Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Trang 1A ) GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ :
Với người Việt Nam ,hôn nhân và gia đình là những quan hệ xã hội quan trọngnhất trong cuộc sống Gia đình là nơi nuôi ta lớn ,dạy dỗ ta thành người, giá trị, phẩmchất của mỗi con người phụ thuộc rất nhiều vào hôn nhân ,gia đình của họ Do đó, trongvấn đề về hôn nhân, gia đình nói chung và vấn đề tài sản trong gia đình nói riêng ,ngườiViệt Nam thường đề cao lợi ích của gia đình hơn là lợi ích của mỗi cá nhân Đó cũng là
lý do mà Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định chế độ tài sản vợ chồng là chế
độ “ cộng đồng tạo sản ”, ở đó, sở hữu của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất
Tuy nhiên ,trong xã hội hiện nay ,với sự biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế thịtrường đã có những tác động không nhỏ đến đời sống gia đình trên thực tế Tài sản chungcủa vợ chồng lúc này không chỉ được sử dụng vì những nhu cầu đảm bảo đời sống giađình mà con được đưa vào kinh doanh với mục đích sinh lợi Vợ, chồng phát sinh nhữngnhu cầu riêng biệt ,vì vậy quyền sở hữu đối với tài sản riêng là rất cần thiết Chia tài sảnchung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đã đáp ứng được nhu cầu đó và ngày càng trở lênhữu ích Thiết nghĩ ,cần có một sự nghiên cứu ,tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này ,nên em đã
chọn đề tài : “Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân”.
Trong phạm vi khuôn khổ của bài viết, với trình độ chuyên môn và nhận thức cònhạn chế, do vậy bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định Em rất mongnhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy, cô giáo
B ) Giải quyết vấn đề :
I ) Giải thích một số khái niệm :
1 ) Khái niệm tài sản ?
Theo Điều 163 BLDS 2005 Quy định : “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá
và các quyền tài sản.”
2 ) Khái niệm tài sản chung của vợ chồng ?
Căn cứ vào Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định
Trang 2“ Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.”
3 ) Hôn nhân là gì ?
Căn cứ vào Khoản 6 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định : “Hôn
nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn;”
4 ) Thời kỳ hôn nhân ?
Thời kỳ hôn nhân : là khoảng thời gian mà quan hệ vợ chồng còn tồn tại Cũng cầnphải làm rõ một vấn đề : hôn nhân (quan hệ vợ chồng ) đang tồn tại ở đây phải là hônnhân được pháp luật thừa nhận ,bao gồm : Hôn nhân có đăng ký kết hôn và hôn nhânthực tế Trong trường hợp hai người vẫn sống chung với nhau như vợ chồng mà không cógiấy đăng ký kết hôn ,hay không thuộc trường hợp hôn nhân thực tế thì khi yêu cầu chiatài sản chung cũng không được coi là chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Để xácđịnh thời kỳ hôn nhân Để xác định thời kỳ hôn nhân, chúng ta có thể dựa vào nhữngtrường hợp sau :
Đối với hình thức hôn nhân có đăng ký kết hôn, căn cứ vào Khoản 7 Điều 8 LuậtHôn nhân và gia đình năm 2000 quy định : “Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân;”
Đối với hình thức hôn nhân thực tế ,theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3 tháng 1 năm 2001 ,hướng dẫn thihành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9 tháng 6 năm 2000 của Quốc hội về việc thihành Luật Hôn nhân và gia đình , thời kỳ hôn nhân có thể được hiểu như sau : Trườnghợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 mà chưa đăng ký kết hôn thìđược khuyến khích đăng ký kết hôn và thời kỳ hôn nhân của họ được tính từ ngày họ bắtđầu chung sống với nhau như vợ chồng cho đến khi có các căn cứ chấm dứt kếthôn Trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập từ ngày 03/01/1987 trở đi đến trướcngày 01/01/2001 mà chưa đăng ký kết hôn thì họ có nghĩa vụ phải đăng ký kết hôn kể từngày 01/01/2001 đến ngày 01/01/2003 Trong khoảng thời gian hai năm đó ,nếu họ đăng
Trang 3ký kết hôn thì thời kỳ hôn nhân được tính từ ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợchồng cho đến khi có các căn cứ chấm dứt hôn nhân Nếu sau ngày 01/01/2003 họ mớiđăng ký kết hôn thì thời kỳ hôn nhân của vợ chồng không được tính từ khi họ chung sống
mà chỉ được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến khi hôn nhân chấm dứt
5 ) Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân :
Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một chế định được quyđịnh trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và Chia tài sản chung của vợ chồngtrong thời kỳ hôn nhân Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là việcchuyển một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng thànhtài sản riêng của vợ hoặc chồng theo sự thoả thuận của vợ chồng hoặc theo quyết địnhcủa Toà án
Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một trong ba trườnghợp chia tài sản chung của vợ chồng Khác với trường hợp chia tài sản chung của vợchồng khi một bên chết và trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn ,chiatài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là việc chia tài sản chung của vợ chồng khi hônnhân chưa chấm dứt
Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thể hiện sự bình đẳng giữa
vợ và chồng trong quan hệ tài sản Thời kỳ phong kiến ,người phụ nữ trong xã hội hầunhư không có trong tay một chút quyền hành nào ,đặc biệt là quyền sở hữu tài sản Đến
xã hội ngày nay,những vấn đề về nhân quyền ,bình đẳng giới được đề cập đến một cáchrộng rãi thì địa vị của người phụ nữ trong gia đình nói riêng ,trong xã hội nói chung đãđựơc nâng cao rõ rệt Một trong những biểu hiện đó là sự đổi mới của những quy địnhcủa pháp luật về quyền phụ nữ ,trong đó có quyền sở hữu tài sản Cùng với những quyđịnh trong Bộ luật dân sự năm 2005 , Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 một lần nữa
đã cụ thể hoá quyền sở hữư riêng của vợ ,chồng thông qua quy định về chia tài sản chungtrong thời kỳ hôn nhân Chế định này đã thể hiện một tư duy đổi mới của các nhà lậppháp trong việc thừa nhận quyền sở hữu riêng của vợ ,chồng ,đặc biệt là của người phụ
nữ Tạo ra sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc chiếm hữu ,sử dụng ,định đoạt tài
Trang 4sản chung Đồng thời giải phóng phụ nữ khỏi sự lệ thuộc vào chồng – một sự lệ thuộc màlịch sử từ ngàn năm nay đã thừa nhận đó là một điều bất di ,bất dịch
Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt quan
hệ vợ chồng trước pháp luật ,và vì thế không làm chấm dứt chế độ sở hữu chung hợp nhấtgiữa vợ và chồng Có thể thấy bản chất của chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hônnhân chính việc hôn nhân của họ đang tồn tại trước pháp luật Và điều đóôcs nghĩa rằng :khi hôn nhân còn tồn tại thì dù họ chia một phần hay toàn bộ tài sản chung vợ chồng thìchế độ sở hữu chung giữa họ vẫn không hề chấm dứt Sau khi chia ,họ vẫn có thể nhập tàisản riêng vào tài sản chung để duy trì khối tài sản chung hợp nhất Đây là một đặc điểmcủa chế định này nhằm tránh cho vợ chồng rơi vào tình tạng biệt sản cũng như để phânbiệt với ly thân trong xã hội
Có thể nói chế định này không chỉ là một bước đổi mới trong lịch sử lập pháp ,nócòn rất phù hợp với thực tế của xã hội Việt nam trong những năm gần đây Tạo điều kiệncho các cặp vợ chồng có cơ hội đầu tư kinh doanh riêng ,phát triển kinh tế gia đình ,kinh
tế đất nước Đồng thời mở ra cho các cặp vợ chồng nhiều cách giải quyết mâu thuẫn hơn
là việc phải ra Toà
II ) Cơ sở pháp lý :
1 ) Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân :
Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định : Chia tài sản chung trong
thời kỳ hôn nhân:
“1 Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2 Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận.”
Điều 6 Nghị định số 70/2001/NĐ – CP quy định : Chia tài sản chung của vợ,
chồng trong thời kỳ hôn nhân
Trang 5“1 Thoả thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật Hôn nhân và gia đình phải được lập thành văn bản và ghi
rõ các nội dung sau đây:
a) Lý do chia tài sản;
b) Phần tài sản chia (bao gồm bất động sản, động sản, các quyền tài sản); trong
đó cần mô tả rõ những tài sản được chia hoặc giá trị phần tài sản được chia;
c) Phần tài sản còn lại không chia, nếu có;
d) Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung;
đ) Các nội dung khác, nếu có.
2 Văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập văn bản và phải có chữ ký của cả vợ và chồng; văn bản thoả thuận có thể có người làm chứng hoặc được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật
3 Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về việc chia tài sản chung, thì cả hai bên hoặc một bên có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.”
2 ) Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân :
- Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định : Hậu quả chia tài sản
chung của vợ chồng:
“Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh
từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng”
- Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ – CP quy định : Hậu quả chia tài sản chung
của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân:
“1 Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác.
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ, chồng.
Trang 62 Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác.”
III) Cơ sở thực tiễn :
1 ) Phân tích hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân :
Thực tế giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình trong những năm qua chothấy còn gặp rất nhiều khó khăn và vướng mắc khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986
và Nghị quyết số 01- NQ/HĐTP ngày 20-01-1988 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhândân tối cao năm 1988 không có quy định và hướng dẫn về vấn đề hậu quả pháp lý sau khichia tài sản cung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đang tồn tại Vì thế, Điều 30 LuậtHôn nhân và gia đình năm 2000 đã khắc phục bất cập trên của Luật Hôn nhân và gia đìnhnăm 1986 bằng cách quy định hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳhôn nhân
Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt quan hệ vợchồng trước pháp luật ,do đó giữa hai bên vẫn tồn tại mọi quyền và nghĩa vụ của vợchồng : nghĩa vụ chăm sóc ,giúp đỡ lẫn nhau ,nghĩa vụ chung thuỷ ,quyền chung sống vớinhua tại một nơi ,quyền thừa kế tài sản của nhau khi một bên chết trước …Vì vậy,việcchia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không có nghĩa là quy định về ly thân.Sau khichia tài sản chung ,vợ chồng có ở riêng hay không là tuỳ thuộc vào thực tế đời sống cụthể của vợ chồng ,vào ý muốn của vợ chồng ,do vợ chồng quyết định Nếu sau khi chiatài sản chung mà vợ chồng có ở riêng thì đó cũng chỉ là trường hợp cá biệt ,không phổbiến.Trong đa số các trường hợp, sau khi chia tài sản chung, vợ chồng vẫn chung sốngbình thường với nhau ,cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình phù hợp với tìnhcảm và nguyện vọng của bản thân.Do quan hệ hôn nhân vẫn đang tồn tại nên trên cơ sởtính chất cộng đồng của hôn nhân, khối tài sản chung của vợ chồng phát sinh sau khi đãchia tài sản chung về nguyên tắc vẫn là sở hữu chung hợp nhất ,trừ trường hợp các bên
có thoả thuận khác
Trang 71.2 ) Hậu quả pháp lý về tài sản :
Theo quy định tại Điều 29 và Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ,chiatài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có thể chia toàn bộ hoặc chia một phần tài sảnchung tuỳ theo sự thoả thuận của vợ chồng Nếu vợ chồng không thoả thuận được thì yêucầu Toà án giải quyết Đây là điểm khác so với Điều 18 Hôn nhân và gia đình năm 1986
quy định “Khi hôn nhân tồn tại, nếu một bên yêu cầu và có lý do chính đáng, thì có thể
chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định ở Điều 42 của Luật này.”,tức là chia tài
sản như ly hôn.Vì vậy, “sau khi chia tài sản chung theo Điều 18 thì nên hiểu chế độ tàisản chung theo Điều 18 thì nên hiểu chế độ tài sản chung của vợ chồng sẽ chấm rứt kể từthời điểm phán quyết của Toà án có hiệu pháp luật ” (1) So với Điều 18 Hôn nhân và giađình năm 1986 thì quy định tại Điều 29 và 30 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 làhợp lý hơn.Việc chia một phần tài sản chung có ý nghĩa thiết thực ,phù hợp với thực tiễnđời sống chung của vợ chồng ,bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ về tài sản của vợ(chồng ) đồng thời vẫn bảo đảm đựơc lợi ích chung của gia đình
Về phía các bên vợ chồng ,yêu cầu chia toàn bộ tài sản chung chỉ đặt ra trongnhững hoàn cảnh đặc biệt như phải thực hiện nghĩa vụ tài sản quá lớn mà nếu chia mộtphần tài sản chung thì không đủ hoặc một bên có yêu cầu chia khi bên kia có hành vi phátán tài sản ,nghiện hút,cờ bạc ,…Việc chia một phần tài sản chung khác với chia toàn bộtài sản chung ở chỗ nó không gây ra những ảnh hưởng lớn đến đời sống chung của giađình ,không làm mất ổn định cuộc sống chung Ngoài phần tài sản được chia riêng chomỗi bên vợ,chồng thì phần tài sản chung còn lại không chia sẽ bảo đảm đời sống chungcủa gia đình Khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ phát sinh những hậu quảpháp lý về tài sản như sau :
1.2.1 ) Quyền sở hữu riêng của vợ ,chồng đối với phần tài sản được chia :
Theo quy định tại Điều 29 và 30 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì vợ chồng
có quyền sở hữu riêng đối với phần tài sản đã được chia và hoa lợi.lợi tức phát sinh từphân tài sản đã được chia
Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ – CP cũng quy định : “ Hoa lợi, lợi tức
phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp
Trang 8vợ chồng có thoả thuận khác.”.Ví dụ : Hai vợ chồng có ba ngôi nhà là tài sản chung ,họ
thoả thuận chia mỗi người được sở hữu riêng một ngôi nhà ,còn một nhà được dung làmchỗ ở chung của gia đình.Sau khi chia, vợ hoặc chồng có thể độc lập quyết định việcdùng ngôi nhà đã chia đó để cho thuê ,bán ,…mà không phụ thuộc vào ý chi của bênkia Tiền thuê nhà là tài sản sản riêng của mỗi bên Đối với những tài sản này vơ,chồng
có quyền chiếm hữu ,sử dụng,định đoạt theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và giađình năm 2000 Vậy trong trường hợp này ,vợ ( chồng ) có tài sản riêng có bị hạn chếquyền định đoạt tài sản riêng đó theo quy định tại khoản 5 Điều 33 Luật Hôn nhân và giađình năm 2000 không ? Theo quan điểm của cá nhân thì trong trường hợp này vợ, chồngkhông bị ràng buộc bởi quy định tại Khoản 5 Điều 33 khi định đoạt tài sản riêng củamình vì vợ, chồng đã có sự thoả thuận trước về việc chia tài sản đó
1.2.2 ) Quyền sở hữu chung của vợ chồng đối với phần tài sản chung :
Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định “…; phần tài sản còn lại
không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng.” Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ –
CP quy định rõ thêm : “…Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung còn lại vẫn
thuộc sở hữu chung của vợ, chồng”.
Đối với phần tài sản chung này ,quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng không thayđổi ,chế độ sở hữu chung của vợ chồng chưa chấm dứt, nó vẫn đương nhiên tồn tại và là
sở hữu chung hợp nhất Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng sau khi chia một phần tàisản chung sẽ bao gồm :
- Phần tài sản chung của vợ chồng chưa chia
- Hoa lợi ,lợi tức phát sinh từ những tài sản này
- Tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung, được thừa kế chung sau khi chia tàisản chung.Vì quan hệ hôn nhân vẫn đang tồn tại nên tài sản mà vợ chồng được tặng chochung ,được thừa kế chung là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng
- Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi chia tài sản chung.Ví dụ : Đấtđược Nhà nước giao , giao khoán ,đất mà vợ chồng thuê của Nhà nước ,được chuyểnnhượng ,được thừa kế chung ,cho chung Trong những trường hợp này ,quyền sử dụngđất vẫn là tài sản chung của vợ chồng vì theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia
Trang 9đình năm 2000 thì “…Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản
chung của vợ chồng…”
- Quyền sử dụng đất mà mỗi bên vợ hoặc chồng có được sau khi chia tài sản chung
do được Nhà nước giao , giao khoán ,hoặc được thuê của Nhà nước …Theo quy định tạiĐiều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các Điều 24 ,Điều 25 Nghị định số70/2001/NĐ – CP thì đây là tài sản chung của vợ chồng.Tuy nhiên , sau khi chia tài sảnchung trong thời kỳ hôn nhân thì quyền sử dụng đất mà mỗi bên vợ hoặc chồng có đượcchỉ là tài sản chung của vợ chồng nếu nó không liên quan đến lý do chia tài sản chungcủa vợ chồng Ví dụ : Sau khi chia tài sản chung ,vợ hoặc chồng thuê đất hoặc được giaođất để đầu tư kinh doanh riêng hoặc nuôi trồng thuỷ sản …thì quuyền sử dụng đất đó làtài sản riêng của mỗi người Ngược lại ,nếu vợ ,chồng yêu cầu chia một phần tài sảnchung để thực hiện nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi bên như nghĩa vụ đền bù thiệthại ,nghĩa vụ trả nợ,…mà sau đó vợ hoặc chồng được giao đất ,thuê đất …thì quyền sửdụng đất đó là tài sản chung của vợ chồng.Đây là những trường hợp đặc biệt cần đượcquy định cụ thể khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Theo quanđiểm của cá nhân ,trong trường hợp này cần quy định theo hướng : Quyền sử dụng đất
mà vợ chồng hoặc mỗi bên vợ hoặc chồng có được sau khi chia tài sản chung trong thời
kỳ hôn nhân vẫn là tài sản chung của vợ chồng ,trừ trường hợp quyền sử dụng đất đó cóđược xuất phát từ việc chia tài sản chung để đầu tư kinh doanh riêng
- Một vấn đề rất quan trọng là tài sản mà vợ, chồng làm ra sau khi chia tài sảnchung : tiền lương, tiền công lao động …là tài sản chung của vợ chồng hay là tài sảnriêng của mỗi bên ? Về vấn đề này , Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 không có quyđịnh cụ thể nhưng trong Nghị định số 70/2001/NĐ – CP có quy định tại khoản 2 Điều 8
như sau : “Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp
pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác” Theo quan điểm của cá nhân thì quy định này
là không hợp lý cả về lý luận và thực tiễn Quy định này bộc lộ một số điểm bất cập vàmâu thuẫn sau :
Trang 10+ Thứ nhất : theo quy định tại Điều 27 thì tài sản do bất cứ ai ,vợ hay chồng tạo ra
trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng , không phân biệt mức đónggóp ,mức thu nhập của mỗi bên ,không đòi hỏi phải do cả hai vợ chồng cùng trực tiếp tạo
ra Khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân ,vì hôn nhân vẫn đang tồn tại và do tínhchất cộng đồng của hôn nhân chi phối nên thu nhập do lao động,hoạt động sản xuất kinhdoanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên vợ ,chồng về nguyên tắc vẫn là tàisản chung của vợ chồng ,trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác Nhưng theo quyđịnh tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ – CP thì cẩn phải hiểu rằng sau khichia tài sản chung , mọi tài sản mà vợ hoặc chồng tạo ra cũng như mọi thu nhập từ laođộng của mỗi bên vợ hoặc chồng sẽ không còn là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhấtnữa bất kể từ nguồn gốc nào Và như vậy đương nhiên sẽ dẫn dến tình trạng không còntồn tại chế độ sở hữu chung hợp nhất nữa vì sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng cơ bản
có được từ lao động của mỗi bên vợ ,chồng Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với quy địnhtại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ,do đó ,cần kịp thời có sự sửa đổi quyđịnh này
+ Thứ hai : quy định trên cũng không phù hợp với ý chí và mong muốn của vợ
chồng bởi vì khi có yêu cầu chia tài sản chung ,vợ hoặc chồng chỉ mong muốn chia tàisản để có điều kiện thực hiện các nghĩa vụ riêng về tài sản hoặc đầu tư kinh doanh riêng
…mà không muốn chấm rứt chế độ sở hữu chung Ngay trong trường hợp chia tài sảnchung để đầu tư kinh doanh riêng nhưng trong đời sống vợ chồng nhiều khi các bên vợchồng cũng tự nguyện nhập hoa lợi ,lợi tức phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanhvào tài sản chung Vì vậy , mếu không có thoả thuận khác thì thu nhập do lao động ,hoạtđộng sản xuất kinh doanh phát sinh từ phần tài sản đã được chia là tài sản riêng của mỗibên vợ ,chồng Việc chia tài sản chung để đàu tư kinh doanh riêng một mặt tạo điều kiệncho đương sự có vốn cần thiết để sản xuất kinh doanh nhưng lý do khác quan trọng hơn
là vì lợi ích chung của gia đình ,xuất phát từ ý chí của đương sự là không muốn những rủi
ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến gia đình ,tránh tình trạng “
khuynh gia bại sản” Khi chia tài sản chung với mục đích để đầu tư kinh doanh riêng cần
phân biệt hai loại thu nhập phát sinh sau khi chia tài sản chung là : Hoa lợi ,lợi tức phát
Trang 11sinh từ phần tài sản đã được chia do chính hoạt động sản xuất kinh doanh đó ( loại thunhập này là tài sản riêng của vợ , chồng nếu không có thoả thuân khác ) và những thunhập khác của vợ ,chồng không liên quan đến phần tài sản đã được chia như : Tiền lương,tiền thưởng ,tiền trợ cấp ,tiền đền bù giá trị quyền sử dụng đất khi giải phóng mặtbằng… cũng như những thu nhập hợp pháp khác của vợ,chồng như tiền xổ số vì hônnhân vẫn còn tồn tại nên về nguyên tắc tất cả những tài sản này vẫn thuộc sở hữu chunghợp nhất của vợ chồng chứ không thể là tài sản riêng của mỗi bên Vì vậy thu nhập do laođộng , hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên saukhi chia tài sản chung chỉ là tài sản riêng của vợ chồng nếu những thu nhập đó có đượcgắn liền với phần tài sản được chia ,ngược lại ,những thu nhập đó là tài sản chung của vợchồng nếu nó có được không liên quan đến phần tài sản đã được chia Do vậy ,quy địnhnhư khoản 2 Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ – CP là không chính xác
+ Thứ ba : sau khi chia tài sản chung ,đa số các cặp vợ chồng vẫn sống chung ,chỉ
trong những hoàn cảnh đặc biệt họ mới sống riêng.Việc chia tài sản chung trong thời kỳhôn nhân không phải là quy định về ly thân nên không đương nhiên dẫn đến chế độ biệtsản Sau khi chia tài sản chung ( dù chia một phần hay chia toàn bộ ) vợ chồng vẫn sốngchung nên việc duy trì đời sống chung là trách nhiệm của cả hai vợ chồng ,không phânbiệt mức độ thu nhập của mỗi bên Nếu một bên không có thu nhập , không có tài sản thìbên kia vẫn phải chăm lo đời sống chung của gia đình Tuy nhiên ,trách nhiệm đóng gópcủa vợ chồng vào đời sống chung của gia đình như thế nào thì lại chưa có quy định ,trongkhi đó theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ – CP thì toàn bộ thunhập do lao động ,hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác củamỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ ,chồng Như vậy , trong trườnghợp vợ ,chồng chia hết ( chia toàn bộ tài sản chung ) mà sau đó không có tài sản chungnào khác : không có tài sản thừa kế ,không được tặng cho chung tài sản …thì đời sốngchung của gia đình sẽ được bảo đảm như thế nào ? Rõ ràng là vấn đề này ,quy định trên
đã thể hiện sự không đầy đủ ,thiếu chặt chẽ và logic Trong pháp luật các nước ,vợ chồng
có thể thoả thuận về tài sản trước khi kết hôn ,có thể phân chia tài sản chung và bất cứ tàisản nào mà vợ hoặc chồng có được sau khi chia tài sản chung sẽ là tài sản riêng của