Tìm hiểu tính mạch lạc của đoạn văn (trên cứ liệu tiếng anh và tiếng việt)

114 1.1K 2
Tìm hiểu tính mạch lạc của đoạn văn (trên cứ liệu tiếng anh và tiếng việt)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Hoàn thành bản luận văn này chúng tôi đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của: - Ban chủ nhiệm Khoa Ngôn Ngữ học cùng các thầy cô trong khoa đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều để hoàn thành bản luận văn. - Nhân đây tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Lê Thế Quế , người thầy đã động viên, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu cho công việc nghiên cứu khoa học của chúng tôi. - Cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình, cảm ơn tất cả bạn bè,đồng nghiệp đã động viên,khích lệ và giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình của riêng tôi, các số liệu và dẫn chứng nêu trong bản luận văn này là hoàn toàn chính xác, không trùng với bất cứ luận văn nào có trước. Ngƣời viết Trƣơng Hoàng Lan MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 1 2.Đối tượng,giới hạn của luận văn. 3 2.1 Đối tượng nghiên cứu. 3 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3 2.3 Giới hạn của đề tài 4 3.Tư liệu và phương pháp nghiên cứu. 4 3.1 Tư liệu nghiên cứu 4 3.2 Phương pháp nghiên cứu 4 4.Bố cục của luận văn 5 CHƢƠNG 1 : Cơ sở lý luận 6 1.1 Văn bản và những khái niệm liên quan. 6 1.1.1 Định nghĩa văn bản. 6 1.1.2 Đặc trưng của văn bản 7 1.1.3 Các kiểu tổ chức văn bản 8 1.2 Tính mạch lạc trong văn bản 8 1.2.1 Khái niệm mạch lạc trong văn bản 8 1.2.2 Các hình thức của mạch lạc 12 1.3 Đoạn văn 13 1.3.1 Khái niệm đoạn văn 13 1.3.2 Những yêu cầu chung của một đoạn văn. 14 CHƢƠNG 2 : Tính mạch lạc của đoạn văn ( trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Viêt). 16 2.1 Mạch lạc là sự thể hiện rõ rang về mặt kết cấu của đoạn văn. 16 2.1.2 Kết cấu chung của đoạn văn 16 2.1.2.1 Vị trí của câu chủ đề. 16 2.1.2.2 Vị trí của của các câu khai triển. 20 2.1.2.3 Vị trí của câu kết 24 2.2. Mạch lạc thể hiện trong tính thống nhất chủ đề của đoạn văn và trình tự hợp lý của việc triển khai nội dung đoạn văn. 27 2.2.1 Mạch lạc thể hiện trong tính thống nhất chủ đề của đoạn văn. 27 2.2.1.1 Sự thống nhất chủ đề của đoạn văn được thể hiện cụ thể ở câu chủ đề. 27 2.2.1.2 Sự thống nhất chủ đề của đoạn văn được thể hiện ở mối quan hệ mật thiết giữa các thành phần trong đoạn văn. 30 2.2.2 Mạch lạc biểu hiện trong trình tự hợp lý của việc khai triển đoạn văn 33 2.2.2.1 Khai triển nội dung đoạn văn theo các trình tự hợp lý về thời gian và không gian. 33 2.2.2.2 Khai triển nội dung đoạn văn theo quan hệ nguyên nhân-kết quả. 45 2.2.2.3 Khai triển nôi dung đoạn văn theo cách so sánh-tương phản. 54 2.2.2.4 Khai triển nội dung đoạn văn theo cách phân chia ý tưởng thành nhóm. 59 2.3 Một số phương thức tạo mạch lạc cho đoạn văn. 61 2.3.1 Phương thức lặp 62 2.3.2 Phương thức thế 64 2.3.3 Dấu hiệu chuyển tiếp ý trong đoạn văn 66 CHƢƠNG 3: Một số lỗi phổ biến, các nguyên nhân tạo lỗi làm cho đoạn văn tiếng Anh thiếu tính mạch lạc và đề nghị các giải pháp khắc phục 73 3.1. Một số lỗi phổ biến làm cho đoạn văn tiếng anh thiếu tính mạch lạc của sinh viên 73 3.1.1 Đoạn văn thiếu tính mạch lạc vì không có sự thống nhất chủ đề. 74 3.1.2 Đoạn văn thiếu tính mạch lạc vì sử dụng trật tự thời gian không hợp lý. 80 3.1.3 Đoạn văn thiếu tính mạch lạc vì không sử dụng phương thức tạo mạch lạc cho đoạn văn. 81 3.2.Các nguyên nhân tạo lỗi. 83 3.2.1 Lỗi do không nắm vững kỹ lý thuyết về mô hình kết cấu, cách tổ chức một đoạn văn. 83 3.2.2 Lỗi do chưa nhận thức được sự khác nhau giữa văn viết và văn nói, áp đặt thói quen tư duy của tiếng mẹ đẻ cho tiếng nước ngoài. 84 3.2.3 Lỗi do chưa nhận thức được tầm quan trọng của các phương thức tạo mạch lạc cho đoạn văn. 84 3.2.4 Lỗi do ý thức kém của sinh viên đối với việc rèn luyện, trau dồi kỹ năng viết. 85 3.3 Các nguyên nhân tạo lỗi khác 85 3.3.1 Từ phương pháp dạy học ngoại ngữ 85 3.3.2 Từ chương trình 84 3.4 Các giải pháp đề nghị đối với việc khắc phục lỗi. 87 3.4.1 Giải pháp mang tính chủ quan. 87 3.4.2 Giải pháp mang tính khách quan. 88 Kết luận 101 Tài liệu tham khảo 104 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài người. Ngay từ khi có con người và xã hội loài người, ngôn ngữ đã được dùng làm phương tiện giao tiếp. Trong quá trình sử dụng, sản phẩm của hành vi ngôn ngữ tồn tại dưới hai dạng: văn bản và lời nói. Văn bản là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ. Liên quan đến văn bản đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu về mạch lạc. Mạch lạc văn bản ( coherence) là một vấn đề mới và không kém phần phức tạp đã được đề cập trong công trình của Halliday&Hassan (38, 1976),Widdowson(50,1978),David Nunan(48,1994), Ở Việt Nam, vấn đề mạch lạc đã được Diệp Quang Ban ( 1,2003) , Nguyễn Thị Thìn (24,2003) đặc biệt quan tâm, ngoài ra nó được đề cập với tư cách vấn đề liên quan trong một số công trình của các nhà nghiên cứu Phan Văn Hoà (10,1998), Nguyễn Thị Hồng Thuý (25,2004 ). Mạch lạc gần đây được một số nhà nghiên cứu xem như là một yếu tố quan trọng quyết định việc hình thành một văn bản, một văn bản được gọi là mạch lạc đòi hỏi nội dung bên trong của văn bản phải thật sự thống nhất. mạch lạc trong văn bản được thể hiện cụ thể ra thành sự thống nhất về đề tài, sự nhất quán về chủ đề và sự chặt chẽ về lôgic. Ở Việt Nam, tiếng Anh- một trong những ngoại ngữ chính được giảng dạy ở phổ thông và đại học, là công cụ giao tiếp trong quá trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, việc giao tiếp chỉ thuận lợi hơn khi chúng ta ,ở một mức độ nào đó , hoàn thiện các kỹ năng cơ bản : nghe, nói , đọc viết. Các kỹ năng này hỗ trợ lẫn nhau để tạo ra sự hoàn thiện. Tuy vậy, trong nhà trường kỹ năng viết là một kỹ năng quan trọng và không dễ. Khi viết một văn bản, ngoài việc chuẩn bị ý, người viết phải chọn cách tổ chức và sắp xếp ý sao cho mạch lạc. Đối với chúng ta, những người Việt học tiếng Anh, việc tạo mạch lạc cho văn bản sao cho đúng và hợp lý là rất khó. Người học ngoại ngữ mắc lỗi trong giao tiếp bằng ngoại ngữ là điều dễ hiểu và có thể cắt nghĩa được, lỗi của người học ngoại ngữ khi hình thành đoạn văn tiếng Anh lại xuất hiện ở tần số rất cao.Song, ở Việt Nam cho đến nay chưa có chuyên gia thuộc lĩnh vực này và, vì thế, chưa thấy xuất hiện các công trình đáng kể, có giá trị lý thuyết và thực tiễn giúp cho việc nghiên cứu lỗi của người Việt Nam học ngoại ngữ nói chung hoặc một ngoại ngữ cụ thể nói riêng. Trong giảng dạy tiếng Anh, vấn đề lỗi mạch lạc đoạn văn và nghiên cứu những lỗi đấy của người Việt Nam khi học tiếng Anh chưa được quan tâm đúng mực.Một số tác giả đã quan tâm và nghiên cứu về lỗi trong văn viết tiếng Anh của người học ở những trình độ khác nhau. Họ đã thống kê các dạng lỗi, nêu ra được phần nào nguyên nhân mắc lỗi nhưng chưa đề xuất biện pháp khắc phục lỗi khi viết tiếng Anh thật cụ thể, quan tâm đến vấn đề này phải kể đến tác giả Lê Thị Hải Hà với luận văn “Phân tích lỗi và ý nghĩa của phân tích lỗi trong việc dạy tiếng”(35,.2001) ; Lê Tuyết Ngọc với “ Phân tích lỗi trong văn viết tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội”(45,1999), Phan Thị Nhất với “ Phân tích lỗi trong giảng dạy môn viết tiếng Anh ở trình độ sơ cấp và tiền trung cấp của sinh viên trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội”(46,1991). Các tác giả đã quan tâm đến lỗi trong văn viết của các đối tượng chủ yếu là sinh viên của các trường đại học học tiếng Anh như là ngoại ngữ không chuyên nên tần số lỗi của các sinh viên này chỉ gói gọn trong câu, trong lỗi chính tả mà chưa có tác giả nào quan tâm đến đối tượng người học đông đảo không kém đó là sinh viên chuyên ngữ. Dù sao những đóng góp của các công trình nêu trên rất quý giá và đáng được trân trọng. Kết quả của các nghiên cứu này giúp cho việc giảng dạy của giáo viên đạt hiệu quả cao hơn đồng thời gợi mở cho tất cả những ai quan tâm đến vấn đề lỗi và khắc phục lỗi khi sử dụng tiếng Anh một hướng nghiên cứu đối với từng kỹ năng cụ thể, từng đối tượng cụ thể. Tóm lại, mạch lạc, làm sao hình thành được nhiều đoạn văn có tính mạch lạc cao và cách khắc phục lỗi của người học ngoại ngữ khi hình thành những đoạn văn tiếng Anh thiếu tính mạch lạc còn đang là vấn đề bỏ ngõ, có lẽ đây là mảng đề tài nghiên cứu khó nhưng chúng tôi hy vọng, những kết quả nghiên cứu bước đầu này sẽ đóng góp ít nhiều cả về lý thuyết lẫn thực tiễn trước hết là công tác giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam với tư cách là một ngoại ngữ. 2. Đối tượng, nhiệm vụ, giới hạn của luận văn 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những đoạn văn tiếng Anh và tiếng Việt và các loại lỗi của sinh viên Việt Nam viết đoạn văn tiếng Anh mà cụ thể là sinh viên chuyên ngữ năm thứ hai trường CĐSP Quảng Ngãi, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Mạch lạc gần đây được xem như là yếu tố quan trọng quyết định việc hình thành đoạn văn, một đoạn văn không đạt được sự trọn vẹn cả về hình thức lẫn nội dung nếu không có mạch lạc. Vì vậy, chúng tôi đặt ra cho luận văn nhiệm vụ giải quyết những vấn đề sau: Trước hết, chúng tôi tìm hiểu tính mạch lạc của đoạn văn tiếng Anh và tiếng Việt,vai trò quan trọng của mạch lạc trong đoạn văn. Tiếp đến chúng tôi lý giải các nguyên nhân tạo lỗi từ những đặc điểm của cách tổ chức đoạn văn tiếng Anh và tiếng Việt, từ chương trình, từ phương pháp dạy và học tiếng, từ phía sinh viên…và đề nghị các giải pháp khắc phục lỗi. Các giải pháp này có tính đến đặc điểm của sinh viên, môi trường dạy và học tiếng, thái đọ đối với lỗi…giới thiệu một số bài tập nhằm phát triển kỹ năng viết cho sinh viên. 2.3 Giới hạn của luận văn Luận văn này giới hạn ở phạm vi đối chiếu ngôn ngữ, cụ thể là tiếng Anh và tiếng Việt ở phạm vi đoạn văn để phát hiện những điểm tương đồng và dị biệt khi hình thành đoạn văn. Trong khuôn khổ bản luận văn này chúng tôi chỉ xem xét những lỗi của sinh viên thường mắc phải khi hình thành đoạn văn tiếng Anh thiếu tính mạch lạc: chủ yếu những lỗi liên quan đến cách tổ chức đoạn văn.Những lỗi về phạm trù ngữ pháp( lỗi về sử dụng từ loại, sử dụng câu, lỗi do áp dung cứng nhắc các mô hình cú pháp tiếng Anh…),lỗi về tri thức văn hoá dân tộc do khác biệt văn hoá trong việc sử dụng từ….là những lỗi khá quan trọng nhưng chưa được chúng tôi nghiên cứu trong luận văn này vì phạm vi, giới hạn cho phép của luận văn. 3.Tư liệu và phương pháp nghiên cứu 3.1.Tƣ liệu nghiên cứu Để thực hiện luận văn chúng tôi thu thập những đoạn văn mẫu thuộc các loại đề tài chính trị, xã hội, văn hoá, kinh tế trong các sách giáo khoa, trong các giáo trình giảng dạy thực hành môn Viết. Số đối tượng chúng tôi khảo sát gồm 100 sinh viên năm thứ hai chuyên ngữ của trường CĐSP Quảng Ngãi,thành phố Quảng Ngãi,tỉnh Quảng Ngãi ( gồm 67 nữ và 33 nam nằm trong độ tuổi 22 đến 25), Đây là sinh viên người Việt (dân tộc Kinh), sử dụng tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ, số sinh viên này đang học tiếng Anh theo giáo trình Interaction. 3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi đã vận dụng phương pháp đối chiếu trên cơ sở loại hình ngôn ngữ( tiếng Anh và tiếng Việt). Chúng tôi đã tiến hành thu thập140 đoạn văn mẫu tiếng Anh và Tiếng Việt, để từ đó phân tích, so sánh cách tổ chức đoạn văn tiếng Anh và tiếng Việt để tạo mạch lạc. Thống kê các loại lỗi và phân loại lỗi theo từng nhóm trong các bài làm của sinh viên, tìm ra những loại lỗi phổ biến mà sinh viên gặp phải khi hình thành đoạn văn thiếu tính mạch lạc. Rút ra những kết luận cần thiết và đề ra một số giải pháp để khắc phục lỗi. 4. Bố cục của luận văn : Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận. Chương 2: Tính mạch lạc của đoạn văn ( trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt Chương 3: Một số lỗi phổ biến, các nguyên nhân tạo lỗi làm cho đoạn văn thiếu tính mạch lạc và đề nghị các giải pháp khắc phục. [...]... trọng của kết cấu trong việc tạo mạch lạc cho đoạn văn 2.2 Mạch lạc thể hiện trong tính thống nhất chủ đề của đoạn văn và trình tự hợp lý của việc triển khai nội dung đoạn văn : 2.2.1 Mạch lạc thể hiện trong tính thống nhất chủ đề của đoạn văn 2.2.1.1 Sự thống nhất chủ đề của đoạn văn được thể hiện cụ thể ở câu chủ đề : Trong luận văn này , chủ đề của đoạn văn được hiểu là nội dung thông tin của đoạn văn. .. đầu dòng và dấu ngắt ở cuối, gồm có 3 phần chính Câu chủ đề, các câu khai triển, câu kết Mạch lạc trong đoạn văn phải được thể hiện rõ ràng về mặt kết cấu, sự thống nhất chặt chẽ về chủ đề và trình tự triển khai nội dung đoạn văn một cách hợp lý CHƢƠNG 2 TÍNH MẠCH LẠC CỦA ĐOẠN VĂN ( TRÊN CỨ LIỆU TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT) VÀ MỘT SỐ CÁC DẠNG LỖI LÀM CHO ĐOẠN VĂN THIẾU TÍNH MẠCH LẠC 2.1 Mạch lạc là sự... chung của đoạn văn 1.3.2.1 Đoạn văn phải theo mô hình cấu trúc nhất định Đoạn văn thường được định vị theo mô hình ( lùi đầu dòng và dấu chấm xuống dòng) và gồm có 3 bộ phận chính:  Câu chủ đề  Các câu khai triển  Câu kết Chúng ta sẽ xem xét cụ thể các mô hình đoạn văn tiếng Anh và tiếng Việt ở chương 2 1.3.2.2 Đoạn văn phải đảm bảo tính mạch lạc Mạch lạc trong đoạn văn ( tiếngAnh và tiếng Việt). .. cấu của đoạn văn 2.1 Khảo sát mô hình kết cấu của đoạn văn: 2.1.1 Vị trí của câu chủ đề Qua khảo sát 70 đoạn văn mẫu tiếng Anh và 70 đoạn văn mẫu tiếng Việt chúng tôi thấy tần số xuất hiện của câu chủ đề ở 3 vị trí:  Câu chủ đề đứng đầu đoạn văn  Câu chủ đề đứng giữa đoạn văn  Câu chủ đề đứng cuối đoạn văn Loại hình Sự xuất Sự xuất Sự xuất Sự xuất Tổng số đoạn văn hiện của hiện của hiện của hiện của. .. hiện của đoạn văn khảo sát câu chủ đề câu chủ đề câu chủ đề câu chủ đề được khảo đứng ở tiếng Việt giữa đoạn đầu và đầu và văn cuối đoạn cuối đoạn văn Đoạn văn đứng ở văn tiếng Anh đứng ở đầu đoạn Đoạn văn đứng ở văn sát 34(48,6%) 0(0%) 14(20%) 22(31,4%) 70 22(31,4%) 8(11,4%) 12(17,2%) 28(40%) 70 Bảng 1: Tần số xuất hiện của câu chủ đề ở những vị trí khác nhau trong đoạn văn tiếng Anh và tiếng Việt(... rằng mạch lạc là sự kết hợp của 3 yếu tố là liên kết, cấu trúc và quan yếu Ba yếu tố trên sẽ tạo thành mạch lạc trong liên kết, mạch lạc trong cấu trúc và mạch lạc trong quan yếu Ông khẳng định rằng nếu như trong một văn bản nào đó mà liên kết hình thức vắng mặt thì tính mạch lạc của diễn ngôn sẽ giảm Về cấu trúc, cấu trúc là yếu tố của mạch lạc mà thiếu nó văn bản sẽ trở nên lộn xộn, không mạch lạc Mạch. .. lƣợng và phần trăm) Nhận xét: _ Tần số xuất hiện của câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn tiếng Anh cao hơn tiếng Việt ( 48,6% đối với 31,4%) - Câu chủ đề trong đoạn văn tiếng Anh xuất hiện ở đầu, cuối đoạn văn, không có trường hợp nào xuất hiện ở giữa trong khi ở đoạn văn tiếng Việt lại xuất hiện ở đầu, giữa và cuối, tần số xuất hiện ở giữa cũng khá cao ( 11,4%) Một số ví dụ minh họa về đoạn văn tiếng Anh và. .. hay, súc tích vào đoạn văn của mình và người đọc có thể hình dung nội dung cơ bản của đoạn văn và có thể hiểu được đoạn văn một cách tốt hơn Câu chủ đề phải bao gồm cả chủ đề (topic) lẫn nội dung hạn định chủ đề ( controlling idea) Câu chủ đề đươc nêu lên và sau đó được giới hạn thảo luận ở những phương diện cụ thể trong đoạn văn Chúng ta xem xét một số câu chủ đề trong đoạn văn tiếng Anh và tiếng Việt:... nhất của đoạn văn Câu chủ đề là câu thể hiện nội dung khái quát nhất, định hướng triển khai và nêu đề tài chung cho toàn đoạn Về mặt vai trò câu chủ đề trong đoạn văn tiếng Anh và tiếng Việt đều hoàn toàn giống nhau nhưng có một điểm quan trọng mà chúng tôi muốn nhấn mạnh: Đối với đoạn văn tiếng Anh nếu không có sự xuất hiện của câu chủ đề thì đoạn văn đấy không thể gọi là đoạn văn đuợc nhung trong tiếng. .. về văn bản viết như sau: * Mạch lạc được hiểu là logic của sự trình bày và khẳng định mạch lạc của văn bản viết là sự thống hợp của 4 phương diên sau: - Sự thống nhất về chủ đề và đích giao tiếp của toàn văn bản - Trình tự triển khai chủ đề văn bản đảm bảo tính hợp lý - Những mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành tố nội dung của văn bản - Giải pháp triển khai chủ đề phù hợp ý đồ giao tiếp và thể loại văn . xem xét cụ thể các mô hình đoạn văn tiếng Anh và tiếng Việt ở chương 2. 1.3.2.2 Đoạn văn phải đảm bảo tính mạch lạc Mạch lạc trong đoạn văn ( tiếngAnh và tiếng Việt) phải được thể hiện cụ. đoạn văn tiếng Anh thiếu tính mạch lạc và đề nghị các giải pháp khắc phục 73 3.1. Một số lỗi phổ biến làm cho đoạn văn tiếng anh thiếu tính mạch lạc của sinh viên 73 3.1.1 Đoạn văn thiếu tính. ra cho luận văn nhiệm vụ giải quyết những vấn đề sau: Trước hết, chúng tôi tìm hiểu tính mạch lạc của đoạn văn tiếng Anh và tiếng Việt,vai trò quan trọng của mạch lạc trong đoạn văn. Tiếp

Ngày đăng: 23/04/2015, 18:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

  • 1.1 VĂN BẢN VÀ NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

  • 1.1.1 Định nghĩa văn bản

  • 1.1.2 Đặc trưng chung của văn bản

  • 1.1.3 Các kiểu tổ chức văn bản :

  • 1.2. Tính mạch lạc trong văn bản

  • 1.2.1 Khái niệm mạch lạc trong văn bản

  • 1.2.2 Các hình thức của mạch lạc: liên kết hình thức và liên kết nội dung

  • 1.3 Đoạn văn

  • 1.3.1 Khái niệm đoạn văn:

  • 1.3.2 Những yêu cầu chung của đoạn văn

  • CHƯƠNG 2 TÍNH MẠCH LẠC CỦA ĐOẠN VĂN ( TRÊN CỨ LIỆU TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT) VÀ MỘT SỐ CÁC DẠNG LỖI LÀM CHO ĐOẠN VĂN THIẾU TÍNH MẠCH LẠC

  • 2.1 Mạch lạc là sự thể hiện rõ ràng về mặt kết cấu của đoạn văn

  • 2.1.1 Vị trí của câu chủ đề

  • 2.1.2 Vị trí các câu khai triển:

  • 2.2 Mạch lạc thể hiện trong tính thống nhất chủ đề của đoạn văn và trình tự hợp lý của việc triển khai nội dung đoạn văn :

  • 2.2.1 Mạch lạc thể hiện trong tính thống nhất chủ đề của đoạn văn.

  • 2.3 Một số phương thức liên kết tạo mạch lạc cho đoạn văn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan