt

hơn Theo luật hiện hành, khi vợ, chồng có

nghĩa vụ tài sản riêng thì nghĩa vụ tài sản

đó được thực hiện bằng tài sản riêng của

họ, tài sản chung của vợ chồng không sử

dụng cho việc thanh toán các khoản nợ này

trừ khi vợ chồng có thoả thuận (Điều 33

Luật HN&GĐ năm 2000) Vấn đề đặt ra là

rất có thể người có nghĩa vụ tài sản không

có hoặc không đủ tài sản riêng để thanh

toán các khoản nợ và vợ chồng đã không

có thỏa thuận hoặc yêu cầu tòa án chia tài

sản chung để trốn tránh việc thực hiện

nghĩa vụ tài sản Trong trường hợp này,

nếu không thừa nhận quyền yêu cầu của

người có quyền (chủ nợ) về chia tài sản

chung của vợ chồng để lấy phần tài sản của

người có nghĩa vụ thanh toán nợ thì quyền lợi của họ được đảm bảo như thế nào? Theo chúng tôi, pháp luật cần quy định rõ: Trong trường hợp người có quyền có

đủ chứng cứ cho rằng vợ chồng không có thoả thuận hoặc không yêu cầu tòa án chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản thì người có quyền có thể yêu cầu toà án chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân để lấy phần tài sản

của người vợ hoặc người chồng có nghĩa

vụ thực hiện thanh toán các khoản nợ Yêu cầu của người có quyền sẽ không được toà

án công nhận nếu việc chia tài sản chung ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích gia đình của người có nghĩa vụ hoặc bản thân

vợ, chồng có nghĩa vụ có đủ tài sản riêng

để thanh toán các khoản nợ

2 Khoản 1 Điều 29 Luật HN&GĐ năm

2000 quy định vợ chồng có thể yêu cầu toà

án giải quyết việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân nếu không có hoặc không thoả thuận được Tuy nhiên, Luật HN&GĐ năm 2000 và các văn bản hướng dẫn có liên quan chưa quy định cụ thể nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời

kì hôn nhân khi việc chia tài sản chung đó thuộc thẩm quyền của toà án Do đó, trong thực tiễn áp dụng, toà án sẽ gặp khó khăn khi vận dụng căn cứ pháp lí để giải quyết các tranh chấp phát sinh Trước đây, Điều

18 Luật HN&GĐ năm 1986 đã quy định:

“Khi hôn nhân còn tồn tại, nếu một bên

yêu cầu và có lí do chính đáng, thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo quy

Trang 3

định ở Điều 42 (nguyên tắc chia tài sản khi

li hôn) của Luật này” Trên cơ sở kế thừa

quy định trên của Luật HN&GĐ năm

1986, theo chúng tôi khoản 1 Điều 29 Luật

HN&GĐ năm 2000 cần quy định lại theo

giải pháp sau:

Khi chia tài sản chung, toà án căn cứ

vào lí do, mục đích chia tài sản chung để

quyết định phạm vi tài sản chung được

chia Việc chia tài sản chung căn cứ vào

các nguyên tắc chia tài sản khi li hôn quy

định tại Điều 95 của Luật HN&GĐ; nếu tài

sản là nhà ở và quyền sử dụng đất thì áp

dụng các quy định tại các điều 97, 98 và 99

của Luật HN&GĐ

3 Quy định trong thời kì hôn nhân

nếu có lí do chính đáng vợ chồng có thể

thỏa thuận chia tài sản chung bằng văn

bản mà không quy định trách nhiệm của

họ đối với gia đình sau khi chia tài sản

chung là quy định quá “mở” Giả sử, ngay

sau khi kết hôn với lí do kinh doanh riêng,

vợ chồng có thoả thuận toàn bộ tài sản

chung được chia, tài sản của ai làm ra

thuộc về người đó thì khi đó lợi ích gia

đình được đặt ở vị trí nào? Nếu thoả thuận

này được thực hiện thì quan hệ hôn nhân

chỉ còn tồn tại về mặt nhân thân còn quan

hệ tài sản giữa vợ chồng đã được dân sự

hóa, bản chất của hôn nhân XHCN vì thế

không được thực hiện

Theo chúng tôi, để phát huy được mục

đích, ý nghĩa của chia tài sản chung trong

thời kì hôn nhân cần bổ sung vào khoản 1

Điều 6 Nghị định số 70 một nội dung bắt

buộc trong văn bản thỏa thuận chia tài sản

chung của vợ chồng là tài sản bảo đảm cho các nhu cầu chung của gia đình

Ngoài ra, cũng cần quy định cụ thể: Trong trường hợp vợ chồng không thoả thuận được việc bảo đảm các nhu cầu chung của gia đình thì có thể yêu cầu tòa

án giải quyết Toà án quyết định mức đóng góp của các bên trên cơ sở nhu cầu thực tế

của gia đình và khả năng kinh tế của các

bên hoặc quyết định không chia toàn bộ tài sản chung, phần tài sản chung không chia được sử dụng cho nhu cầu của gia đình

4 Khoản 2 Điều 29 Luật HN&GĐ năm

2000 và Điều 11 Nghị định số 70 quy định theo yêu cầu của những có quyền, lợi ích liên quan việc chia tài sản chung trong thời

kì hôn nhân có thể bị toà án tuyên bố là vô hiệu nếu việc chia tài sản chung đó vi phạm các điều kiện được quy định tại Điều

29 Luật HN&GĐ năm 2000 hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống gia đình, đến việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân

sự, không có khả năng lao động và không

có tài sản để tự nuôi mình

Tuy nhiên, Luật HN&GĐ năm 2000 và các văn bản hướng dẫn có liên quan chưa quy định hậu quả pháp lí của việc toà án tuyên bố vô hiệu đối với thỏa thuận chia tài sản chung Theo chúng tôi, cần quy định rõ: Trong trường hợp thoả thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân bị toà án tuyên bố vô hiệu, chế độ tài sản chung của

vợ chồng được khôi phục lại tình trạng trước khi có thoả thuận chia tài sản chung

Trang 4

5 Theo Điều 9 và Điều 10 Nghị định

số 70 trong trường hợp vợ chồng có thoả

thuận bằng văn bản về khôi phục chế độ tài

sản chung thì kể từ ngày văn bản thoả

thuận khôi phục chế độ tài sản chung có

hiệu lực, việc xác định phần tài sản thuộc

sở hữu riêng của mỗi bên, phần tài sản

thuộc sở hữu chung căn cứ vào sự thoả

thuận của vợ chồng Theo chúng tôi, quy

định này đã trao cho vợ chồng quyền hạn

quá rộng Việc vợ chồng có quyền chia tài

sản chung trong thời kì hôn nhân đồng thời

có quyền khôi phục chế độ tài sản chung

mà không cần có sự xem xét của toà án đã

đưa Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 trở

thành hình thức, chế độ tài sản pháp định

không đảm bảo đúng bản chất pháp lí của

nhà làm luật đề ra Theo quan điểm của

chúng tôi, việc khôi phục chế độ tài sản

chung có nghĩa là khôi phục chế độ tài sản

pháp lí được quy định tại Điều 27 Luật

HN&GĐ năm 2000, do đó khi thoả thuận

khôi phục chế độ tài sản chung của vợ

chồng có hiệu lực, những tài sản có nguồn

gốc được quy định tại Điều 27 phải được

xác định là tài sản chung của vợ chồng

Pháp luật chỉ nên trao cho vợ, chồng quyền

thoả thuận về tài sản chung đối với những

tài sản riêng được quy định tại Điều 32

Luật HN&GĐ năm 2000

6 Việc chia tài sản chung của vợ

chồng trong thời kì hôn nhân theo quy định

của pháp luật không làm thay đổi quan hệ

nhân thân giữa vợ và chồng và quan hệ

giữa cha mẹ và con Thực tế, việc vợ

chồng chia tài sản chung trong trường hợp này đã phản ánh những mâu thuẫn tồn tại trong quan hệ giữa họ Sự độc lập về tài sản sau khi chia tài sản chung có thể dẫn đến vợ chồng sống li thân hoặc một trong các bên lại lẩn tránh trách nhiệm đối với gia đình, từ đó có tranh chấp về việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động, không có thu nhập, không

có tài sản để tự nuôi mình Để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các con, theo chúng tôi, pháp luật cần quy định rõ: Trong trường hợp sau khi chia tài sản chung, vợ chồng có tranh chấp về chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động, không có thu nhập và không có tài

sản để tự nuôi mình thì toà án quyết định

theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền Việc giải quyết tranh chấp liên quan đến con áp dụng tương tự quy định về quyền và

nghĩa vụ giữa cha mẹ và con khi li hôn./

(1) Một trong các đặc trưng về hậu quả pháp lí của

li thân trong pháp luật hôn nhân và gia đình của một số nước phương Tây là vợ chồng phải sống riêng - “biệt cư”

(2) Xem: - Nguyễn Văn Cừ, “Một số suy nghĩ về Điều 18 Luật HN&GĐ năm 1986”, Tạp chí luật

học, số 1/1995, tr 24;

- Nguyễn Phương Lan, “Hậu quả pháp lí của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời

kì hôn nhân”, Tạp chí luật học số 6/2002, tr 22

Ngày đăng: 23/03/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w