MỤC LỤC
“Thương mại và đầu tư tự do và thông thoáng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2010 đối với thành viên APEC phát triển và 2020 đối với thành viên APEC đang phát triển” được thực hiện dựa trên 3 trụ cột: Tự do hoá thương mại và đầu tư, thuận lợi hoá kinh doanh, hợp tác kinh tế và kỹ thuật. Chương trình ECOTECH được thực hiện dưới dạng các dự án, chương trình hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể, bao gồm đào tạo và các hoạt động hợp tác khác, nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực của các nền kinh tế thành viên, tạo điều kiện để các thành viên tận dụng thương mại toàn cầu và nền kinh tế mới, đảm bảo cân bằng và phát triển bền vững.
Vì thế, cần phải xử lý tốt mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị quốc tế, trên cơ sở đó xác định sự cân bằng lợi ích giữa các bên theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi; thấy được hoạt động kinh tế đối ngoại phụ thuộc vào yếu tố chính trị quốc tế, vào lợi ích của các nước đối tác và chính sách đối ngoại phải phù hợp với xu thế của thời đại, hội nhập được với các quốc gia thay vì trở thành đối tượng chống đối của các quốc gia. Để tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phải tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, tranh thủ tối đa mặt tương đồng, hạn chế mặt bất đồng trong quan hệ với các nước, phải thấy rừ khú khăn và thỏch thức cũng như thuận lợi và cơ hội, theo dừi sự diễn biến phức tạp trong quan hệ quốc tế, để có chủ trương thích hợp, giữ vững nguyên tắc năng động, linh hoạt.
Tham gia APEC, Việt Nam có cơ hội đối thoại chính sách với các nền kinh tế phát triển hơn, tận dụng cơ hội to lớn này để tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và mạng sản xuất toàn cầu, để thúc đẩy khả năng hội nhập thực tế từ bên trong đất nước, nâng cao năng lực và hiệu quả cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới theo cách tham gia tích cực vào hệ thống phân công lao động khu vực, không đối đầu và “phối hợp” hiệu quả hơn với các nước lớn, các nước phát triển và các nước láng giềng. Hội nhập kinh tế quốc tế có cả hình thức đa dạng và song phương, vừa tham gia vào các tổ chức và diễn đàn kinh tế thế giới và khu vực, vừa thiết lập quan hệ thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật với từng nước trên nguyên tắc cơ bản và bao trùm trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, là phải bảo đảm giữ vững độc lập tự chủ, giữ vững định hướng XHCN, giữ vững an ninh quốc gia, phát triển kinh tế.
Bên cạnh các kế hoạch hành động tập thể (CAP) và kế hoạch hành động quốc gia (IAP) được đưa ra từ trước, như là cơ chế hàng năm để thúc đẩy các thành viên cải thiện dần dần và tự nguyện các dòng thuế quan, các biện pháp phi thuế quan hướng tới thực hiện mục tiêu Bogor, APEC đã xây dựng mạng e- IAP, kết hợp sáng kiến cũ với sự tiến bộ của khoa học công nghệ mới để phổ cập các cam kết trong IAP của các thành viên thông qua mạng Internet tới đông đảo. Hội nghị cấp cao Vancuvơ tại Canada 1997 đã nhất trí với kiến nghị của Hội nghị Bộ trưởng thương mại APEC về xác định các lĩnh vực tự nguyện tự do hoá sớm (EVSL) ngay trong năm 1997 và 15 lĩnh vực được đưa vào EVSL, bao gồm: lâm sản, cá và sản phẩm từ cá, đồ chơi, đá quý và đồ trang sức, hóa chất, thiết bị và dụng cụ y tế, hàng hoá và dịch vụ liên quan tới môi trường, năng lượng, thoả thuận công nhận lẫn nhau về thiết bị viễn thông, cao su tự nhiên và cao su tổng hợp, phân bón, thực phẩm, ôtô, hạt có dầu, máy bay dân dụng.
Mặc dù vậy, trong thực tiễn pháp luật Việt Nam, theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài, Việt Nam vẫn duy trì biện pháp cấm nhập khẩu đối với một số sản phẩm như: vũ khí, quân trang quân dụng, vật liệu nổ (trừ chất nổ công nghiệp), thiết bị kỹ thuật quân sự v.v. Việt Nam cam kết thực hiện các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ WIPO và WTO nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tự do hoá thương mại và đầu tư được thể hiện như việc luật hoá bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Luật dân sự và đặc biệt Việt Nam đã ban hành Luật sở hữu trí tuệ (2005) có hiệu lực ngày 01/7/2006 cùng một số văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể đã thúc đẩy hoạt động sáng tạo, hoạt động thương mại liên quan đến các đối tượng cuả sở hữu trí tuệ, về cơ bản đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Việt Nam cũng tăng cường hoạt động chứng nhận hệ thống đánh giá và quản lý chất lượng theo ISO9000 và ISO14000 cho doanh nghiệp và công ty trên toàn quốc, nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm của hàng hoá và dịch vụ Việt Nam trước sự cạnh tranh từ bên ngoài, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam đối với các nền kinh tế thành viên. Việt Nam cũng tích cực tổ chức đoàn tham gia các diễn đàn thanh niên, doanh nghiệp trẻ, người khuyết tật và các hoạt động hội nghị, hội thảo, trao đổi thông tin, đối thoại chính sách, hợp tác nghiên cứu trong APEC, nhằm tăng cường phổ biến thông tin và kết quả hợp tác APEC cho các đối tượng có liên quan trực tiếp như các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý ở cấp trung ương và địa phương cũng như các đối tượng xã hội khác nhau, ủng hộ đối với tiến trình hợp tác APEC.
- Nhìn chung, có thể nói rằng chúng ta có một xuất phát điểm không thật sự thuận lợi, khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam và các nước APEC là quá lớn, gây nhiều bất lợi trong quá trình hội nhập, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém, chất lượng hàng hoá thấp nhưng giá thành cao, khiến cho Việt Nam trở nên khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường, nhiều doanh nghiệp có thể bị phá sản, thất nghiệp theo đó tăng lên. - Nhận thức về APEC của cán bộ, giới doanh nghiệp, quần chúng nhân dân còn nhiều hạn chế; một mặt là do các doanh nghiệp chưa nhận thức được đầy đủ vai trò và lợi ích mà diễn đàn mang lại, mặt khác là do một phần của công tác tuyên truyền, phổ biến về APEC mới chỉ ở mức độ hạn chế, chưa thật sự đi vào sâu rộng, có thể nói đây là một trong những trở ngại lớn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam.
Một thành công nữa trong năm APEC là Hội nghị các Tổng giám đốc với số đại biểu tham dự đông nhất là 1500 đại biểu, trong đó có khoảng 750 đại biểu nước ngoài và số nguyên thủ phát biểu đông nhất (10 nhà lãnh đạo) được đánh giá là “Hội nghị thành công nhất kể từ khi bắt đầu được tổ chức tại Philipin năm 1996” [14, tr. Như vậy, cùng với sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO thì APEC là hoạt động đối ngoại đã thành công tốt đẹp trên cả ba mặt: nội dung, lễ tân, tổ chức và trên cả hai bình diện: đa phương và song phương, cũng như việc Việt Nam được các nước châu Á nhất trí bầu làm đại diện cho khu vực ứng cử ghế thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khoá 2008- 2009.
Các công ty Việt Nam đã ký kết được ba hợp đồng thương mại lớn với các công ty và tập đoàn lớn của Hoa Kỳ: Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) ký hợp đồng mua 4 máy bay Boeing 787; Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) cùng hai tập đoàn năng lượng và thiết bị năng lượng lớn của Hoa Kỳ (Fluor Corporation và Unocal International Corporation) ký hợp đồng bổ sung triển khai nghiên cứu khả thi dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt ở miền Nam Việt Nam; Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam và Tập đoàn Motorola ký hợp đồng về cung cấp trang thiết bị cải tạo mạng di động tại 8 tỉnh miền Nam. Cuối năm 2005, cả Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thông qua việc bãi bỏ Tu chính án Byrd hay còn gọi là Luật chống bán phá giá và đền bù trợ cấp (song vẫn tiếp tục có hiệu lực đối với các lô hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ trước ngày 01/10/2007) là tín hiệu tốt đối với các doanh nghiệp Việt Nam, vì nó làm giảm bớt động cơ khởi kiện chống bán phá giá của các doanh nghiệp Hoa Kỳ.
Trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Thủ tướng nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa là Ôn Gia Bảo, hai nước Việt - Trung đã ra thông cáo chung, trong đó hai bên đồng ý tích cực thảo luận tính khả thi của hành lang kinh tế “Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh”, “Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh” và vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ. Về đầu tư gián tiếp: từ khi bình thường hoá quan hệ, Trung Quốc cũng đã trở thành một trong nhiều nhà cung cấp tài trợ cho Việt Nam dưới hình thức viện trợ không hoàn lại, tín dụng không lãi và tín dụng ưu đãi để giúp nước ta cải tạo, nâng cấp một số cơ sở công nghiệp do Trung Quốc xây dựng trước đây và một số dự án hợp tác mới (đặc biệt khi uỷ ban hỗn hợp kinh tế - khoa học - kỹ thuật Việt Trung ra đời tháng 11/1995).
Hiện nay, hai nước đang ra sức phát triển mạnh mẽ quan hệ hữu nghị và hợp tác song phương về đầu tư và thương mại, đẩy nhanh việc triển khai giai đoạn hai sáng kiến chung Việt - Nhật, để tiếp tục nâng cao hơn nữa tính hiệu quả của quan hệ hợp tác phát triển toàn diện về nhiều lĩnh vực sao cho phù hợp với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu phát triển của hai nước. Đồng thời chúng ta đã thu được nhiều kinh nghiệm quý báu từ các đối tác trong APEC, đặc biệt là cải thiện môi trường, thu hút FDI, cải cách cơ chế chính sách, tăng tính minh bạch của hệ thống pháp lý, tạo thêm thuận lợi cho thương mại và xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng và hỗ trợ rất lớn cho tiến trình đàm phán gia nhập WTO.
- Tăng cường đổi mới kinh tế trong nước và vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước, cùng với việc đẩy mạnh cải cách các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng nâng cao tính chủ động và hoạt động có hiệu quả. Cụ thể là việc hoạch định chính sách thương mại tổng thể ở tầm vĩ mô, tạo điều kiện cho môi trường pháp lý và kinh doanh ổn định, có nguyên tắc, phù hợp với định hướng chiến lược do Nhà nước quy định, không trái với khuôn khổ chung và thực tiễn quốc tế.